Giáo án Tự nhiên và Xã hội Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Chương trình học kỳ I

docx 87 trang Người đăng hoaian2 Ngày đăng 10/01/2023 Lượt xem 302Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tự nhiên và Xã hội Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Chương trình học kỳ I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Tự nhiên và Xã hội Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Chương trình học kỳ I
 Thứ ngày tháng năm 20
 Tự nhiên và xã hội: Các thế hệ trong gia đình
(Tiết 1)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kĩ năng
Sau bài học, HS:
Nêu được các thành viên trong gia đình hai thế hệ, ba thế hệ và (hoặc) bốn thế hệ.
Vẽ, viết hoặc cắt dán ảnh gia đình có hai thế hệ, ba thế hệ vào sơ đồ cho trước.
Nói được sự cần thiết của việc chia sẻ, dành thời gian quan tâm, chăm sóc yêu thương nhau giữa các thế hệ trong gia đình.
Thể hiện được sự quan tâm, chăm sóc yêu thương của bản thân với các thế hệ trong gia đình.
2. Năng lực, phẩm chất:
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: đưa ra ý kiến, phân tích và ra quyết định để giải quyết tình huống trong bài học; Nhận thức cách ứng xử của mọi người xung quanh, nêu và thực hiện cách ứng xử phù hợp
- Nhân ái: Yêu thương những người thân trong gia đình
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
GV: bài hát, tranh tình huống, một số sơ đồ về các thế hệ trong gia đình.
HS: SGK, VBT, tranh vẽ, ảnh chụp về các thành viên trong gia đình.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
27’
3’
1. Hoạt động khởi động và khám phá 
GV tổ chức cho HS cùng hát bài “Cả nhà thương nhau”.
HS trả lời câu hỏi:
+ Gia đình bạn nhỏ trong bài hát gồm những ai?
+ Tình cảm của bạn nhỏ đối với các thành viên trong gia đình như thế nào?
+ Trong gia đình em, ai là người nhiều tuổi nhất? Ai là người ít tuổi nhất?
GV mời 2 - 3 HS trả lời.
GV nhận xét chung và dẫn dắt vào bài học: “Các thế hệ trong một gia đình”.
- GV ghi tựa bài lên bảng, vài HS nhắc lại.
2. Hoạt động hình thành kiến thức
 Hoạt động 1: Các thành viên trong gia đình hai thế hệ
GV yêu cầu HS quan sát hình 1 trong SGK trang 8 và trả lời các câu hỏi:
+ Mọi người trong gia đình bạn An đang làm gì?
+ Em hãy giới thiệu các thành viên trong gia đình bạn An theo thứ tự từ người nhiều tuổi đến người ít tuổi.
GV đặt câu hỏi: Quan sát hình đố các em biết: Gia đình An có mấy thế hệ? Mỗi thế hệ có những ai?
GV và HS cùng nhận xét và rút ra kết luận.
Kết luận: Gia đình hai thế hệ là gia đình gồm bố mẹ và các con. Trong đó: thế hệ thứ nhất là bố mẹ, thế hệ thứ hai là các con trong gia đình.
Hoạt động 2: Các thành viên trong gia đình ba thế hệ
GV treo sơ đồ hình 2 trong SGK trang 9 (phóng to) hoặc trình chiếu sơ đồ và yêu cầu của hoạt động lên bảng.
HS thảo luận nhóm theo các yêu cầu:
+ Quan sát sơ đồ và giới thiệu các thành viên trong gia đình bạn Hoà?
+ Gia đình bạn Hoà có mấy thế hệ cùng chung sống?
+ Mỗi thế hệ gồm những ai?
GV mời 2 đến 3 nhóm HS lên trước lớp chỉ và trình bày theo sơ đồ trên bảng.
Kết luận: Gia đình bạn Hoà có 3 thế hệ cùng chung sống. Gia đình 3 thế hệ gồm ông bà, bố mẹ, các con. Thế hệ thứ nhất là ông bà, thế hệ thứ hai là bố mẹ, thế hệ thứ ba là chị em Hoà.
Hoạt động 3: Thực hành liên hệ gia đình của bản thân
HS làm việc cặp đôi, hỏi - đáp nhau theo các câu hỏi: Gia đình bạn có mấy thế hệ cùng chung sống? Mỗi thế hệ có những ai?
GV mời các cặp HS lên hỏi - đáp trước lớp. So sánh các thế hệ trong gia đình mình và bạn.
* Kết luận: Mỗi gia đình thường có các thế hệ ở những độ tuổi khác nhau, cùng chung sống. Có gia đình hai thế hệ, có gia đình ba thế hệ hoặc bốn thế hệ.
3. Hoạt động tiếp nối sau bài học
GV yêu cầu HS về nhà chuẩn bị:
+ Tranh vẽ hoặc ảnh chụp của từng thành viên cùng chung sống trong gia đình mình.
+ Bút chì, bút mực, thước kẻ, tẩy, hồ dán.
- Cả lớp hát bài hát
- 2-3 HS trả lời.
- HS nghe.
- Vài HS nhắc lại tựa bài.
-HS quan sát hình trả lời
-HS tham gia nhận xét
-HS lắng nghe
- HS quan sát tranh, thảo luận nhóm đôi.
