Giáo án Mĩ thuật Lớp 3 - Tuần 1, 2 - Lê Thị Hạnh

doc 5 trang Người đăng duthien27 Lượt xem 748Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuật Lớp 3 - Tuần 1, 2 - Lê Thị Hạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Mĩ thuật Lớp 3 - Tuần 1, 2 - Lê Thị Hạnh
Môn: Mĩ thuật
Tiết 1 Bài: Chủ đề: Động vật quen thuộc (Tiết 1)
I/ MỤC TIÊU:
Học sinh hiểu biết những đặc điểm hình dáng về các con vật thân quen, gần gũi.
Học sinh vẽ, xé dán hoặc nặn, tạo dáng được những con vật nuôi quen thuộc.
Học sinh tưởng tượng và sáng tạo được một câu chuyện về những con vật yêu thích.
Học sinh phát triển được khả năng diễn đạt những suy nghĩ của bản thân.
Vận dụng quy trình Mĩ thuật: Vẽ cùng nhau. Tạo hình 3D. Xây dựng cốt truyện.
II/ CHUẨN BỊ:
Gv: Tài liệu tham khảo, giấy vẽ, ảnh, hình vẽ, xé dán một số con vật ( Thỏ, mèo, voi, trâu,). Tranh vẽ các con vật. Bài vẽ các con vật của học sinh. Hình minh họa hướng dẫn cách vẽ.
Học sinh: Giấy vẽ (A4), bút chì, màu vẽ (sáp màu).
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở, đồ dùng học tập môn học.
- Giáo viên nhận xét - Đánh giá.
2. Bài mới:. Giới thiệu bài - ghi đề.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Vẽ theo quan sát (25 phút)
GV giới thiệu tranh ảnh một số con vật quen thuộc và gợi ý học sinh nhận biết: 
+ Tên con vật. Hình dáng và các bộ phận chính của con vật. Đặc điểm và màu sắc
+ Nêu tên một vài con vật khác mà em biết?
GV gợi ý HS vẽ dáng hoạt động hàng ngày của các con vật như đi, đứng, chạy, cúi mổ thóc, và tạo tình huống hài hước cho sinh động.
Yêu cầu HS chọn hướng quan sát xung quanh mẫu và vẽ theo quan sát;
+ Mỗi HS có khoảng 4 – 5 tờ giấy để vẽ, các em đánh số thứ tự vào tờ giấy vẽ theo số lần vẽ ( 1, 2, 3, 4, 5);
Gợi ý HS vẽ, xé, dán, nặn hoặc tạo dáng con vật nuôi từ vật tìm được: dây thép, đất nặn, và tạo ngân hàng hình ảnh tùy theo nhóm. Xây dựng cốt truyện về chủ đề con vật.
Gợi ý HS cách vẽ con vật
Giáo viên giới thiệu hìnhminh họa hướng dẫn để học sinh thấy cách vẽ : 
+ Vẽ hình các bộ phận lớn của con vật trước : mình đầu. Vẽ các bộ phận nhỏ sau : chân, đuôi, tai,
+ Vẽ con vật ở các dáng khác nhau : đi, chạy,
+ Có vẽ thêm hình ảnh khác cho sinh động hơn. Vẽ thêm con vật nữa có dáng khác . Vẽ thêm cảnh ( cây, nhà, núi, sông,)
 + Vẽ màu theo ý thích. Nên vẽ màu kín mặt tranh và có màu đậm, màu nhạt.
Giáo viên giúp học sinh :
+ Vẽ hình vừa với phần giấy ở giấy A4. Tìm dáng khác nhau của con vật.
 + Vẽ thêm các hình ảnh khác cho bố cục chặt chẽ, tranh sinh động hơn.
GV nhắc học sinh năng khiếu sắp xếp hình vẽ cân đối, rõ nội dung đề tài, màu sắc phù hợp.
Yêu cầu HS vẽ 4 đến 5 bài liên tục ;
Khuyến khích HS vẽ đậm vẽ nhạt, hoặc vẽ màu vào hình con vật cho sinh động
Hoạt động 2: Trưng bày ngân hàng hình ảnh ( 7 phút)
HS trưng bày bài vẽ :
 + Mỗi HS dán các bài vẽ liên tiếp nhau và dán trên bảng 
 (tường).
GV tổ chức đánh giá, nhận xét và thảo luận về phương pháp vẽ kí họa.
