Giáo án môn Vật lý lớp 12 - Tuần 1 - Tiết 1, 2: Chương: Dao động và sóng điện từ

docx 8 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 960Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lý lớp 12 - Tuần 1 - Tiết 1, 2: Chương: Dao động và sóng điện từ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án môn Vật lý lớp 12 - Tuần 1 - Tiết 1, 2: Chương: Dao động và sóng điện từ
Tuần 1.Tiết 1,2Ngày soạn: 04-4-2016. Ngày dạy: 12-4-2016
Chương: DAO ĐỘNG VÀ SÓNG ĐIỆN TỪ.
I. Mục tiêu
	1) Kiến thức:
	- Biết được cấu tạo của mạch LC và hiểu được khái niệm dao động điện từ.
- Các công thức về dao động từ riêng của mạch LC (các biểu thức phụ thuộc thời gian phụ thuộc thời gian của điện tích, cường độ dòng điện, hiệu điện thế)
- Hiểu nguyên nhân tắt dần dao động điện từ và nguyên tắc duy trì dao động.
- Hiểu được sự tương tự của dao động điện và dao động cơ.
- Hiểu được mối liên hệ giữa từ trường biến thiên và điện trường xoáy: từ trường biến thiên làm xuất hiện điện trường xoáy. Phân biệt điện trường xoáy và trường tĩnh điện của điện tích.
- Hiểu được mối liên hệ giữa điện trường biến thiên và từ trường: điện trường biến thiên theo thời gian làm xuất hiện từ trường.
- Hiểu được khái niệm điện từ trường, sự tồn tại không thể tách rời của điện trường và từ trường.
- Hiểu được sự lan truyền của tương tác điện từ và sự hình thành sóng điện từ, quan hệ của sóng điện từ và điện từ trường.
- Nắm được sự giống nhau và khác nhau của sóng điện từ và sóng cơ.
- Biết sơ lược về vai trò của hai nhà khoa học Macxoen và Hec trong việc nghiên cứu điện từ trường và sóng điện từ.
- Hiểu được vai trò của mạch dao động LC hở trong việc thu và phát sóng điện từ.
- Hiểu được nguyên tắc truyền thông bằng sóng điện từ, vai trò của sóng cao tần, quá trình biến điệu, chọn sóng, tách sóng.
- Hiểu được sơ đồ khối của hệ thống phát và thu thanh dùng sóng điện từ, sự lan truyền sóng của sóng điện từ quanh Trái đất.
2) Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng giải thích hiện tượng, dự đoán có căn cứ.
- Giải thích được những hiện tượng vật lí về điện từ trường.
- Rèn luyện kĩ năng thiết kế phương án thí nghiệm, kĩ năng quan sát và rút ra kết luận.
- Giải thích được những hiện tượng vật lí về sóng điện từ.
- Giải thích được những ảnh hưởng của sóng điện từ đến sự sống của động, thực vật và con người. Các nguồn bức xạ điện từ trường quá mức cho phép.
- Giải thích được những hiện tượng vật lí về truyền thông bằng sóng điện từ.
3. Thái độ: Có hứng thú học vật lý, có ý thức vận dụng những hiểu biết vật lý vào đời sống
II. Chuẩn bị:
GV:	 Chuẩn bị tóm tắt lý thuyết của chương câu hỏi trắc nghiệm
HS:	- Ôn tập các kiến thức cơ bản về dao động cơ, dao động tắt dần, dao động duy trì.
	- Ôn tập kiến thức của chương trình 11: Định luật Ôm cho các loại mạch điện, các công thức về tụ điện và cuộn cảm, năng lượng tụ điện tích điện, năng lượng cuộn cảm có dòng điện.
III. Tổ chức các hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy trò
Nội dung cần truyền đạt
Gv: tóm tắt lý thuyết của chương dao động và sóng điện từ
Hs: tiếp thu kiến thức giáo viên truyền đạt về mạch dao động, điện từ trường, sóng điện từ
Gv: tóm tắt các công thức về mạch dao động, sóng điện từ
Hs: ghi lại các công thức để giải bài tập
Gv: đưa ra từng dạng bài tập cho học sinh từ dễ đến khó, lưu ý các bài tập học sinh thường bị nhầm lẫn, dễ sai.
