Giáo án Ngữ văn Lớp 6 (Bộ Chân trời sáng tạo) - Bài 8: Những góc nhìn cuộc sống - Phan Thị Thùy Dung

docx 37 trang Người đăng hoaian2 Ngày đăng 10/01/2023 Lượt xem 487Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 (Bộ Chân trời sáng tạo) - Bài 8: Những góc nhìn cuộc sống - Phan Thị Thùy Dung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Ngữ văn Lớp 6 (Bộ Chân trời sáng tạo) - Bài 8: Những góc nhìn cuộc sống - Phan Thị Thùy Dung
Ngày soạn:  Ngày dạy:.
TUẦN ..
Bài 8
NHỮNG GÓC NHÌN CUỘC SỐNG
 (12 tiết)
I. MỤC TIÊU (Học xong bài học, học sinh sẽ đạt được)
1. Về kiến thức: Các yếu tố cơ bản của văn bản nghị luận: ý kiến, lí lẽ, bằng chứng và mối quan hệ chặt chẽ giữa các yếu tố này.
2. Về năng lực:
- Nhận biết được đặc điểm nổi bật của kiểu văn bản nghị luận; các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản; chỉ ra được mối liên hệ giữa các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng.
- Tóm tắt được các nội dung chính trong một văn bản nghị luận có nhiều đoạn; nhận ra được ý nghĩa của vấn đề đặt ra trong văn bản đối với bảnthân.
3. Về phẩm chất: Bồi dưỡng lòng nhân ái qua việc thấu hiểu, tôn trọng góc nhìn của mọi người.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK, SGV.
- Một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học.
- Máy chiếu, máy tính
- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.
- Phiếu học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ
a) Mục tiêu: Giới thiệu bài học và hướng dẫn học sinh (HS) trả lời câu hỏi lớn của bài học.
b) Nội dung: Thông qua việc trải nghiệm xem kính vạn hoa và liên hệ với thực tế cuộc sống, HS trình bày những ý kiến ban đầu về chủ điểm những góc nhìn cuộc sống.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d) Tổchứcthựchiện: 
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- GVchuẩn bị một ống kính vạn hoa, sau đó mời 2,3 HS lên xem thử ống kính vạn hoa. GV yêu cầu HS chia sẻ trải nghiệm những gì nhìn thấy qua ống kính vạn hoa, nhất là những lúc xoay góc ống kính. Từ đó, GV đặt câu hỏi khơi gợi HS nhận xét về việc thay đổi những góc nhìn trong cuộcsống
Câu hỏi 1: Em thấy gì khi quay ống kính vạn hoa?
Câu hỏi 2: Từ trải nghiệm với ống kính vạn hoa, em hãy cho biết: điều gì sẽ xảy ra khi ta thay đổi góc nhìn về một vấn đề trong cuộc sống?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS xem ống kính vạn hoa, suy nghĩ về câu hỏi.
B3: Báo cáo thảo luận
Học sinh trình bày trước lớp ý kiến của mình. Các học sinh khác bổ sung, nhận xét.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét (hoạt động nhóm của HS và sản phẩm), chốt kiến thức, chuyển dẫn vào hoạt động đọc
- Viết tên chủ đề, nêu mục tiêu chung của chủ đề và chuyển dẫn tri thức ngữ văn. 
GV nhận xét ý kiến của học sinh, giới thiệu chủ điểm và câu hỏi lớn của bài học. 
Nội dung định hướng của giáo viên: Cuộc sống giống như kính vạn hoa, khi ta thay đổi góc nhìn ta lại nhận ra được những khía cạnh mới của cuộc sống và học thêm những bài học mới để trưởng thành hơn.Vì thế, để hiểu sâu sắc cuộc sống, ta cần học hỏi, rèn luyện kĩ năng chia sẻ, thuyết phục mọi người về góc nhìn của mình, cũng như biết cách lắng nghe, tiếp nhận, tôn trọng góc nhìn của người khác => bài học hôm nay sẽ giúp em rèn luyện những kĩ năng ấy.
Lưu ý: câu hỏi lớn là câu hỏi “treo”, học sinh liên tục suy ngẫm về câu hỏi này trong suốt quá trình học, do đó ở B mở đầu giáo viên không chốt đáp án của câu hỏi lớn.
Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
ĐỌC VĂN BẢN VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
Đọc văn bản
Văn bản
“HỌC THẦY, HỌC BẠN” (1)
 – Nguyễn Thanh Tú – 
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức: Các yếu tố cơ bản của văn bản nghị luận: ý kiến, lí lẽ, bằng chứng và mối quan hệ chặt chẽ giữa các yếu tố này.