GV gợi ý HS thảo luận:
+ Hình vẽ nào trông đơn giản quá, hình nào diễn đạt đậm nhạt, màu sắc tốt.
+ Bài vẽ nào có tỉ lệ tốt.
+ Bài vẽ nào nghộ nghĩnh, hài hước.
+ Hình vẽ vừa với phần giấy
+ Dáng con vật thể hiện hoạt động : đi, chạy,)
+ Các hình ảnh phụ.
Giáo viên bổ sung và yêu cầu HS tự xếp loại tranh theo ý thích. Khen ngợi học sinh có bài vẽ đẹp (hình vẽ rõ đặc điểm, có bố cục đẹ , màu sắc tươi sáng...)
Chọn bài vẽ con vật sinh động.
Học sinh quan sát, nhận xét.
Học sinh nêu tên các con vật.
Thỏ, mèo, gà
Học sinh lắng nghe, theo dõi, ghi nhớ.
Học sinh thực hành vẽ 4 đến 5 bài liên tục).
 Học sinh trưng bày bài vẽ trên bảng.
Nhận xét, đánh giá.
3. Củng cố: Trong bài các em vẽ những con vật gì?- Thỏ, mèo, gà
- Nhà em nào nuôi các con vật quen thuộc trên? - Học sinh giơ tay
Quan hệ giữa động vật với con người trong cuộc sống hàng ngày. 
Nêu ích lợi của chúng?- Các con vật này nuôi để làm thức ăn. Ngoài ra: Mèo bắt chuột, chó giữ nhà giúp gia đình các em...
Một số biện pháp bảo vệ động vật và giữ gìn môi trường xung quanh. Không thả rông các con vật kể trên để và giữ gìn môi trường xung quanh .Phê phán những hành động săn bắt động vật trái phép.
Thái độ, tình cảm: Qua bài vẽ con vật nuôi quen thuộc giáo dục các em điều gì? - Qua bài vẽ con vật nuôi quen thuộc giáo dục các em yêu mến các con vật. – có ý thức chăm sóc vật nuôi.
4. Dặn dò : Chuẩn bị dụng cụ tiết học sau : Giấy A3, giấy than để can hình, màu (Sáng tác tranh theo chủ đề ).
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở
TUẦN 2 Môn: Mĩ thuật
Tiết 2 Bài: Chủ đề: Động vật quen thuộc (Tiết 2)
I/ MỤC TIÊU:
Học sinh hiểu biết những đặc điểm hình dáng về các con vật thân quen, gần gũi.
Học sinh vẽ, xé dán hoặc nặn, tạo dáng được những con vật nuôi quen thuộc.
Học sinh tưởng tượng và sáng tạo được một câu chuyện về những con vật yêu thích.
Học sinh phát triển được khả năng diễn đạt những suy nghĩ của bản thân.
Vận dụng quy trình Mĩ thuật: Vẽ cùng nhau. Tạo hình 3D. Xây dựng cốt truyện.
II/ CHUẨN BỊ:
Gv: Tài liệu tham khảo, giấy A3, bài vẽ của HS ở tiết 1.
Học sinh: Giấy vẽ (A3), bút chì, màu vẽ (sáp màu) bài vẽ ở tiết 1.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Kiểm tra bài cũ: Tiết mĩ thuật hôm trước các em học bài gì?- Động vật quen thuộc (Tiết 1)
Tiết trước các em đã học Động vật quen thuộc (Tiết 1) lớp để bài vẽ ở tiết 1, giấy vẽ (A3), bút chì, màu vẽ (sáp màu) trước mặt cô đi kiểm tra.
Gv: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 
- Giáo viên nhận xét - Đánh giá.
2. Bài mới: Giới thiệu bài - Ghi đề.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Sáng tác tranh theo chủ đề (25 phút)
GV giới thiệu Chủ đề Động vật quen thuộc ( tiết 2)
Từ bài vẽ trên giấy A4 của Tiết 1 các em đã vẽ, xé, dán, nặn hoặc tạo dáng con vật nuôi từ vật tìm được: dây thép, đất nặn, và tạo ngân hàng hình ảnh tùy theo nhóm. Xây dựng cốt truyện về chủ đề con vật. Các em sẽ Sáng tác tranh theo chủ đề.
