Giáo án Mầm Non - Chủ đề “Thế giới thực vật"

doc 24 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 17116Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Mầm Non - Chủ đề “Thế giới thực vật"", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Mầm Non - Chủ đề “Thế giới thực vật"
TRƯỜNG MG HOA LAN
CHỦ ĐỀ “THẾ GIỚI THỰC VẬT"
 Từ ngày 11/01/2016 đến ngày 15/02/2016
I.Mục tiêu :
1 Phát triển thể chất :
* Giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe:
- Biết ích lợi của một số thực phẩm nguồn gốc thực vật với sức khỏe của bản thân.
- Không đi theo, không nhận quà người lạ khi chưa được người thân cho phép. (CS24)
- Biết tự rửa mặt, chải răng hằng ngày. (cs16)
3 – 4 tuổi:
- Hình thành một số thói quen tốt trong sinh hoạt hằng ngày, có hành vi vệ sinh trong ăn uống. 
* Vận động:
- Nhảy lò cò được ít nhất 5 bước liên tục, đổi chân theo yêu cầu (CS 9)
- Chạy 18m trong khoảng thời gian 5 – 7 giây. (CS12)
- Dán các hình vào đúng vị trí cho trước, không bị nhăn.(CS8)
3 – 4 tuổi:
- MT164: Phát triển sự khéo léo của đôi bàn tay qua hoạt động : tập làm công việc nội trợ, chăm sóc cây
2.Phát triển nhận thức :
-MT165:Gọi tên nhóm cây cối theo đặc điểm chung (CS 92)
- MT166: Biết cách phân loại một số lại rau: ăn lá, ăn củ, ăn quả theo 2, 3 dấu hiệu, theo loài, nơi sống theo lợi ích của cây. Thích khám phá các sự vật, hiện tượng xung quanh.(CS113) 
- MT167: Nhận ra sự thay đổi trong quá trình phát triển của cây, con vật và một số hiện tượng tự nhiên (CS 93)
- MT168: Nhận biết được số lượng, chữ số trong phạm vi 9. 
- MT169: Biết đo độ dài, chiều cao của đơn vị đo nào đó.
- MT170: Kể lại câu chuyện quen thuộc theo cách khác.(CS120)
3 – 4 tuổi:
- MT171: Biết đếm trên đối tượng, nói nhiều hơn ,it hơn 
3. Phát triển ngôn ngữ 
- Sử dụng lời nói để bày tỏ cảm cảm xúc, nhu cầu, ý nghĩ và kinh nghiệm của bản thân. (CS68)
- Kể về một sự việc, hiện tượng nào đó để người khác hiểu (CS 70). Kể lại được nội dung chuyện đã nghe theo trình tự nhất định (CS71)
- Biết trả lời các câu hỏi về nguyên nhân tại sao, vì sao?
- Thể hiện sự thích thú với sách (CS 80)
- Biết “ viết” chữ theo thứ tự từ trái qua phải, từ trên xuống dưới(CS 90)
3 – 4 tuổi:
- Biết sử dụng vốn từ của mình để mô tả những điều trẻ quan sát được về các cây cối trong thiên nhiên, vườn trường. 
- Thích nghe đọc thơ, đọc sách và nghe kể chuyện diễn cảm.
4. Phát triển tình cảm xã hội 
- Thích chăm sóc cây cối, con vật quen thuộc(CS 39)
- Có hành vi bảo vệ môi trường trong sinh hoạt hàng ngày (CS 57)
- Yêu thích các loại cây và có ý thức bảo vệ cây, Nhận biết được sự cần thiết, gữi gìn môi trường xanh, sạch đẹp với con người. Trao đổi ý kiến của mình với các bạn.(CS49)
- Bộc lộ cảm xúc của bản thân bằng lời nói, cử chỉ và nét mặt (CS36).
- Thay đổi hành vi và thể hiện cảm xúc phù hợp với hoàn cảnh.(CS40).
3 – 4 tuổi:
- Yêu thích các loại cây và quý trọng người trồng.
- Thích chăm sóc cây: tưới nước, lau lá...
5 .Phát triển thẩm mỹ 
- Yêu thích cái đẹp, sự đa dạng phong phú của môi trường cây xanh.
- Biết phối hợp các đường nét, màu sắc, hình dạng qua vẽ, nặn, xé dán, cắt dán để tao ra một số sản phẩm đa dạng về thế giới thực vật gần gũi trẻ.. 
- Biết thể hiện những cảm xúc phù hợp trong các hoạt động múa, hát, âm nhạc.
- Biết nhận xét và giữ gìn sản phẩm của bạn và của mình.
3 – 4 tuổi:
- MT190: Yêu thích cái đẹp và thể hiện được cảm xúc, tình cảm qua các sản phẩm vẽ, cắt dán,
II.NỘI DUNG GIÁO DỤC 
1. Phát triển thể chất :
Thảo luận và chơi các trò chơi về dinh dưỡng: Phân nhóm thực phẩm giàu tinh bột, giàu vitamin và chất khoáng; nhận biết những món ăn chế biến từ những thực phẩm trên; tìm loại rau, quả giàu vitamin A.
- Trẻ biết và không đi theo, không nhận quà người lạ khi chưa được người thân cho phép.
- Giáo dục trẻ một số thói quen tốt trong sinh hoạt hằng ngày, có hành vi vệ sinh trong ăn uống như: ăn quả được rửa sạch, gọt vỏ, thức ăn chín đã được chế biến...
- Thực hiện được các vận động cơ bản:
+ Nhảy lò cò được ít nhất 5 bước liên tục, đổi chân theo yêu cầu 
+ Chạy 18m trong khoảng thời gian 5 – 7 giây.
