Đề thi Kiểm tra định kì cuối học kì II – Năm học 2013 – 2014 môn Tiếng Việt – Lớp 5 - Trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm

pdf 13 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 567Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi Kiểm tra định kì cuối học kì II – Năm học 2013 – 2014 môn Tiếng Việt – Lớp 5 - Trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi Kiểm tra định kì cuối học kì II – Năm học 2013 – 2014 môn Tiếng Việt – Lớp 5 - Trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm
 TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN BỈNH KHIÊM 
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2013 -2014 
MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 (ĐỌC THÀNH TIẾNG) 
1. Bài : Con gái (SGK TV 5, tập 2, trang 112 – 113) 
- Đoạn 1: “Mẹ sắp sinh Tức ghê!” 
Câu hỏi 1: Chi tiết nào cho thấy ở làng quê Mơ vẫn còn tư tưởng “ trọng 
nam khinh nữ”? 
Trả lời: Cả bố và mẹ đều buồn vì không sinh được con trai, dì Hạnh thất 
vọng nói “ Lại một vịt trời nữa.”, các bạn trai cho rằng “con gái 
chẳng được tích sự gì.” 
Câu hỏi 2: Chứng kiến thái độ của bố mẹ và dì Hạnh, Mơ đã làm gì ? 
Trả lời: Mơ trằn trọc suy nghĩ, so sánh việc làm của mình với các bạn trai 
và tức khi thấy mọi người xem thường con gái. 
- Đoạn 2: “Mẹ phải nghỉ.Thật hú vía!” 
Câu hỏi 1: Chi tiết nào cho thấy Mơ không thua kém các bạn trai ? 
Trả lời: Bố đi công tác xa, mẹ sinh em bé, Mơ làm hết mọi việc trong nha. 
Mơ dũng cảm lao xuống ngòi nước cứu Hoan. 
Câu hỏi 2: Những việc làm của Mơ đã chứng tỏ điều gì ? 
Trả lời: Mơ rất thương mẹ, chăm chỉ và dũng cảm không thua gì con trai. 
2. Bài : Tà áo dài Việt Nam (SGK TV 5, tập 2, trang 122 – 123) 
- Đoạn 1: “Phụ nữ Việt Nam áo tứ thân.” 
Câu hỏi 1: Chiếc áo dài phụ nữ Việt Nam xưa hay mặc áo lối mớ ba, mớ bảy 
là mặc như thế nào? 
Trả lời: Chiếc áo dài phụ nữ Việt Nam xưa hay mặc áo lối mớ ba, mớ bảy 
là mặc nhiều áo cánh lồng vào nhau. 
Câu hỏi 2: Áo dài phụ nữ Việt Nam có mấy loại, kể ra? 
Trả lời: Áo dài phụ nữ Việt Nam có hai loại: áo tứ thân và áo năm thân. 
- Đoạn 2: “Áo năm thân.thanh thoát hơn.” 
Câu hỏi 1: Chiếc áo dài tân thời là sự kết hợp giữa các yếu tố nào? 
Trả lời: Chiếc áo dài tân thời là sự kết hợp hài hoà giữa phong cách dân tộc 
tế nhị, kín đáo vàphong cách hiện đại phương Tây. 
Câu hỏi 2: Em có cảm nhận như thế nào về vẻ đẹp của người phụ nữ trong 
tà áo dài? 
Trả lời: Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong tà áo dài trông thướt tha, 
duyên dáng, đẹp hơn, tự nhiên, mềm mại và thanh thoát hơn. 
 TRƯỜNG TIỂU HỌC : ............................................................ 
 ..................................................................................................................... 
HỌ và TÊN : ..................................................................................... 
 ..................................................................................................................... 
Số 
Báo 
danh 
KTĐK– CUỐI HỌC KỲ II - 2013-2014 
Môn TIẾNG VIỆT - LỚP 5 
KIỂM TRA ĐỌC THÀNH TIẾNG 
LỚP : ...................................................................................................... 