Khuyến khích học sinh nhớ lại những hoạt động của động vật quen thuộc ở trong gia đình, ngoài môi trường thiên nhiên,
Yêu cầu HS thực hiện theo nhóm 3 – 4 em trên khổ giấy A3;
Gợi ý mỗi nhóm cùng nhau thảo luận và sáng tác bức tranh 1 câu chuyện dựa vào ngân hàng hình ảnh có sẵn.
+ Số lượng con vật;
+ Câu chuyện kể về nội dung gì?
+ Bối cảnh, không gian của câu chuyện.
 Gợi ý HS cách lựa chọn, sắp xếp hình ảnh: xa, gần, chồng chéo,, những hình ảnh khác liên quan đến chủ đề bức tranh.
Lưu ý HS có thể sao chép hình ảnh từ ngân hàng hình ảnh có sẵn sau đó để lại cho nhóm khác sử dụng nếu cần.
GV theo dõi các nhóm thực hiện, tư vấn để HS hoàn thành bài vẽ (phần hình).
Hoạt động 2: Chia sẻ nội dung câu chuyện ( 7 phút)
HS trưng bày bài vẽ theo nhóm lên tường hoặc bảng lớp, từng nhóm lần lượt trình bày bài vẽ câu chuyện của nhóm mình, các nhóm khác có thể hỏi thêm để làm rõ câu chuyện. Qua đó, Gv và Hs cùng góp ý để thêm màu sắc cho câu chuyện và làm cho cốt truyện hay hơn.
Câu hỏi liên quan đến câu chuyện của HS.
Đâu là hình ảnh trọng tâm của bức tranh?
Những con vật trong tranh là trống hay mái, đực hay cái. Con già hay con non?
Làm sao để nhìn ra những con vật trong tranh liên quan đến nhau? Màu sắc của các con vật như thế nào?
Các hình ảnh thể hiện các con vật đang làm gì? ở đâu/ Lúc nào?
Làm sao em biết điều đó?
Giáo viên bổ sung và yêu cầu HS tự xếp loại tranh theo ý thích. Khen ngợi nhóm học sinh có bài vẽ đẹp (hình vẽ rõ đặc điểm, có bố cục đẹp, màu sắc tươi sáng...)
Chọn bài vẽ bức tranh có con vật sinh động.
Học sinh lắng nghe, theo dõi, ghi nhớ.
Học sinh thực hành 
theo nhóm cùng nhau thảo luận và sáng tác bức tranh 1 câu chuyện dựa vào ngân hàng hình ảnh có sẵn.
 Học sinh trưng bày bài vẽ vẽ theo nhóm trên bảng.
Từng nhóm lần lượt trình bày bài vẽ câu chuyện của nhóm mình, các nhóm khác có thể hỏi thêm để làm rõ câu chuyện. 
- các nhóm khác góp ý để thêm màu sắc cho câu chuyện và làm cho cốt truyện hay hơn.
nhận xét, đánh giá.
Chọn bài vẽ bức tranh có con vật sinh động.
3. Củng cố: Trong bài các em vẽ tranh về những con vật nào?- Thỏ, mèo, gà
- Nhà em nào nuôi các con vật quen thuộc trên? - Học sinh giơ tay
Quan hệ giữa động vật với con người trong cuộc sống hàng ngày. 
Nêu ích lợi của chúng?- Các con vật này nuôi để làm thức ăn. Ngoài ra: Mèo bắt chuột, chó giữ nhà giúp gia đình các em...
Một số biện pháp bảo vệ động vật và giữ gìn môi trường xung quanh. Không thả rông các con vật kể trên để và giữ gìn môi trường xung quanh. Phê phán những hành động săn bắn động vật trái phép hoặc phá hoại môi trường sống của chúng. Bảo vệ, phục hồi và phát triển những động vật quý hiếm có trong sách đỏ.
Thái độ, tình cảm: Qua bài vẽ con vật nuôi quen thuộc giáo dục các em điều gì? - Qua bài vẽ con vật nuôi quen thuộc giáo dục các em yêu mến các con vật. – có ý thức chăm sóc vật nuôi.
4. Dặn dò : Chuẩn bị dụng cụ tiết học sau : Bài vẽ của tiết 2 trên giấy A3, màu (Sáng tác tranh theo chủ đề : Vẽ tiếp và vẽ màu).
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mi_thuat_lop_3_tuan_1_2_le_thi_hanh.doc