Hs:tiếp thu từng dạng bài tập, làm bài tập áp dụng sau mỗi dạng
Gv: sửa sai cho học sinh từng bài tập
Lý thuyết của chương và công thức (có tài liệu đính kèm).
Các dạng bài tập và câu hỏi trắc nghiệm (có tài liệu đính kèm)
Củng cố dặn dò giao nhệm vụ về nhà
Học lý thuyết và các công thức mạch dao động, các dạng bài tập
Giải các câu hỏi trắc nghiệm sau:
Mạch dao động điện từ gồm tụ điện C = 16 nF và cuộn cảm L = 25 mH. Tần số góc dao động của mạch
A. 200 HZ.	B. 200 rad/s.	C. 5.10-5HZ .	D. 5.104 rad/s.
Một mạch dao động điện từ gồm tụ điện và cuộn thuần cảm . Chu kỳ dao động điện từ của mạch là
A. .	 B. .	 C. . D. .
Mạch dao động LC có điện tích trong mạch biến thiên theo phương trình . Tần số dao động của mạch là 
A. 	B. 	 C. 	D. 
Mạch dao động LC gồm cuộn cảm có độ tự cảm L = 2 mH và tụ điện có điện dung 
 C = 2 pF. Tần số dao động của mạch là
 A. f = 2,5 HZ . B. f = 2,5 MHZ.	 C. f = 1 HZ.	 D. f = 1 MHZ.
Một mạch dao động điện từ tự do gồm tụ điện có điện dung và cuộn dây cảm thuần có độ tự cảm . Tần số dao động điện từ tự do của mạch là
A. 	B. `	C. 	D. 
Trong mạch dao động LC, điện trở thuần của mạch không đáng kể, đang có một dao động điện từ tự do . Điện tích cực đại của tụ điện là và dòng điện cực đại qua cuộn dây là 10A. Tần số dao động riêng của mạch
A. 1,6 MHZ. 	B. 16 MHZ .	C. 16 kHZ .	 D. 1,6 kHZ .
Một máy phát sóng phát ra sóng cực ngắn có bước sóng , vận tốc ánh sáng trong chân không bằng . Sóng cực ngắn đó có tần số bằng
A. 	B. 	C. 	D. 
Mạch chọn sóng của một máy thu vô tuyến điện gồm một cuộn thuần cảm có độ tự cảm và một tụ điện có điện dung C = 4,8 pF. Mạch này có thể thu được sóng điện từ có bước sóng là
A. 22,6 m. 	B. 2,26 m. 	 C. 226 m. 	D. 2260 m. 
Mạch chọn sóng của máy thu vô tuyến điện gồm tụ điện C = 1 nF và cuộn cảm . Lấy . Bước sóng điện từ mà mạch thu được là
A. 300 m.	B. 600 m.	C. 300 km.	D. 1000 m.
Mạch dao động gồm tụ điện C và cuộn cảm . Tần số dao động riêng của mạch là f = 10 MHZ . Cho . Điện dung của tụ là
A. 1 nF. 	B. 0,5 nF. 	 C. 2 nF. 	D. 4 nF. 
Mạch dao động bắt tín hiệu của một máy thu vô tuyến điện gồm cuộn cảm điện trở không đáng kể và một tụ điện điều chỉnh được. Để bắt được sóng vô tuyến có bước sóng 120 m thì điện dung của tụ điện có giá trị nào sau đây?
A. .	B. 100 pF.	 C.135 nF.	D. 135 pF.
Một mạch dao động điện từ LC gồm cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L không đổi và tụ điện có điện dung C thay đổi được. Biết điện trở của dây dẫn là không đáng kể và trong mạch có dao động điện từ riêng. Khi điện dung có giá trị C1 thì tần số dao động riêng của mạch là f1. Khi điện dung có giá trị C2 = 4C1 thì tần số dao động điện từ riêng của mạch là
A. .	B. .	C. .	D. .
Chu kỳ dao động điện từ tự do trong mạch dao động LC được xác định bởi
A. 	B. 	C. 	D. 
Một mạch dao động LC có điện trở thuần bằng không. Khi trong mạch có dao động điện từ tự do với biểu thức điện tích trên bản tụ điện là thì giá trị cực đại của cường độ dòng điện trong mạch là
A. 	B. 	C. 	D.
Trong mạch dao động điện từ LC, nếu điện tích cực đại trên tụ điện là Qo và cường độ dòng điện cực đại trong mạch là Io thì chu kỳ dao động điện từ trong mạch là
A. .	B. .	C. 	.	D. .
Biểu thức nào sau đây không phải là biểu thức tính năng lượng điện từ trong mạch dao động?