- 2-3 cặp HS trình bày trước lớp, HS khác nhận xét.
- HS nghe.
- Vài HS đọc yêu cầu.
-Vài cặp HS lên hỏi - đáp trước lớp
-HS lắng nghe
- HS chú ý lắng nghe.
 Tự nhiên và xã hội: Các thế hệ trong gia đình
(Tiết 2)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kĩ năng
Sau bài học, HS:
Nêu được các thành viên trong gia đình hai thế hệ, ba thế hệ và (hoặc) bốn thế hệ.
Vẽ, viết hoặc cắt dán ảnh gia đình có hai thế hệ, ba thế hệ vào sơ đồ cho trước.
Nói được sự cần thiết của việc chia sẻ, dành thời gian quan tâm, chăm sóc yêu thương nhau giữa các thế hệ trong gia đình.
Thể hiện được sự quan tâm, chăm sóc yêu thương của bản thân với các thế hệ trong gia đình.
2. Năng lực, phẩm chất:
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: đưa ra ý kiến, phân tích và ra quyết định để giải quyết tình huống trong bài học.Nhận thức cách ứng xử của mọi người xung quanh, nêu và thực hiện cách ứng xử phù hợp
- Nhân ái: Yêu thương những người thân trong gia đình
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
GV: bài hát, tranh tình huống, một số sơ đồ về các thế hệ trong gia đình.
HS: SGK, VBT, tranh vẽ, ảnh chụp về các thành viên trong gia đình.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
27’
3’
1. Hoạt động khởi động và khám phá 
Một số HS lên bảng giơ tranh vẽ hoặc hình ảnh về gia đình để cả lớp quan sát và đặt câu hỏi: Đố bạn biết, gia đình mình có mấy thế hệ? 
GV nhận xét, dẫn dắt HS vào tiết 2 của bài học.
- GV ghi tựa bài lên bảng, vài HS nhắc lại.
2. Hoạt động hình thành kiến thức
 Hoạt động 1: Thực hành làm sơ đồ các thế hệ trong gia đình
GV tổ chức cho HS quan sát một số sơ đồ các thế hệ trong gia đình có sẵn (hoặc có thể chiếu máy chiếu cho HS quan sát).
GV đặt câu hỏi: Trong gia đình này có mấy thế hệ cùng chung sống? Mỗi thế hệ có những ai?
GV đặt câu hỏi: Các em cần chuẩn bị những gì để làm sơ đồ các thế hệ trong gia đình?
GV yêu cầu HS thực hành làm sơ đồ các thế hệ trong gia đình mình theo các gợi ý:
+ Gia đình em có mấy thế hệ?
+ Vẽ, viết tên hoặc dán ảnh từng thế hệ vào sơ đồ.
GV mời HS giới thiệu sơ đồ các thế hệ trong gia đình mình trước lớp.
HS và GV cùng nhận xét và bình chọn những sơ đồ đúng và đẹp mắt.
Kết luận: Mỗi gia đình có nhiều thế hệ ở những độ tuổi khác nhau cùng chung sống. Các thế hệ trong gia đình có mối quan hệ ruột thịt, thân thiết với nhau.
Hoạt động 2: Sự yêu thương và quan tâm giữa các thế hệ trong gia đình.
GV yêu cầu HS quan sát hình 4, 5, 6, 7 trong SGK trang 10 và thảo luận để trả lời các câu hỏi: Hành động nào thể hiện sự quan tâm, yêu thương giữa các thế hệ trong gia đình? Vì sao?
GV mời HS trình bày ý kiến của mình.
HS và GV cùng nhau nhận xét, rút ra kết luận.
Kết luận: Mọi người trong gia đình cần phải yêu thương và quan tâm lẫn nhau. Con cháu cần phải yêu quý và quan tâm đến ông bà, cha mẹ vì đó là những thế hệ đã sinh ra và nuôi dưỡng chúng ta.
Hoạt động 3: Đóng vai xử lí tình huống
GV yêu cầu HS quan sát hình 8 và 9 trong SGK trang 11 và cho biết nội dung của hình là gì.
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và cùng đóng vai, giải quyết tình huống.
HS đóng vai, giải quyết tình huống
HS và GV cùng nhau nhận xét. GV dặn dò HS cùng chia sẻ với bạn bè, người thân về những việc cần làm để thể hiện sự yêu thương và quan tâm giữa các thế hệ trong gia đình.
Kết luận: Tất cả mọi người nên bày tỏ tình cảm của mình với người thân; đề nghị hoặc bày tỏ ý kiến khi cần thiết để thể hiện tình yêu thương, sự quan tâm, chăm sóc và gắn bó giữa các thành viên trong gia đình.
Hoạt động 4: Liên hệ bản thân
GV đặt câu hỏi liên hệ:
+ Em cảm thấy như thế nào khi mọi người trong gia đình em chia sẻ, dành thời gian cho nhau?
+ Em sẽ làm gì để thể hiện sự quan tâm, yêu thương giữa các thế hệ trong gia đình của mình?
GV dẫn dắt để HS rút ra bài học.
GV dẫn dắt để HS nêu được các từ khoá của bài: “Chia sẻ - Thế hệ - Yêu thương”.
