Giáo án Mĩ thuật Lớp 2 - Chương trình cả năm - Năm học 2022-2023 - Lê Thị Ánh Tuyên

docx 131 trang Người đăng Trịnh Bảo Kiên Ngày đăng 05/07/2023 Lượt xem 477Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Mĩ thuật Lớp 2 - Chương trình cả năm - Năm học 2022-2023 - Lê Thị Ánh Tuyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Mĩ thuật Lớp 2 - Chương trình cả năm - Năm học 2022-2023 - Lê Thị Ánh Tuyên
NỘI DUNG, THỜI LƯỢNG DẠY HỌC
CÁC CHỦ ĐỀ, BÀI HỌC – HỌC KÌ 1
TT tuần
Chủ đề
Bài học
Số tiết
Trang
1
Chủ đề 1
Học vui cùng màu sắc
Bài 1: Vui chơi với màu
2
2
2
3
Bài 2: Màu đậm, màu nhạt
2
6
4
5
Chủ đề 2
Sáng tạo với nét
Bài 3: Cùng học vui với nét
2
10
6
7
Bài 4: Sáng tạo cùng sản phẩm thủ công
2
15
8
9
Chủ đề 3
Trang trí bằng chấm, nét lặp lại
Bài 5: Khu vườn vui vẻ
2
19
10
11
Bài 6: hộp bút thân quen
2
24
12
13
Chủ đề 4
Học vui với tranh in
Bài 7: làm quen với tranh in
2
29
14
15
Bài 8: Hoa, quả mùa xuân
2
34
16
17
Bài 9: Cùng nhau ôn tập học kì 1
2
38
18
Tổng
9 bài
18
tiết
Môn học:Mỹ thuật Lớp : 2C, 2A, 2C
Tên bài học: CHỦ ĐỀ 1: HỌC VUI CÙNG MÀU SẮC số tiết: 4 tiết
Bài 1: VUI CHƠI VỚI MÀU số tiết: 2 tiết
Thời gian thực hiện: ngày 6 tháng 9 năm 2022 (tiết 1)
l. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- Nhận biết và đọc được tên các màu cơ bản.
- Sử dụng được các màu cơ bản, màu đạm , màu nhạt trong thực hành.
2. Năng lực mĩ thuật
– Đọc được tên các màu cơ bản ở hình ảnh trong tự nhiên, trong đời sống, trong sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật và trong thực hành, sáng tạo.
– Sử dụng được các màu cơ bản để thực hành, sáng tạo sản phẩm và trao đổi, chia sẻ
– Trưng bày, giới thiệu, chia sẻ được cảm nhận về sản phẩm của mình hoặc của bạn. Bước đầu làm quen với tìm hiểu vẻ đẹp của tác phẩm mĩ thuật có sử dụng các màu cơ bản.
-Năng lực chung và năng lực đặc thù khác
 Tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, giao tiếp và hợp tác, ngôn ngữ, âm nhạc, được biểu hiện như: Chọn màu cơ bản yêu thích để vẽ hình ảnh trên sản phẩm, Trao đổi, chia sẻ trong học tập; Tìm hiểu vẻ đẹp của hình ảnh trong tự nhiên, trong đời sống có các màu cơ bản; nghe và hát bài hát về màu sắc
3. Phẩm chất
Bài học góp phần bồi dưỡng ở HS một số phẩm chất chủ yếu như: tình yêu thiên nhiên và cuộc sống, đức tính chăm chỉ, trung thực, ý thức tôn trọng được biểu hiện như: Yêu thích vẻ đẹp của màu sắc trong thiên nhiên, đời sống; Tôn trọng ý thích về màu sắc của bạn bè và những người xung quanh; biết chuẩn bị đồ dùng học tập...
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Máy tính,ti vi,..
-Gv có thể sử dụng hình ảnh làng bích họa Tam Thanh (miền Trung) hoặc hình vẽ, trang trí trên tường, hành lang đường phố/đường làng ở địa phương và một số nơi khác để giới thiệu đến HS.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3’
10’
16’
5’
3’
1.Hoạt động mở đầu.*khởi động:
Hoạt động 1: Ổn định lớp, giới thiệu bài học
– Kiểm tra sĩ số HS
– Tổ chức Hs nghe (hoặc cùng hát) bài hát: Màu hoa (nhạc và lời của Hoàng Văn Yến); gợi mở HS kể tên màu sắc được nhắc trong bài hát; liên hệ giới thiệu bài học.
2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:
*Khám phá
2.1. Tổ chức HS quan sát, nhận biết
a. Sử dụng hình ảnh Tr.5.
– Hướng dẫn HS quan sát và thảo luận: Kể tên các đồ dùng và đọc tên các màu
– Nhận xét câu trả lời, nhận xét, bổ sung của HS; nêu vấn đề, kích thích HS tìm những đồ dùng, đồ vật ở trong lớp có các màu: đỏ, vàng, lam
– Gợi nhắc HS: Các màu: đỏ, vàng, lam (xanh lam) là những màu cơ bản; kết hợp hướng dẫn HS xem thêm trang 81, Sgk và giải thích thêm về đặc điểm màu cơ bản.
b. Sử dụng hình ảnh bắp ngô, cánh diều, cái ô/dù (trang 6)
– Hướng dẫn HS quan sát, giao nhiệm vụ:
+ Đọc tên mỗi hình ảnh
+ Giới thiệu màu cơ bản có trên mỗi hình ảnh
+ Chia sẻ điều biết được về mỗi hình ảnh, ví dụ: Em đã biết các hình ảnh này chưa? Hoặc đã thấy ở đâu? Sử dụng để làm gì?...