2. Về năng lực:
- Nhận biết được ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản; trình bày được mối liên hệ giữa các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng dưới dạng sơ đồ.
- Tóm tắt được văn bản nghị luận để nắm ý chính của văn bản; nhận ra được ý nghĩa của vấn đề đặt ra trong văn bản đối với bản thân.
3. Về phẩm chất: Bồi dưỡng lòng nhân ái qua việc thấu hiểu, tôn trọng góc nhìn của mọi người.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK, SGV.
- Tranh ảnh về văn bản “Học thầy, học bạn”
- Máy chiếu, máy tính.
- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.
- Phiếu học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ 
a) Mục tiêu: Kích hoạt hiểu biết của học sinh về chủ đề văn bản “Học thầy, học bạn” (vai trò của việc học từ thầy, học từ bạn, mối quan hệ giữa hai cách học này.).
Tạo tâm thế cho học sinh đọc văn bản.
b) Nội dung:
HS trả lời câu hỏi chuẩn bị đọc, qua đó trình bày những ý kiến ban đầu của bản thân về chủ đề “Học thầy, học bạn”.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
HS xem câu hỏi trong phần Chuẩn bị đọc (SGK): Việc học hỏi từ thầy cô, bạn bè có ý nghĩa gì đối với chúng ta?
B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ, chuẩn bị trả lời.
B3: Báo cáo, thảo luận: 2 HS trình bày trước lớp ý kiến của mình. GV hướng dẫn các HS khác nhận xét, góp ý, bổ sung.
B4: Kết luận, nhận định (GV):
Nhận xét câu trả lời của HS và kết nối vào hoạt động hình thành kiến thức mới.
Nội dung định hướng: học từ thầy cô (kiến thức chuẩn, có phương pháp truyền dạy hiệu quả); học từ bạn bè (hợp tác, tương trợ, thảo luận, cùng nhau nghiên cứu). Góp phần giúp cho quá trình học tập của chúng ta hiệu quả hơn.
GV giới thiệu HS đọc văn bản.
2. Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI 
2.1 Đọc – hiểu văn bản
I. TÌM HIỂU CHUNG
Đặc điểm của văn bản nghị luận
a) Mục tiêu: HS B đầu nhận biết được đặc điểm nổi bật của kiểu văn bản nghị luận(các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản) và mối liên hệ giữa các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng đó.
b) Nội dung: HS đọc phần tri thức đọc hiểu, quan sát ví dụ trong SGK và trả lời các câu hỏi nhằm B đầu nêu được khái niệm văn nghị luận, các yếu tố cơ bản của văn nghị luận và mối liên hệ giữa chúng.
c) Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV -–HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
GV yêu cầu học sinh đọc phần Tri thức đọc hiểu trong sách giáo khoa và trả lời câu hỏi:
Câu hỏi 1 : Văn nghị luận là gì?
Câu hỏi 2 : Văn nghị luận có những yếu tố cơ bản nào? Mối quan hệ giữa các yếu tố ấy?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS đọc SGK và trả lời câu hỏi.
B3: Báo cáo, thảo luận
Một vài HS trả lời câu hỏi. Các HS khác bổ sung (nếu có).
B4: Kết luận, nhận định (GV)
Nhận xét câu trả lời của HS và và chốt kiến thức lên màn hình.
Văn nghị luận: văn bản được viết ra nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về quan điểm, tư tưởng của người viết.
Các yếu tố cơ bản của văn nghị luận: ý kiến, lí lẽ, bằng chứng. Các yếu tố này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT
a) Mục tiêu: HS nhận biết được đặc điểm nổi bật của văn bản nghị luận Học thầy, học bạn; các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng và chỉ ra được mối liên hệ giữa các ý kiến , lí lẽ, bằng chứng.
b) Nội dung: HS đọc văn bản và trả lời các câu hỏi trong khi đọc và câu hỏi 1,2,3,4 trong phần Suy ngẫm và phản hồi để nhận diện các đặc điểm nổi bật của kiểu văn bản nghị luận: Ý kiến, lí lẽ, bằng chứng của văn bản và mối liên hệ chặt chẽ giữa các yếu tố ấy.
c) Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV -–HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
-Hướng dẫn cách đọc & yêu cầu HS đọc.
- Chia nhóm lớp, giao nhiệm vụ:
- HS đọc trực tiếp văn bản và thực hiện theo yêu cầu của câu hỏi trải nghiệm cùng văn bản. GV hướng dẫn HS đọc và đến chỗ có kí hiệu thì nhắc HS dừng lại yêu cầu HS nhìn qua ô tương ứng để thực hiện theo yêu cầu của SGK.GV có thể làm mẫu hoạt động này.