 3. Hoạt động tiếp nối sau bài học
GV yêu cầu HS thực hiện những hành động thể hiện sự yêu thương và quan tâm với bố mẹ, ông bà trong gia đình và chia sẻ những việc đã thực hiện vào tiết học sau.
-Nhận xét tiết học, tuyên dương.
-HS giới thiệu hình ảnh gia đình mình
- HS chia sẻ với bạn
- Vài HS nhắc lại tựa bài.
-HS quan sát hình trả lời
-HS trả lời
 -HS trả lời và kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng của nhau.
-HS trao đổi sơ đồ của mình với bạn bên cạnh.
-HS chia sẻ trước lớp
-HS tham gia nhận xét
-HS lắng nghe
- HS quan sát tranh, thảo luận nhóm đôi.
 -HS chia sẻ trước lớp
- HS khác nhận xét.
- HS nghe.
-HS quan sát hình 8 và 9 trong SGK trang 11 và cho biết nội dung
-HS thảo luận nhóm đôi và cùng đóng vai, giải quyết tình huống.
-HS lắng nghe
- HS trả lời câu hỏi
-HS lắng nghe
- Trung thực: ghi nhận kết quả việc làm của mình một cách trung thực, trình bày chính xác nội dung thảo luận.
- Trách nhiệm: ý thức được trách nhiệm của bản thân trong việc giữ gìn, bảo vệ cơ quan hô hấp.
3. Năng lực 
- Tự chủ và tự học: tự giác học tập cá nhân.
- Giao tiếp và hợp tác: thực hiện các hoạt động thảo luận nhóm và báo cáo kết quả trước lớp.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: đưa ra ý kiến, phân tích và ra quyết định để giải quyết tình huống trong bài học.
- Nhận thức khoa học: biết được tên và chức năng của cơ quan hô hấp, hiểu được vai trò của hoạt động thở đối với sự sống của con người.
- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: phân tích được một số tình huống liên quan đến bài học.
 Thứ ngày tháng năm 20
 Tự nhiên và xã hội: 
 Nghề nghiệp của người thân trong gia đình
(Tiết 1)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kĩ năng
Sau bài học, HS:
Đặt được câu hỏi để tìm hiểu thông tin về tên công việc, nghề nghiệp của những người lớn trong gia đình và ý nghĩa của những công việc, nghề nghiệp đó đối với gia đình và xã hội.
Thu thập được một số thông tin về những công việc, nghề có thu nhập, những công việc tình nguyện không nhận lương.
- Chia sẻ được với các bạn, người thân về công việc, nghề nghiệp yêu thích sau này.
2. Năng lực, phẩm chất:
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: đưa ra ý kiến, phân tích và ra quyết định để giải quyết tình huống trong bài học; Mô tả được mốt số nghề nghiệp.
- Phẩm chất cham chỉ: Yêu thích lao động
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
GV: bài hát, tranh tình huống, giấy A0.
HS: SGK, VBT, giấy màu, kéo, keo dán.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
27’
3’
1. Hoạt động khởi động và khám phá 
- GV tổ chức cho HS cùng hát một bài hát về nghề nghiệp :Anh phi công ơi; 
- HS trả lời câu hỏi: Bài hát nói đến nghề nào? Em biết gì về nghề đó?
GV mời 2 - 3 HS trả lời.
GV nhận xét chung và dẫn dắt vào bài học: “Nghề nghiệp của người thân trong gia đình”.
- GV ghi tựa bài lên bảng, vài HS nhắc lại.
2. Hoạt động hình thành kiến thức
 Hoạt động 1: Quan sát hình và thảo luận
GV yêu cầu HS quan sát hình 1, 2, 3 trong SGK trang 12 và trả lời câu hỏi: Bố và mẹ Lan làm nghề gì? Nói về ý nghĩa của nghề đó?
GV và HS nhận xét và cùng rút ra kết luận.
Kết luận: Bố Lan làm thợ điện, mẹ Lan làm thợ may. Các chú, bác thợ điện giúp lắp đặt, sữa chữa,... đường dây điện để chúng ta có điện sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày; Cô, bác thợ may giúp chúng ta có quần áo để mặc, góp phần làm đẹp cho mọi người.
Hoạt động 2: Quan sát hình và làm việc cặp đôi
GV treo các hình 4, 5, 6, 7, 8, 9 trong SGK trang 13 (hình phóng to) hoặc trình chiếu hình và yêu cầu của hoạt động lên bảng.
HS thảo luận nhóm đôi, hỏi - đáp theo các câu hỏi:
+ Người trong hình làm nghề gì?
+ Công việc của họ có ý nghĩa như thế nào với mọi người xung quanh?
GV mời 2 đến 3 nhóm HS lên trước lớp chỉ hình và hỏi - đáp trước lớp.
Kết luận: Mỗi nghề nghiệp đều mang lại những lợi ích khác nhau cho gia đình và xã hội xung quanh.
Hoạt động 3: Thực hành liên hệ bản thân
HS hỏi - đáp nhau theo các câu hỏi: Kể về công việc của những người thân trong gia đình bạn? Bạn biết gì về những công việc đó?