A. 	B. 	C. 	D. 
Trong mạch dao động LC gồm tụ điện có điện dung C và cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L đang có dao động điện từ tự do với hiệu điện thế cực đại giữa hai bản của tụ điện là . Dòng điện trong mạch có giá trị cực đại là
A. 	B. 	C. 	D. 
Sự biến thiên của dòng điện i trong một mạch dao động lệch pha như thế nào so với sự biến thiên của điện tích q của một bản tụ điện?
i cùng pha với q B. i ngược pha với q 
C. i sớm pha so với q D. i trễ pha so với q
Mạch dao động điện từ điều hòa LC có chu kỳ
A. phụ thuộc vào cả L và C.	 B. phụ thuộc vào C, không phụ thuộc vào L.
C. Phụ thuộc vào L, không phụ thuộc vào C. D. không phụ thuộc vào L và C.
Mạch dao động điện từ điều hòa gồm cuộn cảm L và tụ điện C. Khi tăng độ tự cảm của cuộn cảm lên 2 lần và giảm điện dung của tụ điện đi 2 lần thì tần số dao động của mạch
A. tăng 4 lần.	B. tăng 2 lần.	C. giảm 2 lần. D. không đổi.
Một mạch dao động LC có điện trở thuần không đáng kể, gồm một cuộn dây có hệ số tự cảm L và một tụ điện có điện dung C. Trong mạch có dao động điện từ tự do với giá trị cực đại của hiệu điện thế ở hai bản tụ điện bằng . Giá trị cực đại của cường độ dòng điện trong mạch được tính bằng biểu thức
A. 	B. 	 C. 	 D. 
Sóng điện từ
A. lan truyền trong mọi môi trường rắn, lỏng, khí với vận tốc .	
B. là sóng dọc.
C. không truyền được trong chân không.	
D. là sóng ngang.
Khi nói về sóng điện từ, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Sóng điện từ bị phản xạ khi gặp mặt phân cách giữa hai môi trường.
B. Sóng điện từ chỉ truyền được trong môi trường vật chất đàn hồi.
C. Sóng điện từ là sóng ngang.
D. Sóng điện từ lan truyền trong chân không với vận tốc 
Sóng điện từ và sóng cơ không có chung tính chất nào dưới đây?
A. Truyền được trong chân không.	B. Mang năng lượng.
C. Khúc xa.	D. Phản xạ.
Khi nói về sóng điện từ, phát biểu nào dưới đây là sai?
A. Sóng điện từ bị phản xạ khi gặp mặt phân cách giữa hai môi trường.
B. Trong chân không, sóng điện từ lan truyền với vận tốc bằng vận tốc ánh sáng.
C. Trong quá trình truyền sóng điện từ, vectơ cường độ điện trường và vectơ cảm ứng từ luôn cùng phương.
D. Sóng điện từ truyền được trong môi trường vật chất và trong chân không.
Giáo viên 
Trương Thanh Chí Dũng
Duyệt của BHG 	 Duyệt của P. TP
 Lê Thị Thu Hiền
Tuần 1.Tiết 3,4Ngày soạn: 04-4-2016. Ngày dạy: 15-4-2016
Chương. SÓNG ÁNH SÁNG
I.MỤC TIÊU
1. KIẾN THỨC
	- Hiểu và giải thích được sự tán sắc ánh sáng.
	- Hiểu hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng.
- Hiểu hiện tượng giao thoa ánh sáng và điều kiện về sự giao thoa ánh sáng. Thiết lập công thức tính khoảng vân và giải được các bài toán về giao thoa ánh sáng.
- Phân biệt được quang phổ liên tục và quang phổ vạch.
