Giáo án Ngữ văn Lớp 6 (Bộ Chân trời sáng tạo) - Bài 3: Vẻ đẹp quê hương - Phan Thị Thùy Dung

docx 67 trang Người đăng hoaian2 Ngày đăng 10/01/2023 Lượt xem 541Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 (Bộ Chân trời sáng tạo) - Bài 3: Vẻ đẹp quê hương - Phan Thị Thùy Dung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Ngữ văn Lớp 6 (Bộ Chân trời sáng tạo) - Bài 3: Vẻ đẹp quê hương - Phan Thị Thùy Dung
BÀI 3
VẺ ĐẸP QUÊ HƯƠNG
(16 tiết)
I. MỤC TIÊU 
 1. Kiến thức:
- Tri thức ngữ văn (thơ lục bát, cách viết thơ lục bát, đề tài và cảm xúc về thơ lục bát).
- Vẻ đẹp quê hương qua thơ lục bát.
 2. Năng lực:
- Nhận biết được các đặc điểm của thơ lục bát; tình cảm, cảm xúc của người viết hiện qua ngôn ngữ VB; bước đầu nhận xét được nét độc đáo của bài thơ.
- Nêu được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử của cá nhân do văn bản đã đọc gợi ra
- Lựa chọn được từ ngữ phù hợp với việc thể hiện ý nghĩa của văn bản.
- Bước đầu biết làm bài thơ lục bát; viết được đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát; trình bày được cảm xúc về một bài thơ lục bát.
-Yêu vẻ đẹp quê hương.
 3. Phẩm chất:
- Nhân ái, tự hào, trân quý những hình ảnh, truyền thống tốt đẹp của quê hương.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
- SGK, SGV.
- Một số tranh ảnh liên quan đến bài học.
- Máy chiếu hoặc bảng đa phương tiện dùng chiếu VB đọc hoặc VB mẫu khi dạy viết.
- Giấy A1 để HS trình bày kết quả làm việc nhóm.
- Phiếu học tập: GV có thể chuyển một số câu hỏi sau khi đọc trong SHS thành phiếu
học tập.
- Mô hình thể thơ lục bát.
- Bảng điểm đánh giá thái độ làm việc nhóm, rubic chấm đoạn văn, bài trình bày của HS
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: Xác định vấn đề .
a) Mục tiêu: Giúp HS
- Kết nối kiến thức từ cuộc sống vào nội dung bài học.
- Khám phá tri thức Ngữ văn.
b) Nội dung: 
GV yêu cầu HS tham gia trò chơi, trả lời câu hỏi của GV.
HS quan sát, suy nghĩ cá nhân và trả lời.
c) Sản phẩm: HS nêu/trình bày được
- Nội dung của bài : Đặc điểm của thơ lục bát .
- Cảm xúc của cá nhân (định hướng mở).
- Tri thức ngữ văn (truyện và truyện đồng thoại; cốt truyện; nhân vật; người kể chuyện; lời người kể chuyện và lời nhân vật; từ đơn và từ phức). 
- Tri thức ngữ văn (thơ lục bát, cách viết thơ lục bát, đề tài và cảm xúc về thơ lục bát) .
d) Tổ chức thực hiện: 
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Chiếu câu hỏi, yêu cầu HS quan sát, & trả lời câu hỏi:
1) Cặp câu thơ lục bát mỗi dòng có mấy tiếng?
a.1 dòng 6 tiếng , 1 dòng 8 tiếng luân phiên.
b.1 dòng 5 tiếng , 1 dòng 7 tiếng luân phiên.
c.1 dòng 4 tiếng , 1 dòng 6 tiếng luân phiên.
d.1 dòng 6 tiếng , 1 dòng 7 tiếng luân phiên.
2) Tiếng bằng là tiếng :
a. Có thanh sắc, hỏi, ngã ,nặng, kí hiệu là B.
b. Có thanh sắc, hỏi, ngã ,nặng, kí hiệu là T.
 c. Có thanh huyền và thanh ngang( không dấu ), kí hiệu B.
d. Có thanh huyền và thanh ngang( không dấu ), kí hiệu T.
3) Tiếng trắc là tiếng :
a. Có thanh sắc, hỏi, ngã ,nặng, kí hiệu là B.
b.Có thanh sắc, hỏi, ngã ,nặng, kí hiệu là T.
 c. Có thanh huyền và thanh ngang( không dấu ), kí hiệu B.
d. Có thanh huyền và thanh ngang( không dấu ), kí hiệu T.
4) Ý kiến nào sau đây đúng với thể thơ lục bát :
a.Tiếng thứ 6 của câu 6 hiệp vần với tiếng thứ 6 câu 8.
b.Tiếng thứ 8 của câu 8 hiệp vần với tiếng thứ 6 câu tiếp theo.
c.Cả hai 
5) Luật bằng, trắc trongthơ lục bát là:
a. Các tiếng lẻ: 1, 3, 5, 7 tự do, các tiếng chẵn 2, 4, 6, 8 theo luật ( B, T, B, B).
b. Các tiếng lẻ: 1, 3, 5, 7 tự do, các tiếng chẵn 2, 4, 6, 8 theo luật ( B, T, B, T).
c. Các tiếng lẻ: 1, 3, 5, 7 tự do, các tiếng chẵn 2, 4, 6, 8 theo luật ( T, T, B, B).
d. Các tiếng lẻ: 1, 3, 5, 7 tự do, các tiếng chẵn 2, 4, 6, 8 theo luật ( B, B, T, T).