GV mời các cặp HS lên hỏi - đáp trước lớp.
Kết luận: Có rất nhiều nghề nghiệp khác nhau. Mỗi công việc, nghề nghiệp đều mang lại những lợi ích cho gia đình và cho xã hội.
GV dẫn dắt để HS đọc được nội dung trọng tâm bài học
3. Hoạt động tiếp nối sau bài học
GV yêu cầu HS về nhà chuẩn bị:
+ Sưu tầm tranh, ảnh trên sách, báo,. về những công việc, nghề nghiệp xung quanh.
+ Tranh vẽ hoặc ảnh chụp nghề nghiệp của một người thân trong gia đình em.
- GV nhận xét tiết học.
- Cả lớp hát bài hát
- 2-3 HS trả lời.
- HS nghe.
- Vài HS nhắc lại tựa bài.
-HS quan sát hình trả lời
-HS tham gia nhận xét
-HS lắng nghe
- HS quan sát tranh, thảo luận nhóm đôi.
- 2-3 cặp HS trình bày trước lớp, HS khác nhận xét.
- HS nghe.
- Vài HS đọc yêu cầu.
-Vài cặp HS lên hỏi - đáp trước lớp
-HS lắng nghe
- HS chú ý lắng nghe.
Tự nhiên và xã hội: Nghề nghiệp của người thân trong gia đình
(Tiết 2)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kĩ năng
Sau bài học, HS:
Đặt được câu hỏi để tìm hiểu thông tin về tên công việc, nghề nghiệp của những người lớn trong gia đình và ý nghĩa của những công việc, nghề nghiệp đó đối với gia đình và xã hội.
Thu thập được một số thông tin về những công việc, nghề có thu nhập, những công việc tình nguyện không nhận lương.
- Chia sẻ được với các bạn, người thân về công việc, nghề nghiệp yêu thích sau này.
2. Năng lực, phẩm chất:
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: đưa ra ý kiến, phân tích và ra quyết định để giải quyết tình huống trong bài học.Mô tả được mốt số nghề nghiệp
- Chăm chỉ: Yêu thích lao động
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
GV: bài hát, tranh tình huống, giấy A0.
HS: SGK, VBT, giấy màu, kéo, keo dán.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
27’
3’
1. Hoạt động khởi động và khám phá 
GV tổ chức trò chơi “Đố vui”.
GV mời một số HS lên bảng mô tả bằng lời về nghề nghiệp của một người thân trong gia đình mình (những việc làm hằng ngày và ích lợi của nghề nghiệp đó).
HS khác cùng đoán về nghề nghiệp được bạn nói đến.
GV nhận xét, dẫn dắt HS vào tiết 2 của bài học.
- GV ghi tựa bài lên bảng, vài HS nhắc lại.
2. Hoạt động hình thành kiến thức
 Hoạt động 1: Quan sát hình và thảo luận
GV tổ chức cho HS quan sát các hình 10, 11, 12, 13 trong SGK trang 14 (hoặc có thể chiếu bằng máy chiếu cho HS quan sát).
GV đặt câu hỏi:
+ Mọi người trong hình đang làm gì?
+ Công việc của họ có ý nghĩa như thế nào với mọi người xung quanh?
+ Công việc tình nguyện là công việc như thế nào? Những người làm công việc tình nguyện có nhận lương không?
GV mời 4 HS lên bảng lần lượt chỉ vào các hình trên bảng và nói về nội dung các hình.
HS và GV cùng nhận xét.
Kết luận: Có những công việc, nghề có thu nhập nhưng cũng có những công việc tình nguyện không nhận lương, những công việc đó thường là những công việc tình nguyện, thiện nguyện, góp phần mang lại ý nghĩa lớn cho cộng đồng xung quanh, thể hiện sự yêu thương và chia sẻ.
Hoạt động 2: Sưu tầm tranh, ảnh và chia sẻ thông tin về các công việc xung quanh
HS chuẩn bị các tranh, ảnh, thông tin đã sưu tầm, chuẩn bị.
HS thảo luận nhóm theo các câu hỏi:
+ Bạn đã sưu tầm thông tin về những công việc, nghề nghiệp nào?
+ Đó là công việc có thu nhập hay công việc tình nguyện không nhận lương?
+ Những công việc đó mang lại ích lợi gì cho mọi người xung quanh?
GV mời 2 đến 3 nhóm HS báo cáo trước lớp.
HS và GV cùng nhau nhận xét, rút ra kết luận.
Kết luận: Có nhiều công việc tình nguyện quanh em: giúp đỡ HS trong mùa thi; giúp đỡ người già ở viện dưỡng lão; chăm sóc các em nhỏ tật nguyền, trẻ mồ côi;...
Hoạt động 3: Thực hành làm và chia sẻ về “Cây nghề nghiệp mơ ước”
GV chia lớp thành các nhóm.
+ Mỗi HS chuẩn bị một tờ giấy màu, kéo, bút viết.
+ Cắt tờ giấy màu thành hình bông hoa hoặc quả.
+ Viết lên tờ giấy một nghề nghiệp yêu thích.
+ Dán tờ giấy lên “Cây nghề nghiệp mơ ước” của nhóm.