+ Ném trúng đích nằm ngang
+ Bật chụm tách chân
2.Phát triển nhận thức :
- Quan sát, trò chuyện, thảo luận về đặc điểm, lợi ích, điều kiện sống của một số cây, hoa, rau, quả
- Phán đoán một số mối quan hệ giữa cây và môi trường sống, của cây với đời sống con người qua thí nghiệm đơn giản.
- Thí nghiệm quá trình phát triển cây từ hạt, và quan hệ giữa chúng với môi trường sống.
- Ôn nhận biết số lượng, chữ số, thứ tự, tách - gộp trong phạm vi 8.
- Nhận biết được số lượng, chữ số trong phạm vi 9
- Nhận biết khối cầu – khối trụ, khối vuông – khối chữ nhật.
- Đo một đối tượng bằng các thước đo khác nhau.
C/ CHUẨN BỊ HỌC LIỆU:
1.Đồ dùng của cô:	
- Cô và bé cùng làm thí nghiệm bằng cách gieo hạt và quan sát về quá trình phát triển của cây từ hạt.
- Tạo môi trường trong và ngoài lớp theo chủ đề nhánh “Quá trình phát triển của cây từ hạt” như tranh ảnh, bài thơ, câu đố để dán lên các bản tuyên truyền.
-Đồ dùng môn toán: số 9.
-Tranh làm quen với chữ cái h,k
- Nghiên cứu, sưu tầm bài thơ, câu chuyện, bài hát, đồng dao, ca dao phù hợp với chủ đề để dạy cho các cháu.
- Tranh chữ, tranh minh họa bài thơ “cây dừa”
 - Tranh ảnh về quá trình phát triển của cây.
2)Chuẩn bị của trẻ:
- Đồ dùng đồ chơi về quá trình phát triển của cây.
- Giấy, bút, màu sáp, hồ dán, kéo, bảng, khăn lau....
- Các dụng cụ âm nhạc, xắc xô, phách tre, trống...
- Bóng 3-4 quả.
- Tranh lô tô về các loài thực vật khác nhau. 
-Các nhóm thực vật để xung quanh lớp, các thẻ số từ 1-9.
-Tranh ảnh,sách,báo cũ cho trẻ làm thành sách về quá trình phát triển của cây.
********************************************
Nhánh 1: CHỦ ĐỀ NHÁNH : Qúa trình phát triển của cây 
 Kế hoạch hoạt động tuần 1: từ ngày 11/01/2016 đến ngày 15/01/2016
I.MẠNG NỘI DUNG:
QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CÂY
Cây phát triển như thế nào?
Làm gì để bảo vệ cây?
-Biết được ích lợi của một số cây gần gũi, quen thuộc với trẻ.
-Yêu thích cây xanh và có ý thức bảo vệ cây.
-Nhận biết được sự cần thiết gữi gìn môi trường xanh, sạch đẹp với con người.
-Có một số thói quen, kĩ năng cần thiết bảo vệ, chăm sóc cây.
-Tên gọi của cây và các bộ phận chính: rễ, thân, lá, hoa, quả
-Quan sát, mô tả vài đặc điểm nổi bật của cây.
-Quá trình phát triển của cây từ hạt.
-Theo dõi hạt nảy mầm và phát triển.
III.MẠNG HOẠT ĐỘNG:
II.MẠNG HOẠT ĐỘNG:
-Chất xơ 
-Vitamin 
-Muối khoáng
-Vườn cây ăn quả 
- Xanh tỏa
-Nhiều tàu 
Phát triển ngôn ngữ:
-Trò chuyện về một số cây xanh.
-Mô tả và gọi tên các bộ phận, đặc điểm nổi bật của một số loại cây xanh.
*LQVH: Thơ “Cây dừa”
*LQCC: Tập tô chữ l,m,n
-Trò chơi và tập nhận dạng,phát âm các chữ cái qua tên một số loại cây.
Phát triển nhận thức:
*KPKH: - Quan sát, trò chuyện, thảo luận về đặc điểm và ích lợi, điều kiện sống của một số cây xanh; Quá trình phát triển của cây từ hạt.
 *LQVT:- Nhận biết được số lượng, chữ số, số thứ tự trong phạm vi 9.
-Thực hành luyện tập: phân nhóm cây xanh theo lợi ích của cây.
Quá trình phát triển của cây
Phát triển thể chất:
*THỂ DỤC: -Bò chui-bước lên xuống thang
-TC: Vận chuyển lương thực.
*DD và SK: Tập chế biến 1 số món ăn, đồ uống. Luyện kỹ năng vệ sinh cá nhân.
+Trò chuyện thảo luận về 1 số cây, hoa, rau quả có ích lợi cho sức khỏe con người
Phát triển tình cảm- xã hội: 
- Trò chơi: Đóng vai cửa hàng thực phẩm
- Thực hành trồng cây, bảo vệ cây, rau, hoa, quả, bảo vệ môi trường
- Kể về những hoa, rau, quả mà bé thích
- Trò chơi: - Xây dựng Công viên cây xanh, Vườn hoa, vườn cây ăn quả, vườn rau của bé 
- Tham quan công viên cây xanh và cảm xúc khi đi dạo
Phát triển thẩm mĩ:
*TẠO HÌNH: Vẽ cây bằng dấu vân tay
*ÂM NHẠC: 
-Vận động theo nhạc: “Em yêu cây xanh”.
-Nghe hát: “Cây trúc xinh”.
*TCÂN: “tai ai tinh”.
CHỦ ĐỀ NHÁNH 1: Quá trình phát triển của cây.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN 01: Từ ngày 11/01 đến ngày 15/01/2016
 Thứ
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
H Động
ĐÓN TRẺ ĐIỂM DANH
Đón trẻ:
-Gợi ý trẻ quan sát những thay đổi trong lớp(tranh, đồ dùng, đồ chơi về chủ đề thế giới thực vật)
-Đàm thoại cho trẻ kể về cây xanh quen thuộc mà trẻ biết.
Điểm danh.
THỂ DỤC ĐẦU GIỜ
* Thể dục sáng:
Hô hấp; Tay; Chân; bụng ,bật
* Khởi động:Cho trẻ đi thành vòng tròn, kết hợp các kiểu đi.
Hô hấp : thổi nơ
ĐT tay: Hai tay đưa ra phía trước, đưa lên cao
ĐTChân:ngồi khuỵu gối (tay đưa cao, ra trước)
ĐTBụng: đứng nghiêng người sang 2 bên
ĐTBật: bật tách khép chân
 Mỗi động tác tập 2 lần 8 nhịp
*Hồi tỉnh: Cho trẻ đi chậm ,hít thở sâu
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
Khám phá khoa học
Quá trình phát triển của cây từ hạt.
Thể Dục
- Bò chui-bước lên xuống thang
-TC: vận chuyển lương thực
LQ văn học
Thơ “Cây dừa”
LQ với toán
-Nhận biết được số lượng, chữ số, số thứ tự trong phạm vi 9.
LQ chữ cái
Tập tô chữ cái l,m,n
Tạo hình
Vẽ cây bằng dấu vân tay
Làm quen âm nhạc
-Vận động theo nhạc: “Em yêu cây xanh”.
-Nghe hát: “Cây trúc xinh”.
*TCÂN: “tai ai tinh”.
HOẠT 
ĐỘNG NGOÀI
TRỜI
Trò chơi có luật
NỘI DUNG
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
THỰC HIỆN
I/ Hoạt động chủ đích
- Cho trẻ quan sát tranh về quá trình phát triển của cây từ hạt.
- Quan sát về thời tiết trong ngày, những thay đổi về thời tiết của ngày đó.
- Ôn kiến thức cũ: Trẻ vừa đi vừa đọc một vài bài thơ đã học tuần trước.
- Cung cấp kiến thức mới cho trẻ: Cùng trò chuyện về cây cối có ở gia đình và ờ trường mà trẻ biết: đặc điểm, thân, lá, cành, hoa,
-Hình thành khả năng phối hợp đoàn kết, hứng thú 
-Tích cực tham gia vào buổi sinh hoạt ngoài trời.
-Tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên, giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên.
-Trau dồi óc quan sát , khả năng dự đoán và đưa ra kết luận
-Trẻ biết được tên gọi của một số cây quen thuộc.
-Biết kể lại những hoạt động mình tự làm ở nhà.
-Rèn luyện trí nhớ cho trẻ.
-Sân trường bằng phẳng, sạch sẽ , an toàn cho trẻ.
-Phấn cho trẻ vẽ.
-Một số vật dụng dùng cho trẻ chơi tự do: cát, nước,
-Các bài thơ, hát trong chủ đề.
-Một số trò chơi ngoài trời.
- Cô giới thiệu buổi chơi
- Cho trẻ tập trung thành vòng tròn trò chuyện về thời tiết trong ngày hôm nay như thế nào?Chú ý lắng nghe những âm thanh xung quanh.
-Ôn lại một số kiến thức cũ về nghề nghiệp trong xã hội.
-Cô hướng dẫn trẻ quan sát tranh ảnh 
-Giáo dục trẻ biết yêu quý cây xanh và có một số thói quen bảo vệ cây.
-Cô đặt câu hỏi trẻ trả lời 
-Cô giúp trẻ thuộc, nhớ lại những bài hát, thơ, truyện đã được học
-Cô giới thiệu, trao đổi với trẻ
-Cô tổ chức cho trẻ chơi một số trò chơi vận động, trò chơi dân gian, chơi tự do,. 
II/ Trò chơi vận động :
TCVĐ: “Ai nhanh hơn”
-Trẻ nắm được luật chơi, cách chơi.
-Giáo dục trẻ ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần tập thể.
-Rèn phản xạ, phát triển cơ bắp
- Lô tô về các loại rau, quả, củ.
-3-5 vòng thể dục.
-Cô đặt 3-5 vòng tròn ở các vị trí khác nhau, mỗi vòng tròn quy định một loại rau củ quả riêng, mỗi trẻ chọn cho mình 1 tranh lô tô về các loại rau, củ, quả ấy và khi nghe hiệu lệnh của cô phải chạy thật nhanh về nơi có chứa sản phẩm đó.
TCVĐ:“Cánh cửa kì diệu”
-Trẻ biết cách chơi trò chơi, chơi vui vẻ với bạn
-Rèn phản xạ nhanh, phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
-Trong lớp, ngoài sân bằng phẳng, sạch sẽ.
-Cho cả lớp ngồi thành hình chữ U, chọn 2 cháu làm cánh cửa, khi nào bạn nói đúng thì giơ tay cao làm động tác mở cánh cửa ra cho bạn chui qua.Cô giải thích cho trẻ biết yêu cầu được qua cổng.
-Có thể cho nhiều trẻ tham gia với nhiều công khác nhau.
TCDG: “Trồng nụ, trồng hoa”
-Trẻ nắm được luật chơi, cách chơi và hứng thú chơi trò chơi.
-Phát triển cơ bắp, phản ứng nhanh.
-Sân trường bằng phẳng, sạch sẽ
-Chơi theo nhóm hoặc chơi cả lớp.