6) Cách ngắt nhịp phổbiến trong thơ lục bát là:
a. Chủ yếu là nhịp chẵn: nhịp 2/2/2, 2/4, 4/2, 2/2/2/2, 4/4, 2/4/2.
b. Chủ yếu là nhíp lẻ 3/3, 3/1/2/2.
c.Cả hai đáp án trên đều đúng.
d.Cả hai đáp án trên đều sai.
- Yêu cầu Hs đọc và thảo luận trong nhóm.
- Chia nhóm lớp và giao nhiệm vụ:
B2: Thực hiện nhiệm vụ:
Gv hướng dẫn học sinh quan sát và đọc câu hỏi.
Hs theo dõi và chọn câu trả lời đúng.( hoạt động nhóm).
Gv theo dõi , hỗ trợ Hs trong hoạt động nhóm.
B3: Báo cáo thảo luận
GV:
- Yêu cầu đại diện của một vài nhóm lên trình bày sản phẩm.
- Hướng dẫn HS báo cáo (nếu các em còn gặp khó khăn).
HS:
- Trả lời câu hỏi của GV.
- Đại diện báo cáo sản phẩm nhóm.
- HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét (hoạt động nhóm của HS và sản phẩm), chốt kiến thức, chuyển dẫn vào hoạt động đọc. 
- Viết tên chủ đề, nêu mục tiêu chung của chủ đề và chuyển dẫn tri thức ngữ văn.
Hoạt động 2: Tiến trình tiết dạy
ĐỌC VĂN BẢN VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT 
(Thực hành TV có thể gộp với văn bản đọc hoặc có thể tách riêng thành tiết T.Việt sau khi đọc xong 3 văn bản, đối với các văn bản đọc thêm thì ta cho vào mục luyện tập hoặc vận dụng)
VĂN BẢN 1: NHỮNG CÂU HÁT DÂN GIAN VỀ VẺ ĐẸP QUÊ HƯƠNG
( 2 tiết )
1. Mục tiêu (văn bản 1)
 1.1. Kiến thức
Giúp HS:
- Nhận biết được số tiếng, số dòng, thanh điệu, vần nhịp của thơ lục bát.
- Khám phá tri thức Ngữ văn.
 1.2. Năng lực
Nhận biết và bước đầu nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ.
 1.3. Phẩm chất
Nêu được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử của cá nhân .
2. Thiết bị dạy học và học liệu (văn bản 1)
- SGV, SGK
- Một số tranh ảnh liên quan đến bài học
- Máy chiếu
- Giấy A1 để học sinh trình bày kết quả làm việc nhóm.
- Phiếu học tập
- Bảng kiểm, đánh giá thái độ làm việc nhóm.
3. Tiến trình dạy học (văn bản 1)
 HĐ 1. Xác định vấn đề
Mục tiêu: HS kết nối kiến thức trong cuộc sống vào nội dung của bài học: “Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương ”.
Nội dung: GV hỏi, HS trả lời.
Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
Tổ chức thực hiện: 
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
? Em đã bao giờ đi tham quan những di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh ở Việt Nam chưa? Khi đi tham quan những di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh đó em có những cảm xúc và suy nghĩ gì?
-GV có thể tổ chức nhanh trò chơi “Khám phá vẻ đẹp quê hương”
-GV chiếu hình ảnh cảnh đẹp quê hương lên màn hình.
Sau trò chơi GV hỏi HS: Em có cảm nhận như thế nào về những cảnh đẹp của quê hương?
Cụm từ “vẻ đẹp quê hương” khiến em nghĩ đến điều gì?
-Tổ chức cho HS trao đổi nhanh
B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ cá nhân, cá nhân lần lượt trình bày theo hiểu biết riêng
HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ cởi mở những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân
B3: Báo cáo, thảo luận: HS trả lời câu hỏi của GV 
B4: Kết luận, nhận định (GV): 
Nhận xét câu trả lời của HS và kết nối vào hoạt động hình thành kiên thức mới
àCụm từ “vẻ đẹp quê hương” gợi ra cho em là những khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp trên mọi miền đất nước từ thành thị đến thôn quê, từ miền núi đến đồng bằng
 HĐ 2. Hình thành kiến thức mới 
HĐ của GV & HS
 Nội dung cần đạt
1.Bài ca dao 1:
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
GV hướng dẫn HS tìm hiểu từng bài ca dao, khái quát thành những vấn đề lớn của bài học như nội dung, hình thức của các bài ca dao, đặc điểm thơ lục bát.
B2: Thực hiện nhiệm vụ (GV & HS)
- Đọc bài ca dao 
GV hướng dẫn HS đọc: hướng dẫn cách ngắt nhịp, diễn tả tình cảm tự hào của tác giả dân gian về vẻ đẹp quê hương.
GV đọc mẫu.
Gọi HS đọc văn bản.