– Tóm tắt chia sẻ của HS, giới thiệu thêm về mỗi hình ảnh và liên hệ với đời sống.
– Gợi mở HS kể thêm hình ảnh/đồ dùng đã biết có các màu cơ bản.
c. Giới thiệu tác phẩm mĩ thuật (tr.6)
– Hướng dẫn HS quan sát, thảo luận, trả lời câu hỏi:
+ Đọc tên một số màu có ở tác phẩm
+ Kể tên chi tiết/hình ảnh có màu cơ bản
– Tóm tắt những chia sẻ của HS, giới thiệu tên tác giả và các màu sắc có trên tác phẩm.
– Giới thiệu thêm một số sản phẩm trong Vở TH, tác phẩm sưu tầm; gợi mở HS chỉ ra màu cơ bản ở sản phẩm, tác phẩm.
+ Sử dụng câu chốt trang 6 để tóm tắt nội dung HĐ 2.1; kết hợp
+ trình chiếu hình ảnh
3.Hoạt động luyện tập, thực hành:
3.1. Tổ chức HS thực hành, sáng tạo và tập trao đổi, chia sẻ
a. Tổ chức HS chơi trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng” (tr.7)
– Hướng dẫn HS quan sát các thẻ màu và thảo luận, thực hiện nhiệm vụ nêu trong SGK
– Nhận xét kết quả trò chơi; kích thích HS hứng thú với thực hành.
b. Hướng dẫn HS tìm hiểu sử dụng màu cơ bản trên một số sản phẩm (tr.7).
– Tổ chức Hs quan sát, giao nhiệm vụ thảo luận:
+ Giới thiệu hình ảnh rõ nhất ở mỗi sản phẩm
+ Giới thiệu sản phẩm có nhiều màu vàng/màu đỏ/màu lam.
+ Trên mỗi sản phẩm, màu đỏ, màu vàng, màu lam có ở hình ảnh, chi tiết nào?
– Tóm tắt nội dung thảo luận, chia sẻ của HS; giới thiệu rõ hơn các màu cơ bản sử dụng trên mỗi sản phẩm và gợi nhắc HS:
+ Có thể vẽ hình ảnh yêu thích như: con vật, bông hoa, trái cây, đồ vật, đồ dùngtheo ý thích.
+ Có thể sử dụng nhiều màu vàng hoặc nhiều màu đỏ, nhiều màu lam để vẽ hình ảnh yêu thích và có thể thêm các màu khác.
– Hướng dẫn HS quan sát một số sản phẩm tham khảo (tr.8) và giới thiệu các hình ảnh, các màu cơ bản có trong mỗi sản phẩm.
c. Tổ chức HS thực hành và thảo luận
- Giới thiệu thời lượng của bài học và nhiệm vụ thực hành ở tiết 1, gợi mở nội dung tiết 2 của bài học
- Tổ chức Hs ngồi theo nhóm và giao nhiệm vụ cá nhân:
+ Vẽ hình ảnh yêu thích trên trang giấy (hoặc vẽ màu cơ bản vào hình có sẵn trong vở TH, tr.4).
+ Sử dụng nhiều màu đỏ hoặc nhiều màu vàng, nhiều màu lam để vẽ; có thể vẽ thêm các màu khác theo ý thích.
+ Quan sát các bạn trong nhóm, có thể hỏi bạn vẽ hình ảnh gì, màu nào sẽ vẽ nhiều và chia sẻ ý tưởng của mình với bạn.
- Gợi mở HS có thể: Dùng bút chì hoặc bút màu để vẽ hình ảnh bằng nét và vẽ màu cơ bản, vẽ thêm màu khác cho bức tranh.
Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm.
4.1. Tổ chức HS trưng bày sản phẩm và chia sẻ cảm nhận
– Hướng dẫn Hs trưng bày sản phẩm và giới thiệu, chia sẻ:
+ Hình ảnh thể hiện trên sản phẩm
+ Màu cơ bản nào được vẽ nhiều trên sản phẩm.
+ Muốn vẽ thêm màu nào/hình ảnh gì trên sản phẩm của mình?
+ Sản phẩm của các bạn trong lớp có những hình ảnh gì?...
– Tóm tắt ý kiến của HS; Nhận xét kết quả thực hành, thảo luận
4.2.Tổng kết tiết học hướng dẫn HS chuẩn bị tiết 2
– Củng cố nội dung tiết 1
– Nhận xét giờ học, hướng dẫn HS chuẩn bị tiết 2: Bảo quản sản phẩm tiết 1 và có thể vẽ hoàn thành bức tranh ở nhà (nếu thích); chuẩn bị đất nặn để thực hành tạo sản phẩm nhóm.
– Gợi mở HS ý tưởng treo sản phẩm ở đâu?
- Lớp trưởng/tổ trưởng báo cáo Gv
- Nghe và hát bài hát
– Quan sát, thảo luận nhóm đôi
– Nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn/nhóm bạn
– Tìm màu cơ bản có trong lớp– Giới thiệu hình ảnh, đồ dùng đã nhìn thấy/đã biết có màu cơ bản.
– Thảo luận nhóm 6
– Trả lời câu hỏi, nhận xét, bổ sung
Quan sát
– Thảo luận nhóm 3-4
– Trả lời, nhận xét, bổ sung
– Quan sát
– Thảo luận nhóm 5-6
– Trả lời, nhận xét/bổ sung
– Lắng nghe
- Vi trí ngồi theo nhóm
- Thực hành: tạo sản phẩm cá nhân
- Quan sát, chia sẻ với bạn trong nhóm.