+ Giới thiệu với các bạn về nghề nghiệp mơ ước của mình.
Kết luận: Mỗi bạn đều ước mơ sau này làm một nghề nghiệp yêu thích. Các em hãy cùng nhau cố gắng học tập chăm chỉ để sau này thực hiện được ước mơ của mình.
GV dẫn dắt để HS rút ra bài học.
GV dẫn dắt để HS nêu được các từ khoá của bài: “Nghề nghiệp - Tình nguyện - Yêu thích”.
3. Hoạt động tiếp nối sau bài học
 - GV yêu cầu HS chia sẻ với người thân trong gia đình về nghề nghiệp yêu thích của mình.
- GV nhận xét tiết học.
- Cả lớp chơi trò chơi
 1 HS mô tả - Lớp đoán nghề nghiệp
- HS nghe.
- Vài HS nhắc lại tựa bài.
-HS quan sát hình 
-HS trả lời
-HS lên bảng nói về nội dung các hình
-Hs nhận xét
-Hs lắng nghe
- HS quan sát tranh, thảo luận nhóm đôi.
- 2-3 cặp HS trình bày trước lớp, HS khác nhận xét.
- HS nghe.
-HS làm việc theo nhóm: 
 Trình bày nghề nghiệp mình yêu thích 
-HS chia sẻ với các bạn về nghề nghiệp mơ ước của mình
- HS chú ý lắng nghe.
-HS chia sẻ với người thân về nghề nghiệp yêu thích của mình
- Trung thực: ghi nhận kết quả việc làm của mình một cách trung thực, trình bày chính xác nội dung thảo luận.
- Trách nhiệm: ý thức được trách nhiệm của bản thân trong việc giữ gìn, bảo vệ cơ quan hô hấp.
3. Năng lực 
- Tự chủ và tự học: tự giác học tập cá nhân.
- Giao tiếp và hợp tác: thực hiện các hoạt động thảo luận nhóm và báo cáo kết quả trước lớp.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: đưa ra ý kiến, phân tích và ra quyết định để giải quyết tình huống trong bài học.
- Nhận thức khoa học: biết được tên và chức năng của cơ quan hô hấp, hiểu được vai trò của hoạt động thở đối với sự sống của con người.
- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: phân tích được một số tình huống liên quan đến bài học.
 Thứ ngày tháng năm 20
 Tự nhiên và xã hội: Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà
(Tiết 1)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kĩ năng
Sau bài học, HS:
Kể được tên một số đồ dùng và thức ăn, đồ uống nếu không được cất giữ, bảo quản cẩn thận có thể gây ngộ độc.
Thu thập được thông tin về một số lí do gây ngộ độc qua đường ăn uống.
Đề xuất được những việc bản thân và các thành viên trong gia đình có thể làm để phòng tránh ngộ độc.
Đưa ra được cách xử lí tình huống khi bản thân hoặc người nhà bị ngộ độc.
2. Năng lực, phẩm chất:
- Năng lực: đưa ra ý kiến, phân tích và ra quyết định để giải quyết tình huống trong bài học; thu thập thông tin..; Thích ứng với cuộc sống; xử lý tình huống nhanh.
- Phẩm chất: chăm chỉ
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
GV: bài hát, tranh tình huống.
HS: SGK, VBT.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
27’
3’
1. Hoạt động khởi động và khám phá 
- GV tổ chức cho HS nối tiếp kể nhanh tên những thức ăn, đồ uống mà gia đình thường sử dụng.
 - GV dẫn dắt vào bài học: “Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà”.
- GV ghi tựa bài lên bảng, vài HS nhắc lại.
2. Hoạt động hình thành kiến thức
 Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận
GV chia lớp thành các nhóm 2 HS.
GV yêu cầu HS quan sát các hình 1, 2, 3, 4 trong SGK trang 16 (GV có thể phóng to hình hoặc trình chiếu hình và yêu cầu của hoạt động lên bảng).
HS hỏi - đáp theo các câu hỏi:
+ Bạn nhỏ trong hình đang làm gì?
+ Điều gì có thể xảy ra với bạn? Vì sao?
GV mời 2 đến 3 nhóm HS lên trước lớp chỉ hình và hỏi - đáp trước lớp.
Kết luận: Một số tình huống có thể dẫn đến ngộ độc: nhầm thuốc với kẹo, nước uống; ăn phải hoa, quả,... của cây có độc; nhiễm chất độc từ các đồ dùng như thuỷ ngân trong nhiệt kế; ăn uống không hợp vệ sinh;...
Hoạt động 2: Kể chuyện theo hình
GV yêu cầu HS quan sát các hình 5, 6, 7, 8 trong SGK trang 17 và thảo luận:
+ Kể lại câu chuyện của bạn Nam theo các hình.
+ Vì sao Nam bị ngộ độc? Khi bị ngộ độc, Nam có biểu hiện như thế nào?
+ Em học được điều gì từ câu chuyện đó?
GV và HS nhận xét và cùng rút ra kết luận.
Kết luận: Một số thức ăn, đồ uống nếu không bảo quản hoặc hết hạn sử dụng có thể gây ngộ độc khi chúng ta ăn, uống vào cơ thể, gây ra hiện tượng buồn nôn, hoa mắt, đau bụng,...