Giám khảo 1 Giám khảo 2 Số thứ tự 
Điểm 
ĐỌC THÀNH TIẾNG : 5 điểm 
Tiêu chuẩn cho điểm Điểm 
1. Đọc đúng tiếng, đúng từ, lưu loát, mạch lạc ../1đ 
2. Ngắt, nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, cụm từ rõ nghĩa ./1 đ 
3. Giọng đọc có biểu cảm ../1đ 
4. Cường độ, tốc độ đọc đạt yêu cầu ../1đ 
5. Trả lời đúng ý câu hỏi do GV nêu ../1đ 
Cộng : ...../5 đ 
1/ Hướng dẫn kiểm tra : 
 - GV ghi tên bài, số trang, giới hạn đoạn đọc trong SGK TV5/T.2 vào phiếu cho từng 
HS bốc thăm và đọc thành tiếng đoạn văn (khoảng 120 tiếng/1 phút) do GV đã đánh 
dấu trong SGK, các bài đọc từ tuần 29 đến hết tuần 34. 
- Trả lời từ 1 – 2 câu hỏi về nội dung đoạn đọc. 
2/ Hướng dẫn đánh giá : 
1/- Đọc sai từ 2 đến 3 tiếng trừ 0,5 điểm; đọc sai 4 tiếng trở đi trừ 1 điểm. 
2/ - Đọc ngắt, nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ : trừ 0,5 điểm. 
 - Đọc ngắt, nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên : trừ 1 điểm. 
3/- Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm : trừ 0,5 điểm. 
- Giọng đọc không thể hiện rõ tính biểu cảm : trừ 1 điểm. 
4/- Đọc nhỏ, vượt quá thời gian từ trên 1,5 phút đến 2 phút : trừ 0,5 điểm. 
 - Đọc quá 2 phút : trừ 1 điểm. 
5/- Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: trừ 0,5 điểm 
 - Trả lời sai hoặc không trả lời được : trừ 1điểm. 
3. Bài : Út Vịnh (SGK TV 5, tập 2, trang 136 – 137) 
- Đoạn 1: “Mấy năm nay, như vậy nữa.” 
Câu hỏi 1: Nêu cụ thể những việc làm mà trường Út Vịnh đã phát động học 
sinh thực hiện trong phong trào “Em yêu đường sắt quê em”? 
Trả lời: Những việc làm mà trường Út Vịnh đã phát động học sinh thực 
hiện trong phong trào “Em yêu đường sắt quê em”: học sinh cam 
kết không chơi trên đường tàu, không ném đá lên tàu và đường tàu, 
cùng nhau bảo vệ an toàn cho những chuyến tàu qua. 
Câu hỏi 2: Để thực hiện phong trào “Em yêu đường sắt quê em” do trường 
phát động, Út Vịnh đã làm gì? 
Trả lời: Út Vịnh tham gia phong trào, nhận việc thuyết phục bạn Sơn – một 
bạn thường thả diều trên đường tàu và đã thuyết phục được Sơn 
không chơi nơi nguy hiểm đó nữa. 
- Đoạn 2: “Vịnh đang ngồi.trong gang tấc.” 
Câu hỏi 1: Trong lúc ngồi học bài, Út Vịnh đã nghe và thấy gì? 
Trả lời: Ngồi học bài, Út Vịnh thấy lạ khi nghe tiếng còi tàu vang lên từng 
hồi dài như giục giã, bạn nhìn ra đường sắt và thấy Hoa, Lan đang 
ngồi chơi chuyền thẻ trên đường tàu. 
Câu hỏi 2: Để cứu hai em nhỏ đang chơi trên đường tàu, Út Vịnh đã làm 
gì? 
Trả lời: Để cứu hai em nhỏ đang chơi trên đường tàu, Út Vịnh đã lao ra 
khỏi nhà như tên bắn, la lớn báo tàu hoả đến, nhào tới ôm Lan lăn 
xuống mép ruộng để tránh tàu. 
4. Bài : Lớp học trên đường (SGK TV 5, tập 2, trang 153) 
- Đoạn 1: “Cụ Vi-ta-li  để làm xiếc.” 
Câu hỏi 1: Rê-mi học chữ trong hoàn cảnh nào? 
Trả lời: Rê-mi học chữ trên đường hai thầy trò đi hát rong kiếm sống. 
Câu hỏi 2: Lớp học của Rê-mi có gì ngộ nghĩnh? 
Trả lời: Học trò là Re-mi và chú chó Ca-pi, sách vở là những miếng gỗ 
mỏng khắc chữ, lớp học ở trên đường đi. 
- Đoạn 2: “Một hôm . ở nhà.” 
Câu hỏi 1: Chi tiết nào cho thấy Rê-mi là cậu bé hiều học? 
Trả lời: Không lúc nào Rê-mi dám sao nhãng việc học tập. 
Câu hỏi 2: Em có suy nghĩ gì về quyền học tập của trẻ em? 