– Trưng bày sản phẩm, quan sát, chia sẻ cảm nhận
– Lắng nghe
– Quan sát
– Có thể chia sẻ ý tưởng treo bức tranh.
 *ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY(nếu có):
Môn/học:Mỹ thuật Lớp :2C, 2A , 2B
Tên bài học: CHỦ ĐỀ 1: HỌC VUI CÙNG MÀU SẮC số tiết: 4 tiết
Bài 1: VUI CHƠI VỚI MÀU (2 tiết) số tiết: 2 tiết
Thời gian thực hiện: ngày 13 tháng 9 năm 2022 (tiết 2)
 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
-- Nhận biết và đọc được tên các màu cơ bản.
- Sử dụng được các màu cơ bản, màu đạm , màu nhạt trong thực hành.
2. Năng lực mĩ thuật
– Đọc được tên các màu cơ bản ở hình ảnh trong tự nhiên, trong đời sống, trong sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật và trong thực hành, sáng tạo.
– Sử dụng được các màu cơ bản để thực hành, sáng tạo sản phẩm và trao đổi, chia sẻ.
– Trưng bày, giới thiệu, chia sẻ được cảm nhận về sản phẩm của mình hoặc của bạn. Bước đầu làm quen với tìm hiểu vẻ đẹp của tác phẩm mĩ thuật có sử dụng các màu cơ bản.
1.1. Năng lực chung và năng lực đặc thù khác
 Tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, giao tiếp và hợp tác, ngôn ngữ, âm nhạc,  được biểu hiện như: Chọn màu cơ bản yêu thích để vẽ hình ảnh trên sản phẩm, Trao đổi, chia sẻ trong học tập; Tìm hiểu vẻ đẹp của hình ảnh trong tự nhiên, trong đời sống có các màu cơ bản; nghe và hát bài hát về màu sắc
3. Phẩm chất
Bài học góp phần bồi dưỡng ở HS một số phẩm chất chủ yếu như: tình yêu thiên nhiên và cuộc sống, đức tính chăm chỉ, trung thực, ý thức tôn trọng được biểu hiện như: Yêu thích vẻ đẹp của màu sắc trong thiên nhiên, đời sống; Tôn trọng ý thích về màu sắc của bạn bè và những người xung quanh; biết chuẩn bị đồ dùng học tập...
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Hình ảnh có liên quan đến nội dung bài học.
-Máy tính,ti vi,..
-Gv có thể sử dụng hình ảnh làng bích họa Tam Thanh (miền Trung) hoặc hình vẽ, trang trí trên tường, hành lang đường phố/đường làng ở địa phương và một số nơi khác để giới thiệu đến HS.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của GV
3’
5’
17
6’
3’
Hoạt động mở đầu:
*Khởi động
Hoạt động 1: Ổn định lớp, giới thiệu tiết 2
– Gợi mở HS nhắc lại nội dung tiết 1 của bài học.
– Tóm tắt chia sẻ của HS, nhắc lại nội dung chính của tiết 1 và giới thiệu nội dung tiết học.
2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:
*Khám phá
Hoạt động 2: Tổ chức HS quan sát, tìm hiểu nội dung tạo sản phẩm nhóm
– Hướng dẫn HS quan sát một số sản phẩm trong vở TH (tr.5) và thảo luận, giới thiệu các hình ảnh có trong mỗi sản phẩm
– Nhận xét kết quả thảo luận của HS; gợi mở nhóm thảo luận lựa chọn hình ảnh để tạo sản phẩm nhóm bằng đất nặn hoặc vẽ, cắt, dán.
3.Hoạt động luyện tập thực hành:
Hoạt động 3: Tổ chức HS thực hành, sáng tạo sản phẩm nhóm.
– Giao nhiệm vụ thực hành cho các nhóm HS: Tạo sản phẩm theo ý thích có các màu cơ bản, bằng cách vẽ, cắt dán hoặc nặn. Có thể sử dụng thêm các màu khác ở sản phẩm.
– Gợi mở các nhóm Hs thực hiện:
+ Thảo luận, lựa chọn hình ảnh: vườn cây, vườn hoa, con vật, trái cây để tạo sản phẩm nhóm
+ Thảo luận, lựa chọn cách thực hành:
Cách 1: Sử dụng màu vẽ, giấy và cắt dán:
Cá nhân vẽ hình ảnh theo nội dung lựa chọn của nhóm và vẽ màu cơ bản theo ý thích, cắt; các thành viên cùng dán các hình sản phẩm cá nhân tạo sản phẩm nhóm và vẽ thêm chấm, nét, màu cho sản phẩm nhóm
Cách 2: Sử dụng đất nặn:
Cá nhân nặn hình ảnh theo nội dung lựa chọn cả nhóm; các thành viên cùng sắp xếp sản phẩm cá nhân tạo sản phẩm nhóm
– Nhắc HS giữ vệ sinh cá nhân, lớp học
- Quan sát các nhóm Hs thực hiện nhiệm vụ và gợi mở, hướng dẫn; kết
hợp trao đổi, nêu vấn đề
4.Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm
Hoạt động 4: Tổ chức HS trưng bày sản phẩm và chia sẻ cảm nhận
– Hướng dẫn HS trưng bày, giới thiệu:
+ Tên sản phẩm, hình thức thực hành; tên các màu cơ bản, màu khác trên sản phẩm của nhóm
+ Thích sản phẩm nhóm nào nhất, vì sao?...
– Tóm tắt nội dung giới thiệu của các nhóm.