Sau đó , HS thảo luận nhóm 4 và trả lời câu hỏi 1,2,3,4 trong phần Suy ngẫm và phản hồi, trong 10phút.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
Thảo luận nhóm 4 và trả lời câu hỏi 1,2,3,4 trong phần Suy ngẫm và phản hồi.
GV:- Chỉnh cách đọc cho HS (nếu cần).
 - Theo dõi, hỗ trợ HS trong hoạt động nhóm.
B3: Báo cáo, thảo luận
GV mời 1, 2 học sinh trả lời câu hỏi suy luận.
GV mời các nhóm, mỗi nhóm trình bày trả lời cho một trong 4 câu hỏi 1,2,3,4 của phần Suy ngẫm và phản hồi. Các nhóm khác bổ sung, nhậnxét.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét về thái độ học tập& sản phẩm học tập của HS.
- Chốt kiến thức và chuyển dẫn vào mục sau .
GV nhận xét về kết quả thực hiện kĩ năng suy luận của HS.Nhấn mạnh vào cách hiện thao tác suy luận, cụ thể: Thao tác suy luận căn cứ vào (1) những căn cứ tường minh trong văn bản, (2)hiểu biết của bản thân về văn bản, đưa ra suy luận về những điều không
thể hiện trực tiếp trong văn bản.Giáo viên chốt lại cách học sinh thực hiện thao tác suy luận.
a) Đọc và tìm hiểu chú thích
- HS đọc đúng/
b) suy luận, suy ngẫm và phản hồi suy luận (trải nghiệm cùng văn bản): câu chuyện về Lê - ô- na - đô ĐaVin- ci là minh chứng cho vai trò dẫn dắt, định hướng của người thầy trong việc làm nên thành công của học trò.
suy ngẫm và phản hồi:
Câu hỏi 1: Câu văn cho thấy ý kiến của người viết về việc học thầy: “Trong cuộc đời mỗi người, học từ thầy là quan trọng nhất”. Câu văn cho thấy ý kiến của người viết về học bạn: “Mặt khác, học hỏi từ bạn bè cũng rất cần thiết”.
Câu hỏi 2: Các lí lẽ, bằng chứng mà tác giả sử dụng:
Ý kiến
Lí lẽ
Bằng chứng
Học từ thầy là quan trọng
Lí lẽ 1: Dân ta có truyền thống tôn sư trọng đạo
Lí lẽ 2: cần một người thầy có hiểu biết, giàu kinh nghiệm
Thầy Ve-rốc-chi-o dạy dỗ Lê - ô- na - đô ĐaVin- ci thành tài.
Học từ bạn bè cũng rất quan trọng.
Học từ bạn, đồng trang lứa, cùng hứng thú, cùng tâm lí thì việc học hỏi, truyền thụ cho nhau có phần thoải mái,dễ
chịu hơn.
Thảo luận nhóm là một phương pháp học từ bạn hiệu quả để mỗi thành viên đều tích luỹ được tri thức cho mình.
Câu hỏi 3: các từ “mặt khác”, “hơn nữa” có chức năng chuyển ý, giúp cho các ý được rõ ràng, mạch lạc.
Câu hỏi 4: so sánh “vai trò của người thầy” với “ngọn hải đăng soi đường, chỉ lối”,so sánh “bạn” với “người đồng hành quan trọng”. Vai trò định hướng của người thầy và vai trò đồng hành, cộng tác của bạn bèt rong quá trình lĩnh hội tri thức của mỗi người . Như vậy, hai ý kiến tác giả đưa ra không hề mâu thuẫn mà còn bổ sung cho nhau.
Tóm tắt văn bản nghị luận Học thầy, học bạn
a) Mục tiêu: Giúp học sinh tóm tắt được nội dung chính của văn bản nghị luận Học thầy, học bạn.
b) Nội dung: HS đọc lại văn bản và trả lời câu hỏi 5 trong SGK, từ đó rút ra cách tóm tắt văn bản nghị luận.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS, đoạn văn tóm tắt văn bản Học thầy, học bạn.
c) Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV -–HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
HS thảo luận nhóm đôi để trả lời câu hỏi 5 và viết đoạn văn tóm tắt văn bản Học thầy, học bạn.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh suy nghĩ để trả lời câu hỏi 5 và dựa vào phần gợi ý trong SGK, hoàn thành sơ đồ vào vở và viết đoạn văn tóm tắt.
B3: Báo cáo, thảo luận
Đại diện 1, 2 nhóm HS trình bày câu trả lời. Các HS khác nhận xét, bổ sung, chốt cách thức tóm tắt văn bản nghị luận.
