I. Mục tiêu:KN60
1. Về kiến thức:KN60
- Nhận biết được các đặc trưng của lực: điểm đặt, phương, chiều và độ lớn.
- Kể tên được đơn vị lực: Niutơn (N).
- Mô tả được cấu tạo của lực kế lò xo và sử dụng được lực kế này để đo độ lớn của một số lực đơn giản.
- Biểu diễn được lực bằng một mũi tên theo hướng của lực và mô tả được các đặc trưng của một lực dựa trên mũi tên biểu diễn lực này.
2. Về năng lực:
* Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về phương và chiều, độ lớn của lực.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để thống nhất được đơn vị đo, dụng cụ đo lực, các bước sử dụng lực kế lò xo để đo lực, hợp tác trong việc thực hành đo lực kéo, giải quyết bài tập vận dụng.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: giải quyết vấn đề trong thực hiện đo độ lớn của một lực kéo bất kì và biểu diễn lực trong các trường hợp cụ thể.
* Năng lực khoa học tự nhiên:
- Nhận ra được các đặc trưng của lực: phương, chiều và độ lớn.
- Nêu được đơn vị đo lực là Niutơn (N), dụng cụ đo lực là lực kế
- Chỉ ra được các bộ phận của lực kế, xác định được GHĐ và ĐCNN ghi trên lực kế.
- Ước lượng được các lực cần đo.
- Trình bày được các bước sử dụng lực kế lò xo và thực hiện được phép đo lực kéo bằng lực kế.
- Trình bày được cách biểu diễn các yếu tố của lực bằng một mũi tên.
- Vận dụng kiến thức của bài để chỉ ra được phương, chiều, độ lớn của lực trong các trường hợp, biểu diễn được các lực đó.
3. Về phẩm chất:
- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về phương, chiều và độ lớn.
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ thí nghiệm, thảo luận về đơn vị, dụng cụ đo lực và các bài tập vận dụng.
- Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả thí nghiệm đo lực bằng lực kế.
Ngày soạn: 15/03/2023 Ngày soạn: 6A,6B. 17,20/03/2023 Tiết: 104, 105 BÀI 41: BIỂU DIỄN LỰC Thời gian thực hiện: (2 tiết) I. Mục tiêu:KN60 1. Về kiến thức:KN60 - Nhận biết được các đặc trưng của lực: điểm đặt, phương, chiều và độ lớn. - Kể tên được đơn vị lực: Niutơn (N). - Mô tả được cấu tạo của lực kế lò xo và sử dụng được lực kế này để đo độ lớn của một số lực đơn giản. - Biểu diễn được lực bằng một mũi tên theo hướng của lực và mô tả được các đặc trưng của một lực dựa trên mũi tên biểu diễn lực này. 2. Về năng lực: * Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về phương và chiều, độ lớn của lực. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để thống nhất được đơn vị đo, dụng cụ đo lực, các bước sử dụng lực kế lò xo để đo lực, hợp tác trong việc thực hành đo lực kéo, giải quyết bài tập vận dụng. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: giải quyết vấn đề trong thực hiện đo độ lớn của một lực kéo bất kì và biểu diễn lực trong các trường hợp cụ thể. * Năng lực khoa học tự nhiên: - Nhận ra được các đặc trưng của lực: phương, chiều và độ lớn. - Nêu được đơn vị đo lực là Niutơn (N), dụng cụ đo lực là lực kế - Chỉ ra được các bộ phận của lực kế, xác định được GHĐ và ĐCNN ghi trên lực kế. - Ước lượng được các lực cần đo. - Trình bày được các bước sử dụng lực kế lò xo và thực hiện được phép đo lực kéo bằng lực kế. - Trình bày được cách biểu diễn các yếu tố của lực bằng một mũi tên. - Vận dụng kiến thức của bài để chỉ ra được phương, chiều, độ lớn của lực trong các trường hợp, biểu diễn được các lực đó. 3. Về phẩm chất: - Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về phương, chiều và độ lớn. - Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ thí nghiệm, thảo luận về đơn vị, dụng cụ đo lực và các bài tập vận dụng. - Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả thí nghiệm đo lực bằng lực kế. II. Thiết bị dạy học và học liệu: 1. Giáo viên: * Học liệu: SGK, kế hoạch bài dạy. * Thiết bị dạy học: - Các loại lực kế trong phòng thí nghiệm, quả nặng. - Dụng cụ để chiếu hình một số lực kế không có trong phòng thí nghiệm và một sổ hình vẽ trong bài. - Phòng học bộ môn - Video về phương, chiều của lực: https://trang.edu.vn/videos/vt-l-8-10-bieu-dien-luc 2. Học sinh: - SGK, vở, bút, tìm hiểu trước bài học. III. Tiến trình dạy học: 1. Hoạt động 1: Mở đầu a) Mục tiêu: - Tạo tâm thế học tập muốn tìm hiểu kiến thức. - Giúp học sinh xác định được vấn đề cần học tập là tìm hiểu các đặc trưng của lực, cách biểu diễn lực. b) Nội dung: - GV mở bài bằng các hình ảnh tác dụng lực của bài trước, đặt vấn đề theo mở bài trong SGK. c) Sản phẩm: - HS quan sát các hình ảnh thực tế trên màn chiếu. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung * GV giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS nhắc lại khái niệm về lực - GV tổ chức cho HS quan sát hình ảnh. - GV yêu cầu HS dự đoán hiện tượng dưới tác dụng của lực đẩy, lực kéo. - GV yêu cầu HS nêu vài hiện tượng thường gặp trong đời sống để thấy người ta có thể cảm nhận được tác dụng của lực dễ dàng nhưng lại không thể nhìn thấy được. * HS thực hiện nhiệm vụ - HS quan sát hình ảnh - Lắng nghe câu hỏi và đưa ra câu trả lời. * Báo cáo, thảo luận - GV gọi ngẫu nhiên một số HS trả lời, HS trình bày sau không trùng nội dung với HS trình bày trước. - HS trả lời - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung. * Kết luận, nhận định - GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. + Vật này đẩy hoặc kéo vật kia, ta nói vật này tác dụng lực lên vật kia. Tác dụng đẩy hay kéo của vật này lên vật khác gọi là lực. + Lực - một thực thể không nhìn thấy được. Phương đẩy, kéo là phương của lực. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động 2.1: TÌM HIỂU CÁC ĐẶC TRƯNG CỦA LỰC a) Mục tiêu: - Nêu được độ lớn của lực dùng để diễn tả độ mạnh hay yếu của một lực. - Biết cách nhận biết độ lớn của lực và lấy được ví dụ trong thực tế. b) Nội dung: - Nêu được khái niệm về độ lớn của lực. - So sánh độ lớn lực bằng cách ước lượng. - Lấy được ví dụ về lực trong đời sống có độ lớn khác nhau. c) Sản phẩm: - Hoạt động cá nhân để hoàn thành nội dung theo yêu cầu. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung * GV giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân quan sát hình ảnh trên màn chiếu hoặc SGK để trả lời các yêu cầu. * HS thực hiện nhiệm vụ - HS hoạt động cá nhân quan sát và trả lời các yêu cầu * Báo cáo, thảo luận - GV gọi ngẫu nhiên một số HS trả lời, HS trình bày sau không trùng nội dung với HS trình bày trước. - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung. * Kết luận, nhận định - Giáo viên nhận xét, đánh giá. - GV chiếu kết quả lên màn chiếu I. CÁC ĐẶC TRƯNG CỦA LỰC 1. Độ lớn của lực Đặc trưng đầu tiên dễ nhận thấy của lực là độ mạnh (yếu) của nó. Độ mạnh hay yếu của một lực được gọi là độ lớn của lực. 1. Theo em, lực của người đẩy xe ô tô chết máy là mạnh nhất, lực của em bé ấn nút chuông điện là yếu nhất. Sắp xếp các lực theo thứ tự độ lớn tăng dần: - Lực của em bé ấn nút chuông điện - Lực của người mẹ kéo cửa phòng - Lực của người bảo vệ đẩy cánh cửa sắt của công viên - Lực của người đẩy xe ô tô chết máy 2. Hình 41.2a: Hai đội có độ lớn như nhau Hình 41.2b: Đội xanh có độ lớn lực kéo lớn hơn đội vàng. 3. Hai lực trong đời sống có độ lớn bằng nhau: Trọng lực của tạ và lực đẩy của lực sĩ khi người lực sĩ giữ tạ đứng im. Hoạt động 2.2: TÌM HIỂU ĐƠN VỊ ĐO LỰC, DỤNG CỤ ĐO LỰC, CÁCH SỬ DỤNG DỤNG CỤ ĐÓ a) Mục tiêu: - Nêu được đơn vị đo lực là Niutơn (N). - Trình bày được cấu tạo của lực kế. - Xác định được giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của lực kế. - Trình bày được các bước sử dụng lực kế lò xo để đo lực - Lập được kế hoạch và thực hiện kế hoạch đo được lực kéo của vật b) Nội dung: - HS đọc SGK và quan sát dụng cụ trên màn chiếu và làm phiếu bài tập theo nhóm. - Quá trình hoạt động nhóm: thao tác chuẩn, ghi chép đầy đủ về tìm hiểu các bước đo lực và xử lý số liệu trong thực hành đo lực. c) Sản phẩm: - Đáp án Phiếu học tập chiếu trên Slide. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung * GV giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK và cho biết đơn vị lực và dụng cụ đo lực. - GV giới thiệu về độ lớn một số lực và các loại lực kế trong thực tế chiếu trên slide và cho biết cấu tạo của lực kế. - GV yêu cầu HS đọc SGK và hoàn thiện nội dung Phiếu học tập. - GV hướng dẫn HS chốt lại các thao tác sử dụng lực kế để đo lực - GV yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm, HS đo lực kéo của một HS khác đang kéo vật nặng và ghi chép kết quả quan sát được vào trong Phiếu học tập. * HS thực hiện nhiệm vụ - HS quan sát thông tin trong SGK và trả lời. - HS tìm tòi tài liệu, thảo luận và đi đến thống nhất về các bước chung đo lực kéo bất kì bằng lực kế lò xo. - HS thực hiện thí nghiệm, ghi chép kết quả và trình bày kết quả của nhóm. * Báo cáo, thảo luận - GV gọi ngẫu nhiên 1 nhóm trình bày nội dung của nhóm trong Phiếu học tập, các nhóm còn lại theo dõi và nhận xét bổ sung. * Kết luận, nhận định - GV nhận xét về kết quả hoạt động của các nhóm về tìm các bước đo lực và thực hành đo lực của một vật. - GV chốt bảng các các thao tác sử dụng lực kế để đo lực. 2. Đơn vị lực và dụng cụ đo lực Trong Hệ đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta, đơn vị lực là Niutơn, kí hiệu là N. Dụng cụ đo lực là lực kế. * Cấu tạo của lực kế: 1: Móc treo lực kế 2: Lò xo 3: Kim chỉ thị 4: Vỏ lực kế (trên mặt có bảng chia độ) 5: Móc treo vật * Cách dùng lực kế - Ước lượng độ lớn của lực - Chọn lực kế thích hợp - Điều chỉnh lực kế về số 0 - Móc vật vào lực kế, kéo hoặc giữ lực kế theo phương của lực cần đo - Đọc và ghi kết quả đo. Hoạt động 2.3: TÌM HIỂU PHƯƠNG, CHIỀU CỦA LỰC a) Mục tiêu: - Nhận biết được các đặc trưng của lực: phương, chiều và độ lớn. b) Nội dung: - HS hoạt động cá nhân quan sát thông tin trên màn và trả lời câu hỏi trong SGK. - Từ đó GV đưa ra kết luận về phương, chiều của lực và chốt lại lực có các đặc trưng: phương, chiều, độ lớn. - GV đưa ra khái niệm mở rộng về hai lực cân bằng. c) Sản phẩm: - Hoạt động cá nhân để hoàn thành nội dung theo yêu cầu. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung * GV giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS quan sát video về phương, chiều của lực. GV giới thiệu các phương cơ bản ví dụ: - Phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải hoặc từ phải sang trái. - Phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên hoặc từ trên xuống dưới. - Phương xiên (hợp với phương ngang 1 góc ), chiều từ dưới lên trên. - GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân quan sát thông tin trên màn chiếu hoặc SGK và trả lời câu hỏi. * HS thực hiện nhiệm vụ - HS trình bày đáp án. - HS khác nhận xét, bổ sung, trình bày không trùng với HS trước. * Báo cáo, thảo luận - GV chiếu đáp án trên màn chiếu. * Kết luận, nhận định - GV đưa ra kết luận về phương và chiều của lực. - GV chốt lại lực có các đặc trưng: phương, chiều, độ lớn. * Mở rộng: GV đưa ra khái niệm Hai lực tác dụng lên cùng một vật, cùng phương (cùng nằm trên một đường thẳng), cùng độ lớn nhưng ngược chiều được gọi là hai lực cân bằng. 3. Phương và chiều của lực: ? - Lực của dây câu tác dụng lên con cá có phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên. - Lực của tay người bắn cung có phương nằm ngang, chiều từ phải qua trái - Lực của vận động viên tác dụng lên ván nhảy có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới. * Kết luận: Mỗi lực có phương và chiều xác định. Hướng dẫn tự học ở nhà - Học thuộc các nội dung đã học - Tìm hiểu trước nội dung phần II. Biểu diễn lực. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động 2.4: TÌM HIỂU CÁCH BIỂU DIỄN LỰC a) Mục tiêu: - Trình bày được cách biểu diễn lực. - Biết cách biểu diễn được lực bằng mũi tên khi biết phương, chiều và độ lớn. b) Nội dung: - Nêu được cách biểu diễn lực. - HS đọc nội dung trong SGK và kết hợp hoạt động nhóm vào bảng phụ để hoàn thiện bài được giao theo các hướng dẫn của GV. c) Sản phẩm: - Bài làm của học sinh ghi trên bảng phụ. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung * GV giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc SGK để tìm hiểu cách biểu diễn lực. - GV yêu cầu HS thực hiện theo nhóm bài tập 1, 2 biểu diễn lực trong SGK. * HS thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện theo yêu cầu của GV. * Báo cáo, thảo luận - GV gọi ngẫu nhiên một số HS lần lượt trình bày ý kiến cá nhân. HS trình bày sau không trùng nội dung với HS trình bày trước. - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung. * Kết luận, nhận định - GV chốt đáp án trên màn chiếu. II. Biểu diễn lực Trong Vật lí, người ta dùng một mũi tên để biểu diễn các đặc trưng (điểm đặt, phương, chiều và độ lớn) của lực: • Gốc của mũi tên có điểm đặt tại vật chịu lực tác dụng; • Phương và chiều của mũi tên là phương và chiều của lực; • Độ dài của mũi tên biểu diễn độ lớn của lực theo một tỉ xích. 1. - Lực trong hình a: + Gốc là điểm vật chịu lực tác dụng. + Phương nằm ngang, chiều từ trái qua phải + Độ lớn bằng . - Lực trong hình b: + Gốc là điểm vật chịu lực tác dụng + Phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới + Độ lớn bằng - Lực trong hình c: + Gốc là điểm vật chịu lực tác dụng + Phương xiên, tạo với mặt phẳng ngang 1 góc , chiều từ dưới lên trên, hướng từ bên trái sang + Độ lớn bằng . 2. a) tỉ xích ứng với b) tỉ xích ứng với c) tỉ xích ứng với 3. Hoạt động 3: Luyện tập (17 phút) a) Mục tiêu: Hệ thống được một số kiến thức đã học - Vận dụng kiến thức đã học để tóm tắt bài tóm tắt nội dung bài học dưới dạng sơ đồ tư duy. - Vận dụng kiến thức đã học trả lời các câu hỏi thông qua trò chơi. b) Nội dung: - GV chiếu trên màn nội dung tóm tắt bài học bằng sơ đồ tư duy. - Trò chơi chiếu trên màn. - Hình thức: hoạt động nhóm - Các câu hỏi c) Sản phẩm: - HS quan sát sơ đồ tư duy. - Câu trả lời của HS, điểm số của các đội. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung * GV giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu quan sát nội dung tóm tắt bài học dưới dạng sơ đồ tư duy. - Tổ chức trò chơi: Tiêu diệt virut corona. - Giới thiệu luật chơi: + Có 4 đội chơi, 10 câu hỏi. Các đội lần lượt trả lời câu hỏi. Thời gian suy nghĩ cho mỗi câu hỏi là 15 giây. Giả sử với mỗi câu trả lời đúng, sẽ tiêu diệt được một khuẩn virus corona. + Nếu trả lời đúng, đội đó sẽ được cộng 1 điểm. Sau khi đồng hồ báo hết giờ vẫn không trả lời được, đội còn lại giành quyền trả lời, nếu đội nào trả lời đúng được cộng 1 điểm. + Cuối phần chơi, đội nào có số điểm cao nhất sẽ giành chiến thắng. * HS thực hiện nhiệm vụ - HS quan sát, lắng nghe. - HS đọc luật chơi. - Lần lượt các nhóm chọn ô số và thảo luận để trả lời câu hỏi. * Báo cáo, thảo luận - HS đại diện nhóm trình bày câu trả lời. - Đại diện HS nhóm khác trả lời nếu đội bạn trả lời sai. * Kết luận, nhận định - GV nhấn mạnh nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy trên màn chiếu. - GV nhận xét, đánh giá trả lời của các nhóm, tổng kết số điểm và thưởng quà. ( 10 câu hỏi cuối bài) 4. Hoạt động 4: Vận dụng (hoạt động này nếu bài dài có thể giao về nhà, ngắn thì làm luôn tùy thầy cô linh động) a) Mục tiêu: - Phát triển năng lực tự học và năng lực vận dụng sáng tạo. b) Nội dung: (Sử dụng phương pháp dạy học dự án) - Chế tạo lực kế lò xo đơn giản từ các vật liệu tái chế. c) Sản phẩm: - HS tự làm một lực kế lò xo từ những dụng cụ đơn giản có sẵn theo nhóm dưới sự hướng dẫn của GV (có thể tham khảo video hướng dẫn trên mạng internet). d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung * GV giao nhiệm vụ học tập - Yêu cầu mỗi nhóm HS hãy chế tạo lực kế đo lực với các dụng cụ đơn giản. - GV đưa ra gợi ý, chiếu trên màn trình tự các bước làm cho HS tham khảo theo phiếu nhiệm vụ. * HS thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện ngoài giờ học trên lớp. * Báo cáo, thảo luận - Nộp sản phẩm vào tiết học sau. * Kết luận, nhận định - GV nhận xét đánh giá, cho điểm. 1. Dụng cụ - Một ống trúc dài khoảng 20 cm. - Một chiếc lò xo đàn hồi. - Một cái nút nhựa. - Một thanh tre đã được khoan hai đầu. - Hai cuộn băng keo màu trắng, màu đỏ. - Một mảnh giấy trắng. 