– Nhận xét kết quả thực hành, thảo luận.
Hoạt động 5: Tổng kết bài học, gợi mở vận dụng và hướng dẫn HS chuẩn bị bài 2.
– Tóm tắt nội dung chính của bài học
– Nhận xét kết quả học tập.
– Hướng dẫn Hs quan sát hình ảnh mục Vận dụng, gợi mở HS giới thiệu các hình ảnh có trong mỗi bức tranh và liên hẹ với các hình ảnh trong đời sống.
– Hướng dẫn HS chuẩn bị bài Bài 2, trang 10 SGK.
– Nhắc lại những điều đã biết ở tiết 1
– Quan sát, thảo luận nhóm 6-7 HS
– Chia sẻ ý tưởng thực hành thực hành của nhóm
– Thực hành nhóm 4 – 6 HS
– Các nhóm phân công nhiệm vụ cho mỗi thành viên.
- Lựa chọn cách thích hành theo ý thích
– Trưng bày, giới thiệu sản phẩm
– Nhận xét, chia sẻ cảm nhận
– HS suy nghĩ, trả lời.
– Giới thiệu hình ảnh có trong mỗi bức tranh ở mục Vận dụng (tr.9); liên hệ với cuộc sống xung quanh.
- Lắng nghe
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY(nếu có):
Môn/học:Mỹ thuật Lớp :2C, 2A , 2B
Tên bài học: CHỦ ĐỀ 1: HỌC VUI CÙNG MÀU SẮC số tiết: 4 tiết
Bài 2: MÀU ĐẬM, MÀU NHẠT số tiết: 2 tiết
Thời gian thực hiện: ngày 20 tháng 9 năm 2022 (tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1.Kiến thức:
- Nhận biết được màu đậm, màu nhạt trong tranh
- tạo được sản phẩm có đậm nhạt.
2.Năng lực mĩ thuật
Bài học giúp HS đạt được một số yêu cầu cần đạt về năng lực mĩ thuật, cụ thể như sau:
– Nêu được màu đậm, màu nhạt ở đối tượng quan sát và trong thực hành, sáng tạo
– Tạo được sản phẩm có màu đậm, màu nhạt theo ý thích và trao đổi, chia sẻ trong thực hành, sáng tạo.
– Trưng bày, giới thiệu được sản phẩm và chia sẻ cảm nhận. Bước đầu làm quen với tìm hiểu vẻ đẹp của tác phẩm mĩ thuật có sử dụng màu đậm, màu nhạt.
-Năng lực chung và năng lực đặc thù khác
 Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, ngôn ngữ thông qua các biểu hiện cụ thể như: Biết chuẩn bị và sử dụng giấy màu, hồ dán để xé, dán tạo sản phẩm có màu đậm, màu nhạt; trao đổi, chia sẻ trong học tập...
3. Phẩm chất
Bài học góp phần bồi dưỡng ở HS một số phẩm chất chủ yếu như: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm biểu hiện cụ thể như: Chuẩn bị số đồ dùng cần thiết để thực hành, sáng tạo; giữ vệ sinh cá nhân và lớp học; thẳng thắn nhận xét sản phẩm, câu trả lời của bạn
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-Tranh ảnh có liên quan nội dung bài học.
- máy tính, tivi,...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của 
3’
7’
17’
5’
3’
1.Hoạt động mở đầu:
*Khởi động
Hoạt động 1: Ổn định lớp, giới thiệu bài
- Kiểm tra sĩ số HS.
- Giới thiệu bài học: Sử dụng bảng màu cơ bản, gợi mở HS giới thiệu màu đậm, màu nhạt theo cảm nhận và liên hệ bài học
Hoạt động hình thành kiến thức mới:
*Khám phá
2.1.Hoạt động 2. Tổ chức HS quan sát, nhận biết
-.Sử dụng hình ảnh trong SGK (Tr.10)
- Nhắc HS quan sát, thảo luận, trả lời câu hỏi:
+ Kể tên các hình ảnh và đọc tên các màu có ở mỗi hình ảnh?
+ Trong mỗi hình ảnh, màu nào đậm, màu nào nhạt?
- Nhận xét nội dung trả lời của HS; giới thiệu rõ hơn mỗi hình ảnh và liên hệ với đời sống thực tế (biển có tỉnh thành nào? Quả nho có vị gì, thường trồng ở đâu? Quả bóng chuyền sử dụng như thế nào, góp gì cho sức khỏe).
- Gợi mở HS quan sát, tìm màu đậm, màu nhạt trên mỗi đồ dùng/đồ vật có trong lớp
-Sử dụng hình ảnh sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật (Tr.11)
- Hình ảnh trong SGK, tr.11
+ Hướng dẫn HS quan sát và giao nhiệm vụ: Thảo luận, tìm màu đậm, màu nhạt trên mỗi sản phẩm
+ Nhận xét câu trả lời, ý kiến nhận xét, bổ sung của HS.
+ Giới thiệu một số thông tin về tác giả, nội dung thể hiện và màu đậm, màu nhạt trên mỗi bức tranh; kết hợp nêu vấn đề, gợi mở HS chỉ ra hình ảnh chính trong mỗi bức tranh.
- Hình ảnh sưu tầm và giới thiệu trong vở THMT, gợi mở HS chỉ ra màu đậm, màu nhạt trên mỗi hình ảnh sản phẩm, tác phẩm.
- Gợi nhắc HS: Có thể tìm thấy màu đậm, màu nhạt ở trong tự nhiên, trong đời sống và trong sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.