GVchụp và chiếu sơ đồ và đoạn văn tóm tắt của một nhóm tiêu biểu lên màn hình để nhóm trình bày, các nhóm khác góp ý, bổ sung.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
GV hướng dẫn HS nhận xét về cách tóm tắt văn bản nghị luận Học thầy, học bạn
(một VBNL có nhiều đoạn)
Nội dung định hướng: Khi tóm tắt văn bản nghị luận Học thầy, học bạn, chúng ta đã phân tách các ý kiến với các lí lẽ và bằng chứng kèm theo và nhận xét mối liên hệ giữa các yếu tố ấy (có thể vẽ sơ đồ); sau đó diễn đạt một cách ngắn gọn bằng lời văn của mình theo các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản và mối liên hệ giữa chúng.
đoạn văn tóm tắt văn bản Học thầy, học bạn.
Ý nghĩa của vấn đề đặt ra trong văn bản Học thầy, học bạn
Mục tiêu: Giúp HS
Giúp học sinh nhận ra ý nghĩa của vấn đề đặt ra trong văn bản Học thầy, học bạn đối với bảnthân.
Giúp hình thành lòng nhân ái thông qua việc thấu hiểu, tôn trọng góc nhìn của mọi người.
Nội dung: 
HS nhận ra ý nghĩa của vấn đề đặt ra trong văn bản với bản thân thông qua việc trả lời câu hỏi 6 trong phần Suy ngẫm và phản hồi.
c) Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV -–HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
HS đọc câu hỏi 6.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh dựa vào những gì đã đọc và những trải nghiệm của bản thân để trả lời câu hỏi 6.
B3: Báo cáo, thảo luận
1 – 3 học sinh trả lời. HS khác góp ý, bổ sung.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
GV tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá lẫnnhau.
- Cách học từ thầy hiệu quả: chuẩn bị bài trước khi lên lớp, tham gia phát biểu xây dựng bài học, đặt ra những câu hỏi để hiểu bài hơn
- Cách học từ bạn hiệu quả: cùng nhau lên kế hoạch học tập, làm việc nhóm, tham gia thảo luận về các vấn đề của bài học, cùng nhau thực hiện bài tập khó
Kết hợp cả học từ thầy và học từ bạn để có kết quả học tập tốt nhất.
Mỗi cách học thể hiện một góc nhìn khác nhau về vấn đề học tập, khi ta biết tôn trọng và nhìn nhận những góc nhìn khác nhau, ta sẽ tìm được giải pháp học tập tốt nhất cho bản thân mình.
- Cách học từ thầy hiệu quả: chuẩn bị bài trước khi lên lớp, tham gia phát biểu xây dựng bài học, đặt ra những câu hỏi để hiểu bài hơn
- Cách học từ bạn hiệu quả: cùng nhau lên kế hoạch học tập, làm việc nhóm, tham gia thảo luận về các vấn đề của bài học, cùng nhau thực hiện bài tập khó
3. Hoạt động 3: LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Giúp HS
HS khái quát được đặc điểm nổi bật của kiểu văn bản nghị luận: các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản và mối liên hệ giữa các yếu tố này.
HS khái quát được cách tóm tắt được các nội dung chính trong một văn bản nghị luận có nhiều đoạn.
b) Nội dung: 
HS trả lời các câu hỏi trắc nghiệm về đặc điểm của kiểu văn bản nghị luận, mối liên hệ giữa các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản nghị luận, cách tóm tắt các nội dung chính trong văn bản nghị luận.(Tùy vào thời gian,GV có thể thay hoạt động này bằng cách tóm tắt bằng sơ đồ tư duy).
c) Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV -–HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
GV chiếu các câu hỏi trắc nghiệm để HS trả lời nhanh.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh ghi câu trả lời cá nhân trong vở.
B3: Báo cáo, thảo luận
GV chiếu lại các câu trắc nghiệm. HS chọn đáp án và giải thích sự lựa chọn.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
Giáo viên hướng dẫn HS nhận xét, khái quát lại
Văn nghị luận: văn bản được viết ra nhằm thuyết phục người đọc,người nghe về quan điểm, tư tưởng của người viết.
Các yếu tố cơ bản của văn nghị luận:ý kiến, lí lẽ, bằng chứng. Các yếu tố này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.
- Cách học từ thầy hiệu quả: chuẩn bị bài trước khi lên lớp, tham gia phát biểu xây dựng bài học, đặt ra những câu hỏi để hiểu bài hơn
- Cách học từ bạn hiệu quả: cùng nhau lên kế hoạch học tập, làm việc nhóm, tham gia thảo luận về các vấn đề của bài học, cùng nhau thực hiện bài tập khó
4. Hoạt động : VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: Giúp HS
- Củng cố kiến thức nội dung của bài học
- Mở rộng thêm bằng cách đọc thêm 1 số văn bản khác
b) Nội dung: 
- GV ra bài tập
- HS làm bài tập 
c) Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV -–HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
(GV giao bài tập)
Bài tập 1: Em hãy tìm ví dụ về một văn bản nghị luận và chỉ ra các yếu tố nghị luận trong văn bản đó?