2. Gợi ý cách làm - Đo cách hai đầu ống trúc khoảng 3cm và đánh dấu, rồi dùng cưa và cưa nhẹ ở hai điểm đánh dấu. Sau đó, dùng dao để khoét phần thân (phần giữa của hai điểm đánh dấu). Lưu ý, khi sử dụng dao và cưa cần cẩn thận. - Dùng băng keo màu xanh quấn quanh thanh tre, rồi quấn vạch chỉ thị màu vàng ở một đầu của thanh tre (cách khoảng 1cm). - Móc cái lò xo vào nút nhựa, rồi móc đầu thanh tre có vạch chỉ thị vào đầu còn lại của lò xo. Sau đó, móc dây chì vào đầu còn lại của thanh tre. - Đưa toàn bộ lò xo, thanh tre vào trong ống trúc, rồi cố định nút nhựa vào một đầu của ống trúc. - Dán mảnh giấy đã được cắt vào ống trúc sao cho không che khuất kim chỉ thị. 3. Cách đo Dùng các vật có khối lượng 100g, 200g, 300g lần lượt móc vào lực kế, dùng viết vạch lên giấy theo ba vạch của kim chỉ thị. Ở phía bên trái cũng vạch các dấu ngang với 100g, 200g, 300g ta được các chỉ số 1N, 2N, 3N. Khi không có vật nặng kim chỉ thị chỉ mốc 0. Hướng dẫn tự học ở nhà (3 phút) - Học thuộc phần “Em đã học” - Làm bài tập trong SBT từ bài 41.1-41.5 - Đọc và tìm hiểu trước nội dung bài học tiết sau “BÀI 42. BIẾN DẠNG CỦA LÒ XO”. .. Ngày soạn: 19/03/2023 Ngày soạn: 6A, 22, 24, 27/03/2023 6B. 21, 22, 27/03/2023 Tiết: 107, 108, 109 BÀI 42: BIẾN DẠNG CỦA LÒ XO: ( 03 tiết) I. Mục tiêu:KN60KN60 1. Về kiến thức: - Nhận biết được thế nào là biến dạng lò xo, những vật có biến dạng giống biến dạng lò xo và ứng dụng thực tế. - Thực hiện được thí nghiệm chứng minh được độ dãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng vật treo. - Nhận biết được lực đàn hồi. - Trả lời được câu hỏi về đặc điểm của lực đàn hồi. - Dựa vào kết quả thí nghiệm và kiến thức thực tế rút ra nhận xét về sự phụ thuộc của lực đàn hồi vào độ biến dạng của lò xo. 2. Về năng lực: 2.1.Năng lực chung -Năng lực tự chủ và tự học: biết vận dụng kiến thức thực tế về biến dạng lò xo, tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về biến dạng lò xo. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tiến hành thí nghiệm chứng minh được độ dãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng vật treo. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: GQVĐ trong thực hiện thí nghiệm chứng minh được độ dãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng vật treo. 2.2. Năng lực khoa học tự nhiên Lấy được ví dụ những vật có thể biến dạng giống như biến dạng lò xo. Lắp ráp được thí nghiệm qua kênh hình. Tiến hành thí nghiệm chứng minh được độ dãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng vật treo. Nhận biết được lực đàn hồi và nêu được đặc điểm của lực đàn hồi. Rút ra được nhận xét về sự phụ thuộc của lực đàn hồi vào đồ biến dạng đàn hồi. 3. Về phẩm chất: - Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh: + Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về thời gian. + Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ thí nghiệm, thảo luận về dụng cụ, tiến hành thí nghiệm chứng minh được độ dãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng vật treo. + Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả thí nghiệm chứng minh được độ dãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng vật treo. II. Thiết bị dạy học và học liệu: 1. Giáo viên: Hình ảnh về các dụng cụ sử dụng tính chất biến dạng của lò xo trong thực tế đời sống và kỹ thuật. Phiếu học tập KWL và phiếu học tập Bài 42: BIẾN DẠNG LÒ XO (đính kèm). Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh: Một giá treo, một chiếc lò xo, một thước chia độ đến mm, một hộp 4 quả nặng giống nhau, mỗi quả 50g. 2. Học sinh: - Vở ghi, sgk, đồ dùng học tập và chuẩn bị từ trước III. Tiến trình dạy học: Hoạt động 1: Mở đầu (8 phút) a) Mục tiêu: Giúp học sinh xác định được vấn đề cần học tập là thực hiện được thí nghiệm chứng minh được độ dãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng vật treo. b) Nội dung: Học sinh thực hiện nhiệm vụ cá nhân trên phiếu học tập KWL để kiểm tra kiến thức nền của học sinh về biến dạng lò xo. c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh trên phiếu học tập KWL, có thể: dây cao su, quả bóng cao su, cung tên được giương lên; biến dạng này được sử dụng trong bút bi, giảm xóc xe máy, thú nhún trong công viên; d) Tổ chức thực hiện: - GV phát phiếu học tập KWL và yêu cầu học sinh thực hiện cá nhân theo yêu cầu viết trên phiếu. - GV gọi ngẫu nhiên học sinh trình bày đáp án, mỗi HS trình bày 1 nội dung trong phiếu, những HS trình bày sau không trùng nội dung với HS trình bày trước. GV liệt kê đáp án của HS trên bảng. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (35 phút) Hoạt động 2.1: Hiện tượng biến dạng của lò xo (10 phút) a) Mục tiêu: - Nêu được khi có lực tác dụng vào lò xo thì lò xo bị biến dạng. Khi lực thôi tác dụng thì lò tự trở lại hình dạng như cũ. - Lấy được ví dụ những vật có biến dạng giống biến dạng lò xo và ứng dụng thực tế. b) Nội dung: - Học sinh hoạt động nhóm đôi trong 3 phút tìm hiểu nội dung trong sách giáo khoa bài 42 và trả lời các câu hỏi sau: H1. Thế nào là biến dạng lò xo? H2. Em hãy kể tên những vật có biến dạng giống biến dạng lò xo mà em biết? H3. Trong thực tế lò xo thường được làm từ vật liệu gì? Nó được sử dụng trong dụng cụ, thiết bị , máy móc nào? c) Sản phẩm: - Học sinh hoạt động nhóm đôi tìm kiếm tài liệu, thông tin. Đáp án có thể là: H1. Khi có lực tác dụng vào lò xo thì lò xo bị biến dạng. Khi lực thôi tác dụng thì lò tự trở lại hình dạng như cũ. H2. Những vật có biến dạng giống biến dạng lò xo: dây cao su, quả bóng cao su, cung tên được giương lên; H3. Trong thực tế lò xo thường được làm từ thép hoặc đồng thau. Nó được sử dụng trong bút bi, giảm xóc xe máy, thú nhún trong công viên d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung * GV giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS hoạt động cặp đôi đọc và trả lời các câu hỏi CH1, CH2, CH3. - Y/C Hs đọc và trả lời câu hỏi trong SGK/151. * HS thực hiện nhiệm vụ - HS đọc cá nhân,HS hoạt động cặp đôi, ghi chép hoạt động ra giấy - Hs trả lời câu hỏi trong SGK/151 * Báo cáo, thảo luận GV gọi ngẫu nhiên một HS trình bày, các HS khác bổ sung (nếu có). * Kết luận, nhận định GV nhận xét và chốt nội dung về biến dạng lò xo, những vật có biến dạng giống biến dạng lò xo và ứng dụng thực tế. I. Hiện tượng biến dạng của lò xo Hiện tượng khi có lực tác dụng lên lò xo xoắn thì lò xo biến dạng. khi tay thôi tác dụng lực thì lo xo co lại trở về hình dạng ban đầu. VD: Những đồ vật, dụng cụ sử dụng biến dạng của lò xo: bút bi, đệm lò xo, lực kế, .. Trong thực tế lò xo thường được làm từ thép hoặc đồng thau. Nó được sử dụng trong bút bi, giảm xóc xe máy, thú nhún trong công viên Các vật có thể biến dạng giống như biến dạng của lò xo là: quả bóng cao su, dây cao su, lưỡi cưa, cái tẩy Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về đặc điểm của biến dạng lò xo (25 phút) Mục tiêu: - Lắp ráp được thí nghiệm qua kênh hình. - Làm thí nghiệm để xác định độ dãn của lò xo. - Trình bày được dự đoán mối liên hệ giữa độ dãn của lò xo treo thẳng đứng với khối lượng của vật nặng treo vào lò xo. - Thực hiện được thí nghiệm chứng minh được độ dãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng vật treo. Nội dung: - HS lắp ráp thí nghiệm theo kênh hình. - HS tiến hành thí nghiệm để xác định độ dãn của lò xo. - HS đọc SGK kết hợp hoạt động nhóm để hoàn thành Phiếu học tập - Nêu dự đoán mối liên hệ giữa độ dãn của lò xo treo thẳng đứng với khối lượng của vật nặng treo vào lò xo. - HS tiến hành thí nghiệm chứng minh được độ dãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng vật treo. Sản phẩm: - Học sinh thảo luận nhóm và tiến hành làm thí nghiệm chứng minh, dựa vào kết quả hoàn thành phiếu học tập Đáp án của HS, có thể: H4. - Dụng cụ thí nghiệm: Một giá TN, 1 lò xo xoắn dài, 1 thước thẳng, 3 quả nặng giống nhau, mỗi quả có khối lượng 50g. - Các bước tiến hành thí nghiệm xác định độ dãn của lò xo: Bước 1: Bố trí thí nghiệm như hình 42.2 SGK. Bước 2: Đo chiều dài tự nhiên (l0) của lò xo (khi chưa bị biến dạng). Bước 3: Móc 1 quả nặng 50g vào đầu dưới của lò xo, đo chiều dài (l1) của lò xo khi bị biến