Hoạt động luyện tập, thực hành:
Hoạt động 3: Tổ chức HS thực hành, sáng tạo và tập trao đổi, chia sẻ.
4.1.Hướng dẫn HS tìm hiểu sáng tạo cùng màu đậm, màu nhạt.
- Giao nhiệm vụ cho HS: quan sát hình SGK (tr.11) và thảo luận, trả lời câu hỏi:
+ Hình các cánh hoa, lá, cành được tạo bằng cách nào?
+ Hai tờ giấy màu tím và màu vàng, tờ giấy màu nào đậm, màu nào nhạt? (có thể sử dụng giấy màu do Gv, HS chuẩn bị
+ Tìm hình ảnh, chi tiết giống và khác nhạu ở hai bức tranh?
+ Trong mỗi bức tranh, hình ảnh hoặc chi tiết nào đậm nhất, nhạt nhất?
- Đánh giá câu trả lời, nhận xét/bổ sung của HS; giới thiệu rõ hơn về cách xé hình cánh hoa, lá, cành hoa và tạo đậm, nhạt trên mỗi bức tranh;
- Nhắc HS: Trong thực hành, có thể tạo hình ảnh yêu thích có màu đậm trên nền màu nhạt hoặc tạo hình ảnh yêu thích có màu nhạt trên nền màu đậm.
- Hướng dẫn HS quan sát hình sản phẩm: Quả bưởi, cái ca, hoa hướng dương, dưa hấu trong SGK, tr.12 và yêu cầu Hs chỉ ra hình ảnh/chi tiết đậm, nhạt trên mỗi sản phẩm.
- Tóm tắt nội dung (a): Có thể xé dán giấy để tạo các hình ảnh yêu thích như: hoa, quả, đồ vật để tạo sản phẩm có màu đậm, màu nhạt. Kích thích HS hứng thú với thực hành
-Tổ chức HS thực hành và tập trao đổi, chia sẻ.
- Giới thiệu với HS thời lượng dành cho bài học và nhiệm vụ thực hành của tiết 1, gợi mở nội dung tiết 2 của bài học.
- Bố trí HS theo nhóm, giao nhiệm vụ cá nhân:
+ Sử dụng giấy màu để xé dán tạo hình ảnh yêu thích.
+ Yêu cầu của sản phẩm: Có màu đậm, màu nhạt
+ Trong thực hành: quan sát bạn trong nhóm, phát hiện điều có thể học tập từ bạn, có thể chia sẻ với bạn về ý tưởng thực hành của mình, hỏi ý tưởng thực hành của bạn và giấy màu đậm, màu nhạt bạn sẽ sử dụng để thể hiện trên sản phẩm
- Gợi mở HS: Chọn giấy có màu đậm, màu nhạt khác nhau để
riêng và sử dụng để xé, dán. Có thể xé dán hình ảnh bằng giấy màu
đậm và dán trên nền giấy màu nhạt; hoặc ngược lại.
- Quan sát Hs thực hành và trao đổi, gợi mở hoặc hướng dẫn HS thực hiện tốt hơn.
4.Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm
4.1.Hoạt động 4: Tổ chức HS trưng bày, giới thiệu sản phẩm và chia sẻ cảm nhận
- Hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm
- Gợi mở HS giới thiệu và chia sẻ cảm nhận:
+ Sản phẩm của em có tên là gì?
+ Em đã xé dán được hình ảnh gì?
+ Trong bức tranh xé dán của em, chi tiết hoặc hình ảnh nào có màu đậm, màu nhạt.
+ Em hãy kể những hình ảnh mà các bạn trong nhóm của mình đã xé dán được, em thích sản phẩm của bạn nào nhất? vì sao?
- Tóm tắt các ý kiến chia sẻ, giới thiệu của HS. Nhận xét kết quả thực hành, thảo luận; nhắc HS bảo quản sản phẩm
Hoạt động 5: Tổng kết tiết học, gợi mở vận dụng và hướng dẫn HS chuẩn bị học tiết 2 
 - Nhắc lại nội dung chính của tiết học. Nhận xét giờ học
- Gợi mở HS: Có thể xé dán hình ảnh khác/ có thể sử dụng bức tranh xé dán để làm gì; muốn tạo thêm chi tiết nào ở bức tranh? 
- Nhắc HS chuẩn bị học tiết 2 của bài học 
- Lớp trưởng/tổ trưởng báo cáo
- Quan sát, chia sẻ theo cảm nhận
- Quan sát
- Trao đổi, thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi
- Nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn/nhóm bạn
- Quan sát
- Thảo luận nhóm 4 – 6 HS.
- Giới thiệu màu đậm, màu nhạt trên mỗi bức tranh
- Quan sát
- Thảo luận nhóm 3 - 4 HS
- Trả lời câu hỏi
- Nhận xét/bổ sung
- Ngồi theo vị trí nhóm: 6 -7HS
- Thực hành cá nhân
- Quan sát, trao đổi cùng bạn trong nhóm
- Nhận xét, nêu ý kiến về sản phẩm đang thực hành của mình/của bạn
- Trưng bày sản phẩm
- Giới thiệu sản phẩm của mình, chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của bạn/của mình
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- Có thể chia sẻ mong muốn thực hành/ ý tưởng sử dụng sản phẩm
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY(nếu có):
Môn/học:Mỹ thuật Lớp :2C, 2A , 2B
Tên bài học: CHỦ ĐỀ 1: HỌC VUI CÙNG MÀU SẮC số tiết: 4 tiết
Bài 2: MÀU ĐẬM, MÀU NHẠT số tiết: 2 tiết
Thời gian thực hiện: ngày 20 tháng 9 năm 2022 (tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1.kiến thức:
- Nhận biết được màu đậm, màu nhạt trong tranh
- Tạo được sản phẩm có đậm nhạt.