Bài tập 2: Hãy kể thêm về một trải nghiệm của bản thân em 
B2: Thực hiện nhiệm vụ
- GV hướng dẫn các em tìm hiểu yêu cầu của đề.
- HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập 1 & 2.
B3: Báo cáo, thảo luận
- GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm cho GV sau khi hoàn thành.
- HS làm bài tập ra giấy và nộp lại cho GV qua hệ thống CNTT mà GV hướng dẫn.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét ý thức làm bài của HS, nhắc nhở những HS không nộp bài hoặc nộp bài không đúng qui định (nếu có).
- Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho bài học sau.
Đáp án đúng của bài tập
Văn bản 2
 Văn bản 2: BÀN VỀ NHÂN VẬT THÁNH GIÓNG
 – Hoàng Tiến Tựu – 
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
- Củng cố được đặc điểm nổi bật của kiểu văn bản nghị luận.
- Nắm được quan điểm, cách đánh giá, các góc nhìn của nhà văn qua văn bản Bàn về nhân vật Thánh Gióng.
2. Năng lực: 
- Nhận biết được đặc điểm nổi bật của kiểu văn bản nghị luận; các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản; chỉ ra được mối liên hệ giữa các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng.
- Tóm tắt được nội dung chính trong một văn bản nghị luận có nhiều đoạn.
- Nêu được bài học về cách nghĩ, cách đánh giá của cá nhân do văn bản đã đọc gợi ra.
3. Phẩm chất: 
- Bồi dưỡng lòng nhân ái qua việc thấu hiểu, tôn trọng góc nhìn của mọi người.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK, SGV.
- Tranh ảnh về tác giả Hoàng Tiến Tựu.
- Máy chiếu, máy tính.
- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.
- Phiếu học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HĐ 1: Khởi động
Mục tiêu: Tạo hứng thú cho học sinh, thu hút học sinh vào nội dung của bài học.
Nội dung: GV hỏi, HS trả lời.
Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
Tổ chức thực hiện: 
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- GV đặt câu hỏi gợi mở: Hình sau gợi nhắc em đến nhân vật nào đã được học. Chia sẻ ngắn gọn cảm nhận của em về nhân vật ấy?
- Tổ chức cho HS trao đổi nhanh ( Kĩ thuật think- pair- share)
B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ, cá nhân lần lượt trình bày theo hiểu biết riêng.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ cởi mở, thân thiện những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
B3: Báo cáo, thảo luận: HS trả lời câu hỏi của GV 
* Dự kiến sản phẩm: Suy nghĩ của HS
B4: Kết luận, nhận định (GV): 
Nhận xét câu trả lời của HS và kết nối vào hoạt động hình thành kiến thức mới: 
 Trong những ngày đầu dựng nước, dân tộc ta đã phải trải qua nhiều gian nan, thử thách, đặc biệt là các thế lực ngoại xâm luôn lăm le xâm chiếm dân tộc. Vì vậy, ước mơ của nhân dân luôn mong muốn có một vị anh hùng có đủ sức đủ tài để đứng ra chiến đấu chống giặc. Truyện Thánh Gióng tiêu biểu cho tinh thần chống giặc, trở thành biểu tượng về lòng yêu nước của dân tộc. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu một văn bản nghị luận: Bàn về nhân vật Thánh Gióng.
 2. HĐ 2: Hình thành kiến thức mới
I. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG
a) Mục tiêu: Giúp HS
- Biết được một số nét khái quát về tác giả, xuất xứ của tác phẩm.
- Biết được những nét chung của văn bản: thể loại, phương thức biểu đạt.
b) Nội dung: 
- GV sử dụng KT đặt câu hỏi, sử dụng KT khăn phủ bàn cho HS thảo luận nhóm.
- HS suy nghĩ cá nhân để trả lời, làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
c) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV & HS
Nội dung cần đạt
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
1: Tìm hiểu tác giả, xuất xứ tác phẩm.
- GV yêu cầu HS dựa vào phần chuẩn bị ở nhà và hiểu biết của mình. 
2: Đọc văn bản
- GV hướng dẫn cách đọc: GV hướng dẫn HS đọc văn bản thể hiện được tình cảm, lòng tự hào về người anh hùng Thánh Gióng.
3: Tìm hiểu thể loại, PTBĐ, bố cục
- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, dựa vào văn bản vừa đọc, hãy trả lời câu hỏi.