Trả lời: Trẻ em có quyền được học tập. Người lớn phải có trách nhiệm tạo 
điều kiện cho trẻ em học tập. 
Câu hỏi 1: Thế giới tuổi thơ thay đổi như thế nào khi ta lớn lên? 
Trả lời: Khi lớn lên, ta không còn sống trong thế giới tưởng tượng với 
những câu chuyện thần thoại, cổ tích nữa. Ta sẽ sống trong thế giới 
hiện thực, ta sẽ nhìn cuộc đời thực hơn. 
Câu hỏi 2: Từ giã thế giới tuổi thơ, con người tìm thấy hạnh phúc ở đâu? 
Trả lời: Từ giã thế giới tuổi thơ, con người tìm thấy hạnh phúc trong cuộc 
đời thật bằng chính hai bàn tay mình, không dễ dàng như trong 
truyện thần thoại, cổ tích. 
5. Bài : Nếu trái đất thiếu trẻ con (SGK TV 5, tập 2, trang 157) 
Học sinh đọc 3 khổ thơ đầu 
Câu hỏi 1: Tranh vẽ của các bạn nhỏ có gì ngộ nghĩnh? 
Trả lời: - Cái đầu của phi công vũ trụ rất to, đôi mắt chiếm gần hết khuôn 
mặt và chức đầy sao trời. 
 - Ngựa nằm trên cỏ thì màu xanh, ngựa phi trong lửa thì màu hồng. 
 - Cả thế giới đeo khăn quàng đỏ. 
Câu hỏi 2: Câu thơ nào thể hiện cảm giác thích thú của vị khách về phòng 
tranh? 
Trả lời: Pô-pốp vừa xem vừa sung sướng mỉm cười. 
 Trường Tiểu học: . 
Họ tên: ..................................................... 
Học sinh lớp: ............................................. 
Số 
báo 
danh 
KTĐK CUỐI KÌ 2 – NĂM HỌC 2013 – 2014 
Môn KHOA HỌC – LỚP 5 
Ngày 24/4/2014 
Thời gian: 40 phút 
Giám thị Số mật mã Số thứ tự 
 --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
Điểm Nhận xét Giám khảo Giám khảo Số mật mã Số thứ tự 
PHẦN I: (6 điểm) 
Khoanh tròn vào chữ trước câu trả lời đúng nhất của câu 1 và câu 2: 
1. Một số đồ dùng, phương tiện, máy móc dùng năng lượng chất đốt để hoạt động là: 
a. máy sấy tóc, tủ lạnh  b. thuyền buồm, cánh diều  
c. máy bay, bếp ga  d. xe đạp, đèn pin  
2. Những loài hoa không có màu sắc đẹp thường thụ phấn nhờ: 
a. gió b. nắng c. ong d. bướm 
3. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống: 
Ở thực vật có hoa: 
 Hoa là cơ quan sinh sản. Một số cây có hoa đực riêng, hoa cái riêng. 
 Hiện tượng đầu nhụy nhận được những hạt phấn của nhị gọi là sự thụ tinh. 
4. Nối tên con vật với cách sinh sản phù hợp: 
5. Điền từ ngữ thích hợp vào bảng thông tin về vai trò của môi trường tự nhiên: 
Môi trường tự nhiên cung cấp cho con người Môi trường tự nhiên là nơi tiếp nhận 
cá sấu hươu cao cổ sư tử chim cánh cụt 
đẻ 
trứ ng 
đẻ con 
PHẦN II: (4 điểm) 
6. Em biết gì về sự sinh sản của các loài thú? 
7. Khi cây cối trong rừng bị tàn phá thì điều gì sẽ xảy ra? 
8. Hiện nay, môi trường không khí ở các thành phố lớn bị ô nhiễm ngày càng tăng. 
Theo em, người dân ở Thành phố Hồ Chí Minh nên làm gì để góp phần giảm dần 
mức độ ô nhiễm không khí? 
 ............................................................................................................................................................. 
TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN BỈNH KHIÊM 
HƯỚNG DẪN ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM 
MÔN KHOA HỌC 5 
KTĐK CUỐI HKII – NĂM HỌC : 2013 – 2014 
PHẦN I: (6 điểm) 
Khoanh tròn vào chữ trước câu trả lời đúng nhất của câu 1 và câu 2: (0.5đ/câu) 
9. Một số đồ dùng, phương tiện, máy móc dùng năng lượng chất đốt để hoạt động là: 
a. máy sấy tóc, tủ lạnh  b. thuyền buồm, cánh diều  
c. máy bay, bếp ga  d. xe đạp, đèn pin  
10. Những loài hoa không có màu sắc đẹp thường thụ phấn nhờ: 
a. gió b. nắng c. ong d. bướm 
11. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống: (0.5đ/câu) 
Ở thực vật có hoa: 
Hoa là cơ quan sinh sản. Một số cây có hoa đực riêng, hoa cái riêng. 