Trong quá trình HS đọc văn bản, GV cần nhắc HS chú ý đến hệ thống câu hỏi được trình bày cùng với văn bản
- Tìm chi tiết (phát hiện chi tiết)..
GV cho HS xem 1 số hình ảnh về 36 phố phường của Hà Nội xưa.
Phố Hàng Tre Phố Hàng Mắm Phố Hàng Than
Qua bài ca dao này, hình ảnh thành Thăng Long hiện lên trong tâm trí em như thế nào?
àLà nơi đông đúc, nhộn nhịp với 36 phố phường buôn bán tấp nập với những tên phố hiện lên cũng đầy ấn tượng và có nét đặc trưng riêng cho từng con phố.
HS trả lời (HS nêu những gì mình tưởng tượng)
Những từ ngữ, hình ảnh nào của dòng ca dao giúp em có được những tưởng tượng đó?
GV hướng dẫn HS nhận ra 2 đặc điểm nổi bật của bài ca dao 1 “mắc cửi” và “bàn cờ” .
àTác giả dân gian miêu tả đường phố Thăng Long dọc ngang, ken dày như các sợi chỉ được mắc trên khung cửi dệt vải, như các ô trên bàn cờ.
Những câu thơ nào cho các em biết được những địa danh phố phường của Hà Nội xưa? Qua đó thể hiện điều gì?
5 câu ca dao tiếp theo gợi hinh ảnh phố phường Hà Nội như thế nào?
B3: Báo cáo, thảo luận:
HS:Trình bày sản phẩm của nhóm mình. Theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
Câu hỏi thảo luận: Hình ảnh kinh thành Thăng Long được gợi lên trong bài ca dao số 1 có điểm gì đặc biệt? Những từ ngữ như “phồn hoa thứ nhất Long Thành”, “người về nhớ cảnh ngẩn ngơ” đã góp phần thể hiện sắc thái cảm xúc gì của tác giả về đất Long Thành?
àHình ảnh kinh thành Thăng Long hiện lên với đầy đủ tên gọi của 36 phố phường. Những từ ngữ như “phồn hoa thứ nhất Long Thành”, “người về nhớ cảnh ngẩn ngơ” đã góp phần thể hiện niềm tự hào về sự đông đúc, nhộn nhịp của phố phường Hà Nội và thể hiện tình cảm lưu luyến của tác giả khi phải xa Long Thành.
GV giải thích thêm: Ngoài cảnh đẹp, Hà Nội còn có nhiều đặc sản.
GV giới thiệu thêm một số đặc sản Hà Nội
 Cốm Bánh Trưng Tranh Khúc Gốm Bát Tràng Lụa Hà Đông
B4: Kết luận, nhận định (GV): 
- Nhận xét cách đọc của HS.
- Hướng dẫn HS trình bày bằng cách nhắc lại từng câu hỏi
2.Bài ca dao 2:
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài ca dao, khái quát thành những vấn đề lớn của bài học như nội dung, hình thức của các bài ca dao, đặc điểm thơ lục bát.
Dẫn vào bài ca dao 2
B2: Thực hiện nhiệm vụ (GV & HS)
- Đọc bài ca dao 
GV hướng dẫn HS đọc: hướng dẫn cách ngắt nhịp, diễn tả tình cảm tự hào của tác giả dân gian về vẻ đẹp quê hương.
GV đọc mẫu.
Gọi HS đọc văn bản.
Trong quá trình HS đọc văn bản, GV cần nhắc HS chú ý đến hệ thống câu hỏi được trình bày cùng với văn bản
- Tìm chi tiết (phát hiện chi tiết)..
GV yêu cầu học sinh nhận biết và phân tích.
Bài ca dao 2 giới thiệu vẻ đẹp gì của quê hương? 
àBài ca dao số 2 đã giới thiệu về một vẻ đẹp khác của quê hương 
Hình thức thể hiện bài ca dao có gì độc đáo?
Cảm xúc của tác giả dân gian về quê hương được thể hiện như thế nào qua bài ca dao này?
B3: Báo cáo, thảo luận:
HS:Trình bày sản phẩm của nhóm mình. Theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định (GV): 
- Nhận xét cách đọc của HS.
- Hướng dẫn HS trình bày bằng cách nhắc lại từng câu hỏi
 3.Bài ca dao 3:
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài ca dao, khái quát thành những vấn đề lớn của bài học như nội dung, hình thức của các bài ca dao, đặc điểm thơ lục bát.
B2: Thực hiện nhiệm vụ (GV & HS)
- Đọc bài ca dao 
GV hướng dẫn HS đọc: hướng dẫn cách ngắt nhịp, diễn tả tình cảm tự hào của tác giả dân gian về vẻ đẹp quê hương.
GV đọc mẫu.
Gọi HS đọc văn bản.
Trong quá trình HS đọc văn bản, GV cần nhắc HS chú ý đến hệ thống câu hỏi được trình bày cùng với văn bản
- Tìm chi tiết (phát hiện chi tiết)..
GV chiếu cho HS xem một số hình ảnh:
-Trận chiến đấu trên sông Bạch Đằng. 
- Cuộc khởi nghĩa của Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn chiến thắng giặc Minh.
Gv giải thích thêm.