2. Năng lực mĩ thuật
Bài học giúp HS đạt được một số yêu cầu cần đạt về năng lực mĩ thuật, cụ thể như sau:
– Nêu được màu đậm, màu nhạt ở đối tượng quan sát và trong thực hành, sáng tạo
– Tạo được sản phẩm có màu đậm, màu nhạt theo ý thích và trao đổi, chia sẻ trong thực hành, sáng tạo.
– Trưng bày, giới thiệu được sản phẩm và chia sẻ cảm nhận. Bước đầu làm quen với tìm hiểu vẻ đẹp của tác phẩm mĩ thuật có sử dụng màu đậm, màu nhạt.
-Năng lực chung và năng lực đặc thù khác
Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, ngôn ngữ thông qua các biểu hiện cụ thể như: Biết chuẩn bị và sử dụng giấy màu, hồ dán để xé, dán tạo sản phẩm có màu đậm, màu nhạt; trao đổi, chia sẻ trong học tập...
3. Phẩm chất
Bài học góp phần bồi dưỡng ở HS một số phẩm chất chủ yếu như: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm biểu hiện cụ thể như: Chuẩn bị số đồ dùng cần thiết để thực hành, sáng tạo; giữ vệ sinh cá nhân và lớp học; thẳng thắn nhận xét sản phẩm, câu trả lời của bạn
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-Tranh ảnh có liên quan nội dung bài học.
- máy tính, tivi,...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
3’
7’
16’
5’
4’
Hoạt động mở đầu.
*Khởi động.
-Ổn định lớp, giới thiệu bài 
– Gợi mở HS nhắc lại nội dung tiết 1 của bài học. 
– Giới thiệu nội dung tiết học.
Hoạt động hình thành kiến thức mới
2.1.Hoạt động 2: Tổ chức tìm hiểu cách thực hành 
- Sử dụng hình sản phẩm: Quả, tĩnh vật, mâm ngũ quả trong SGK (tr.12), Tĩnh vật quả (tr.13):
+ Giao nhiệm vụ quan sát, thảo luận cho các nhóm HS: 
i) Giới thiệu các hình ảnh có trên mỗi sản phẩm
ii) Màu đậm, màu nhạt có ở chi tiết, hình ảnh nào trên mỗi
sản phẩm?
iii) Mỗi sản phẩm được tạo nên bằng cách nào? 
+ Đánh giá câu trả lời, nhận xét/ bổ sung của HS. 
+ Giới thiệu hai cách thực hành:
Sử dụng giấy màu đậm, màu nhạt để xé dán tạo bức tranh có hình ảnh yêu thích.
ii) Sử dụng màu đậm, màu nhạt để vẽ bức tranh có hình ảnh yêu thích. 
- Gợi mở HS rõ hơn cách thức hành, kết hợp hình ảnh trực quan/
 thị phạm thao tác chính:
+ Mỗi thành viên cùng xé dán/vẽ tạo hình ảnh có màu đậm, màu nhạt theo ý thích
+ Các thành viên cùng vẽ/xé dán tạo màu nền đậm/nhạt xung quanh để làm rõ hình ảnh đã vẽ/xé dán. 
+ Gợi mở các nhóm HS chia sẻ ý tưởng ban đầu: Nhóm em chọn cách thực hành nào? Hình ảnh nào nhóm em muốn vẽ hoặc xé dán? 
- Sử dụng hình ảnh sản phẩm sưu tầm/giới thiệu trong vở THMT, gợi mở HS: Nội dung thể hiện; màu đậm, màu nhạt ở sản phẩm; hình thức thực hành
3.Hoạt động luyện tập, thực hành.
Hoạt động 3: Tổ chức HS thực hành tạo sản phẩm nhóm 
- Giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm:
+ Thảo luận, chọn hình thức vẽ hoặc xé dán để thực hành
+ Thảo luận, chọn hình ảnh thể hiện (hoa, quả, đồ dùng)
+ Thảo luận, chọn màu đậm, màu nhạt cho hình ảnh thể hiện và nền của bức tranh.
+ Thảo luận, phân công thành viên vẽ hoặc xé dán tạo hình ảnh, tạo nền cho bức tranh
- Quan sát các nhóm HS thực hành, trao đổi; kết hợp sử dụng tình huống có vấn đề, gợi mở và hướng dẫn, hỗ trợ HS. 
4.Hoạt động vận dụng,trải nghiệm.
Hoạt động 4: Tổ chức HS trưng bày, giới thiệu sản phẩm và chia sẻ cảm nhận 
- Hướng dẫn các nhóm HS trưng bày sản phẩm 
- Gợi mở HS giới thiệu và chia sẻ cảm nhận
- Tóm tắt nội dung giới thiệu của HS, nhận xét các nhóm HS thực hiện nhiệm vụ và kết quả thực hành
Hoạt động 5: Tổng kết bài học, gợi mở và hướng dẫn chuẩn bị bài 3 
– Tóm tắt nội dung chính của bài học
– Nhận xét kết quả học tập.
– Hướng dẫn HS quan sát hình ảnh mục Vận dụng (tr.13) và gợi mở HS nhận ra có thể vẽ các bức tranh về cuộc sống xung quanh bằng các màu đậm, màu nhạt khác nhau.
– Hướng dẫn HS chuẩn bị bài 3, trang 15 SGK.
– Nhắc lại những điều đã biết ở tiết 1
- Quan sát
- Thảo luận nhóm 4 – 6 HS:
- Trả lời câu hỏi 
- Nhận xét, bổ sung câu trả lời của nhóm bạn.
- Mỗi nhóm có thể chia sẻ ý tưởng thực hành
- Quan sát một số sản phẩm sưu tầm/vở THMT
- Thảo luận và thực hành tạo sản phẩm nhóm
- Trưng bày, giới thiệu sản phẩm, chia sẻ cảm nhận
- Lắng nghe
- Quan sát mục Vận dụng và chia sẻ theo cảm nhận 
IV.ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
Môn học:Mỹ thuật Lớp : 2A, 2C, 2B
Tên bài học: CHỦ ĐỀ 2: SÁNG TẠO VỚI NÉT số tiết: 4 tiết
 Bài 3: CÙNG HỌC VUI VỚI NÉT số tiết: 2 tiết
 Thời gian thực hiện : ngày 4 tháng 10 năm 2022 ( Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- Tạo được nét bằng các hìnhthuwcs khác nhau, sử dụng nét mô phỏng đối tượng.
- Biết kết hợp gấp, cắt dán, vẽ,...trong thực hành, sáng tạo
2. Năng lực mĩ thuật
Bài học giúp HS đạt được một số yêu cầu cần đạt về năng lực mĩ thuật như sau:
– Nêu được cách tạo nét bằng một số hình thức, chất liệu khác nhau.
– Tạo được nét bằng một số hình thức, chất liệu khác nhau; biết vận dụng nét tạo được để tạo sản phẩm theo ý thích và trao đổi, chia sẻ trong thực hành.
– Biết trưng bày, giới thiệu và chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của mình hoặc của nhóm, của bạn bè. Bước đầu thấy được sự đa dạng của chất liệu sử dụng để tạo các kiểu nét và có thể vận dụng nét để sáng tạo sản phẩm phục vụ cuộc sống.
-Năng lực chung và năng lực đặc thù khác
 Tự chủ và tực học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, giao tiếp và hợp tác, ngôn ngữ, khoa học (tìm hiểu tự nhiên, xã hội)  thông qua một số biểu hiện như: Biết được nhiều sản phẩm trong đời sống có biểu hiện kiểu nét khác nhau và được tạo bằng những nguyên vật liệu như mây, tre, sắt, thép
3. Phẩm chất
Bài học góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, ý thức trách nhiệm và sự tôn trọng được biểu hiện như: Chuẩn bị vật liệu, chất liệu để tạo nét, tạo sản phẩm bằng một số hình thức tạo nét khác nhau; giữ vệ sinh cá nhân và lớp học trong và sau khi thực hành; tôn trọng sự lựa chọn hình thức, chất liệu để thực hành và sản phẩm tạo được của bạn...
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Máy tính, tivi,.., bài của HS năm trước.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3’
5’
20’
5’
1.Hoạt động mở đầu:
*Khởi động
- Ổn định lớp, kiểm tra dụng cụ học tập
- Tổ chức HS chơi trò chơi: Thử tài của bạn
+ Hình thức chơi: Tiếp sức
+ Chuẩn bị: Trên bảng dán hai tờ giấy trắng (tương ứng hai đội chơi), khổ giấy A3 (hoặc A4, có thể sử dụng giấy một mặt). Mỗi đội chơi gồm 5 thành viên, mỗi thành viên được nhận một bút viết bảng hoặc một bút màu dạ (màu sắc tùy thích).
+ Cách chơi: Khi có hiệu lệnh chơi, lần lượt mỗi thành viên lên vẽ một kiểu nét đã biết/theo ý thích
+ Thời gian chơi: 2 phút
+ Đánh giá kết quả: Số lượng nét/số kiểu nét
- Giới thiệu nội dung bài học.
2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:
Hoạt động 2. Tổ chức HS quan sát, nhận biết
Nhận biết một số hình thức tạo nét.
– Tổ chức HS quan sát hình: 1, 2, 3 (tr.15)
và giao nhiệm vụ: Thảo luận; Trả lời câu hỏi trong SGK.
– Gợi mở HS: Em đã biết một số cách tạo nét dười đây chưa ? Nét được tạo nên từ vật liệu gì? Bằng cách nào?...
– Nhận xét câu trả lời của HS và giới thiệu một số hình thức tạo nét
Nhận biết kiểu nét trên một số sản phẩm hiểu ích trong đời sống 
‒ Hướng dẫn HS quan sát hình ảnh tr.16 và yêu cầu: Thảo luận; Trả lời câu hỏi trong SGK
– Nhận xét câu trả lời, ý kiến bổ sung của HS; giới thiệu thêm thông tin về mỗi hình ảnh, và những chi tiết tương ứng với một số kiểu nét; kết hợp liên hệ yếu tố vùng miền và bồi dưỡng lòng nhân ái, sự cảm thông, chia sẻ ở HS với các bạn vùng khó khăn
– Gợi mở HS giới thiệu chiếc cầu hoặc ô cửa sổ trong cuộc sống và nêu chi tiết giống kiểu nét cụ thể.
– Giới thiệu hình ảnh về nhà trường, gợi mở HS: Nêu chi tiết giống một số kiểu nét và chất liệu tạo nên chi tiết đó.
– Nhận xét, khích lệ nội dung trả lời của HS
Hoạt động luyện tập thực hành
3.1.Hoạt động thực hành tạo sản phẩm và tập thảo luận, chia sẻ HS và tóm tắt nội dung HĐ1.