Hiện tượng đầu nhụy nhận được những hạt phấn của nhị gọi là sự thụ tinh. 
12. Nối tên con vật với cách sinh sản phù hợp: (0.5đ/ý) 
13. Điền từ ngữ thích hợp vào bảng thông tin về vai trò của môi trường tự nhiên: 
Môi trường tự nhiên cung cấp cho con người 
(1đ) 
Môi trường tự nhiên là nơi tiếp nhận 
(1đ) 
Thức ăn 
Nước uống 
Khí thở 
Nơi vui chơi giải trí 
Các tài nguyên thiên nhiên  
Chất thải trong sinh hoạt, trong quá trình 
sản xuất  
cá sấu hươu cao cổ sư tử chim cánh cụt 
đẻ 
trứ ng 
đẻ con 
Đ 
S 
PHẦN II: (4 điểm) 
14. Em biết gì về sự sinh sản của các loài thú? 
- Trứng được thụ tinh thành hợp tử sẽ phát triển thành phôi rồi thành thai trong cơ thể thú mẹ cho 
đến khi ra đời (0.5đ). 
- Thú con vừa ra đời có hình dạng giống thú trưởng thành (0.5đ) 
15. Khi cây cối trong rừng bị tàn phá thì điều gì sẽ xảy ra? (0.5đ/ý) 
 - Khí hậu thay đổi 
- Lũ lụt, hạn hán xảy ra thường xuyên 
- Đất xói mòn, bạc màu 
- Động vật , thực vật quý hiếm 
16. Hiện nay, môi trường không khí ở các thành phố lớn bị ô nhiễm ngày càng tăng. 
Theo em, người dân ở Thành phố Hồ Chí Minh nên làm gì để góp phần giảm dần 
mức độ ô nhiễm không khí? (0.5đ/ý) 
- Giảm lượng xe gắn máy lưu thông trên đường phố 
- Không xả rác bừa bãi 
- Trồng nhiều cây xanh 
 Trường Tiểu học:  
Họ tên: ..................................................... 
Học sinh lớp: ............................................. 
Số 
báo 
danh 
KTĐK CUỐI KÌ 2 – NĂM HỌC 2013 – 2014 
Môn LỊCH SỬ & ĐỊA LÍ – LỚP 5 
Ngày 25/4/2014 
Thời gian: 40 phút 
Giám thị Số mật mã Số thứ tự 
 --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
Điểm Nhận xét Giám khảo Giám khảo Số mật mã Số thứ tự 
I. PHẦN LỊCH SỬ: (5 điểm) 
 Khoanh tròn vào chữ trước câu trả lời đúng nhất (câu 1 và câu 2) 
17. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, ai đã dũng cảm lấy thân mình lấp lỗ châu mai để đồng 
đội xông lên tiêu diệt địch? 
a. Phan Đình Giót b. Trần Can c. Tô Vĩnh Diện d. Bế Văn Đàn 
18. Đất nước ta hoàn toàn độc lập, thống nhất vào thời gian nào? 
a. 7/5/1954 b. 26/4/1975 c. 30/4/1975 d. 25/4/1976 
19. Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ chấm: 
a. Vào lúc 17giờ 30phút ngày 7/5/1954, lá cờ “” 
của bộ đội ta đã tung bay trên nóc hầm tướng Đờ cát-xtơ-ri. 
b. Quốc hội của nước Việt Nam thống nhất (khoá VI) quyết định lấy tên nước là .. 
20. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống: 
 Bài hát Tiến quân ca được chọn làm Quốc ca của nước ta từ năm 1945. 
 Theo Hiệp định Giơ-ne-vơ (năm 1954), sông Bến Hải là giới tuyến quân sự tạm thời 
giữa hai miền Nam – Bắc nước ta. 
