Giáo án lớp 9 môn Đại số - Tiết 47: Hàm số y = ax2 (a ≠ 0)

doc 3 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 856Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Đại số - Tiết 47: Hàm số y = ax2 (a ≠ 0)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án lớp 9 môn Đại số - Tiết 47: Hàm số y = ax2 (a ≠ 0)
Ngày soạn: 25/02/2014
CHƯƠNG IV: HÀM SỐ Y = AX2 (A ≠ 0).
PHƯƠNG TRÌNH BẬC HAI MỘT ẨN
TIẾT 47: HÀM SỐ Y = AX2 (A ≠ 0)
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức : Thấy được trong thực tế có những hàm số dạng ( a 0 ) .
 Nêu được tính chất và nhận xét về hàm số ( a 0) 	
Kĩ năng: Học sinh biết cách tính giá trị của hàm số tương ứng với giá trị cho trước của biến số .
Thái độ: Học sinh thấy được thêm một lần nữa liên hệ hai chiều của toán học với thực tế : Toán học xuất phát từ thực tế và nó quay trở lại phục vụ thực tế . 
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC:
 Nêu và giải quyết vấn đề
 Động não, Thông tin phản hồi trong quá trình dạy học
III. CHUẨN BỊ: 
- GV: Giáo án, phấn màu, thước, máy tính bỏ túi.
- HS:Chuẩn bị bảng nhóm và bút viết, máy tính bỏ túi..
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Bài cũ: Nêu định nghĩa hàm số bậc nhất và tính chất của nó ?
2. Bài mới: 
Hoạt động 1: Ví dụ mở đầu 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS.
NỘI DUNG KIẾN THỨC
- GV ra ví dụ, gọi HS đọc ví dụ (sgk) 
- GV nêu câu hỏi để HS trả lời 
? Nhìn vào bảng trên em cho biết giá trị s1 = 5 được tính như thế nào ? 
? Nêu cách tính giá trị s4 = 80 . 
- GV hướng dẫn: Trong công thức s = 5t2 , nếu thay s bởi y và t bởi x, thay 5 bởi a đ ta có công thức nào ? 
- Vậy hàm số bậc hai có dạng như thế nào ? 
- GV gọi HS nêu công thức sau đó liên hệ thực tế ( Diện tích hình vuông s = a2; diện tích hình tròn S = , ...
1. Ví dụ mở đầu:
- Quãng đường chuyển động rơi tự do được biểu diễn bởi công thức : s = 5t2 .
t là thời gian tính bằng giấy (s), S tính bằng mét ( m) , mỗi giá trị của t xác định giá trị 
tương ứng duy nhất của s .
t
1
2
3
4
S
5
20
45
80
S1= 5.12 = 5 ; S4 = 5.42 = 80
- Công thức S = 5t2 biểu thị một hàm số dạng 
y = ax2 với a ¹ 0 .
Hoạt động 2: Tính chất của hàm số y = ax2 (a ≠ 0) 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS.
NỘI DUNG KIẾN THỨC
- GV lấy ví dụ sau đó yêu cầu HS thực hiện vào phiếu học tập, gọi HS lên bảng làm . GV treo bảng phụ ghi ( sgk ) HS điền vào bảng . 
? Em hãy nêu cách tính giá trị tương ứng của y trong hai bảng trên khi biết giá trị tương ứng của x . 
- GV kiểm tra kết quả của HS sau đó đưa ra đáp án đúng để HS đối chiếu . 
- GV treo bảng phụ ghi lên bảng . Yêu cầu HS thực hiện ( sgk ) 
- Dựa vào bảng giá trị đã làm ở trên em hãy nêu nhận xét theo yêu cầu của 
+) y = 2x2
x tăng < 0 đ y ?
x tăng > 0 đ y ?
+) y = - 2x2 
x tăng < 0 đ y ?
x tăng > 0 đ y ?
- Qua nhận xét trên em có thể rút ra tính chất tổng quát nào ? 
- GV treo bảng phụ ghi tính chất ( sgk ) sau đó chốt lại các tính chất . 
- GV treo bảng phụ ghi (sgk) yêu cầu HS hoạt động nhóm 
- GV cho HS nêu nhận xét về giá trị của hai hàm số trên theo yêu cầu của . *) GV chốt nhận xét . 
? Hãy nêu nhận xét về giá trị của hàm số tổng quát y = ax2 . 
- GV yêu cầu HS thực hiện ( sgk ) vào vở sau đó lên bảng làm bài . 
- Hãy làm tương tự như ở trên . 
- GV gọi các HS nhận xét bài làm của bạn và chữa lại bài .
2. Tính chất của hàm số y = ax2 (a ≠ 0) 
Xét hai hàm số : y = 2x2 và y = - 2x2 
 ( sgk ) 
x
- 3
- 2
- 1
0
1
2
3
18
8
2
0
2
8
18
x
-3
-2
-1
0
1
2
3
-18
- 8
- 2
0
- 2
- 8
- 18
 ( sgk ) 
*) Đối với hàm số y = 2x2 
- Khi x tăng nhưng luôn luôn âm thì giá trị 
tương ứng của y giảm . 
- Khi x tăng nhưng luôn luôn dương thì giá trị tương ứng của y tăng . 
*) Đối với hàm số y = - 2x2 
- Khi x tăng nhưng luôn luôn âm thì giá trị
 tương ứng của y tăng . 
- Khi x tăng nhưng luôn luôn dương thì giá trị tương ứng của y giảm .
*) Tính chất: ( sgk ) 
Hàm số y = ax2 ( a ¹ 0) xác định với mọi x Î R và có tính chất : 
a > 0: Đồng biến khi x > 0 và nghịch biến khi x< 0
a 0
 ( sgk ) 
- Hàm số y = 2x2 
 Khi x ¹ 0 giá trị của y > 0; khi x = 0 giá trị của y = 0 . Giá trị nhỏ nhất của hàm số là y = 0 . 
- Hàm số y = -2x2 Khi x ¹ 0 giá trị của y < 0; khi x = 0 giá trị của y = 0 .
 Giá trị lớn nhất của hàm số là y = 0 . 
* Nhận xét ( sgk) 
 ( sgk ) 
x
-3
-2
-1
0
1
2
3
y = 
2
0
2
x
-3
-2
-1
0
1
2
3
y = -
-
- 2
-
0
- 2
3. Củng cố:
- Nêu công thức tổng quát và tính chất của hàm số bậc hai ? 
- Bài tập 1 ( sgk - 30 )
a) 
R(cm)
0,57
1,37
2,15
4,09
S = πR2
(cm2)
1,02
5,89
14,51
52,53
b) Giả sử R’ = 3R thế thì S’ = 9S
Diện tích tăng 9 lần
c) 79,5 = πR2 => 
4. Hướng dẫn về nhà:
- Nắm chắc các tính chất đồng biến nghịch biến của hàm số bậc hai . 
	- Giá trị lớn nhất , nhỏ nhất mà hàm số đạt được . 
	- Giải các bài tập 2 , 3 ( sgk - 31 ) 
	- Hướng dẫn bài 3 ( sgk ) : 
Công thức F = av2 đ a) tính a b) Tính F = av2 c) tính v = 
- GV cho HS đọc bài đọc thêm trong sgk sau đó cho HS dùng máy tính bỏ túi vận dụng theo hướng dẫn trong sgk làm ví dụ 1 (SGK. 32).
- Tiết sau HS cần chuẩn bị giấy kẻ ô vuông
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET47 ĐS9.doc