- Yêu cầu học sinh thảo luận, hoàn thành phiếu học tập theo cặp đôi , giao nhiệm vụ:
? Nêu những hiểu biết của em về tác giả Hoàng Tiến Tựu?
? Nêu xuất xứ của văn bản?
? Văn bản 2 thuộc thể loại văn bản nào?
? Xác định phương thức biểu đạt chính?
? Văn bản chia làm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần?
 Phiếu học tập số 1
NHIỆM VỤ
NỘI DUNG
1. Giới thiệu đôi nét về tác giả?
2. Nêu xuất xứ của văn bản?
3. Văn bản 2 thuộc thể loại văn bản nào?
4. Xác định phương thức biểu đạt chính?
5. Văn bản chia làm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần?
Hoạt động của GV & HS
Nội dung cần đạt
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: 
- Đọc văn bản
- Thời gian làm việc theo cặp đôi: 5’
+ HS thảo hoàn thành phiếu học tập theo yêu cầu.
GV:
- Chỉnh cách đọc cho HS (nếu cần).
- Theo dõi, hỗ trợ HS trong hoạt động nhóm.
B3: Báo cáo, thảo luận
HS: Trình bày sản phẩm của nhóm mình. Theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
GV: 
- Nhận xét cách đọc của HS.
- Hướng dẫn HS trình bày bằng cách nhắc lại từng câu hỏi
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS.
- Chốt kiến thức và chuyển dẫn vào mục sau
1. Tác giả, tác phẩm:
a. Tác giả
- Tên: Hoàng Tiến Tựu ( 1933- 1998)
- Quê quán: Thanh Hóa.
- Vị trí: Là nhà nghiên cứu hàng đầu về chuyên ngành Văn học dân gian.
b. Tác phẩm
- Xuất xứ: Trích Bình giảng truyện dân gian (2001).
2. Đọc văn bản
2. Thể loại: Nghị luận văn học.
3. Phương thức biểu đạt: nghị luận.
4. Bố cục: 3 phần
P1: từ đầu à gần gũi: Nêu vấn đề: Thánh Gióng vừa là anh hùng phi thường, vừa là một con người trần thế.
- P2: tiếp theo àlàm nên TG: giải quyết vấn đề
- P3: còn lại: kết thúc vấn đề
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
a) Mục tiêu: Giúp HS
- Tìm được các câu văn thể hiện ý kiến của người viết về cách hiểu văn bản.
- Thấy được các bằng chứng, lí lẽ mà tác giả sử dụng để thuyết phục người đọc.
- Rút ra bài học đối với bản thân.
b) Nội dung: 
- GV sử dụng KT đặt câu hỏi
- HS quan sát SGK, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
- HS theo dõi, nhận xét và bổ sung cho bạn (nếu cần).
c) Tổ chức thực hiện
 Hoạt động của GV & HS
Nội dung cần đạt
B 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS: 
+ Tác giả đã nêu ra những ý kiến gì về nhân vật Thánh Gióng?
+ Hãy xác định lí lẽ, bằng chứng mà tác giả đưa ra để củng cố ý kiến của mình?
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm bàn và hoàn thành phiếu học tập sau:
Ý kiến về nhân vật Thánh Gióng
Lí lẽ
Bằng chứng
Ý kiến 1:.
Ý kiến 2:.
-Gv đặt câu hỏi:
+ Em có nhận xét gì về những lí lẽ và dẫn chứng mà tác giả đưa ra?
+ Phần kết thúc vấn đề, tác giả đã nêu ra nhận định như thế nào?
+ Thông qua văn bản, em có đồng tình với ý kiến sau không? Vì sao?
 “Những góc nhìn, cách hiểu khác nhau của tác giả về nhân vật TG giúp chúng ta hiểu văn bản sâu sắc hơn.”
B2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
- HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi
* Dự kiến sản phẩm: HS hoàn thành PHT và trả lời được các câu hỏi.
B3: Báo cáo kết quả thảo luận
GV:
- Yêu cầu HS trình bày.
- Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần).
HS:
- Đại diện 1 nhóm lên trình bày sản phẩm.
- Các nhóm khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét về thái độ làm việc và sản phẩm của các nhóm.
- GV: Bổ sung, chốt lại kiến thức 
Bằng những lí lẽ xác đáng, những dẫn chứng cụ thể, sinh động, tác giả đã thuyết phục người đọc, người nghe.
GV nhận xét câu trả lời của HS và chốt kiến thức.
- GV kết nối với mục sau.
1. Nêu vấn đề
-  Nhân vật Thánh Gióng được xây dựng rất đặc sắc, vừa là một anh hùng phi thường với vẻ đẹp lí tưởng, vừa là một con người trần thế với những vẻ đẹp giản dị, gần gũi.