21. Em biết gì về tình hình nước ta sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954? 
II - PHẦN ĐỊA LÝ : (5 điểm) 
 Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất của câu 1 và câu 2: 
1. Châu lục có số dân đông nhất thế giới là: 
 a. Châu Á b. Châu Âu c. Châu Mĩ d. Châu Phi 
2. Đặc điểm khí hậu của khu vực Đông Nam Á là: 
a. hàn đới b. có đủ các đới khí hậu 
c. ôn đới d. gió mùa nóng ẩm 
3. Nối tên nước với những đặc trưng thích hợp: 
4. Điền thông tin về châu Âu vào bảng dưới đây: 
Vị trí Khí hậu Dân cư Những sản phẩm chính 
... 
... 
... 
5. Trên Trái Đất có 1 châu lục nằm ở bán cầu Tây. Đó là châu lục nào? Em biết gì về châu 
lục này? 
 ............................................................................................................................................................. 
núi và cao nguyên thốt nốt đồng bằng dạng lòng chảo gỗ, cánh kiến lúa gạo 
Lào Cam-pu-chia 
TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN BỈNH KHIÊM 
HƯỚNG DẪN ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM 
MÔN LỊCH SỬ - ĐỊA LÍ 5 
KTĐK CUỐI HKII – NĂM HỌC : 2013 – 2014 
I. PHẦN LỊCH SỬ: (5 điểm) 
 Khoanh tròn vào chữ trước câu trả lời đúng nhất (câu 1 và câu 2) 
22. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, ai đã dũng cảm lấy thân mình lấp lỗ châu mai để đồng 
đội xông lên tiêu diệt địch? (0.5đ) 
a. Phan Đình Giót b. Trần Can c. Tô Vĩnh Diện d. Bế Văn Đàn 
23. Đất nước ta hoàn toàn độc lập, thống nhất vào thời gian nào? (0.5đ) 
a. 7/5/1954 b. 26/4/1975 c. 30/4/1975 d. 25/4/1976 
24. Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ chấm: 
a. Vào lúc 17giờ 30phút ngày 7/5/1954, lá cờ “Quyết chiến quyết thắng” của bộ đội ta đã tung 
bay trên nóc hầm tướng Đờ cát-xtơ-ri. (0.5đ) 
b. Quốc hội của nước Việt Nam thống nhất (khoá VI) quyết định lấy tên nước là Cộng hòa Xã 
hội chủ nghĩa Việt Nam. (0.5đ) 
25. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống: 
Bài hát Tiến quân ca được chọn làm Quốc ca của nước ta từ năm 1945. (0.5đ) 
 Theo Hiệp định Giơ-ne-vơ (năm 1954), sông Bến Hải là giới tuyến quân sự tạm thời giữa 
hai miền Nam – Bắc nước ta. (0.5đ) 
26. Em biết gì về tình hình nước ta sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954? 
Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, nhân dân ta chờ mong ngày gia đình đoàn tụ, đất nước thống nhất 
(0.5đ). Nhưng đế quốc Mĩ và bè lũ tay sai (0.5đ) đã khủng bố, tàn sát đồng bào miền Nam 
(0.5đ), âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta (0.5đ) . 
S 
Đ
0 
 II - PHẦN ĐỊA LÝ : (5 điểm) 
 Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất của câu 1 và câu 2: 
1. Châu lục có số dân đông nhất thế giới là: (0.5đ) 
 a. Châu Á b. Châu Âu c. Châu Mĩ d. Châu Phi 
2. Đặc điểm khí hậu của khu vực Đông Nam Á là: (0.5đ) 
a. hàn đới b. có đủ các đới khí hậu 
c. ôn đới d. gió mùa nóng ẩm 
3. Nối tên nước với những đặc trưng thích hợp: 
4. Điền thông tin về châu Âu vào bảng dưới đây: 
Vị trí (0.5đ) Khí hậu (0.5đ) Dân cư (0.5đ) Những sản phẩm chính 
(0.5đ) 
Phía Tây châu Á Ôn hòa Người da trắng Máy móc, thiết bị, hàng 
điện tử, len dạ, mĩ phẩm, 
dược phẩm  
5. Trên Trái Đất có 1 châu lục nằm ở bán cầu Tây. Đó là châu lục nào? Em biết gì về châu 
lục này? 
Trả lời được châu lục nằm ở bán cầu Tây là châu Mĩ: (0.5đ) 
Nêu được đặc điểm về tự nhiên, địa hình, khí hậu, cảnh quan tiêu biều của châu Mĩ: (0.5đ) 
núi và cao nguyên thốt nốt đồng bằng dạng lòng chảo gỗ, cánh kiến lúa gạo 
Lào (1đ) 
Cam-pu-chia (1đ) 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoi5 (2).pdf