-2 trẻ làm nhiệm vụ nhảy, 2 trẻ ngồi đối diện nhau, 2 chân duỗi thẳng chạm vào bàn chân của nhau, bàn chân của cháu B chồng lên ngón chân của cháu A, 2 trẻ nhảy qua rồi lại nhảy về.Sau đó cháu A lại tiếp tục chồng một nắm tay lên nón chân của cháu B làm nụ, tiếp tục với bàn tay của cháu B,2 trẻ nhảy qua nếu chạm vào nụ hoa sẽ mất lượt và ngồi thay.
TCDG: “Chìm nổi”
-Trẻ biết cách chơi và hứng thú chơi trò chơi
-Sân trường bằng phẳng, sạch sẽ.
-Trẻ oẳn tù tì chọn 1 trẻ làm cái, các bạn khác chạy thật nhanh sao cho cái không bắt được, nếu thấy cái lại gần người nào thì người đó phải ngồi thật nhanh xuống và nói “chìm”.Khi cái đi xa thì đứng lên nói “nổi” rồi chạy tiếp.nếu ai bị cái bắt được thì coi như chết và ra ngoài 1 lần chơi.
TCHT: “Truyền tin ”
- Phát triển khả năng ghi nhớ có chủ định.
-Biết chú ý lắng nghe.
-Sân trường bằng phẳng, sạch sẽ.
- Cho trẻ đứng thành vòng tròn thi đua xem nhóm nào truyền tin nhanh và đúng.
-Cô gọi 3 trẻ của 3 nhóm lên và nói nhỏ một câu hoặc từ có nội dung cần nhớ, cho trẻ đi về nhóm của mình và nói lần lượt với bạn bên cạnh, cho đến bạn cuối cùng, trẻ cuối cùng sẽ nói to cho cô và các bạn cùng nghe, nhóm nào truyền tin trước và đúng là thắng cuộc.
III/ Chơi tự do
Chơi với đồ chơi có sẵn, đồ chơi mang theo
Tham gia tích cực vào trò chơi, cùng bạn chơi
-Phấn, vòng, bóng, cát, nước
-đồ chơi có sẵn, đồ chơi mang theo
-Vẽ phấn trên sân hình các loại cây , hoa, quả khác nhau.
-Nhặt hoa lá về làm đồ chơi.
-Vẽ hình trên cát, in dấu bàn tay, bàn chân,
-Chơi với các đồ chơi thiết bị ngoài trời.
Kết thúc: Cô khái quát , kết hợp giáo dục , nhận xét buổi dạo chơi ,cho trẻ vệ sinh vào lớp.
HOẠT ĐỘNG GÓC
Trò chơi giả bộ
NỘI DUNG
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
THỰC HIỆN
Góc phân vai
+Gia đình: mẹ đi chợ mua rau về chế biến các món ăn từ rau.
+Cửa hàng bán các loại rau, quả và nước giải khát từ hoa qua.
- Thoả mãn nhu cầu hoạt động vui chơi của trẻ
- Trẻ chơi theo nhóm và biết phối hợp hành động chơi 
- Biết cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận về chủ đề chơi, phân vai chơi, nội dung chơi, tìm được đồ dùng thay thế để thực hiện ý tưởng chơi
- Biết liên kết các nhóm chơi
- Đồ dùng, đồ chơi đầy đủ các góc phù hợp với chủ đề trường Bản thân như: bóng, phấn, bút sáp, giấy vẽ, các loại tranh ảnh về cơ thể trẻ.
- Đóng vai cô giáo, trẻ trong một hoạt động cụ thể ở trường mầm non
- Gợi ý HD cho trẻ thể hiện vai chơi các thành viên :,bố mẹ, ông bà, con, bạn.
- Cô vào góc chơi cùng với trẻ, giúp trẻ nhận vai chơi, hướng dẫn trẻ một số kỹ năng của vai chơi
- Biết liên kết với nhau trong khi chơi, có sự giao lưu, quan tâm đến nhau trong lúc chơi
Góc xây dựng 
- Xây dựng công viên, vườn hoa.
- Trẻ biết sử dụng các vật liệu khác nhau một cách phong phú để xây dựng trường mầm non
- Biết sử dụng đồ dùng, đồ chơi một cách sáng tạo 
- Biết nhận xét ý tưởng sản phẩm của mình khi xây dựng 
- Vật liệu xây dựng
- Gạch, sỏi, Hàng rào, cây xanh.
- Các loại mô hình đồ chơi ngoài trời , khối lắp ráp .
- Chơi xây dựng công viên với xích đu, cầu trượt, bồn hoa,thảm cỏ,...
- Hướng dẫn trẻ lắp ghép các mô hình trong góc chơi nếu trẻ chưa tự chơi được
- Cô và trẻ cùng trò chuyện về nội dụng có trong công viên.
- Dạy trẻ sắp xếp hàng rào, sân chơi, bồn hoa , thảm cỏ hợp lý 
- Hướng dẫn trẻ lắp một số loại đồ chơi đơn giản 
Góc học tập – sách
- Xem tranh ảnh về các loại cây, rau, quả, tô màu tranh, sưu tầm tranh ảnh, làm sách. 
- Biết tô màu tranh bằng các màu sắc khác nhau, phối hợp hài hòa.
- Phát triển ngôn ngữ, xây dựng vốn từ mới
- Hứng thú xem tranh 
- Bút , sáp , giấy cho trẻ tô
- Tranh ảnh theo chủ đề
- Chuẩn bị không gian cho trẻ quan sát 
- HD trẻ cách tô vẽ các chữ cái , chữ số , tranh hoa quả
- Hướng dẫn trẻ cách lật giở trang sách 
- Xem tranh truyện và kể chuyện sáng tạo theo nội dung bức tranh về suy nghĩ của mình , động viên trẻ để trẻ tìm từ thích hợp nói về nội dung câu chuyện
- Chơi lô tô với đồ dùng, đồ chơi hoa, quả, tập phân loại theo các tiêu chuẩn khác nhau
Góc nghệ thuật
- Ôn kỹ năng về nặn, xé dán 
- dán lá cho cây, xé dán cây to nhỏ.