- Biết bản chất, tính chất tia tử ngoại, tia hồng ngoại, tia X.
- Hiểu thang sóng điện từ và thuyết điện từ ánh sáng.
 - Kĩ năng: Nắm chắc và vận dụng tốt các công thức xác định vị trí vân sáng, vân tối; khoảng vân trong việc giải bài toán giao thoa ánh sáng.
2. CHUẨN BỊ:
- GV: Chuẩn bị tóm tắt lý thuyết của chương câu hỏi trắc nghiệm
- HS: Ôn tập kiến thức về sáng cơ học; giao thoa sóng cơ học; sự khúc xạ ánh sáng đơn sắc qua lăng kính; chiết suất của môi trường trong suốt.
3. KIỂM TRA:
	Dự kiến 1 bài kiểm tra 15’cuối chương.
Nội dung: Bài tập về khoảng vân; vị trí vân; khoảng cách giữa hai vân; đo bước sóng ánh sáng thí nghiệm; số vân trong vùng giao thoa.
II. Tổ chức các hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy trò
Nội dung cần truyền đạt
Gv: Kiểm tra việc làm bài tập ở nhà của học sinh, trả bài lý thuyết và công thức chương dao động và sóng điện từ.
Gv: Tóm tắt lý thuyết của chương sóng ánh sáng
Hs: tiếp thu kiến thức giáo viên truyền đạt về tán sắc ánh sáng, giao thoa ánh sáng, nhiễu xạ ánh sáng, các loại quang phổ, tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia X
Gv: tóm tắt các công thức về giao thoa ánh sáng từ đơn giản đến phức tạp
Hs: ghi lại các công thức để giải bài tập
Gv: đưa ra từng dạng bài tập cho học sinh từ dễ đến khó, lưu ý các bài tập học sinh thường bị nhầm lẫn, dễ sai.
Hs:tiếp thu từng dạng bài tập, làm bài tập áp dụng sau mỗi dạng
Gv: sửa sai cho học sinh từng bài tập
Lý thuyết của chương và công thức (có tài liệu đính kèm).
Các dạng bài tập và câu hỏi trắc nghiệm (có tài liệu đính kèm)
 Củng cố dặn dò giao nhệm vụ về nhà
Học lý thuyết và các công thức giao thoa ánh sáng, các dạng bài tập
Giải các câu hỏi trắc nghiệm sau:
Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng. Khoảng cách giữa 9 vân sáng liên tiếp đo được 8 mm. Vân tối thứ 6 kể từ vân trung tâm cách vân trung tâm
A. 6 mm.	B. 6,5 mm.	 C. 5 mm.	D. 5,5 mm.
Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe Y-âng là 2 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 2 m, ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,64 μm. Vân sáng bậc 3 tính từ vân sáng trung tâm cách vân trung tâm một khoảng bằng
A. 1,20 mm.	B. 1,66 mm.	 C. 1,92 mm.	D. 6,48 mm.
Trong thí nghiệm Y-âng về hiện tượng giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe a = 0,5 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát D = 2 m. Hai khe được chiếu bằng ánh sáng có bước sóng . Trên màn quan sát thu được hình ảnh giao thoa. Vị trí của vân sáng bậc 2 cách vân trung tâm là
A. 1,2 mm.	B. 4,8 mm.	 C. 9,6 mm.	D. 2,4 mm.
Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, hai khe đựơc chiếu bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng l= 0,6 mm, khoảng cách hai khe a = 0,5 mm, khoảng cách D = 2m . Trên màn quan sát thu được hình ảnh giao thoa. Vị trí vân sáng thứ 4 cách vân sáng trung tâm là:
	A 1,2mm B 4,8mm C 9,6mm D 2,4mm 
 Khoảng cách từ vân sáng bậc 3 đến vân sáng bậc 7 là: 
	A x = 5i B x = 7i C x = 6i D x = 4i
Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng dùng hai khe Y-âng, bề rộng hai khe cách nhau 0,35 mm, từ hai khe đến màn là 1,5 m và ánh sáng dùng trong thí nghiệm có bước sóng . Khoảng cách giữa hai vân sáng liên tiếp bằng