Hoạt động 3: Sưu tầm thông tin về những trường hợp bị ngộ độc
HS hỏi - đáp nhau theo các câu hỏi:
+ Tìm hiểu trên sách, báo, ti vi,. về những trường hợp bị ngộ độc ở nhà mà bạn biết.
+ Nguyên nhân dẫn đến ngộ độc trong trường hợp đó là gì?
+ Người ngộ độc có biểu hiện như thế nào?
GV mời 2 đến 3 cặp HS lên hỏi - đáp trước lớp.
* Kết luận: Một số đồ dùng và thức ăn, đồ uống nếu không cất giữ, bảo quản cẩn thận, ăn không đúng cách hoặc không rõ nguồn gốc có thể gây ngộ độc và nguy hiểm đến sức khoẻ của bản thân.
3. Hoạt động tiếp nối sau bài học
-GV yêu cầu HS về nhà chuẩn bị: Sưu tầm thêm tranh, ảnh hoặc truyện kể về những trường hợp bị ngộ độc ở nhà qua sách báo, internet,...
-GV nhận xét tiết học, tuyên dương
- HS kể nhanh tên những thức ăn, đồ uống mà gia đình thường sử dụng.
- 2-3 HS nhắc lại.
-HS quan sát hình trả lời
-HS tham gia nhận xét
-2 đến 3 nhóm HS lên trước lớp chỉ hình và hỏi - đáp trước lớp.
-HS lắng nghe
- HS quan sát tranh, thảo luận nhóm đôi.
- HS trình bày trước lớp, HS khác nhận xét.
- HS nghe.
- Vài HS đọc yêu cầu.
-Vài cặp HS lên hỏi - đáp trước lớp
-HS lắng nghe
- HS chú ý lắng nghe, thực hiện
Tự nhiên và xã hội: Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà
(Tiết 2)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kĩ năng
Sau bài học, HS:
Kể được tên một số đồ dùng và thức ăn, đồ uống nếu không được cất giữ, bảo quản cẩn thận có thể gây ngộ độc.
Thu thập được thông tin về một số lí do gây ngộ độc qua đường ăn uống.
Đề xuất được những việc bản thân và các thành viên trong gia đình có thể làm để phòng tránh ngộ độc.
Đưa ra được cách xử lí tình huống khi bản thân hoặc người nhà bị ngộ độc.
2. Năng lực, phẩm chất:
- Năng lực: đưa ra ý kiến, phân tích và ra quyết định để giải quyết tình huống trong bài học; thu thập thông tin..Thích ứng với cuộc sống; xử lý tình huống nhanh.
- Phẩm chất: chăm chỉ
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
GV: bài hát, tranh tình huống.
HS: SGK, VBT.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
27’
3’
1. Hoạt động khởi động và khám phá 
GV tổ chức cho HS đứng nhún nhảy và hát theo bài “Chiếc bụng đói” (sáng tác: Nguyễn Thuỷ Tiên).
HS trả lời câu hỏi: Chúng ta có nên ăn tất cả mọi thứ cùng một lúc không? Vì sao?
GV nhận xét câu trả lời, dẫn dắt HS vào tiết 2 của bài học.
- GV ghi tựa bài lên bảng, vài HS nhắc lại.
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Những việc làm để phòng tránh ngộ độc
GV tổ chức cho HS quan sát các hình 9, 10, 11, 12 trong SGK trang 18 (hoặc có thể chiếu máy chiếu cho HS quan sát).
GV đặt câu hỏi: Mọi người trong hình đang làm gì? Việc làm đó có tác dụng gì?
GV mời 4 HS lên bảng lần lượt chỉ vào các hình trên bảng và nói về nội dung các hình.
GV hỏi thêm: Chúng ta có thể làm gì để phòng tránh ngộ độc khi ở nhà?
Kết luận: Thuốc nên để trên cao và ở vị trí riêng, ghi chú trên nhãn các loại thuốc độc, nguy hiểm; không ăn uống thức ăn bị ôi thiu; cất giữ, bảo quản thức ăn cẩn thận; rửa sạch hoa quả dưới vòi nước chảy trước khi ăn;...
Hoạt động 2: Sắp xếp đồ dùng vào vị trí phù hợp
GV yêu cầu HS quan sát hình có các đồ dùng để nêu cách sắp xếp các đồ dùng trong hình vào vị trí phù hợp trong nhà.
HS và GV cùng nhau nhận xét, rút ra kết luận
Kết luận: Chúng ta cần sắp xếp đồ dùng vào vị trí phù hợp để tránh sử dụng nhầm lẫn và gây nguy hiểm.
Hoạt động 3: Đóng vai xử lí tình huống
GV yêu cầu HS quan sát hình 13 và 14 trong SGK trang 19 và thực hiện yêu cầu:
+ Chuyện gì xảy ra với bạn nhỏ trong hình?
+ Đóng vai thể hiện cách ứng xử của em trong mỗi tình huống đó.
HS đóng vai, giải quyết tình huống
HS và GV cùng nhau nhận xét.