- Làm đồ chơi từ vật liệu thiên nhiên.
- Biết sử dụng các kỹ năng đã học để tạo ra sản phẩm.
- Biết chọn màu tô cho bức tranh nổi bật
- Biết cầm bút đúng cách 
-Đất nặn
-Màu sáp
-Giấy
-Que , lá
-Băng nhạc, đàn, 
-Hột, hạt..
- HD trẻ sử dụng các kỹ năng tạo hình để tạo ra sản phẩm
- Hướng dẫn trẻ cắt dán đèn lồng như đã học.
- Dùng lá cây để làm đồ chơi
Góc âm nhạc
-Hát và vận động một số bài hát đã học về chủ đề.
-Nghe một số bài hát mới.
 -Biết sử dụng các dụng cụ âm nhạc để thực hiện vận động nhịp nhàng.
-Cảm nhận được nhịp điệu âm nhạc.
- Nhạc cụ, cát –séc, băng nhạc, đồ dùng đồ chơi âm nhạc ( phách, xắc xô. Mũ múa, trang phục múa)
-Hát và vận động nhịp nhàng một số bài hát đã học
-Hát và vận động bài hát theo chủ điểm thế giới thực vật.
- Sử dụng các loại nhạc cụ, cho trẻ tập gõ theo phách, theo nhịp 
Góc khám phá khoa học
-Chăm sóc cây,rau lá.
-Gieo hạt, quan sát sự nảy mầm và phát triển của cây.
Tưới cây
Nhặt lá khô
- Hứng thú tham gia hoạt động : lau lá cây và chăm sóc cây
- Chuẩn bị cho trẻ không gian rộng để quan sát 
- Thau nước, bình nước ca,để trẻ tự chăm sóc cây 
HD trẻ tỉa cây, tưới cây, chăm sóc cây hàng ngày cho sạch bụi trong góc thiên nhiên.
Hướng dẫn trẻ nhặt lá vàng , nêu được ý nghĩa của cây xanh đối với cuộc sống .
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Ôn bài.
- Hướng dẫn trò chơi : 
- Trò chơi dân gian, trò chơi học tập
-Nêu gương 
-Trả trẻ.
HĐ có chủ đích 
Làm quen văn học: Thơ “Cây dừa”
-Nêu gương.
-Trả trẻ..
Trò chơi “cánh cửa kì diệu”
- Chơi tự do
-Nêu gương.
-Trả trẻ
HĐ có chủ đích: THình:
Vẽ cây bằng dấu vân tay
-Nêu gương.
-Trả trẻ.
*******************************************************************
Thứ 2 ngày 11 tháng 01 năm 2016
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH:
Khám phá khoa học
Đề tài: Quá trình phát triển của cây từ hạt.
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1.Kiến thức:
*Trẻ 5 tuổi :
-Cung cấp biểu tượng quá trình phát triển của cây từ hạt.
-Nhận biết được đặc điểm từng giai đoạn phát triển của cây từ hạt..
-Mở rộng kiến thức: trẻ nhận biết thêm cây phát triển từ cành, cây phát triển từ củ.
*Trẻ 3,4 tuổi :
-Trẻ biết được sự lớn lên của cây 
2.Kĩ năng:
*Trẻ 5tuổi :
-Rèn luyện khả năng chú ý, ghi nhớ có chủ định, phát triển óc sáng tạo của trẻ.
-Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ, biết trả lời câu hỏi của cô.
*Trẻ 3,4 tuổi:
-Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ, biết trả lời câu hỏi của cô
3.Thái độ:
-Giáo dục trẻ yêu thích cây xanh, biết chăm sóc và bảo vệ cây, bảo vệ môi trường.
II. CHUẨN BỊ: 
1.Đồ dùng của cô:
-Tranh vẽ quá trình phát triển của cây từ hạt.
-Cây cô đã chiết cành, gieo hạt.
-Một số loại cây thật.
-Củ hành, củ tỏi, các loại hạt.
-Băng hình quá trình phát triển của cây từ hạt.
2.Đồ dùng của trẻ:
-Lô tô quá trình phát triển của cây.
III. CÁCH TIẾN HÀNH:
1.Ổn định tổ chức- vào bài
-Ổn định tổ chức, kể cho trẻ nghe câu chuyện “Chiếc hạt nhỏ”.
-Trò chuyện về nội dung:
+C/c có nhận xét gì về giàn mướp?(5 tuổi)
+Người ta trồng mướp để làm gì?(3.4.5 tuổi)
+C/c đã được ăn những món ăn gì chế biến từ mướp?(5 tuổi)
+Trong quả mướp có chứa chất gì?(5 tuổi)
+Vitamin, muối khoáng, chất xơ có tác dụng gì đối với cơ thể?( 5 tuổi)
+Muốn chế biến món ăn từ quả mướp chúng ta phải làm gì?( 5 tuổi)
-Giáo dục trẻ khi sử dụng phải vứt rác đúng nơi quy đinh để bảo vệ môi trường.
2. Nội dung chính
- Cô tổ chức cho trẻ tìm hiểu giai đoạn phát triển của cây từ hạt.
-Cho trẻ xem băng hình quá trình phát triển của cây từ hạt.