2. Giải quyết vấn đề
a. Ý kiến 1: Thánh Gióng là một nhân vật phi thường.
- Lí lẽ 1: Thánh Gióng hội tụ những đặc điểm phi thường.
+ Bằng chứng: những chi tiết về sự thụ thai thần kì của bà mẹ Gióng, Gióng bay về trời...
Lí lẽ 2: Ở Gióng có cả sức mạnh của thể lực và sức mạnh của tinh thần, ý chí
+ Bằng chứng: 3 tuổi bỗng cất tiếng nói, Gióng lớn nhanh như thổi, nhổ bụi tre đánh giặc
b. Ý kiến 2: Thánh Gióng cũng mang những nét bình thường của con người trần thế.
- Lí lẽ 1: Nguồn gốc, lai lịch của Gióng thật rõ ràng, cụ thể và xác định.
+ Bằng chứng
- Lí lẽ 2: Quá trình ra đời, trưởng thành và chiến thắng giặc ngoại xâm của Gióng đều gắn với những người dân bình dị.
+ Bằng chứng
=> Nhận xét: hệ thống các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp logic, rõ ràng, thể hiện được những nhận định của tác giả về nhân vật Thánh Gióng mang vẻ đẹp: phi thường nhưng cũng rất đời thường.
3. Kết thúc vấn đề
- Quá trình phát triển của nhân vật Thánh Gióng mang ý nghĩa nhân sinh và nên thơ -> Quan điểm riêng.
=> Những góc nhìn, cách hiểu khác nhau giúp chúng ta hiểu tác phẩm sâu hơn.
III. TỔNG KẾT
a) Mục tiêu: HS nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản.
b) Nội dung: - GV sử dụng KT đặt câu hỏi
 - HS quan sát SGK, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
 - HS theo dõi, nhận xét và bổ sung cho bạn (nếu cần).
c) Tổ chức thực hiện
 Hoạt động của GV & HS
Nội dung cần đạt
B 1: chuyển giao nhiệm vụ
GV đặt câu hỏi:
+ Hãy tóm tắt nội dung và ý nghĩa của văn bản?
+ Nêu nghệ thuật đặc sắc được thể hiện qua văn bản?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi
B3: Báo cáo kết quả 
GV: - Yêu cầu HS trình bày.
- Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần).
HS: - Trả lời câu hỏi
- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
GV nhận xét câu trả lời của HS và chốt kiến thức.
1. Nội dung – Ý nghĩa:
- Văn bản bàn về nhân vật Thánh Gióng, người anh hùng vừa có vẻ đẹp lí tưởng vừa là con người trần thế với vẻ đẹp gần gũi, giản dị.
2. Nghệ thuật
- VB nghị luận, nghệ thuật lập luận sắc bén.
- Hệ thống lí lẽ xác đáng, bằng chứng cụ thể, sinh động.
3. HĐ 3: Luyện tập
a) Mục tiêu: HS
- Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể.
- Tóm tắt được nội dung chính của văn bản nghị luận Bàn về nhân vật Thánh Gióng.
b) Nội dung: HS đọc lại văn bản và viết được đoạn văn tóm tắt văn bản. 
c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh, đoạn văn tóm tắt văn bản.
d) Tổ chức thực hiện
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
-Giáo viên giao bài tập cho HS.
 Bài tập: Dựa vào sơ đồ trên, hãy tóm tắt nội dung văn bản bằng một đoạn văn ( khoảng 150 đến 200 chữ)
-Hs làm việc theo nhóm đôi để hoàn thành đoạn văn tóm tắt.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS suy nghĩ, trao đổi theo cặp hoàn thành đoạn tóm tắt vào bảng nhóm.
- GV hướng dẫn, gợi ý cho HS:
B3: Báo cáo kết quả
- Đại diện HS trưng bày sản phẩm của nhóm.
- GV chụp, chiếu sơ đồ và đoạn văn tóm tắt của một nhóm tiêu biểu lên màn hình để nhóm trình bày, các nhóm khác góp ý, bổ sung.
* Dự kiến sản phẩm: Đoạn văn do HS viết.
B5: Kết luận, nhận định ( GV): 
- GV nhận xét bài làm của HS.
-GV hướng dẫn HS nhận xét về cách tóm tắt một văn bản nghị luận ( Một văn bản nghị luận thường gồm có nhiều đoạn):
+ Khi tóm tắt một văn bản nghị luận ta cần phân tách các ý kiến với lí lẽ, bằng chứng kèm theo.
+ Nhận xét được mối liên hệ giữa các yếu tố ấy( Có thể vẽ sơ đồ)
+ Sau đó diễn đạt một cách ngắn gọn bằng lời văn của mình theo các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản.