Kết luận: Khi bản thân hoặc người nhà bị ngộ độc, cần báo ngay với người lớn hoặc gọi điện thoại đến số 115. Nếu có thể, nên mang theo những thức ăn, đồ uống, đồ dùng mà bản thân nghi ngờ gây ra ngộ độc khi đi cấp cứu.
Hoạt động 4: Liên hệ
HS thảo luận theo các câu hỏi:
+ Gia đình bạn đã sắp xếp đồ dùng như thế nào? Thức ăn được bảo quản ở đâu?
+ Cách sắp xếp đồ dùng và bảo quản thức ăn đã hợp lí chưa? Có cần thay đổi gì để phòng tránh ngộ độc xảy ra không? Vì sao?
Kết luận: Cần sắp xếp đồ dùng ngăn nắp, để riêng các loại thuốc, chất nguy hiểm; thức ăn, đồ uống nên được bảo quản cẩn thận trong tủ lanh,... để phòng tránh ngộ độc qua đường ăn uống.
GV dẫn dắt để HS đọc nội dung trọng tâm của bài học.
GV dẫn dắt để HS nêu được các từ khoá của bài: “Bảo quản - Thức ăn”.
3. Hoạt động tiếp nối sau bài học
Quan sát cách sắp xếp các đồ dùng trong gia đình và nói với người thân nếu em thấy việc sắp xếp các đồ dùng và bảo quản thức ăn, đồ uống chưa phù hợp.
-GV nhận xét tiết học, tuyên dương
- HS cả lớp hát
-HS trả lời
- 2-3 HS nhắc lại.
-HS quan sát hình trả lời
-HS lên bảng lần lượt chỉ vào các hình trên bảng và nói về nội dung các hình.
-HS trả lời
-HS tham gia nhận xét
- HS quan sát tranh, thảo luận nhóm đôi.
-HS báo cáo trước lớp
-HS lắng nghe
- HS quan sát tranh, thảo luận nhóm đôi.
- HS trình bày trước lớp, HS khác nhận xét.
- HS nghe.
-HS thảo luận nhóm đôi.
-HS chia sẻ
-HS lắng nghe
- HS chú ý lắng nghe, thực hiện
 Thứ ngày tháng năm 20
 Tự nhiên và xã hội: Giữ vệ sinh nhà ở
(Tiết 1)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kĩ năng
Sau bài học, HS:
Giải thích được tại sao phải giữ sạch nhà ở (bao gồm cả nhà bếp và nhà vệ sinh).
Làm được một số việc phù hợp để giữ sạch nhà ở (bao gồm cả nhà bếp và nhà vệ sinh).
2. Năng lực, phẩm chất:
- Năng lực: đưa ra ý kiến, phân tích và ra quyết định để giải quyết tình huống trong bài học; thu thập thông tin..; vận dụng thực hiện việc giũ gìn vệ sinh nhà ở.
- Phẩm chất: chăm chỉ, yêu thích lao động
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
-GV: bài hát, tranh tình huống, thẻ chữ ghi tên các công việc vệ sinh nhà ở.
- HS: SGK, VBT
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
27’
3’
1. Hoạt động khởi động và khám phá 
GV đố vui HS: Đưa ra thẻ chữ có dấu .... (hoặc chiếu máy chiếu):
 Nhà .... thì ........,bát....... ngon
Yêu cầu HS ghi nhanh từ còn thiếu để hoàn thành nội dung câu tục ngữ trên.
HS giải thích câu tục ngữ trên.
GV dẫn dắt vào bài học: “Giữ vệ sinh nhà ở”.
- GV ghi tựa bài lên bảng, vài HS nhắc lại.
2. Hoạt động hình thành kiến thức
 Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận
GV yêu cầu HS quan sát hình 1, 2 trong SGK trang 20 và trả lời câu hỏi: Em thích được ở trong ngôi nhà nào hơn? Vì sao?
GV và HS nhận xét và cùng rút ra kết luận.
Kết luận: Khi nhà cửa gọn gàng, sạch đẹp sẽ mang lại cảm giác thoải mái cho chúng ta.
Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận
GV yêu cầu HS quan sát hình 3, 4 trong SGK trang 21 hoặc trình chiếu các hình và yêu cầu của hoạt động lên bảng.
HS trả lời theo các câu hỏi: Điều gì có thể xảy ra với bạn trong hình? Vì sao?
GV mời 2 đến 3 HS lên trước lớp chỉ hình và trả lời trước lớp.
Kết luận: Khi nhà ở không gọn gàng có thể làm mất thời gian để chúng ta tìm được đồ dùng, vật dụng cần thiết; Nhà ở không vệ sinh còn có thể là nơi trú ẩn của muỗi, côn trùng, chúng có thể gây hại đến sức khoẻ của chúng ta.
Hoạt động 3: Liên hệ và chia sẻ
HS hỏi - đáp nhau theo các câu hỏi:
+ Bạn có thích được sống trong ngôi nhà sạch sẽ, gọn gàng không?
+ Bạn cảm thấy như thế nào khi ở trong một ngôi nhà sạch sẽ, gọn gàng?
+ Bạn đã làm gì để giữ nhà ở sạch sẽ?
GV mời 2 đến 3 cặp HS lên hỏi - đáp trước lớp.
Kết luận: Nhà ở sạch sẽ giúp con người cảm thấy thoải mái, dễ chịu và sử dụng đồ dùng trong nhà thuận tiện hơn. Chúng ta cần lau chùi, sắp xếp các đồ dùng trong nhà, quét dọn ngôi nhà thường xuyên để nhà ở luôn gọn gàng, sạch sẽ và đảm bảo sức khoẻ cho cả gia đình.
3. Hoạt động tiếp nối sau bài học
-GV yêu cầu HS về nhà chuẩn bị: Thực hiện một việc làm để giữ vệ sinh nhà ở của mình và vẽ hoặc viết về việc làm đó.
-GV nhận xét tiết học, tuyên dương
- HS ghi nhanh từ còn thiếu để hoàn thành nội dung câu tục ngữ trên.
-HS giải thích câu tục ngữ trên.
- 2-3 HS nhắc lại.
-HS quan sát hình trả lời
-HS tham gia nhận xét
-HS quan sát hình , trả lời câu hỏi
-2 đến 3 nhóm HS lên trước lớp chỉ hình và hỏi - đáp trước lớp.
-HS lắng nghe
- HS hỏi đáp trong nhóm đôi.
- HS chia sẻ trước lớp, HS khác nhận xét.
- HS nghe.
- HS chú ý lắng nghe, thực hiện
 Tự nhiên và xã hội: Giữ vệ sinh nhà ở
(Tiết 2)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kĩ năng
Sau bài học, HS:
Giải thích được tại sao phải giữ sạch nhà ở (bao gồm cả nhà bếp và nhà vệ sinh).
Làm được một số việc phù hợp để giữ sạch nhà ở (bao gồm cả nhà bếp và nhà vệ sinh).
2. Năng lực, phẩm chất:
- Năng lực: đưa ra ý kiến, phân tích và ra quyết định để giải quyết tình huống trong bài học; thu thập thông tin..;vận dụng thực hiện việc giũ gìn vệ sinh nhà ở.
- Phẩm chất: chăm chỉ, yêu thích lao động
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
-GV: bài hát, tranh tình huống, thẻ chữ ghi tên các công việc vệ sinh nhà ở.
- HS: SGK, VBT
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
27’
3’
1. Hoạt động khởi động và khám phá 
GV tổ chức cho HS giới thiệu về những tranh vẽ hoặc kể những việc làm trong tuần mà bản thân đã làm để giữ nhà ở gọn gàng, sạch sẽ.
GV nhận xét, dẫn dắt HS vào tiết 2 của bài học.
- GV ghi tựa bài lên bảng, vài HS nhắc lại.
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến
GV tổ chức cho HS quan sát các hình 6, 7, 8 trong SGK trang 22 (hoặc có thể chiếu máy chiếu cho HS quan sát).
GV đặt câu hỏi:
+ Mọi người trong hình đang làm gì?
+ Em đồng tình hay không đồng tình với việc làm đó? Vì sao?
GV mời 3 HS lên bảng lần lượt chỉ vào các hình trên bảng và nói về nội dung các hình.
HS và GV cùng nhận xét.
GV hỏi thêm: Chúng ta có thể làm gì để giữ vệ sinh nhà ở?
Kết luận: Cùng nhau lau chùi, quét dọn nhà ở để nhà ở luôn sạch sẽ, gọn gàng; không vẽ bậy, bôi bẩn lên tường, lên đồ dùng trong nhà và nhắc nhở mọi người trong gia đình cùng nhau thực hiện.
Hoạt động 2: Trò chơi “Dọn nhà”
GV phổ biến luật chơi: Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm sẽ nhận một thẻ chữ ghi tên công việc nhà: lau nhà; quét nhà; sắp xếp góc học tập; lau bếp; lau, dọn nhà vệ sinh.
HS thảo luận nhóm về các bước thực hiện công việc và những lưu ý khi thực hiện công việc đó.
GV mời từng nhóm thực hành, biểu diễn trước lớp.
HS và GV cùng nhau nhận xét, rút ra kết luận.
Kết luận: Chúng ta cần vệ sinh nhà ở đúng cách để bảo vệ sức khoẻ và tiết kiệm thời gian.
GV dẫn dắt để HS đọc được nội dung trọng tâm của bài học.
GV dẫn dắt để HS nêu được các từ khoá của bài: “Nhà ở - Sạch sẽ”.
3. Hoạt động tiếp nối sau bài học
Thực hiện sắp xếp góc học tập của em.
Nhờ người thân chụp lại góc học tập của mình và chia sẻ với các bạn.
-GV nhận xét tiết học, tuyên dương
-HS giới thiệu về những tranh vẽ hoặc kể những việc làm trong tuần mà bản thân đã làm để giữ nhà ở gọn gàng, sạch sẽ
- 2-3 HS nhắc lại.
-HS quan sát hình trả lời
-HS lên bảng lần lượt chỉ vào các hình trên bảng và nói về nội dung các hình.
-HS tham gia nhận xét
-HS trả lời
-HS nghe luật chơi
- HS thảo luận nhóm 
-HS biểu diễn trước lớp
-H

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tu_nhien_va_xa_hoi_lop_2_sach_chan_troi_sang_tao_chu.docx