-Trò chuyện:
+C/c vừa được quan sát quá trình phát triển của cây gì? (3 tuổi )
+Cây mướp được phát triển từ gì? (4-5 tuổi )
+Muốn gieo hạt chúng ta phải làm gì? (5 tuổi )
+Làm đất thì làm như thế nào? (5 tuổi )
+Làm đất xong rồi phải làm gì? (4 tuổi )
+Sau khi gieo hạt chúng ta phải làm gì? (5 tuổi)
+Sau đó sẽ có điều gì lạ xảy ra? (trẻ 5 tuổi )
+Mầm non này cần gì để sinh trưởng và phát triển?(5 tuổi)
+Mầm sẽ phát triển thành gì?( 4 tuổi ) 
+C/c phải làm gì để cây ra hoa và kết quả?(5 tuổi)
+Từ cây non phát triển thành cây gì? (5 tuổi )
+Cây trưởng thành có đặc điểm như thế nào?(5 tuổi )
-Giới thiệu cho trẻ ngoài ra còn có cây phát triển từ cành, và củ.
-Giáo dục trẻ.
*Trò chơi: “Ghép tranh”
-Cô phổ biến luật chơi và cách chơi cho trẻ.
-Tổ chức cho mỗi nhóm gồm 6 trẻ tham gia trò chơi.
*Trò chơi “Thử trí thông minh”
-Cô phổ biến luật chơi và cách chơi cho trẻ.
-Cô chuẩn bị cho mỗi trẻ một bức tranh về sự phát triển của cây từ hạt, nhưng không đúng thứ tự phát triển, trẻ phải viết số thứ tự lên bức tranh.
-Cô chú ý quan sát, giúp đỡ trẻ chơi.
3. kết thúc 
*Cả lớp hát bài hát “Em yêu cây xanh”.
● Hoạt động vui chơi:
-Cô ổn định chuyển tiếp từ hoạt động có chủ đích sang hoạt động góc.
-Cô gợi ý cho trẻ lựa chọn góc chơi của mình
- Cô quan sát gợi ý trẻ chơi
● Hoạt động chiều:
Ôn luyện:Khám phá khoa học
Đề tài: Ôn quá trình phát triển của cây từ hạt.
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1.Kiến thức:
-Củng cố kiến thức về quá trình phát triển của cây từ hạt.
-Nhận biết được đặc điểm từng giai đoạn phát triển của cây từ hạt..
-Mở rộng kiến thức: trẻ nhận biết thêm cây phát triển từ cành, cây phát triển từ củ.
2.Kĩ năng:
-Rèn luyện khả năng chú ý, ghi nhớ có chủ định, phát triển óc sáng tạo của trẻ.
-Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ, biết trả lời câu hỏi của cô.
3.Thái độ:
-Giáo dục trẻ yêu thích cây xanh, biết chăm sóc và bảo vệ cây, bảo vệ môi trường
II. CHUẨN BỊ: 
-Giống như buổi sáng.
III. CÁCH TIẾN HÀNH:
1.Ổn định tổ chức- vào bài
-Cho trẻ nghe hát bài hát “Em yêu cây xanh”
-Đàm thoại về nội dung bài hát.
-Cô tổ chức cho trẻ tham quan vườn cây của Bác Gấu và trò chuyện.
-Cho trẻ nhắc lại nội dung sáng vừa học.
2. nội dung chính
*Trò chơi: “Ghép tranh”
-Cô phổ biến luật chơi và cách chơi cho trẻ.
-Tổ chức cho mỗi nhóm gồm 6 trẻ tham gia trò chơi.
*Trò chơi “Thử trí thông minh”
-Cô phổ biến luật chơi và cách chơi cho trẻ.
-Cô chuẩn bị cho mỗi trẻ một bức tranh về sự phát triển của cây từ hạt, nhưng không đúng thứ tự phát triển, trẻ phải viết số thứ tự lên bức tranh.
-Cô chú ý quan sát, giúp đỡ trẻ chơi.
-Trò chơi:Tìm lá cho cây
-Cô cho trẻ quan sát lá của một số loại cây khác nhau và cho trẻ gọi tên lá.
-Cô phổ biến luật chơi và cách chơi cho trẻ:Trẻ vừa đi vừa hát, khi có hiệu lệnh thì phải tìm nhanh lá gắn với cây tương ứng.
-Tổ chức cho trẻ chơi, chú ý quan sát và nhắc nhở trẻ.
●Làm quen bài mới:
 -Cô giới thiệu vào bài mới: chúng ta có thể thực hiện vận động bò chui- bước lên xuống cầu thang, cô giới thiệu luật chơi và cách chơi.
- Cô mời 2 trẻ lên làm thử
-Cô giới thiệu bài này chúng ta sẽ học vào hôm sau các con nhớ chú ý . 
Ôn lại bài hát, đồng dao.
Vệ sinh – bình cờ - trả trẻ
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY:
1.Nội dung dạy được( chưa dạy được)lý do: 
-
..
 2.Những thay đổi cần thiết :
3.Những trẻ có biểu hiện đặc biệt : 
******************************************
Thứ 3 ngày 12 tháng 01 năm 2016
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH:
Thể dục
Đề tài: Bò chui- bước lên xuống cầu thang.
Trò chơi: Vận chuyển lương thực.
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1.Kiến thức:
-Trẻ 3 tuổi : nói được tên vận động bò chui –bước lên xuống cầu thang 
-Trẻ 4 tuổi : nói được tên vận động bò chui –bước lên xuống cầu thang 
-Trẻ 5 tuổi : Biết thực hiện vận động kết hợp bò chui- bước lên xuống cầu thang.
 Biết phối hợp các bộ phận cơ thể một cách nhịp nhàng.
2.Kĩ năng:
 -Trẻ 3 tuổi : -Rèn khả năng khéo léo, nhanh nhẹn cho trẻ.