Qua bài ca dao thể hiện điều gì?
Em cảm nhận như thế nào về vẻ đẹp của vùng đất Bình Định qua bài ca dao 3? 
GV chiếu tranh cho HS xem và giải thích thêm
 Núi Vọng Phu Đầm Thị Nại
Xác định và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu lục bát “Bình Định có núi Vọng Phu/ Có đầm Thị Nại, có cù lao Xanh.”
Nêu tác dụng của Phép điệp từ.
B3: Báo cáo, thảo luận:
HS:Trình bày sản phẩm của nhóm mình. Theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
GV sử dụng phương pháp dạy học hợp tác (chia nhóm thảo luận, đại diện nhóm trình bày và đánh giá lẫn nhau)
4. Em hãy chỉ ra đặc điểm của thể thơ lục bát thể hiện qua bài ca dao 3.
B4: Kết luận, nhận định (GV): 
GV rút ra kết luận
àThể thơ lục bát thể hiện qua bài ca dao số 3:
Số dòng thơ: 4 dòng (2 dòng lục có sáu tiếng, 2 dòng bát có 8 tiếng)
Vần trong các dòng thơ: tiếng thứ 6 của câu lục hiệp với tiếng thứ 6 của câu bát: phu-cù, xanh-anh-canh)
Nhịp thơ: Dòng 1 nhịp 2/4, dòng 2 nhịp 4/4, dòng 3 nhịp 4/2, dòng 4 nhịp 4/4
GV nêu thêm một số câu thơ lục bát khác để học sinh nắm vững kiến thức
4.Bài ca dao 4:
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài ca dao, khái quát thành những vấn đề lớn của bài học như nội dung, hình thức của các bài ca dao, đặc điểm thơ lục bát.
B2: Thực hiện nhiệm vụ (GV & HS)
- Đọc các ca dao 
GV hướng dẫn HS đọc: hướng dẫn cách ngắt nhịp, diễn tả tình cảm tự hào của tác giả dân gian về vẻ đẹp quê hương.
GV đọc mẫu.
Gọi HS đọc văn bản.
Trong quá trình HS đọc văn bản, GV cần nhắc HS chú ý đến hệ thống câu hỏi được trình bày cùng với văn bản
- Tìm chi tiết (phát hiện chi tiết)..
Những hình ảnh “cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn” thể hiện đặc điểm gì của vùng Tháp Mười? 
Từ đó, cho biết tình cảm của tác giả đối với vùng đất 
này.
6. Những vẻ đẹp nào của quê hương được thể hiện xuyên suốt trong bốn bài ca dao trên là gì?
 Qua đó, tác giả dân gian thể hiện tình cảm gì với quê hương, đất nước? 
Dựa vào đâu, em nhận định như vậy?
àDựa vào những hình ảnh, từ ngữ, biện pháp nghệ thuật được các tác giả dân gian thể hiện qua từng bài ca dao.
B3: Báo cáo, thảo luận:
HS:Trình bày sản phẩm của nhóm mình. Theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
7. Điền vào bảng sau ít nhất một từ ngữ hoặc hình ảnh độc đáo của mỗi bài ca dao và giải thích vì sao em chọn từ ngữ, hình ảnh ấy.
GV chia nhóm thảo luận
Khái quát vẻ đẹp, cảnh vật, con người, truyền thống được thể hiện qua 4 bài ca dao.
HS nhận biết được tình cảm yêu thương, tự hào về quê hương, chỉ ra những hình ảnh, từ ngữ để chứng minh ý kiến của mình.
Bài ca dao
Từ ngữ, hình ảnh độc đáo
Giải thích
1
Phồn hoa thứ nhất Long Thành/ Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ.
Câu thơ gợi lên hình ảnh kinh thành Thăng Long đông đúc, nhộn nhịp, đường xá.
2
Sâu nhất là sông Bạch Đằng/ Ba lần giặc đến, ba lần giặc tan.
Thể hiện được vẻ đẹp và lòng tự hào về lịch sử quê hương.
3
Có đầm Thị Nại, có cù lao Xanh
Điệp từ “có” thể hiện lòng tự hào về những cảnh đẹp quê hương gắn liền với lịch sử.
4
tôm sẵn bắt, trời sẵn ăn
Hình ảnh thể hiện sự trù phú, giàu có của thiên nhiên ban tặng người dân Tháp Mười.
 Trong bốn bài ca dao trên, em thích nhất bài nào? Vì sao?
à GV cho HS tự do trình bày ý kiến của bản thân và phải giải thích được lí do thích bài nào.
HS có thể trả lời:
   Em thích nhất là bài ca dao số 1, bài thơ đã thể hiện được vẻ đẹp phồn hoa đô thị của phố phường Hà Nội xưa. Đó chính là niềm tự hào về mảnh đất kinh thành, nơi hội tụ tinh hoa của đất nước.
B4: Kết luận, nhận định (GV): 
- Nhận xét thái độ làm việc nhóm của HS
- Đánh giá sản phẩm nhóm của HS
- Chốt kiến thức.
I.Giới thiệu:
II.Tìm hiểu văn bản
1.Bài ca dao 1:
-13 câu đầu: Niềm tự hào về 36 phố phường của Hà Nội xưa
-5 câu tiếp theo: 
+Phồn hoa, phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ
àsự đông đúc,nhộn nhịp của phố phường Hà Nội
+Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ
àTình cảm lưu luyến khi phải xa Long Thành
2.Bài ca dao 2:
-Giới thiệu về một vẻ đẹp khác của quê hương: Vẻ đẹp về truyền thống giữ nước của dân tộc
-Hình thức: Lời hỏi-đáp của chàng trai và cô gái.
à Đó là vẻ đẹp về truyền thống giữ nước của dân tộc, tác giả dân gian đã giới thiệu địa danh lịch sử, gắn với những chiến công lịch sử oanh liệt của dân tộc (ba lần phá tan quân xâm lược trên sông Bạch Đằng, cuộc khởi nghĩa của Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn chiến thắng giặc Minh). 
=> Niềm tự hào và tình yêu với quê hương đất nước.
3.Bài ca dao 3:
- Gợi lên vẻ đẹp của vùng đất Bình Định: 
+ Vẻ đẹp thiên nhiên, của lịch sử đấu tranh anh hùng (chiến công của nghĩa quân Tây Sơn ở đầm Thị Nại),
+ Lòng chung thuỷ, sắt son của người phụ nữ (núi Vọng Phu), 
+ Những món ăn dân dã đặc trưng nơi đây.
- Phép điệp từ “có” trong câu lục bát “Bình Định có núi Vọng Phu/ Có đầm Thị Nại, có cù lao Xanh.”
à Nhấn mạnh những nét đẹp đặc trưng của Bình Định và thể hiện lòng tự hào của tác giả dân gian về mảnh đất quê hương.
4.Bài ca dao 4:
-“Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn” àNhững hình ảnh thể hiện sự trù phú về sản vật mà thiên nhiên đã hào phóng ban tặng 
=> Thể hiện niềm tự hào về sự giàu có của thiên nhiên vùng Đồng Tháp Mười.
III. Tổng kết:
Qua bốn bài ca dao, đã thể hiện được vẻ đẹp của quê hương qua vẻ đẹp thiên nhiên, con người, truyền thống lịch sử đấu tranh, văn hoá của vùng đất.
 => Qua đó tác giả thể hiện tình cảm, sự tự hào về quê hương, đất nước.
 HĐ 3. Luyện tập
a) Mục tiêu: 
- Vận dụng kiến thức của bài học vào việc đọc mở rộng theo thể loại.
- Nhận biết được thanh điệu, vần, nhịp trong thơ lục bát.
b) Nội dung: GV yêu cầu HS sưu tầm một số bài ca dao ca ngợi vẻ đẹp quê hương khác, HS trình bày cách gieo vần, nội dung bài ca dao em vừa tìm
c) Sản phẩm: một số bài ca dao ca ngợi vẻ đẹp quê hương khác học sinh sưu tầm
 d) Tổ chức thực hiện
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên yêu cầu sưu tầm, chuẩn bị ở nhà
B2: Thực hiện nhiệm vụ
GV hướng dẫn HS: lần lượt trình bày sản phẩm sưu tầm của mình
HS đọc thầm theo sự hướng dẫn của GV.
B3: Báo cáo, thảo luận: 
- GV yêu cầu HS đọc trước lớp.
- HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá bài sưu tầm của bạn.
B4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá bài sưu của HS bằng điểm số hoặc phần thưởng động viên.
 4. HĐ 4: Củng cố, mở rộng
a) Mục tiêu: Phát triển năng lực sử dụng CNTT trong học tập.
b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ.
c) Sản phẩm: Sản của HS sau khi đã được chỉnh sửa (nếu cần).
d) Tổ chức thực hiện
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao nhiệm vụ)
-GV yêu cầu HS viết đoạn văn ngắn trình bày cảm xúc của em về vẻ đẹp quê hương em.
- Nộp sản phẩm về hòm thư của GV.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
GV hướng dẫn HS xác nhiệm vụ và viết đoạn văn ngắn trình bày cảm xúc của em về vẻ đẹp quê hương em.
B3: Báo cáo, thảo luận
GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm.
HS nộp sản phẩm cho GV qua hệ thống CNTT mà GV hướng dẫn.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét ý thức làm bài của HS (HS nộp bài không đúng qui định (nếu có).
- Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho giờ sau.
Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
ĐỌC VĂN BẢN VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
I. Đọc văn bản
Văn bản (2)
VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG TA
 – NGUYỄN ĐÌNH THI – 
 1. MỤC TIÊU
1.1 Về kiến thức: 
- Những nét tiêu biểu về nhà thơ Nguyễn Đình Thi.
- Vẻ đẹp cảnh sắc thiên nhiên và vẻ đẹp của con người Việt Nam 
- Đặc điểm của thơ lục bát được thể hiện trong văn bản “Việt Nam quê hương ta”.
1.2 Về năng lực: 
- Nhận biết được các đặc điểm của thể thơ lục bát: số tiếng, số dòng, thanh điệu, vần, nhịp của thơ lục bát.
- Phân tích được những nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ.
- Rút ra bài học về tình yêu quê hương, đất nước, con người.
1.3 Về phẩm chất: 
- Tình yêu quê hương, lòng tự hào dân tộc, ý chí bảo vệ Tổ quốc .
2. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK, SGV. 
- Máy tính.
- Tranh ảnh về nhà thơ Nguyễn Đình Thi và bài thơ “Việt Nam quê hương ta”.
- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.
- Phiếu học tập.
+ Phiếu số 1:
 Tiếng 
Dòng
1
2
3
4
5
6
7
8
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
 + Phiếu số 2
Xác định
Tác dụng
Những hình ảnh tiêu biểu
Màu sắc
Biện pháp tu từ
+ Phiếu học tập số 3
Vẻ đẹp của con người Việt Nam
Từ ngữ, hình ảnh thể hiện
Biện pháp nghệ thuật
Vẻ đẹp thứ nhất
Vẻ đẹp thứ hai
Vẻ đẹp thứ ba
Vẻ đẹp thứ tư
+ Phiếu học tập số 4
Làm việc nhóm
Hãy chỉ ra một số từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm của tác giả đối với quê hương, đất nước.
Từ ngữ, hình ảnh
Tình cảm của tác giả
 3. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HĐ 1: Xác định vấn đề
Mục tiêu: HS kết nối kiến thức trong cuộc sống vào nội dung của bài học.
Nội dung: GV hỏi, HS trả lời.
Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
Tổ chức thực hiện: 
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
? Nếu chọn một hình ảnh làm biểu tượng cho Việt Nam, em sẽ chọn hình ảnh nào?
B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ cá nhân
B3: Báo cáo, thảo luận: HS trả lời câu hỏi của GV 
Em sẽ chọn cảnh đẹp Hồ Gươm. Vì hình ảnh Hồ Gươm nằm giữa thủ đô Hà Nội với làn nước xanh biếc, gắn với câu chuyện kể về truyền thuyết đầy ý nghĩa  lịch sử.
Hoặc: em chọn hình ảnh vịnh Hạ Long vì đây là vùng biển tuyệt đẹp, được UNESCO hai lần công nhận là di sản thiên nhiên của thế giới.
B4: Kết luận, nhận định (GV): 
Nhận xét câu trả lời của HS. 
GV cho HS quan sát video “Hãy đến với con người Việt Nam” (sáng tác: Xuân Nghĩa)
? Cho biết nội dung của bài hát? Bài hát gợi cho em cảm xúc gì?
GV dẫn vào bài mới.
2. HĐ 2: Hình thành kiến thức mới
2.1 Đọc – hiểu văn bản
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
a) Mục tiêu: Giúp HS nêu được những nét chính về nhà thơ Nguyễn Đình Thi và bài thơ “Việt Nam quê hương ta”.
b) Nội dung: 
- GV hướng dẫn HS đọc văn bản và đặt câu hỏi.
- Hs đọc, quan sát SGK và tìm thông tin để trả lời câu hỏi của GV.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện
HĐ của thầy và trò
Sản phẩm dự kiến
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Yêu cầu HS đọc SGK và trả lời câu hỏi
? Nêu những hiểu biết của em về nhà thơ Nguyễn Đình Thi?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
GV hướng dẫn HS đọc và tìm thông tin.
HS quan sát SGK.
B3: Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu HS trả lời.
HS trả lời câu hỏi của GV.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
Nhận xét câu trả lời của HS và và chốt kiến thức lên màn hình.
- Nguyễn Đình Thi (1924 – 2003)
- Sinh ở Luông- phơ- ra- bang (Lào).
- Quê gốc: Hà Nội
- Ông là nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, sáng tác kịch, âm nhạc.
- Chủ đề quan trọng của ông là ca ngợi quê hương.
2. Tác phẩm
a) Mục tiêu: Giúp HS
- Đọc và tìm hiểu chú thích
- Biết được PTBĐ chính của bài thơ
- Nhận diện được thể thơ.
b) Nội dung: GV hỏi, HS trả lời
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện
HĐ của thầy và trò
Sản phẩm dự kiến
a) Đọc và tìm hiểu chú thích
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Hướng dẫn cách đọc & yêu cầu HS đọc.
- Chia nhóm lớp, giao nhiệm vụ:
1. Tám dòng thơ này giúp em hình dung gì về phong cảnh và con người Việt Nam?
2. Những dòng thơ này gợi cho em nghĩ đến đặc điểm nào của truyền thống dân tộc?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: 
- Đọc văn bản
- Làm việc cá nhân 2’, nhóm 5’
+ 2 phút đầu, HS ghi kết quả làm việc ra phiếu cá nhân.
+ 5 phút tiếp theo, HS làm việc nhóm, thảo luận và ghi kết quả vào ô giữa của phiếu học tập, dán phiếu cá nhân ở vị trí có tên mình.
GV:
- Chỉnh cách đọc cho HS (nếu cần).
- Theo dõi, hỗ trợ HS trong hoạt động nhóm.
B3: Báo cáo, thảo luận
HS: Trình bày sản phẩm của nhóm mình. Theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
GV: 
- Nhận xét cách đọc của HS.
- Hướng dẫn HS trình bày bằng cách nhắc lại từng câu hỏi
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS.
- Chốt kiến thức và chuyển dẫn vào mục sau .