dạng rồi ghi kết quả vào bảng trong phiếu học tập, xác định độ dãn của lò xo = l1 – l0 H5. Dự đoán: Độ dãn của lò xo xo treo thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng vật treo. H6. Các bước tiến hành thí nghiệm kiểm tra dự đoán: Bước 1: Đo chiều dài tự nhiên (l0) của lò xo (khi chưa bị biến dạng). Bước 2: Móc 1 quả nặng 50g vào đầu dưới của lò xo, đo chiều dài (l1) của lò xo khi bị biến dạng rồi ghi kết quả vào bảng trong phiếu học tập, xác định độ dãn của lò xo. Bước 3: Xác định khối lượng m1 của quả nặng và viết vào ô tương ứng trong bảng. Bước 4: Bỏ quả nặng ra, đo chiều dài của lò xo, so sánh với chiều dài tự nhiên của nó và viết vào ô tương ứng trong bảng. Bước 5: Làm tương tự bước 2, 3, 4 nhưng thay 1 quả nặng bằng 2, 3 quả nặng giống nhau loại 50g. - Quá trình hoạt động nhóm: thao tác chuẩn, lắp ghép, tiến hành thí nghiệm chứng minh được độ dãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng vật treo, ghi chép các số liệu thu được d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung * GV giao nhiệm vụ học tập + GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân và trả lời câu hỏi H4. + GV hướng dẫn HS chốt lại các bước tiến hành thí nghiệm xác định độ dãn của lò xo. + GV yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm 2 bàn để xác định độ dãn của lò xo . + GV yêu cầu HS hoàn thiện theo nhóm 4 HS phần bước 1 trong nội dung Phiếu học tập. + GV hướng dẫn HS chốt lại các bước tiến hành thí nghiệm kiểm tra dự đoán. + GV yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm 2 bàn để tiến hành thí nghiệm kiểm tra dự đoán. + GV lưu ý: 1. Không được treo tới 5 quả nặng vào lò xo. 2. Chỉ thực hiện phép đo khi lò xo đã đứng yên. * HS thực hiện nhiệm vụ + HS tìm tòi tài liệu, thảo luận và đi đến thống nhất câu trả lời cho H4. + HS thực hiện thí nghiệm xác định độ dãn của lò xo xo, ghi chép kết quả và trình bày kết quả của nhóm. + HS hoạt động nhóm theo bàn nêu dự đoán mối liên hệ giữa độ dãn của lò xo treo thẳng đứng với khối lượng của vật nặng treo vào lò xo. + HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm 2 bàn để tiến hành thí nghiệm kiểm tra dự đoán, ghi chép kết quả và trình bày kết quả của nhóm. * Báo cáo, thảo luận GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày kết quả thí nghiệm, rút ra nhận xét về mối liên hệ giữa độ dãn của lò xo treo thẳng đứng với khối lượng của vật treo, các nhóm khác bổ sung (nếu có). * Kết luận, nhận định - GV nhận xét về kết quả hoạt động của các nhóm trong quá trình làm thí nghiệm. - GV nhận xét và chốt nội dung kiến thức: độ dãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng vật treo. - GV chốt lại nội dung bài học. II. Đặc điểm biến dạng của lò xo VD1: Một lò xo treo thẳng đứng có chiều dài ban đầu l0=25 cm Chiều dài l của lò xo khi bị kéo giãn bởi các vật treo có khối lượng m khác nhau được cho kết quả: m 50 100 150 200 250 l KL: Độ dãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng vật treo. Hướng dẫn tự học ở nhà - Về nhà học bài và là bài tập 2 trong sgk/153 - Bài 42.1- 42.5* SBT/69 - Hoàn thành báo cáo thực hành và nộp báo cáo vào tiết sau. Hoạt động 2.3: Lực đàn hồi, đặc điểm của lực đàn hồi a) Mục tiêu: - Nhận biết được lực đàn hồi, đặc điểm của lực đàn hồi. b) Nội dung: - HS hoạt động nhóm theo bàn tìm hiểu thông tin trong SGK, dùng 2 tay kéo dãn lò xo bút bi để nhận biết lực đàn hồi, nêu được đặc điểm của lực đàn hồi. c) Sản phẩm: - HS trình bày quan điểm cá nhân về lực đàn hồi và đặc điểm của lực đàn hồi. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung * GV giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm theo bàn tìm hiểu để nhận biết lực đàn hồi và đặc điểm của lực đàn hồi. * HS thực hiện nhiệm vụ HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. * Báo cáo, thảo luận GV gọi ngẫu nhiên 2 HS lần lượt trình bày ý kiến cá nhân * Kết luận, nhận định GV nhấn mạnh kiến thức về lực đàn hồi và đặc điểm của lực đàn hồi. III. Lực Đàn Hồi. Lực Đàn Hồi. Lực đàn hồi là lực mà lò xo khi biến dạng tác dụng lên vật Đặc điểm của Lực Đàn Hồi -Khi lò xo bị nén hoặc kéo dãn, thì nó tác dụng lực đàn hồi lên các vật tiếp xúc với hai đầu của nó. -Độ biến dạng của lò xo càng lớn thì lực đàn hồi càng lớn. 3. Hoạt động 3: Luyện tập Mục tiêu: Hệ thống được một số kiến thức đã học. Nội dung: - HS thực hiện cá nhân phần “Con học được trong giờ học” trên phiếu học tập KWL. - HS tóm tắt nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy. c)Sản phẩm: - HS trình bày quan điểm cá nhân về đáp án trên phiếu học tập KWL. d)Tổ chức thực hiện: - Giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu HS thực hiện cá nhân phần “Con học được trong giờ học” trên phiếu học tập KWL và tóm tắt nội dung bài học dưới dạng sơ đồ tư duy vào vở ghi. - Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. - Báo cáo: GV gọi ngẫu nhiên 3 HS lần lượt trình bày ý kiến cá nhân. - Kết luận: GV nhấn mạnh nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy trên bảng. 4. Hoạt động 4: Vận dụng Mục tiêu: - Vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập. - Phát triển năng lực tự học và năng lực tìm hiểu đời sống. Nội dung: - Áp dụng kiến thức đã học trả lời C1, C2 trong SGK. - Chế tạo cân lò xo từ vật liệu tái chế ngoài giờ lên lớp. c) Sản phẩm: Đáp án của HS, có thể: C1. Các độ lớn cần ghi vào các ô trống: m (g) 10 20 30 40 50 60 l (cm) 25,5 26 26,5 27 27,5 28 C2. Cân lò xo có: - Mặt trước là mặt đồng hồ có vạch số. - Bên trong có lò xo. - Cân hoạt động dựa trên tính chất biến dạng của lò xo. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung * GV giao nhiệm vụ học tập + GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân và trả lời câu hỏi C1, C2 trong SGK. + Giao cho học sinh thực hiện ngoài giờ học trên lớp và báo cáo kết quả, nộp sản phẩm vào tiết sau. * HS thực hiện nhiệm vụ + HS tìm tòi tài liệu, áp dụng kiến thức đã học trong bài, thảo luận và đi đến thống nhất câu trả lời cho C1, C2. * Báo cáo, thảo luận GV gọi ngẫu nhiên 2 HS trả lời câu C1, C2, các HS khác bổ sung (nếu có). * Kết luận, nhận định - GV nhận xét về kết quả hoạt động của HS và chốt lại kiến thức. C1. Các độ lớn cần ghi vào các ô trống: m (g) 10 20 30 40 50 60 l (cm) 25,5 26 26,5 27 27,5 28 C2. Cân lò xo có: - Mặt trước là mặt đồng hồ có vạch số - Bên trong có lò xo - Cân hoạt động dựa trên tính chất biến dạng của lò xo. Hướng dẫn tự học ở nhà + HS chế tạo cân lò xo từ vật liệu tái chế. + HS thực hiện chế tạo cân lò xo ngoài giờ học trên lớp và báo cáo kết quả, nộp sản phẩm vào tiết sau. Ngày soạn: 26/03/2023 Ngày soạn: 6A, 29, 31/03/2023 6B. 28, 29/03/2023 Tiết: 109, 110. BÀI 43: TRỌNG LƯỢNG – LỰC HẤP DẪN Thời gian thực hiện: 2 tiết I. Mục tiêu: 1. Về kiến thức: - Nêu được định nghĩa trọng lượng, lực hấp dẫn. - Phân biệt được trọng lượng và khối lượng. - So sánh được các đặc điểm của trọng lượng và khối lượng của một vật. 2. Về năng lực: * Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về lực hút của Trái Đất, trọng lượng, lực hấp dẫn, cách xác định trọng lượng của vật. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tìm ra phương, chiều của lực hút của Trái Đất. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: giải quyết vấn đề và sáng tạo trong tìm hiểu sự tồn tại lực hút của Trái Đất, cách xác định trọng lượng của một vật dựa vào khối lượng của vật đó. * Năng lực khoa học tự nhiên - Nhận thức khoa học tự nhiên: + Nhận biết và lấy được ví dụ chứng tỏ sự tồn tại của lực hút của Trái Đất trong thực tế. + Trình bày được cách xác định phương, chiều của lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật. - Tìm hiểu tự nhiên: Nêu đơn vị đo và dụng cụ thường dùng để đo trọng lượng. Thực hiện được đo trọng lượng của một số vật bằng lực kế. - Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: vận dụng được kiến thức, kĩ năng về lực hấp dẫn, trọng lượng và ứng dụng của lực hút của Trái Đất trong thực tế để làm các bài tập liên quan đến lực hấp dẫn, trọng lượng; đồng thời giải thích
Tài liệu đính kèm: