Giáo án lớp tổng hợp 5 - Tuần 34

doc 33 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 652Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp tổng hợp 5 - Tuần 34", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án lớp tổng hợp 5 - Tuần 34
TUẦN 34
Ngày soạn: 8/5/2016
Ngày giảng:Thứ hai, ngày 11/5/2016
Tập đọc
Tiết 67: LỚP HỌC TRÊN ĐƯỜNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: ngày một ngày hai, tấn tới, đắc chí, sao nhãng
- Hiểu ý nghĩa của bài: Truyện ca ngợi tấm lòng nhân từ, quan tâm giáo dục trẻ của cụ Vi-ta-li, khao khát và quyết tâm học của cậu bé nghèo Rê-mi.
2. Kĩ năng:
 - Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: lúc nào, làm xiếc, lấy, có lúc, thật là
- Các tên riêng nước ngoài: Vi-ta-li, Rê-mi, Ca-pi.
- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm
- Đọc diễn cảm toàn bài, thay đổi giọng phù hợp với từng nhân vật.
3. Thái độ:
- Giáo dục lòng ham học và tinh thần vượt khó cho HS.
II. ĐỒ DÙNG: 
- Tranh minh hoạ trang 153 SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định tổ chức( 1'): Sĩ số 32 – Vắng:....
2. Kiểm tra bài cũ: 
2HS lên bảng đọc bài và trả lời câu hỏi theo SGk
- HS1 đọc thuộc đoạn 1,2 bài “ Sang năm con lên bảy” 
+ Những câu thơ nào trong bài thơ cho thấy tuổi thơ rất vui và đẹp?
 ( Những câu thơ: Giờ con đang lon ton/ Khắp sân vườn chạy nhảy/ Chỉ mình con nghe thấy/ Tiếng muôn loài với con. ) 
- HS2 đọc thuộc đoạn 2,3 bài “ Sang năm con lên bảy” 
+ Giã từ tuổi thơ, con người tìm thấy hạnh phúc ở đâu? ( Giã từ tuổi thơ, con người tìm thấy hạnh phúc trong cuộc đời thật, phải tìm hạnh phúc từ cuộc sống khó khăn, bằng chính bàn tay của mình.) 
- GV nhận xét, đánh giá bài của HS.
3. Bài mới:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 a. Giới thiệu bài( 1'):
+ Quan sát tranh minh hoạ của bài tập đọc và mô tả những gì vẽ trong tranh?
- Tranh vẽ một bãi đất rải những mảnh gỗ vuông, mỗi mảnh khắc một chữ cái. Một cụ già dạy một câu bé đang ghép chữ, con chó và con khỉ ngồi xem.
- Lớp học trên đường trích trong truyện Không gia đình của nhà văn Pháp Héc-to Ma-lô kể về một cụ già nhân từ và một câu bé nghèo ham học. Đây là câu chuyện được nhiều người yêu thích, được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới, các em cùng học bài để tìm hiểu xem tại sao câu chuyện lại có sức lôi cuốn người đọc như vậy.
b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
a. Luyện đọc( 12'):
- Gọi 1 HS đọc toàn bài
- 1 HS đọc toàn bài.
- GV chia đoạn
 §oạn 1: Từ đầu đến mà đọc được.
 Đoạn 2: Tiếp cho đến bảng chữ cái.
 Đoạn 3: Phần còn lại
- HS đánh dấu vào SGK
- Đọc nối tiếp đoạn :
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 1: GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt câu dài.
3 HS đọc nối tiếp từng đoạn của bài 
- HS đọc thầm chú giải.
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 :
+ Kết hợp giải nghĩa từ
3 HS đọc 
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 3 + nhận xét, đánh giá bài của HS. 
3 HS đọc 
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm bàn.
- HS luyện đọc theo cặp, sửa sai cho nhau
- GV đọc mẫu
- HS lắng nghe
b. Tìm hiểu bài( 12'):
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1
- Đọc thàm đoạn 1
+ Rê-mi học chữ trong hoàn cảnh nào?
- Rê-mi học chữ trên đường hai thầy trò đi hát rong kiếm sống.
+ Lớp học của Rê-mi có gì ngộ nghĩnh?
- Lớp học của Rê-mi có cả một chú chó. Nó cũng là thành viên của gánh xiếc. Sách là những miếng gỗ mỏng khắc chữ cái, được cụ Vi-ta-li nhặt trên đường.
+ Tìm những chi tiết cho thấy Rê-mi là một cậu bé rất hiếu học.
Lúc nào trong túi Rê-mi cũng đầy những miếng gỗ dẹp, chẳng bao lâu Rê-mi đã thuộc tất cả các chữ cái. 
- Khi bị thầy chê trách, so sánh với con chó Ca-pi vì chậm biết đọc, từ đó cậu không dám sao nhãng một phút nào.
- Khi thầy hỏi có muốn học nhạc không, Rê-mi đã trả lời đó là điều cậu thích nhất.
+ Qua câu chuyện này, em có suy nghĩ gì về quyền học tập của trẻ em?
- Trẻ em có quyền được dạy dỗ, học hành..
+ Em hãy nêu nội dung chính của câu chuyện?
- Truyện ca ngợi tấm lòng nhân từ của cụ Vi-ta-li và quyết tâm học tập của cậu bé nghèo Rê-mi.
 - Cậu bé Rê-mi rất ham học. Cuộc đời lưu lạc của cậu đã may mắn gặp được cụ Vi-ta-li. Lớp học của cậu là những bãi đất trống, không có bảng, không bàn ghế, không bút mực . đồ dùng học tập duy nhất là những mảnh gỗ khắc chữ cái. Thời gian học của cậu là những lúc nghỉ chân. Vậy mà trong lòng cậu vẫn say mê học, nung nấu một điều đam mê. Đó là âm nhạc.
c. Luyện đọc diễn cảm( 9'):
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn.
3 HS đọc 3 đoạn. HS cả lớp theo dõi, tìm cách đọc hay.
- Gọi HS nêu giọng đọc toàn bài.
- HS nêu
- GV đưa đoạn 2 yêu cầu HS đọc nhẩm và tìm các từ ngữ cần nhấn giọng.
- HS đọc thầm và tìm các từ ngữ cần nhấn giọng
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn cuối bài.
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Thi đọc diễn cảm
+ HS luyện đọc theo cặp.
- 3 đến 5 HS thi đọc diễn cảm.
- HS bình chọn bạn đọc hay nhất
4. Củng cố, dặn dò( 2'):
- Qua bài em học tập được ở Rê-mi điều gì?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà tìm đọc truyện Không gia đình, chuẩn bị bài: Nếu trái đất thiếu trẻ em.
* Rút kinh nghiệm:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
=====================
Toán
 Tiết 166: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Giúp HS củng cố về: Thực hiện giải bài toán về chuyển động đều
2. Kĩ năng:
- Vận dụng tốt kiến thức đã học vào thực hành	 
3. Thái độ:
- Giáo dục tính cẩn thận, chính xác cho HS.
II. ĐỒ DÙNG: 
- Bảng nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức( 1'): hát
2. Kiểm tra bài cũ:( 5')
- 2 HS lên bảng làm bài tập 2 và 3 ở VBT.
- GV nhận xét chữa bài, đánh giá bài của HS.
3. Dạy bài mới:
 a. Giới thiệu bài( 1'):
Hoạt động dạy
Hoạt động học
b. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1( 10'):
- HS đọc đề toán.	
+ Bài thuộc dạng toán nào?
- Toán chuyển động
+ Bài yêu cầu gì?
a) Tìm vận tốc.
b) Tìm thời gian.
c) Tìm quãng đường.
- HS làm bài - 3 em làm bảng nhóm
- Đọc bài làm - nhận xét.
+ Nêu lại công thức tính : v ; t; s trong toán chuyển động đều?
- HS nêu.
Bài 2( 8'):
- HS đọc đề toán.
+ Bài cho biết gì?
- xe máy và ô tô cùng xuất phát.
- SAB = 90km
- t ô tô = 1,5 giờ.
- Vô tô = Vxe máy 2
+ Bài yêu cầu gì?
- Ô tô đến trước xe máy bao lâu?
+ Muốn tìm thời gian ô tô đến trước xe máy bao lâu ta làm tn?
- .. lấy thời gian xe máy đi - thời gian ô tô đi.
+ Để tìm thời gian xe máy đi con làm tn?
-.. tìm vận tốc của ô tô -> tìm vận tốc của xe máy -> tìm được thời gian xe máy đi.
- 1 HS làm bài trên bảng lớp, HS cả lớp làm bài vào vở - đọc bài làm - nhận xét.
Bài giải
Vận tốc của ô tô là:
90 : 1,5 = 60 (km/giờ)
Vận tốc của xe máy là :
60 : 2 = 30 (km/giờ)
Thời gian xe máy đi quãng đường AB là 90 : 30 = 3 (giờ)
 Vậy ô tô đến B trước xe máy một khoảng thời gian là:
3 - 1,5 = 1,5 (giờ)
 Đáp số : 1,5 giờ
- Gọi HS nhận xét, GV chốt kết quả.
+ Muốn tìm thời gian trong toán chuyển động ta làm thế nào?
- Ta lấy quẫng đường chia cho vận tốc.
Bài 3( 9’):
- HS đọc đề toán.
+ Bài cho biết gì?
2 ô tô đi ngược chiều nhau
 SAB = 180 km
VA = VB
+ Bài yêu cầu gì?
- VA = ? ; VB = ?
- Gọi HS nhận xét, GV chốt kết quả.
1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
Quãng đường cả hai xe đi được sau mỗi giờ là:
180 : 2 = 90 (km)
Vận tốc của xe từ A là :
90 : (2+3) 2 = 36 (km/giờ)
Vận tốc của xe đi từ B là :
90 – 36 = 54 (km/giờ)
Đáp số : 36 km/giờ và 54 km/giờ
+ Muốn tìm quãng đường ta làm thế nào?
- ..Ta lấy vận tốc nhân với thời gian.
4. Củng cố, dặn dò( 2’):
+ Nêu các công thức tính của các dạng toán chuyển động?
- GV nhận xét giờ học.
- Hướng dẫn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
* Rút kinh nghiệm:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
=====================
Ngày soạn: 9/5/2016
Ngày giảng:Thứ ba, ngày 12/5/2016
Chính tả
 Tiết 34: SANG NĂM CON LÊN BẢY
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
 Giúp HS:
- Nhớ – viết chính xác, đẹp hai khổ thơ cuối bài thơ Sang năm con lên bảy
- Thực hành luyện tập viết hoa tên các cơ quan, tổ chức.
2. Kĩ năng:
- Viết đúng mẫu chữ, đúng chính tả - trình bày đẹp.
3. Thái độ:
- Giáo dục đức tính cẩn thận cho HS.
II. ĐỒ DÙNG: 
- Bảng nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức( 1'): hát
2. Kiểm tra bài cũ( 5'):
- Gọi HS lên bảng đọc cho 2 HS viết trên bảng lớp, HS cả lớp viết vào vở tên một số cơ quan, tổ chức ở bài 2 trang 147 SGK.
- Nhận xét chữ viết của HS.
3. Dạy bài mới:
 a. Giới thiệu bài( 1'):
Hoạt động dạy
Hoạt động học
b.Hướng dẫn nghe- viết chính tả ( 24'):
- Trao đổi về nội dung đoạn thơ.
+ Đọc thuộc lòng 2 khổ thơ cuối bài Sang năm con lên bảy?
+ Thế giới tuổi thơ thay đổi như thế nào khi ta lớn lên?
+ Từ giã tuổi thơ, con người tìm thấy hạnh phúc ở đâu?
- Hướng dẫn viết từ khó.
+ Tìm và nêu các từ ngữ khó, dễ lẫn khi viết chính tả?
- Yêu cầu HS luyện viết các từ đó.
- Viết chính tả: 
- Nhắc HS lưu ý lùi vào 2 ô rồi mới viết chữ cái đầu dòng thơ. Giữa hai khổ thơ để cách một dòng.
- Soát lỗi, chấm bài.
c. Hướng dẫn làm BT chính tả( 8'):
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
+ Đề bài yêu cầu em làm gì?
- Yêu cầu HS tự làm bài. Gợi ý HS kẻ vở làm 2 cột. Cột bên trái ghi các tên viết chưa đúng, cột bên phải ghi tên viết đúng.
- Gọi 1 HS báo cáo, HS cả lớp nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
3 em đọc.
- Thế giới tuổi thơ sẽ không còn nữa khi ta lớn lên. Sẽ không còn những thế giới tượng tượng, thần tiên trong những câu chuyện thần thoại, cổ tích.
- Con người tìm thấy hạnh phúc ở cuộc đời thật, do chính hai bàn tay mình gây dựng nên.
- Hs tìm và nêu các từ khó.
- Hs luyện viết.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Đề bài yêu cầu tìm tên các cơ quan, tổ chức viết chưa đúng trong đoạn văn và viết lại cho đúng.
- 1 HS làm bài vào bảng nhóm. HS cả lớp làm vào vở.
- Hs làm vào bảng nhóm báo cáo kết quả. HS cả lớp nhận xét bài làm của bạn.
Tên viết chưa đúng
Tên viết đúng
Ủy ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam.
Ủy ban/ bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam.
Bộ/ y tế.
Bộ/ giáo dục và Đào tạo
Bộ/ lao động – Thương binh và Xã hội
Hội/ liên hiệp phụ nữ Việt Nam.
Ủy ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam.
Ủy ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam.
Bộ Y tế.
Bộ Giáo dục và Đào tạo
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập
+ Khi viết tên một số cơ quan, xí nghiệp, công ty em viết như thế nào?
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Chữa bài của một số HS.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- HS nêu: Tên các cơ quan, xí nghiệp, công ty được viết hoa các chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tê ấy, trong bộ phận của tên mà có tên riêng là tên địa lí, tên người thì viết hoa chữ cái đầu các tiếng tạo thành tên đó.
- 2 HS làm trên bảng lớp. HS cả lớp viết vào vở
3. Củng cố, dặn dò( 2'):
+ Nêu cách viết tên một số cơ quan, xí nghiệp?
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
* Rút kinh nghiệm:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
=====================
Luyện từ và câu
 Tiết 67: ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU
(Dấu ngoặc kép)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
- Ôn tập kiến thức về dấu ngoặc kép, nêu được tác dụng của dấu ngoặc kép.
2. Kỹ năng:
- Làm đúng các bài tập thực hành về kỹ năng sử dụng dấu ngoặc kép.
3. Thái độ:
- Có ý thức sử dụng đúng từ ngữ khi đặt câu.
II. ĐỒ DÙNG
- Đoạn văn ở các bài tập 2; 3 trang 152 /SGK viết vào giấy khổ to (hoặc bảng nhóm).
- Giấy khổ to, bút dạ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
A. Ổn định tổ chức: ( 1') 
B. Kiểm tra bài cũ:( 5')
- HS đọc đoạn văn viết có sử dụng các dấu câu đã học.
- Nhận xét đánh giá bài của từng HS.
C. Dạy bài mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Giới thiệu bài:( 1')
+ Nêu tác dụng của dấu ngoặc kép?
- Dấu ngoặc kép dùng để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc đánh đấu những từ ngữ đặc biệt.
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- Tiết học hôm nay, các em tiếp tục ôn tập lại kiến thức về dấu ngoặc kép, thực hành sử dụng dấu ngoặc kép.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: (9')
- HS đọc yêu cầu và đoạn văn của bài tập.
+ Bài tập có mấy yêu cầu, là những yêu cầu nào?
- 2 y/c: Đọc đoạn văn và điền dấu ngoặc kép
- Nhắc HS cách làm bài:
+ Đọc kỹ từng câu văn.
+ Xác định đầu là lời nói trực tiếp của nhân vật, đầu là ý nghĩ của nhân vật.
+ Điền dấu ngoặc kép cho phù hợp.
- 1 HS làm vào bảng nhóm, HS cả lớp làm vào vở.
- 1 HS báo cáo kết quả làm việc. HS khác nhận xét bài làm của bạn đúng/ sai, nếu sai thì sửa lại cho đúng.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
 Tốt-tô-chan rất yêu quý thầy hiệu trưởng. Em mơ ước lớn lên sẽ trở thành một giáo viên của trường, làm mọi việc giúp đỡ thầy. Em nghĩ: “Phải nói ngay điều này để thầy biết”. Thế là, trưa ấy, sau buổi học, em chờ sẵn thầy trước phòng họp và xin gặp thầy. Thầy hiệu trưởng vui vẻ mời em vào phòng. Ngồi đối diện với thầy và hơi nghiêng đầu mỉm cười, cô bé nói một cách chậm rãi, dịu ràng, ra vẻ người lớn: “Thưa thầy, sau này lớn lên, em muốn làm nghề dạy học. Em sẽ dạy học ở trường này”.
+ Tại sao em lại cho rằng điền dấu ngoặc kép như vậy là đúng?
- Dấu ngoặc kép thứ nhất đánh dấu ý nghĩa của Tốt-tô-chan. Dấu ngoặc kép thứ hai đánh dấu lời nói trực tiếp của Tốt-tô-chan với thầy hiệu trưởng.
Bài 2:(9')
- HS đọc yêu cầu của bài tập
- GV tổ chức cho HS làm bài 2 tương tự như cách tổ chức bài 1.
- Lời giải đúng
 Lớp chúng tôi tổ chức cuộc bình chọn “Người giàu có nhất”. Đạt danh hiệu trong cuộc thi này là cậu Long, bạn thân nhất của tôi. Cậu ta có cả một “gia tài” khổng lồ về sách các loại: sách bách khoa tri thức học sinh, các từ điển tiếng Anh, các sách luyện toán và tiếng việt, sách dạy chơi cờ vua, sách dạy tập Y-ô-ga, sách dạy chơi đàn oóc...
Bài 3: (13')
- HS đọc yêu cầu của bài tập
+ Bài tập yêu cầu gì?
- Viết đoạn văn
Gợi ý HS: Viết đoạn văn có nội dung nói về cuộc họp tổ, khi là lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc những từ có ý nghĩa đặc biệt em để trong ngoặc kép.
- 1 HS làm vào bảng nhóm, HS cả lớp làm bài tập vào vở.
- 1 HS báo cáo, cả lớp theo dõi GV chữa bài.
- 3 đến 5 HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn của mình.
- Nhận xét, đánh giá bài của HS viết đạt yêu cầu.
Cuối buổi học, Hằng “công chúa” thông báo họp tổ. Bạn Hoàng, tổ phó ra thông báo: “Tuần này, tổ mình thi đua không ai bị điểm dưới 7 để giữ vững danh hiệu tuần trước”. Các thành viên ai nấy đều gật gù, tán thưởng.
4. Củng cố, dặn dò:( 2')
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học thuộc lòng ghi nhớ về tác dụng của dấu ngoặc kép và chuẩn bị bài sau.
* Rút kinh nghiệm:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
=====================
Toán
Tiết 167: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Giúp HS củng cố về: Thực hiện giải bài toán về tính diện tích một số hình.
2. Kĩ năng:
- Vận dụng tốt kiến thức đã học vào thực hành	 
3. Thái độ:
- Giáo dục tính cẩn thận, chính xác cho HS.
II. ĐỒ DÙNG:
- Bảng nhóm, bút dạ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức( 1’): hát
2. Kiểm tra bài cũ( 5’):
- HS lên bảng làm bài tập 3 và 4 của tiết học trước.
- GV nhận xét chữa bài, đánh giá bài của HS.
3. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài( 1’):
Hoạt động dạy
Hoạt động học
b. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1( 9’):
1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
+ Bài cho biết gì?
- Nền nhà HCN:
 CD : 8m
 CR = CD
1 viên gạch HV cạnh 4dm = 20 000 đ
+ Bài hỏi gì?
- Cả nền nhà : ... tiền?
+ Để tìm số tiền nát nền ta cần tìm gì?
- Tìm S nền nhà.
- HS làm bài – 1 em làm bảng nhóm – đọc bài làm – nhận xét.
Bài giải
Chiều rộng của nền nhà là:
8 = 6 (m)
Diện tích của nền nhà là:
6 8 = 48 (m2) hay 4800dm2
Mỗi viên gạch có diện tích là:
4 4 = 16 (dm2)
Số viên gạch cần dùng để lát nền nhà :
4800 : 16 = 300 (viên)
Số tiền để mua gạch để lát nền là:
20000 300 = 6000000(đồng)
Đáp số : 6000000đồng
- Gọi HS đọc bài làm của mình, nhận xét bài làm của bạn.
- GV nhận xét và đánh giá HS.
- HS nhận xét bài làm của bạn. HS cả lớp đối chiếu và tự kiểm tra bài của mình.
+ Để tìm chiều rộng của nền nhà em đã vận dụng dạng toán nào?/
- Ta vận dụng dạng toán tìm phân số của một số.
Bài 2( 11’):
- HS đọc đề toán.
+ Bài cho biết gì?
- TBC 2 đáy HT : 36m
- S thửa ruộng = S HV có chu vi : 96m
- hiệu 2 đáy = 10m.
+ Bài hỏi gì?
- C.cao = ?
- Độ dài mỗi cạnh đáy?
+ Nêu lại công thức tính diện tích hình thang?
Shình thang = (a + b) h : 2
+ Dựa vào công thức trên em hãy tìm cách tính chiều cao của hình thang?
h = Shình thang 2 : (a + b)
+ Để tính được chiều cao của mảnh đất, ta làm tn?
- Tìm tổng 2 đáy.
+ Biết tổng và hiệu của hai đáy, chúng ta có thể dựa vào đâu để tính được hai đáy của hình thang ?
- Hiệu 2 đáy (toán tổng hiệu)
- 1 HS lên bảng làm bài- lớp làm bài vào vở .
- Đọc bài làm – nhận xét.
Bài giải
Cạnh của mảnh đất hình vuông là:
96 : 4 = 24 (m)
Diện tích của mảnh đất hình thang là:
24 24 = 576 (m2)
Chiều cao của mảnh đất hình thang là:
576 : 36 = 16 (m)
Tổng hai đáy của hình thang là:
36 2 = 72 (m)
Độ dài đáy lớn của hình thang là:
(72 + 10) : 2 = 41 (m)
Độ dài đáy bé của hình thang là:
72 – 41 = 31 (m)
 Đáp số : chiều cao: 16m 
đáy lớn: 41m; đáy bé: 31m
- Gọi HS đọc bài làm của mình, nhận xét bài làm của bạn.
- GV nhận xét và đánh giá HS.
- HS nhận xét bài làm của bạn. HS cả lớp đối chiếu và tự kiểm tra bài của mình.
+ Nêu cách tìm số lớn, số bé dạng toán: Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó?
- Muốn tìm số lớn ta lấy tổng cộng hiệu tất cả chia 2. Muốn tìm số bé ta lấy Tổng trừ số lớn.
Bài 3( 12’):
1 HS đọc đề bài, quan sát hình và làm bài 
1 HS làm bài trên bảng lớp, HS cả lớp làm bài vào vở.
+ Quan sát hình vẽ và đề bài, con hãy nêu cách tính?
- Chu vi của hình chữ nhật ABCD là có CD = 84cm ; CR = 28cm.
- Diện tích của hình thang EBCD có đáy lớn là DC = 84cm ; đáy nhỏ EB = 28cm ; chiều cao là BC = 28cm.
- Diện tích tam giác EMD chính bằng diện tích của hình thang EBCD trừ đi diện tích các tam giác EMB, DMC.
Bài giải
Chu vi của hình chữ nhật ABCD là :
(28 + 84) 2 = 224 (cm)
Diện tích của hình thang EBCD là:
(28 + 84) 28 : 2 = 1568 (cm2)
BM = MC = AD : 2 = 18 : 2 = 14 (cm)
Diện tích của hình tam giác vuông EBM là:
28 14 : 2 = 196 (m2)
Diện tích của hình tam giác vuông CDM là:
8414 : 2 = 588 (m2)
Diện tích của hình tam giác EMD là:
1568 – 196 – 588 = 784 (m2)
 Đáp số: 784 m2
- Gọi HS đọc bài làm của mình, nhận xét bài làm của bạn.
- GV nhận xét và đánh giá HS.
- HS nhận xét bài làm của bạn. HS cả lớp đối chiếu và tự kiểm tra bài của mình.
+ Nhắc lại cách tính diện tích hình thang.
- HS nêu.
4, Củng cố dặn dò( 2’):
+ Muốn tính diện tích hình tam giác ta làm thế nào?
- G nhận xét giờ học.
- Hướng dẫn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
* Rút kinh nghiệm:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
=====================
Bồi dưỡng Toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Ôn tập kiến thức về thể tích hình hộp chữ nhật.
2. Kĩ năng:
- Vận dụng công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật để giải các bài toán có liên quan.
3. Thái độ:
- HS yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Bảng phụ, bút dạ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Ổn định tổ chức:( 1') 
A. Kiểm tra bài cũ: ( 5')
2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi để nhận xét.
- Làm bài tập 2; 3 của tiết trước. 
+ Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo thể tích liền kề nhau? 
( 1m3 = 1000dm3; 1m3= 100000cm3; 1dm3 = 1000cm3 ) 
- GV chữa bài, nhận xét đánh giá bài của HS.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: ( 1')
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
2. Luyện tập:(28’)
+ HS đọc yêu cầu
+ Nhận xét gì về các kích thước của 3 hình hộp chữ nhật trong bài?
+ HS làm bài – đọc bài
+ Nêu lại quy tắc tính thể tích hình hộp chữ nhật?
+ HS đọc đề bài 
+ Phân tích bài toán.
+ Khối gỗ có dạng hình gì?
+ Theo em, làm thế nào để tính được thể tích của khối gỗ?
+ HS làm bài – đọc bài.
- GV nhận xét bài làm của HS.
*Bài 1:(13’) 
a) V= 5 4 3 = 60 (cm3)
b) V = 1,2 1,3 1,4 = 2,184(dm3) 
c) V = = (cm3)
- Muốn tính thể tích hình hộp chữ nhật ta lấy chiều dài nhân chiều rộng nhân chiều cao cùng một đơn vị đo.
*Bài 2:(15’) 
- HS đọc đề bài.
1dm
1,2dm
(1)
(2)
1,4dm
2,4dm
3dm
Cách 1: Chia khối gỗ thành hai hình hộp chữ nhật như sau:
Bài giải
Thể tích của hình hộp chữ nhật 1 là :
3 1,2 1 = 3,6 (dm3)
Chiều rộng của hình hộp chữ nhật thứ 2 là:
2,4 – 1,2 = 1,2 (dm)
Thể tích của hình hộp chữ nhật 2 là :
1,4 11,2 = 1,68 (dm3)
Thể tích của khối gỗ là :
3,6 + 1,68 = 5,28 (dm3)
 Đáp số: 5,28 dm3
3dm
Cách 2:Chia khối gỗ thành hai hình hộp chữ nhật như sau :
1dm
(2)
2,4dm
1,2dm
(1)
1,4dmm
Bài giải
Thể tích của hình hộp chữ nhật 1 là :
1,4 1 2,4 = 3,36 (dm3)
Chiều dài của hình hộp chữ nhật thứ 2 là:
3 – 1,4 = 1,6 (dm)
Thể tích của hình hộp chữ nhật 2 là :
1,6 11,2 = 1,92 (dm3)
Thể tích của khối gỗ là :
3,36 + 1,92 = 5,28 (dm3)
 Đáp số: 5,28 dm3
3.Củng cố dặn dò:(2’)
+Muốn tính thể tích của hình hộp chữ nhật ta làm như thế nào?
+Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà xem lại các bài tập. 
* Rút kinh nghiệm:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
=====================
Thực hành Tiếng Việt
ÔN TẬP VỀ VỐN TỪ : TRẺ EM.
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Củng cố và nâng cao thêm cho các em những kiến thức về chủ đề Trẻ em.
2. Kĩ năng:
- Rèn cho học sinh kĩ năng làm bài tập thành thạo.
3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II. ĐỒ DÙNG
Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định tổ chức( 1’): hát
2. Kiểm tra bài cũ( 5’):
- HS đọc đoạn văn nói về một cuộc họp tổ trong đó có dùng dấu ngoặc kép. 
- Nhận xét, đánh giá từng HS.
3. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài( 1’):
Hoạt động dạy
Hoạt động học
b. Bài mới:.
Bài tập 1 ( 5’)
H: Tìm những từ đồng nghĩa với từ trẻ thơ 
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
hoàn chỉnh. 
Bài tập 2: ( 8’)
Đặt câu với ba từ tìm được ở bài tập 1
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV chấm một số bài và nhận xét.
hoàn chỉnh. 
+ Khi đặt câu em cần lưu ý điều gì?
Bài tập 3 ( 9’)
Tìm những câu văn, thơ nói về trẻ con có những hình ảnh so sánh.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV chấm một số bài và nhận xét.
hoàn chỉnh. 
+ Em có nhận xét gì về cac câu văn khi có hình ảnh so sánh? 
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Bài làm
 Trẻ em, trẻ con, con trẻ, trẻ thơ, thiếu nhi, nhi đồng, thiếu niên,
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Bài làm
a/ Từ: trẻ em.
Trẻ em là thế hệ tương lai của đất nước.
b/ Từ: thiếu nhi.
Thiếu nhi Việt Nam làm theo năm điều Bác Hồ dạy.
c/ Từ: Trẻ con.
Nam đã học lớp 10 rồi mà tính nết vẫn như trẻ con.
- .. câu phải có đủ chủ ngữ, vị ngữ. cuối câu phải có dấu câu.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Bài làm
Trẻ em như tờ giấy trắng.
Trẻ em như búp trên cành.
Trẻ em như nụ hoa mới nở.
Đứa trẻ đẹp như bông hồng buổi sớm.
Lũ trẻ ríu rít như bầy chim non.
Cô bé trông giống hệt bà cụ non.
- HS lắng nghe và chuẩn bị bài sau.
- .. các câu rõ nghĩa, dễ hiểu, sinh động, hấp dẫn hơn.
4. Củng cố, dặn dò( 2’):
+ Em nêu lại luật bảo vệ và chăm sóc, giáo dục trẻ em mà em đã học?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà hoàn thành đoạn văn và chuẩn bị bài sau.
* Rút kinh nghiệm:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
=====================
Ngày soạn: 10/5/2016
Ngày giảng:Thứ tư, ngày 13/5/2016
Kể chuyện
Tiết 34: KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
 - Tìm và kể lại được câu chuyện có thực trong cuộc sống nói về việc gia đình, nhà trường, xã hội chăm sóc, bảo vệ thiếu nhi hoặc câu chuyện về công tác xã hội em cùng các bạn tham gia.
- Biết sắp xếp các tình tiết trong truyện theo một trình tự hợp lí.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện mà các bạn kể. 
- Nói được suy nghĩ của mình về công việc đó.
2. Kĩ năng:	 
- Lời kể tự nhiên, sinh động, sáng tạo, kết hợp với cử chỉ điệu bộ.
- Biết nhận xét, đánh giá lời bạn kể.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức thực hiện đúng quyền và bổn phận của mình cho HS.
II. ĐỒ DÙNG:
- Bảng lớp viết sẵn 2 đề bài; Tranh ( ảnh ) về công tác xã hội
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức( 1'): hát
2. Kiểm tra bài cũ( 5'):
– Gọi HS kể lại câu chuyện đã được nghe được đọc về việc gia đình, nhà trường và xã hội chăm sóc, giáo dục trẻ em hoặc trẻ em thực hiện bổn phận với gia đình, nhà trường và xã hội.
- Nhận xét, đánh giá từng HS.
3. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài( 1'):
Hoạt động dạy
Hoạt động học
b. Hướng dẫn kể chuyện( 25'):
 - Tìm hiều đề bài.
- HS đọc đề bài.
- GV phân tích đề bài, dùng phấn màu gạch chân dưới các từ ngữ:
1. Chăm sóc, bảo vệ
2. Công tác xã hội
- HS đọc gợi ý trong SGK.
+ Em hãy giới thiệu về câu chuyện mình định kể cho các bạn biết?
- HS nêu.
Kể trong nhóm
- Hs hoạt động trong nhóm, cùng kể chuyện , trao đổi với nhau về ý nghĩa của chuyện.
Kể trước lớp.
- 3 đến 5 HS thi kể chuyện.
- Nhận xét bạn kể chuyện.
- Nhận xét, đánh giá HS.
4. Củng cố,dặn dò( 2'):
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
* Rút kinh nghiệm:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
=====================
Tập đọc
Tiết 68: NẾU TRÁI ĐẤT THIẾU TRẺ EM
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Hiểu các từ ngữ khó trong bài 
- Hiểu nội dung của bài: Bài thơ là tình cảm yêu mến và trân trọng của người lớn đối với thế giới tâm hồn ngộ nghĩnh của trẻ thơ.
2. Kĩ năng:
- Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ
- Đọc trôi chảy toàn bài thơ, ngắt nghỉ hơi đúng các cụm từ, dòng thơ, khổ thơ.
- Đọc diễn cảm toàn bài .
3. Thái độ:
- HS thấy được vai trò và trách nhiệm của mình với xã hội.
II. ĐỒ DÙNG:
- Bảng phụ ghi sẵn câu thơ, đoạn thơ cần hướng dẫn luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức( 1’): hát
2. Kiểm tra bài cũ: 
2HS lên bảng đọc bài và trả lời câu hỏi theo SGk
- HS1 đọc đoạn 1,2 bài “ Lớp học bên đường” 
+ Lớp học của Rê-mi có gì ngộ nghĩnh? ( Lớp học của Rê-mi có cả một chú chó. Nó cũng là thành viên của gánh xiếc. Sách là những miếng gỗ mỏng khắc chữ cái, được cụ Vi-ta-li nhặt trên đường.) 
- HS2 đọc đoạn 2,3 bài “ Lớp học bên đường” 
+ Em hãy nêu nội dung chính của câu chuyện? ( Truyện ca ngợi tấm lòng nhân từ của cụ Vi-ta-li và quyết tâm học tập của cậu bé nghèo Rê-mi.) 
- GV nhận xét, đánh giá bài của HS.
3. Dạy bài mới:
 a. Giới thiệu bài( 1’):
Hoạt động dạy
Hoạt động học
b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a. Luyện đọc ( 10’) 
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- 1 HS khá (giỏi) đọc toàn bài.
- GV chia đoạn: 3 đoạn
 Mỗi khổ thơ là 1 đoạn
- HS đánh dấu vào SGK
- Đọc nối tiếp đoạn :
- HS đọc nối tiếp lần 1: GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt nhịp.
 3 HS đọc nối tiếp từng đoạn của bài 
- HS đọc thầm chú giải.
- HS đọc nối tiếp lần 2 :
+ Kết hợp giải nghĩa từ
3 HS đọc 
- HS đọc nối tiếp lần 3 + nhận xét, đánh giá bài của HS. 
3 HS đọc 
 - HS luyện đọc theo cặp, sửa sai cho nhau
- Yêu cầu HS đọc theo nhóm bàn.
- HS đọc theo nhóm bàn.
- GV đọc mẫu
b. Tìm hiểu bài (10’)
+ Nhân vật tôi và nhân vật Anh trong bài thơ là ai?
- Nhân vật tôi là nhà thơ Đỗ Trung Lai; nhân vật Anh là phi công vũ trụ Pô-pốp.
+ Tại sao chữ Anh lại được viết hoa ?
- Viết hoa chữ cái Anh để bày tỏ lòng kính trọng phi công vũ trụ Pô-pốp đã hai lần được phong tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô.
+ Cảm giác thích thú của vị khách về phòng tranh được bộc lộ qua những chi tiết nào?
- ...Qua lời mời xem tranh: Anh hãy nhìn xem, Anh hãy nhìn xem! 
- Qua các từ ngữ thể hiện thái độ ngạc nhiên, sung sướng:
Có ở đâu đầu tôi to được thế?
Và thế này thì “ ghê gớm” thật:
Trong đôi mắt chiếm nửa già khuôn mặt
Các em tô lên một nửa số sao trời.
- Qua vẻ mặt: vừa xem vừa sung sướng mỉm cười.
+ Tranh vẽ của các bạ nhỏ có gì ngộ nghĩnh?
- Các bạn vẽ đầu phi công vũ trụ Pô-pốp rất to, đôi mắt chiếm nửa già khuôn mặt, trong đó tô rất nhiều sao trời. Ngựa xanh nằm trên cỏ, ngựa hồng phi trong lửa, mọi người đều quàng khăn đỏ, các anh hùng là những đứa trẻ lớn hơn.
+ Ba dòng thơ cuối bài là lời nói của ai?
- Ba dòng thơ cuối là lời của anh hùng Pô-pốp nói với nhà thơ Đỗ Trung Lai.
+ Em hiểu ba dòng thơ cuối đó như thế nào?
- Nếu không có trẻ em, mọi hoạt động trên thế giới đều vô nghĩa.
- Vì trẻ em, mọi hoạt động của người lớn trở nên có ý nghĩa.
+ Nêu nội dung chính của bài thơ?
* Bài thơ là tình cảm yêu mến và trân trọng của người lớn đối với tâm hồn ngộ nghĩnh của trẻ thơ.
 2 HS nhắc lại nội dung chính của bài.
 c. Đọc diễn cảm( 10’):
- Yêu cầu 4 HS đọc nối tiếp từng khổ thơ. HS cả lớp

Tài liệu đính kèm:

  • docGA_lop_5_tuan_34.doc