1. Tám dòng thơ này đã gợi cho em hình dung đến phong cảnh đất nước hữu tình có những cánh đồng lúa trải dài thẳng cánh cò bay, những dãy núi bồng bềnh trong mây.
Đất nước Việt Nam còn có những những người dân bao đời nay cần cù, chịu khó, vất vả một nắng hai sương trên đồng ruộng, Họ cũng chịu nhiều thương đau, trải qua bao cuộc chiến tranh ác liệt và những mất mát hi sinh.
2. Những câu thơ này gợi cho em nghĩ đến truyền thống anh hùng, anh dũng trong đấu tranh của nhân dân. Những người dân lành khi kẻ thù xâm lăng, họ sẵn sàng vùng lên chiến đấu để bảo vệ đất nước.
b) Tìm hiểu chung
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
GV hỏi, HS trả lời
Xác định và chỉ ra PTBĐ chính và thể thơ trong bài thơ?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
GV hướng dẫn HS hoàn thành nhiệm vụ.
B3: Báo cáo, thảo luận
GV:
- Yêu cầu HS trả lời.
- Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).
HS:
- Trả lời câu hỏi
- Nhận xét và bổ sung cho bạn (nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét thái độ học tập và kết quả của HS.
- Chốt kiến thức lên màn hình.
- Chuyển dẫn sang nhiệm vụ tiếp theo.
Trò chơi “ Em tập làm thủ môn”
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Hướng dẫn HS cách tham gia trò chơi.
- Chia lớp ra làm 6 nhóm:
- Yêu cầu các em ở mỗi nhóm đánh số 1,2,3,4,5,6.
- Trò chơi có 6 vòng tương ứng 6 câu hỏi nhắc lại kiến thức bài cũ. Một câu hỏi sẽ có 4 đáp án. Khi giáo viên đọc câu hỏi xong, nhạc sẽ vang lên để tính giờ (15giây). Khi nhạc kết thúc, mỗi nhóm sẽ giơ lên đáp án của nhóm mình. Nếu đội nào có đáp án đúng sẽ được nhận 1 quả bóng. Kết thúc trò chơi nhóm nào có số bóng nhiều nhất sẽ giành chiến thắng.
- Hệ thống câu hỏi:
Cặp câu thơ lục bát mỗi dòng có mấy tiếng?
Tiếng bằng là tiếng có dấu thanh gì?
Tiếng trắc là tiếng có dấu thanh gì?
Ý kiến nào sau đây đúng với thể thơ lục bát?
Luật bằng trắc trong thơ lục bát?
Cách ngắt nhịp trong thơ lục bát?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: 
- Đọc câu hỏi
- Hội ý cùng nhóm để đưa ra câu trả lời.
B3: Báo cáo, thảo luận
HS: Trình bày đáp án của nhóm mình. 
GV: 
- Nhận xét đáp án của các nhóm.
- Nhắc lại kiến thức để HS khắc ghi thêm kiến thức bài học.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS.
- Chốt kiến thức và chuyển dẫn vào mục sau .
a) Đọc và tìm hiểu chú thích
- HS đọc đúng.
b) Tìm hiểu chung
- PTBĐ chính: Biểu cảm.
- Thể thơ: Lục bát.
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT
Cách gieo vần, ngắt nhịp ở 4 câu thơ đầu 
a) Mục tiêu: Giúp HS
- Tìm được những cách gieo vần và ngắt nhịp của bốn dòng thơ đầu.
- Đánh giá chung về thể thơ lục bát.
b) Nội dung: 
- GV sử dụng KT mảnh ghép cho HS thảo luận.
- HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm để hoàn thiện nhiệm vụ.
- HS trình bày sản phẩm, theo dõi, nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
c) Sản phẩm: Phiếu học tập của HS đã hoàn thành, câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện
HĐ của thầy và trò
Sản phẩm dự kiến
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Chia lớp ra làm 6 nhóm:
- Yêu cầu các em ở mỗi nhóm đánh số 1,2,3,4,5,6 
- Phát phiếu học tập số 1 & giao nhiệm vụ:
Em hãy chỉ ra cách gieo vần và ngắt nhịp của bốn dòng thơ đầu bằng cách điền vào mô hình trong phiếu học tập số 1.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: 
- Làm việc cá nhân 2 phút, ghi kết quả ra phiếu cá nhân.
- Thảo luận nhóm 3 phút và ghi kết quả ra phiếu học tập nhóm (phần việc của nhóm mình làm).
GV hướng dẫn HS thảo luận (nếu cần).
B3: Báo cáo, thảo luận
GV:
- Yêu cầu đại diện của một nhóm lên trình bày.
- Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần).
HS:
 - Đại diện 1 nhóm lên bày sản phẩm.
- Các nhóm khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng nhóm, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế trong HĐ nhóm của HS.
- Chốt kiến thức & chuyển dẫn sang mục 2
Cách gieo vần: ơi-trời; hơn-rờn-sơn
Cách ngắt nhịp: 
+ Câu 1 và câu 3: 2/2/2
+ Câu 2 và câu 4: 4/4
Lưu ý: Để nhấn mạnh ý, đôi khi câu thơ sẽ ngắt nhịp lẻ.