Hướng dẫn HS cách tạo nét
Tổ chức HS quan sát hình trong SGK, tr.16, 17 và giao nhiệm vụ: Thảo luận, nêu cách tạo nét theo cảm nhận
– Tóm tắt nội dung trả lời, ý kiến nhận xét, bổ sung của HS.
– Thị phạm minh họa, hướng dẫn cách tạo nét, kết hợp giải thích, tương tác với HS:
+ Tạo nét từ đất nặn
+ Tạo nét từ bìa giấy và màu goat (hoặc màu nước)
+ Tạo nét từ cắt giấy màu
c.Tổ chức HS thực hành, sáng tạo và tập trao đổ
– Nhắc HS về nhiệm vụ chính của tiết 1 và gợi mở nội dung tiết 2 của bài học.
– Giới thiệu vị trí các nhóm tương ứng với các hình thức tạo nét và cho phép HS được chọn hình thức tạo nét theo ý thích
– Giao nhiệm vụ cho HS:
+ Tạo sản phẩm cá nhân bằng hình thức tạo nét yêu thích
+ Quan sát các bạn trong nhóm và trao đổi, nêu ý kiến. VD: Bạn sẽ chọn màu nào để tạo nét và tạo sản phẩm gì? Bạn tạo được kiểu nét nào; chia sẻ với bạn về lựa chọn màu sắc, tên sản phẩm của mình.
– Gợi nhắc HS quan sát hình một số sản phẩm trang 18, SGK và có thể tham khảo để thực hành theo ý thích.
– Quan sát HS thực hành, thảo luận và hướng dẫn/hỗ trợ; gợi mở HS chia sẻ liên hệ sử dụng sản phẩm vào đời sống.
Hoạt động Vận dụng.
Hoạt động 4:Tổ chức học sinh trưng bày và chia sẽ cảm nhận.
– Nhắc HS thu dọn đồ dùng, vật liệu; lau tay và bàn/ghế, công cụ...
– Hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm tại nhóm và di chuyển đến các nhóm để quan sát và nhận xét, trao đổi
– Gợi mở HS chia sẻ cảm nhận
– Yêu cầu các nhóm chọn sản phẩm yêu thích để trưng bày trên bảng và giới thiệu
– Tóm tắt nội dung chia sẻ của HS, nhận xét kết quả thực hành, thảo luận.
Hoạt động 5: Tổng kết tiết học, gởi mở học sinh và hướng dẫn HS chuẩn bị tiết 2.
Tóm tắt nội dung chính của tiết học
– Gợi mở HS chia sẻ ý tưởng sử dụng sản phẩm
– Nhắc Hs bảo quản sản phẩm và chuẩn bị đồ dùng, vật
liệu để học tiết 2 của bài học..
- Hai đội chơi
- Những Hs không tham gia chơi cổ vũ hai đội chơi
- Đánh giá kết quả
– Quan sát
– Thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi
– Nhận xét hoặc bổ sung ý kiến của các bạn đã chia sẻ
– Quan sát,
– Thảo luận nhóm 4
– Đại diện nhóm trình bày.
– Nhận xét trả lời của nhóm bạn, có thể bổ sung.
– Lắng nghe
– Suy nghĩ, nhớ về hình ảnh cái cầu/ô cửa sổ đã biết
– Trả lời câu hỏi
– Quan sát
– Thảo luận nhóm 4 và trình bày.
– Lắng nghe, nhận xét, bổ sung câu trả lời của nhóm bạn
– Quan sát GV hướng dẫn.
– Một số HS phối hợp với GV
– Chọn hình thức thực hành và di chuyển đến vị trí các nhóm theo sở thích:
+ N.1: Tạo nét từ đất nặn
+ N.2: Tạo nét từ bìa giấy và màu goat/màu nước
+ N.3: Tạo nét bằng cắt giấy
– Chia sẻ ý tưởng thực hành.
– Thực hành cá nhân, thảo luận cùng bạn trong nhóm
– Thu dọn đồ dùng, công cụ
– Trưng bày sản phẩm, quan sát và trao đổi
- Các nhóm lựa chọn 2-3 sản phẩm trưng bày trên bảng và giới thiệu: Tên sản phẩm; Kiểu nét; Cách tạo sản phẩm
- Lắng nghe
- Có thể chia sẻ suy nghĩ , ý tưởng.
 IV.ĐIỀU CHỈNH BÀI HỌC(nếu có):
Môn học:Mỹ thuật Lớp : 2A, 2C, 2B
Tên bài hoc: CHỦ ĐỀ 2: SÁNG TẠO VỚI NÉT số tiết:4
Bài 3: CÙNG HỌC VUI VỚI NÉT số tiết:2
Thời gian thực hiện : ngày11 tháng 10 năm2022 (tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. - Tạo được nét bằng các hìnhthuwcs khác nhau, sử dụng nét mô phỏng đối tượng.
- Biết kết hợp gấp, cắt dán, vẽ,...trong thực hành, sáng tạo
2. Năng lực mĩ thuật
Bài học giúp HS đạt được một số yêu cầu cần đạt về năng lực mĩ thuật như sau:
– Nêu được cách tạo nét bằng một số hình thức, chất liệu khác nhau.
– Tạo được nét bằng một số hình thức, chất liệu khác nhau; biết vận dụng nét tạo được để tạo sản phẩm theo ý thích và trao đổi, chia sẻ trong thực hành.
– Biết trưng bày, giới thiệu và chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của mình hoặc của nhóm, của bạn bè. Bước đầu th

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mi_thuat_lop_2_chuong_trinh_ca_nam_nam_hoc_2022_2023.docx