Giáo án lớp 9 môn học Ngữ văn - Tiết 130: Kiểm tra văn - phần thơ

doc 4 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1428Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn học Ngữ văn - Tiết 130: Kiểm tra văn - phần thơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án lớp 9 môn học Ngữ văn - Tiết 130: Kiểm tra văn - phần thơ
TRƯỜNG THCS MINH QUANG. 
Tiết 130: KIỂM TRA VĂN (PHẦN THƠ)
 (Môn Ngữ Văn 9) 
1. Xác định mục đích, mục tiêu của đề kiểm tra:
- Kiểm tra mức độ Chuẩn KTKN trong chương trình Ngữ văn lớp 9 sau khi học xong phần thơ hiện đại Việt Nam sau 1945 với mục đích đánh giá năng lực đọc- hiểu và tạo lập văn bản của HS thông qua hình thức kiểm tra Tự luận.
a) Về kiến thức
- Hiểu được giá trị nội dung và nghệ thuật của một số bài thơ hiện đại Việt Nam sau 1945
- Khái quát được thành tựu và những đóng góp của thơ hiện đại việt nam với nền văn học dân tộc.
b) Về kỹ năng: 
 - Nhớ được hoàn cảnh sáng tác bài thơ bài thơ . Phân tích ý nghĩa triết lý của tình mẫu tử. Trình bày những nét chính về tác giả, ý nghĩa của văn bản, viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận về hình anh thơ.
c) Về thái độ: 
- Tự hào về thành tựu của thơ ca Việt Nam hiện đại.
.2. Hình thức đề kiểm tra:
 - Tự luận
 - Cách tổ chức kiểm tra: cho HS làm bài kiểm tra trên lớp (thời gian 45’)
3. Thiết lập ma trận:
 Mức độ
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Con Cò
Phân tích ý nghĩa triết lý cuả tình mẫu tử
Số câu:
Số điểm
Tỉ lệ %:
1
3
30
Mùa xuân nho nhỏ
- Nhớ được hoàn cảnh sáng tác bài thơ bài thơ “Mùa xân nho nhỏ”.
.
1
2
20
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ %:
1
2
20
Viếng lăng Bác
- Chép thuộc lòng đoạn thơ và viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận về hình anh thơ.
1
3
30
Số câu:
Số điểm
Tỉ lệ %:
1
3
30
Sang thu
- Trình bày những nét chính về tác giả, ý nghĩa của văn bản.
1
2
20
Số câu:
Số điểm
Tỉ lệ %:
1
2
20
Tổng số câu:
Tổng số điểm:
Tỉ lệ: 
1
2
20
1
2
20
2
6
60
4
10
100
Câu hỏi
Câu 1: (3 điểm) Phân tích hai câu thơ trong bài thơ “Con cò”của Chế Lan Viên”.
“Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con”.
Câu 2: (2 điểm) Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Câu 3: (2 điểm) Trình bày những nét chính về tác giả Hữu Thỉnh. Nêu ý nghĩa của văn bản ‘Sang thu”.
Câu 4: (3 điểm) Chép thuộc lòng khổ thơ đầu bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương. Em hiểu như thế nào về hình ảnh hàng tre và tâm trạng của nhà thơ trong khổ thơ ấy.
4. Đáp án - Biểu điểm:
Câu số
Nội dung
Điểm
1
- Giới thiệu bài thơ, hình tượng con cò.
 - Hai câu thơ ở cuối đoạn hai là lời mẹ nói với con
 - Trong suy nghĩ của mẹ, con dù lớn, dù khôn, dù trưởng thành đến đâu con vẫn là con của mẹ, vẫn đáng yêu, vẫn cần che chở, vẫn là niền tự hào, niềm tin của mẹ. Dù ở đâu, lòng mẹ vẫn bên con
- Ngợi ca tình cảm thiêng liêng của mẹ
0,5
1
1
0,5
2
 Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” được sáng tác trong hoàn cảnh đặc biệt: Chiến tranh biên giới phía Bắc 1979, khi ông nằm trên giường bệnh. Đây là sáng tác cuối cùng của nhà thơ Thanh Hải.
2
3
* Tác giả Hữu Thỉnh:
 Sinh 1942, quê ở huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. Ông là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước, viết nhiều, viết hay về con người, cuộc sống ở làng quê, về mùa thu.
1
* Ý nghĩa văn bản sang thu: Thể hiện những cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa.
1
4
 * HS chép đúng khổ thơ: 
 “ Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
 Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
 Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
 Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”.
1
* HS nêu cảm nhận:
 - Hình ảnh hàng tre mà nhà thơ nhìn thấy trước lăng Bác bát ngát trong sương là hình ảnh thực, trong tâm trạng vô cùng xúc động khi được ra thăm lăng Bác nhà thơ đẫ liên tưởng đến sức sống của dân tộc Việt Nam “Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam. Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng” qua việc sử dụng biện pháp nghệ thuật ẩn dụ.
2
Tổ chuyên môn: 	Người ra đề: 
 Đinh Thị Liệu

Tài liệu đính kèm:

  • docKIEM TRA VAN PHAN THO TIET 130.doc