Vẻ đẹp thiên nhiên và con người Việt Nam
a) Mục tiêu: Giúp HS
- Tìm được chi tiết miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước Việt Nam. 
- Tìm được chi tiết miêu tả vẻ đẹp con người Việt Nam.
- Rút ra bài học cho bản thân từ nội dung bài học.
b) Nội dung: 
- GV sử dụng KT đặt câu hỏi, tổ chức hoạt động nhóm cho HS.
- HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm, trình bày sản phẩm, quan sát và bổ sung (nếu cần)
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS và phiếu học tập của HS đã hoàn thành.
d) Tổ chức thực hiện
HĐ của thầy và trò
Sản phẩm dự kiến
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Chia nhóm.
- Phát phiếu học tập số 2 & giao nhiệm vụ:
Xác định
Tác dụng
Những hình ảnh tiêu biểu
Màu sắc
Biện pháp nghệ thuật
1. Tìm những từ ngữ thể hiện hình ảnh, màu sắc mà tác giả sử dụng để miêu tả cảnh sắc quê hương ?
2. Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì khi tái hiện hình ảnh của cảnh sắc quê hương? 
3. Em có nhận xét gì về cảnh sắc quê hương? 
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: 
- Làm việc cá nhân 2’ (đọc SGK, tìm chi tiết)
- Làm việc nhóm 3’ (trao đổi, chia sẻ và đi đến thống nhất để hoàn thành phiếu học tập).
GV: Dự kiến KK: câu hỏi số 2
- Tháo gỡ KK ở câu hỏi (2) bằng cách đặt câu hỏi phụ (Tác giả đã sử dụng biện pháp ẩn dụ “biển lúa” nhằm tác dụng gì?).
B3: Báo cáo, thảo luận
GV:
- Yêu cầu HS trình bày.
- Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần).
HS
- Đại diện 1 nhóm lên trình bày sản phẩm.
- Các nhóm khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét về thái độ làm việc và sản phẩm của các nhóm.
- Chốt kiến thức lên màn hình, chuyển dẫn sang mục sau.
Vẻ đẹp thiên nhiên
- Hình ảnh: 
+ "biển lúa" 
+ "cánh cò".
+ "mây mờ".
+ "núi Trường Sơn".
+ "hoa thơm quả ngọt".
-> Gần gũi
- Màu sắc: 
+ Màu xanh của lúa, núi non, nền trời.
+ Màu trắng cánh cò, mây.
+ Màu của hoa thơm quả ngọt.
-> Tưoi sáng, rực rỡ
- Biện pháp nghệ thuật: 
+ Ẩn dụ: Biển lúa
+ So sánh: Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
 Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, yên bình, mênh mông, khoáng đạt. Nền cảnh đặc trưng của Việt Nam.
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Phát phiếu học tập số 3 & đặt câu hỏi:
Vẻ đẹp con người VN
Từ ngữ, hình ảnh 
BPNT
Vẻ đẹp 1
Vẻ đẹp 2
Vẻ đẹp 3
Vẻ đẹp 4
1. Tìm và nêu tác dụng của hình ảnh, từ ngữ đặc sắc được dùng để khắc hoạ vẻ đẹp của con người Việt Nam trong đoạn thơ còn lại.
2. Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì khi tái hiện hình ảnh của con người Việt Nam? 
3. Em có nhận xét gì về con người Việt Nam? 
B2: Thực hiện nhiệm vụ
GV hướng dẫn HS tìm chi tiết trong bài thơ.
HS:
- Đọc SGK và tìm chi tiết thể hiện vẻ đẹp của con người Việt Nam để hoàn thiện phiếu học tập.
- Suy nghĩ cá nhân.
B3: Báo cáo, thảo luận
GV: Yêu cầu hs trả lời và hướng dẫn (nếu cần).
HS :
- Trả lời câu hỏi của GV.
- Theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung (nếu cần) cho câu trả lời của bạn.
B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét câu trả lời của HS và chốt kiến thức, kết nối với mục sau.
Vẻ đẹp con người Việt Nam
- Chịu thương chịu khó:
+ “Mặt người vất vả in sâu”
+ "chịu nhiều thương đau".
+ "áo nâu nhuộm bùn." → Chăm chỉ, chân chất. → Màu sắc quen thuộc người nông dân Việt Nam.
+ "nuôi những anh hùng".
→ Chăm chỉ phục vụ chiến đấu và cuộc sống.
- Bất khuất anh hùng:
+ "Chìm trong máu lửa vùng đứng lên". → Biện pháp nói quá. → Không khuất phục trước khó khăn. 
+ "Đạp quân thù xuống đất đen". → Căm thù quân giặc.
- Hiền lành, ân tình, thủy chung:
+ Hiền lành: "hiền như xưa" → Người dân Việt Nam luôn hiền lành, chỉ khi đấu tranh mới kiên cường, bất khuất. 
+ Yêu nước → Đấu tranh vì dân tộc, đuổi quân xâm lược.
+ Chung thủy: "Yêu ai yêu trọn tấm tình thủy chung.".
- Tài năng:
+ "Trăm nghề trăm vùng".
+

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_6_bo_chan_troi_sang_tao_bai_3_ve_dep_que.docx