 -Trẻ 4 tuổi : Rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, tính nhanh nhẹn hoạt bát.
 -trẻ 5 tuổi : rèn kĩ năng nhanh nhẹn cho trẻ 
3.Thái độ:
-Giáo dục trẻ có tính kỉ luật và trật tự trong giờ học.
-Giáo dục trẻ khi chơi không tranh giành, không xô đẩy bạn.
II. CHUẨN BỊ: 
1.Đồ dùng của cô:
-Cổng chui
-Cầu thang.
2.Đồ dùng của trẻ:
-Sân tập sạch sẽ.
III. CÁCH TIẾN HÀNH:
1.Ổn định tổ chức- vào bài
-Cô ổn định trẻ và cùng trò chuyện về chủ đề
-Tạo hứng thú dẫn dắt trẻ vào giờ thể dục.
Khởi động:	
-Cho trẻ đi vòng tròn, đi thường kết hợp với đi tư thế các kiểu khác nhau: nhón gót, kiểng chân, khom lưng, chạy chậm, chạy nhanh.
-Sau đó xếp thành 3 hàng theo tổ của mình.
Trọng động:
Bài tập phát triển chung:mỗi động tác 2 lần 8 nhịp
-Cho trẻ chuyển đội hình 3 hàng ngang để tập bài tập phát triển chung.
-Gọi tên động tác.
+ Động tác tay: Tay đưa ra phía trước, gập trước ngực.
+ Động tác chân: Đứng đưa chân ra phía trước, lên cao 
+ Động tác bụng: gập người về phía trước.
+ Động tác bật nhảy: Bật tiến về phía trước.
Vận động cơ bản:
-Cô giới thiệu tên vận động và làm mẫu lần 1 không phân tích.
-Cô làm mẫu lần 2 kết hợp giải thích.Cô làm mẫu lần 3.
-Gọi một vài trẻ khá lên làm mẫu, cô và trẻ khác nhận xét.
-Trẻ thực hiện. lần lượt 2 trẻ ở 2 tổ lên tập
 Trẻ 5 tuổi tâp trước,4-5 tuổi rồi 3 tuổi 
-Cô nhận xét và tuyên dương trẻ chơi tốt.
*Trò chơi “Vận chuyển lương thực”
-Cô giới thiệu trò chơi và cách chơi
-Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần.
-Trong quá trình chơi cô bao quát, động viên, nhắc nhở trẻ chơi đúng luật.
-Sau mỗi lần chơi, cô nhận xét rút kinh nghiệm.
Hồi tĩnh:
-Cho trẻ đi dạo quanh sân trường và hít thở không khí trong lành.
- Trò chuyện với trẻ về những hoạt động trẻ vừa tham gia và gợi ý cho trẻ nói lên hiểu biết của trẻ về ý nghĩa của việc luyện tập thể dục và tinh thần đồng đội mà trẻ vừa thể hiện qua bài tập luyện tập và trò chơi.
● Hoạt động vui chơi:
-Cô ổn định chuyển tiếp từ hoạt động có chủ đích sang hoạt động góc.
-Cô gợi ý cho trẻ lựa chọn góc chơi của mình
- Cô quan sát gợi ý trẻ chơi
***********************************************
Buổi chiều:
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH:
Làm quen văn học
Đề tài: Thơ “Cây dừa”
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1.Kiến thức:
 -Trẻ 3 tuổi : trẻ biết tên bài thơ ,đọc thuộc bài thơ 
- Trẻ 4 tuổi : Trẻ đọc thuộc bài thơ và thể hiện ngữ điệu, sắc thái của bài thơ.
-Trẻ 5 tuổi : Hiểu nội dung bài thơ.
2.Kĩ năng:
-Trẻ 3 tuổi : Phát triển kĩ năng ghi nhớ, trí tượng tượng sáng tạo cho trẻ.
-Trẻ 4 tuổi : Rèn sự tự tin, mạnh cho trẻ.
-Trẻ 5 tuổi : Rèn ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
3.Thái độ:
-Giáo dục trẻ biết giữ gìn sức khỏe bằng cách ăn uống đủ chất và chăm tập thể dục.
-Giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh bản thân, biết tranh những vật và những nơi nguy hiểm
II. CHUẨN BỊ: 
1.Đồ dùng của cô:
-Tranh minh họa bài thơ.
-Tranh chữ bài thơ.
-Tranh ảnh về chủ đề.
2.Đồ dùng của trẻ:
III. CÁCH TIẾN HÀNH:
1.Ổn định tổ chức- vào bài
Cho trẻ hát vận động bài hát "Quả gì?".
-Đàm thoại nội dung bài hát:
+Bài hát nói điều gì?( 5tuổi)
+Mẹ thường mua quả gì về cho c/c ăn?(5 tuổi)
+Khi ăn c/c thấy quả đó như thế nào?( 4,5 tuổi)
-Đọc câu đố về cây dừa cho trẻ đoán.
-Giáo dục trẻ.
2. Nội dung chính
-Giới thiệu vào bài thơ “cây dừa” của tác giả Trần Đăng Khoa
-Cô đọc thơ lần 1 có tranh minh họa.
-Giảng nội dung.
-Giảng giải từ khó.
-Dạy trẻ đọc thuộc bài thơ, cô đọc từng câu, trẻ đọc theo cô.
-Thi đua từng tổ đọc, cá nhân, nhóm đọc thơ.