A. 1,5 mm.	 B. 2 mm.	 C. 3 mm.	 D. 4 mm.
Trong thí nghiệm về giao thoa ánh sáng của Y-âng, khoảng cách giữa hai khe a = 1 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát D = 2 m. Hai khe được chiếu bằng bức xạ có bước sóng λ = 0,5 μm. Trên màn thu được hình ảnh giao thoa có khoảng vân i bằng
A. 0,1 mm.	B. 2,5 mm.	C. .	 D. 1,0 mm.
Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là 1 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2 m. Hai khe được chiếu bằng bức xạ có bước sóng 0,75 μm. Trên màn thu được hệ vân giao thoa có khoảng vân bằng
A. 0,75 mm.	B. 2,00 mm.	C. 1,50 mm.	D. 3,0 mm.
Trong một thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe Y-âng cách nhau 2 mm, hình ảnh giao thoa được hứng trên màn ảnh cách hai khe 1 m. Sử dụng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ, khoảng vân đo được là 0,2 mm. Bước sóng của ánh sáng đó là
A. .	B. .	 C. .	D. .
Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe Y-âng là 2 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 2 m. Vân sáng thứ 3 tính từ vân sáng trung tâm nằm cách vân sáng trung tâm 1,8 mm. Bước sóng đơn sắc dùng trong thí nghiệm là
A. 0,4 .	B. 0,55.	 C. 0,5.	D. 0,6.
Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng với ánh sáng đơn sắc. Biết khoảng cách giữa hai khe hẹp là 1,2 mm và khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 0,9 m. Quan sát được hệ vân giao thoa trên màn với khoảng cách giữa 9 vân sáng liên tiếp là 3,6 mm. Bước sóng của ánh sáng dùng trong thí nghiệm là
A. .	 B. .	 C. .	 D. .
Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa của ánh sáng đơn sắc, hai khe hẹp cách nhau 1 mm, mặt phẳng chứa hai khe cách màn quan sát 1,5 m. Khoảng cách giữa 5 vân sáng liên tiếp là 3,6 mm. Bước sóng của ánh sáng dùng trong thí nghiệm này bằng
A. 0,40 .	B. 0,76.	 C. 0,48.	D. 0,60.
Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng của Y-âng, khoảng cách giữa hai khe là 1 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2 m. Chiếu sáng hai khe bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ. Trên màn quan sát thu được hình ảnh giao thoa có khoảng vân i = 1,2 mm. Giá trị của λ bằng
A. 0,60 μm.	B. 0,45 μm.	 C. 0,75 μm.	D. 0,65 μm.
Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là 0,5 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn giao thoa là 2 m. Bước sóng của ánh sáng đơn sắc dùng trong thí nghiệm là . Tại điểm M cách vân trung tâm 5,6 mm có
A. Vân tối thứ 3. B. Vân sáng bậc 3.	 C. Vân tối thứ 4. 	 D. Vân sáng bậc 4.
Hai khe Y-âng cách nhau 3 mm được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng . Các vân giao thoa được hứng trên màn cách hai khe 2 m. Tại điểm M cách vân trung tâm 1,2 mm có
A. vân sáng bậc 2.	 B. vân sáng bậc 3.	 C. vân tối thứ 2. 	D. vân tối thứ 3.
Hai khe Y-âng cách nhau 3 mm được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng . Các vân giao thoa được hứng trên màn cách hai khe 2 m. Tại điểm N cách vân trung tâm 1,8 mm có
A. Vân sáng bậc 3. B. vân sáng bậc 4.	 C. vân tối thứ 5.	 D. vân tối thứ 4.
Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe hẹp cách nhau một khoảng a = 0,5 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là D = 1,5 m. Hai khe được chiếu bằng bức xạ có bước sóng λ = 0,6 μm. Trên màn thu được hình ảnh giao thoa. Tại điểm M trên màn cách vân sáng trung tâm một khoảng 5,4 mm có vân sáng bậc
 A. 4.	B. 6.	 C. 2.	D. 3.
Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe Y-âng là 2 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 2 m. Bước sóng đơn sắc dùng trong thí nghiệm là 500 nm. Khoảng cách từ vân sáng bậc 1 đến vân sáng bậc 10 là