HĐ 4: Vận dụng 
a) Mục tiêu: Củng cố và mở rộng kiến thức nội dung của bài học cho HS
b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ.
c) Sản phẩm: Sản của HS sau khi đã được chỉnh sửa (nếu cần).
 d) Tổ chức thực hiện
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao phiếu bài tập)
Bài tập 1: Hãy nêu cảm nhận của em về nhân vật Thánh Gióng bằng một đoạn văn ngắn ( Khoảng 5 đến 10 câu). Chỉ rõ lí lẽ và bằng chứng em đã sử dụng trong đoạn văn đó.
 B2: Thực hiện nhiệm vụ
- GV hướng dẫn các em tìm hiểu yêu cầu của đề.
- HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập.
 B3: Dự kiến sản phẩm: Cần nêu được những nội dung sau
 - Giới thiệu được nhân vật Thánh Gióng.
- Nêu được cảm nhận riêng về nhân vật,
- Viết được đoạn văn theo yêu cầu. Chỉ ra được lí lẽ, bằng chứng.
B4: Báo cáo, thảo luận
- GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm cho GV sau khi hoàn thành.
- HS làm bài tập ra giấy và nộp lại cho GV qua hệ thống CNTT mà GV hướng dẫn.
B5: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét ý thức làm bài của HS, nhắc nhở những HS không nộp bài hoặc nộp bài không đúng qui định (nếu có).
- Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho bài học sau.
Văn bản 3: ĐỌC KẾT NỐI CHỦ ĐIỂM 
GÓC NHÌN
I. MỤC TIÊU 
 1. Về kiến thức: Nắm được nội dung văn bản 
- Liên hệ kết nối với văn bản Học thầy,học bạn và Bàn về nhân vật Thánh Gióng để hiểu hơn về chủ điểm Những góc nhìn cuộc sống.
2. Về năng lực:
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
- Năng lực nhận biết, phân tích một số yếu tố của truyện và người kể chuyện ngôi thứ nhất.
3. Về phẩm chất: - HS có ý thức nhìn nhận cuộc sống đa chiều hơn.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1. Chuẩn bị của giáo viên:
Giáo án;
Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1 : Xác định vấn đề
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
GV cho HS quan sát bức tranh sau và đưa ra phương án mà em quan sát thấy qua bức tranh:
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Những góc nhìn khác nhau trong cuộc sống sẽ cho chúng ta những cách nhìn nhận khác nhau, 
 HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
Hoạt động 1: TÌM HIỂU CHUNG
a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về thể loại, giải nghĩa từ khó trong văn bản. 
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, đọc văn bản theo sự hướng dẫn của GV
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS 
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV -–HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
1 Tìm hiểu tác giả, tác phẩm
B 1: chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS: Dựa vào tìm hiểu ở nhà, em hãy trình bày những hiểu biết về thể loại, nhắc lại đặc điểm thể loại
- HS thực hiện nhiệm vụ.
B 2: Thực hiện nhiệm vụ
+ HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học.
B 3: Báo cáo kết quả 
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
B 4: Đánh giá, nhận định.
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng
2 Hướng dẫn đọc
B 1: chuyển giao nhiệm vụ
- GV hướng dẫn cách đọc: Gv tổ chức cho HS đọc. Lưu ý học sinh cách đọc thể hiện được diễn biến tâm trạng của các nhân vật trong truyện.
- Hướng dẫn HS hiểu nghĩa một số từ khó: vi hành, ngân khố.
- HS lắng nghe.
B 2: Thực hiện nhiệm vụ
+ HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học.
B 3: Báo cáo kết quả 
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
B 4: Đánh giá, nhận định.
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng
I. Tìm hiểu chung
1. Thể loại: truyện
II. Tìm hiểu chi tiết
1. Đọc, chú thích
Hoạt động 2: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS 
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV -–HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
B 1: chuyển giao nhiệm vụ
1: Tìm hiểu vị vua
- GV đặt câu hỏi gợi mở: Hãy đọc câu danh ngôn đầu truyện? Em hiểu thế nào về câu danh ngôn đó?
- Gv đặt câu hỏi gợi dẫn HS tìm hiểu:
+ Tại sao vị vua lại có thái độ bực mình?
+ Vị vua đã ra quyết định gì? Quyết định đó thể hiện điều gì ở vị vua?
2: Tìm hiểu nhân vật người hầu
+ Quyết định của vị vua có được mọi người ủng hộ, đồng tình không? Vì sao?
+ Người hầu đã đưa ra lời khuyên gì? Lời khuyên đó đêm đến l

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_6_bo_chan_troi_sang_tao_bai_8_nhung_goc.docx