Giáo án lớp 9 môn ngữ văn - Tiết 134, 135: Viết bài tập làm văn số 7

docx 4 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1358Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn ngữ văn - Tiết 134, 135: Viết bài tập làm văn số 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án lớp 9 môn ngữ văn - Tiết 134, 135: Viết bài tập làm văn số 7
Tiết 134,135: VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7
A-Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh:
 1- Kiến thức: Biết cách vận dụng các kiến thức và kĩ năng khi làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích, nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ được học ở các tiết trước đó.
 2- Kĩ năng: Có những cảm nhận suy nghĩ riêng và biết vận dụng một cách linh hoạt, nhuần nhuyễn các phép lập luận phân tích, giải thích, chứng minh,... trong quá trình làm bài, có kĩ năng làm bài tốt.
 3- Thái độ: Giáo dục ý thức tự học tích cực, trung thực khi làm bài kiểm tra.
B – Chuẩn bị
 - GV: SGK, SGV, soạn bài, đề bài, đáp án, biểu điểm
 - HS : giấy bút viết bài
C – tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
 1 – Tổ chức
 2 – Kiểm tra bài cũ
 - KT việc chuẩn bị của học sinh.
 3 - Bài mới:( Hoạt động hình thành kiến thức mới)
Đề bài:
Câu 1( 5điểm)
 Trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” nhà thơ Phạm Tiến Duật đã viết rất thật về người lính lái xe Trường Sơn:
 Những chiếc xe từ trong bom rơi
 Đã về đây họp thành tiểu đội 
 Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới
 Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.
 Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
 Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
 Võng mắc chông chênh đường xe chạy
 Lại đi, lại đi trời xanh thêm.
Dựa vào đoạn thơ trên hãy viết đoạn văn khoảng 8 đến 10 câu theo cách diễn dịch trong đoạn văn có sử dụng phép nối và câu chứa thành phần phụ chú( Gạch chân các từ dùng làm phép nối, câu chứa thành phần phụ chú) để làm rõ chủ đề: Vượt lên sự khốc liệt của chiến tranh,người lính lái xe Trường Sơn hiện ra với những phẩm chất cao đẹp: lòng dũng cảm, tinh thần sôi nổi của tuổi trẻ và tình đồng chí đồng đội thắm thiết.
Câu 2( 5điểm)
Trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ nhà thơ Thanh Hải viết:
 Ta làm con chim hót
 Ta làm một cành hoa
 Ta nhập vào hòa ca
 Một nốt trầm xao xuyến.
 Một mùa xuân nho nhỏ
 Lặng lẽ dâng cho đời
 Dù là tuổi hai mươi
 Dù là khi tóc bạc.
Dựa vào đoạn thơ trên hãy viết đoạn văn khoảng 10 đến 12 câu theo cách tổng hợp- phân tích- tổng hợp trong đoạn văn có sử dụng phép lặp và một câu chứa thành phần tình thái( gạch chân từ dùng trong phép lặp và câu chứa thành phần tình thái) để làm rõ ước nguyện chân thành mà tha thiết của nhà thơ Thanh Hải.
Đáp án- Biểu điểm
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1
-Câu mở đoạn: Vượt lên sự khốc liệt của chiến tranh,người lính lái xe Trường Sơn trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật hiện ra với những phẩm chất cao đẹp: lòng dũng cảm, tinh thần sôi nổi của tuổi trẻ và tình đồng chí đồng đội thắm thiết.
-Các câu giữa đoạn: Từ trong bom đạn nguy hiểm của kẻ thù tiểu đội xe không kính của các anh- những chàng trai mười tám đôi mươi- được hình thành và tụ hội:
 Những chiếc xe từ trong bom rơi
 Đã về đây họp thành tiểu đội 
 Niềm vui của những người lính trẻ sôi nổi, tinh nghịch ấy cứ vút lên giữa gian khổ, hiểm nguy của chiến tranh. Niềm vui càng nhân lên khi chung quanh họ đều là những con người lạc quan như thế.Cái bắt tay qua ô cửa kính vỡ của các anh là sự bù đắp về tinh thần cho những thiếu thốn về vật chất.Cái bắt tay truyền cho nhau tình cảm giúp các anh xích lại gần nhau hơn.Và trong phút nghỉ ngơi xuyềnh xoàng họ coi nhau như anh em ruột thịt với các anh định nghĩa về gia đình cũng thật đơn giản “Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy”.Để rồi tình đồng chí đồng đội lại tiếp thêm sức mạnh, tinh thần lạc quan để các anh tiến về phía trước.Câu thơ: “Lại đi, lại đi trời xanh thêm” với điệp từ “ lại đi” tạo âm điệu thanh thản nhẹ nhàng.Hình ảnh “trời xanh thêm” gợi một màu xanh hy vọng.Và mặc dù hiểm nguy còn nhiều ở phía trước tiểu đội xe không kính lại lên đường cùng tinh thần lạc quan yêu đời và niềm tin phơi phới hướng về tương lai của những người lính lái xe Trường Sơn những năm chống Mỹ. 
4đ
0,5đ
0,5đ
Câu 2 
- Câu mở đoạn: Trong không khí tưng bừng của đất nước vào xuân với hai khổ thơ trong bài “Mùa xuân nho nhỏ” nhà thơ Thanh Hải đã bày tỏ ước nguyện được cống hiến được hòa nhập vào mùa xuân của dân tộc.
-Các câu giữa đoạn:Với nhịp thơ dồn dập và điệp từ “ta làm” khổ thơ đã diễn tả rõ nét khát vọng được cống hiến của nhà thơ. Nhà thơ muốn làm một con chim mang đến tiếng hót vui tươi, muốn làm một bông hoa tỏa hương sắc cho đời và đặc biệt một “nốt trầm” một nốt nhạc lắng đọng trong bản hòa ca của bản nhạc để góp vào khúc ca mùa xuân của đất nước.Từ khát vọng hòa nhập nhà thơ bày tỏ khát vọng được cống hiến ở những câu thơ tiếp theo:
 Một mùa xuân nho nhỏ
 Lặng lẽ dâng cho đời
 Dù là tuổi hai mươi
 Dù là khi tóc bạc. 
“Một mùa xuân nho nhỏ” là cách nói ẩn dụ đầy sáng tạo của nhà thơ. Mỗi con người đều có thể góp một phần công sức của mình như “Một mùa xuân nho nhỏ” để tô điểm cho mùa xuân lớn của đất nước của dân tộc. “Dâng” là một hành động cho đi mà không đòi hỏi sự đền đáp lại.Phép đảo ngữ “Lặng lẽ” nhấn mạnh khát vọng cống hiến chân thành của nhà thơ.Điệp từ “Dù là” được điệp lại hai lần thể hiện sự tự tin bất chấp thời gian và tuổi tác.Có lẽ, nhà thơ muốn nhấn mạnh một ý nghĩa hết sức sâu sắc trong nhiệm vụ xây dựng đất nước, nhiệm vụ đó không chỉ một nay một mai mà kéo dài cả một đời người. Bài thơ ra đời không bao lâu trước khi ông qua đời thể hiện ước muốn lặng lẽ mà rất khiêm nhường. Tóm lại đó chính là tiếng lòng thiết tha yêu cuộc sống là ước nguyện chân thành mà tha thiết của nhà thơ. 
4đ
0,5đ
0,5đ
-Yêu cầu:
 +Viết đúng đoạn văn theo yêu cầu của đề bài.
 +Có đưa được các yếu tố tiếng Việt đúng và phù hợp với đoạn văn.
 +Thể hiện được khả năng cảm thụ văn học.
 +Văn viết trôi chảy,lời văn gợi cảm thể hiện những rung động chân thành của người viết.
4-Củng cố:
-GV nhận xét giờ kiểm tra
-HS thu bài.
5-Hướng dẫn về nhà:
-Soạn bài đọc thêm “Bến quê”
-Tìm hiểu những suy ngẫm trải nghiệm của nhà văn về con người và cuộc đời qua:
 +Cảm xúc về thiên nhiên.
 +Cảm xúc về người vợ.
 +Cảm xúc về quê hương.
 +Cảm nhận về bản thân.

Tài liệu đính kèm:

  • docxTiet_134135De_va_dap_an_bai_viet_so_7.docx