A. 4,5 mm.	B. 5,5 mm.	C. 4,0 mm.	D. 5,0 mm.
Trong một thí nghiệm giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe Y-âng là 1 mm, khoảng cách từ màn chứa hai khe đến màn quan sát là 1 m. Hai khe được chiếu bởi ánh sáng đỏ có bước sóng . Khoảng cách giữa vân sáng thứ ba đến vân sáng thứ chín ở cùng một bên đối với vân sáng trung tâm là
A. 2,8 mm.	B. 3,6 mm.	 C. 4,5 mm.	D. 5,2 mm
Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe a = 0,3 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát D = 2 m. Hai khe được chiếu bằng ánh sáng trắng. Khoảng cách từ vân sáng bậc 1 màu đỏ đến vân sáng bậc 1 màu tím cùng một phía của vân trung tâm là
A. 2,7 mm. 	B. 1,5 mm. 	C. 1,8 mm. 	D. 2,4 mm. 
Một dải sóng điện từ trong chân không có tần số từ đến . Biết vận tốc ánh sáng trong chân không . Dải sóng trên thuộc vùng nào trong thang sóng điện từ?
A. Vùng ánh sáng nhìn thấy.	C. vùng tia tử ngoại.
C. Vùng tia Rơnghen.	D. Vùng tia hồng ngoại.
Các sóng điện từ được sắp xếp theo chiều tăng của bước sóng là
A. sóng vô tuyến, tia hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tia tử ngoại, tia Rơnghen, tia gamma.
B. sóng vô tuyến, ánh sáng nhìn thấy, tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia Rơnghen, tia gamma.
C. tia gamma, tia Rơnghen, tia tử ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tia hồng ngoại, sóng vô tuyến.
D. tia gamma, tia tử ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tia hồng ngoại, tia Rơnghen, sóng vô tuyến.
23.Tia tử ngoại, hồng ngoại, gamma, Rơnghen có bước sóng lần lượt là thì
A. .	B. .
C. .	D. .
24Tia tử ngoại, tia hồng ngoại và tia Rơnghen có bước sóng lần lượt là . Biểu thức nào sau đây là đúng?
A. 	B. 	C. 	D. 
Với lần lượt là tần số của tia hồng ngoại, tia tử ngoại và tia gamma thì 
A. 	B. 	C. 	D. 
Với lần lượt là bước sóng của các bức xạ màu đỏ, màu vàng và màu tím thì
A. 	B. 	C. 	D. 
Phát biểu nào sai khi nói về tia hồng ngoại và tia tử ngoại ?
A. Tia tử ngoại là bức xạ điện từ có bước sóng nhỏ hơn bước sóng ánh sáng tím.
B. Tất cả các vật bị nung nóng đều phát ra tia hồng ngoại.
C. Tác dụng nổi bật nhất của tia tử ngoại là tác dụng nhiệt, dùng để sấy khô, sưởi ấm.
D. Tia tử ngoại và tia hồng ngoại đều là những bức xạ không nhìn thấy.
Bước sóng của tia hồng ngoại nhỏ hơn bước sóng của
A. tia Rơnghen.	B. ánh sáng tím.	C. sóng vô tuyến điện.	D. ánh sáng đỏ.
Khi nói về tia tử ngoại, phát biểu nào dưới đây là sai?
A. Tia tử ngoại có tần số lớn hơn tần số của ánh sáng tím.
B. Tia tử ngoại bị thuỷ tinh và nước hấp thụ mạnh.
C. Tia tử ngoại có bản chất không phải là sóng điện từ.
D. Tia tử ngoại tác dụng rất mạnh lên kính ảnh.
Khi nói về tia Rơnghen (tia X), phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. Tia Rơnghen bị lệch trong điện trường và trong từ trường.
B. Trong chân không, bước sóng tia Rơnghen lớn hơn bước sóng tia tím.
C. Tần số tia Rơnghen nhỏ hơn tần số tia hồng ngoại.
D. Tia Rơnghen có tác dụng lên kính ảnh.
Giáo viên 
Trương Thanh Chí Dũng
 Duyệt của BHG Duyệt của TP
	Lê Thị Thu Hiền

Tài liệu đính kèm:

  • docxGIAOANTUAN1DUNG.docx