-Đàm thoại:
+C/c vừa thể hiện bài thơ gì?Bài thơ do ai sáng tác?(5 tuổi )
+Bài thơ nói lên hình ảnh cây gì? (3,4,5 tuổi)
+Cây dừa dang tay làm gì?và gật đầu gọi ai?(4 -5 tuổi )
+Theo năm tháng thân dừa như thế nào?(5 tuổi)
+Vẻ đẹp của cây dừa được tác giả miêu tả như thế nào?(5 tuổi)
+Quả dừa được ví như thế nào?Còn tàu dừa thì giống cái gì?(5 tuổi)
+Khi bổ quả dừa ra bên trong có gì?(4-5 tuổi )
-Vậy c/c làm gì để có được quả dừa?(4-5 tuổi )
-Giáo dục trẻ.
-Cho trẻ nhắc lại tên bài thơ và đọc thơ cùng cô.
-Đọc thơ có tranh chữ.
-Trò chơi “Vận chuyển dừa về kho”
-Cô phổ biến luật chơi và cách chơi cho trẻ.
-Cô bao quát, động viên trẻ trong quá trình chơi.
3.kết thúc:
-Chơi xong cô kiểm tra kết quả và 
-Chơi theo ý thích
Vệ sinh – bình cờ - trả trẻ
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY:
1.Nội dung dạy được( chưa dạy được)lý do: 
.
2.Những thay đổi cần thiết :
..
3.Những trẻ có biểu hiện đặc biệt : 
..
************************************************
Thứ 4 ngày 13 tháng 01 năm 2016
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH:
Làm quen với toán
Đề tài: Nhận biết số lượng, số thứ tự, tạo nhóm trong phạm vi 9.
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1.Kiến thức:
*Trẻ 5 tuổi:
 -Trẻ biết đếm từ 1-9.
 -Nhận biết số lượng 9 và chữ số 9.
 - Biết tạo 2 nhóm đối tượng hơn kém nhau trong phạm vi 9.
*Trẻ 3,4 tuổi:
-Trẻ biết làm theo anh chị 
2.Kĩ năng:
*Trẻ 5 tuổi :
-Luyện tập kĩ năng đếm 
- Rèn ki năng quan sát và đếm cho trẻ 
-Phát triển ngôn ngữ toán mạch lạc cho trẻ.
*Trẻ 3,4 tuổi:
- Rèn kĩ năng đếm cho trẻ 
3.Thái độ:
-Giáo dục trẻ tinh thần đoàn kết, thân ái trong khi vui chơi, học tập
II. CHUẨN BỊ: 
1.Đồ dùng của cô:
-Tranh ảnh về quá trình phát triển của cây.
-9 hạt bắp , 9 mầm cây, 9 chậu câynon , 9 cây xanh trưởng thành 
-Thẻ chữ số từ 1-9.
-Bài hát, câu đố về chủ đề
-Thẻ lô tô về quá trình phát triển của cây có số lượng 9.
2.Đồ dùng của trẻ:
-Mỗi trẻ một bộ thẻ lô tô về quá trình phát triển của cây có số lượng 9.
III. CÁCH TIẾN HÀNH:
1.Ổn định tổ chức- vào bài
-Cho trẻ hát và vận động theo cô bài hát “lá xanh”
-Trò chuyện về nội dung bài hát:
+Bài hát nói về điều gì?( 5 tuổi)
+Điều gì làm cho lá cây đung đưa?( 4,5 tuổi)
+Lá xanh vẫy gọi chúng em điều gì?(5 tuổi)
+Ngoài ra cây xanh còn giúp ích gì cho con người nữa c/c?( 4,5 tuổi)
-Giáo dục trẻ.
Ôn số lượng, tách gộp trong phạm vi 8.
-Cho trẻ nhắc lại tên gọi quá trình phát triển của một số loài cây.
-Cô tạo tình huống dẫn đắt trẻ tham quan mô hình trồng cây của bác nông dân.C/c hãy nhìn xem trong khu vườn của bác có những gì?
-Hãy đếm xem bác chuẩn bị bao nhiêu hạt đậu để trồng?Tìm và gắn thẻ số tương ứng.
-Số hạt nảy mầm bác trồng được là bao nhiêu cây?Tìm và gắn thẻ số tương ứng.
Cô hỏi trẻ:
+Có 8 hạt đâu bác nông dân mang đi trồng nhưng chỉ có 5 chậu đất thì phải làm thế nào?
+Bác trồng được 8 mầm cây nhưng sau đó có 1 cây con bị chết đi thì còn lại mấy cây?
Nhận biết nhóm có số lượng9. Đếm số 9. Nhận biết chữ số 9
-Bác nông dân muốn nhờ c/c giúp bác trồng cây xanh và chậu, c/c giúp bác nhé!
-Bây giờ chúng ta cùng lấy đồ dùng ra nào?
-C/c nhìn xem mình có những gì?Chúng ta có chậu và cây.Bây giờ chúng ta xếp thành hàng ngang từ trái sang phải.
-C/c hãy lấy 8 cây xanh ra và trồng vào mỗi chậu 1 cây nhé!
-C/ đếm xem đã đủ 8 cây chưa?Số cây và số chậu như thế nào với nhau?Vì sao c/c biết?(5 tuổi)
-Số nào nhiều hơn?Số nào ít hơn?(5 tuổi)
-Số chậu nhiều hơn số cây là mấy?Nhóm nào ít hơn?Ít hơn mấy?(4,5 tuổi)
-Để số cây bằng số chậu phải làm thế nào?(5 tuổi)
-Vậy 8 cây xanh thêm vào 1 cây nữa là mấy?(5 tuổi)
-c/c hãy đếm lại số chậu?( 5 tuổi)
-Số cây và số chậu như thế nào với nhau?Cùng bằng mấy?( 5 tuổi)
-Cô giới thiệu thẻ chữ số 9, cho trẻ phát âm

Tài liệu đính kèm:

  • dochkvvvvvvvvvv.doc