Giáo án lớp 9 môn Đại số - Tiết 21: Luyện tập

doc 2 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 842Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Đại số - Tiết 21: Luyện tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án lớp 9 môn Đại số - Tiết 21: Luyện tập
Ngày soạn: 29/10/2013 
Tiết 21: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Củng cố định nghĩa hàm số bậc nhất, tính chất của hàm số bậc nhất. Tìm được giá trị của a (hoặc b) khi biết giá trị tương ứng của x và y, và hệ số b (hoặc hệ số a)
2. Kĩ năng:
 Rèn kỹ năng nhận dạng hàm số bậc nhất, kỹ năng áp dụng tính chất để xét xem hàm số đồng biến, nghịch biến trên R, biểu diễn điểm trên mặt phẳng tọa độ
3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác, hứng thú học tập.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC:
 Nêu và giải quyết vấn đề
 Động não, Thông tin phản hồi trong quá trình dạy học
III. CHUẨN BỊ: 
- GV: Giáo án, bảng phụ, phấn màu, thước, máy tính bỏ túi.
- HS:Chuẩn bị bảng nhóm và bút viết, máy tính bỏ túi..
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Bài cũ: 
- HS1: Định nghĩa hàm số bậc nhất
 Chữa bài 6(c,d,e)
- HS2: Tính chất hàm số bậc nhất
 Chữa bài 9 trang 48 SGK
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS.
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Bài 12 Tr 48 SGK. Cho hàm số 
y = ax +3. Tìm a khi biết x = 1; 
y = 2,5
? Em làm bài này như thế nào
? Thay x = 1; y = 2,5 vào đâu
? Một HS lên bảng giải.
Bài 8 Tr 57 SBT
Cho hàm số
Bài 12 Tr 48 SGK. 
Cho hàm số y = ax +3. Tìm a khi biết x =1; y=2,5
-Giải- 
Thay x = 1; y = 2,5 vào hàm số y = ax+3 ta được :
2,5 = a.1+3 a = 2,5 – 3
 a = - 0,5 
Vậy a = -0,5
Bài 8 Tr 57 SBT
a) Hàm số đồng biến vì
a= 3 - >0
b) x = 0 => y = 1
x =1 => y = 4 - 
x = = > y = 3 - 1
x = 3 + => y = 8
Bài 13 Tr 48 SGK : Với những giá trị nào của m thì mỗi hàm số sau là hàm số bậc nhất
- GV gọi 2 HS lên bảng trình bày
- GV nhận xét bài làm của nhóm
Bài 11 Tr 48 SGK : Hãy biểu diễn các điểm sau đây trên mặt phẳng tọa độ
A(-3;0); B(-1;1); C(0;3); D(1;1); E(3;0); F(1;-1); G(0;-3); H(-1;-1)
- GV gọi 2 em HS lên bảng, mỗi em biểu diễn 4 câu
- HS dưới lớp làm vào vở
Bài 13 Tr 48 SGK : 
Với những giá trị nào của m thì mỗi hàm số sau là hàm số bậc nhất
-Giải- 
a) (d1) là hàm số bậc nhất 
b) (d2) là hàm số bậc nhất 
Bài 11 Tr 48 SGK : Hãy biểu diễn các điểm sau đây trên mặt phẳng tọa độ
A(-3;0); B(-1;1); C(0;3); D(1;1); E(3;0); F(1;-1); G(0;-3); H(-1;-1)
3. Củng cố: 
A. Mọi điểm trên mặt phẳng toạ độ có tung độ bằng 0	
1. Đều thuộc trục hoành Ox, có phương trình y = 0
Đáp án ghép
A – 1
B. Mọi điểm trên mặt phẳng toạ độ có hoành độ bằng 0
2. Đều thuộc tia phân giác của góc phần tư thứ nhất hoặc 3 có phương trình là y = x
B – 4
C. Bất kỳ điểm nào nằm trên mặt phẳng tọa độ có hoành độ và tung độ bằng nhau
3. Đều thuộc tia phân giác của góc phần tư thứ II hoặc IV có phương trình là y =- x
C – 2
D. Bất kỳ điểm nào nằm trên mặt phẳng tọa độ có hoành độ và tung độ đối nhau
4. Đều thuộc trục tung Oy, có phương trình y = 0
D - 3
4. Hướng dẫn - Dặn dò: - Nắm cách tính giá trị hàm số, đồ thị hàm số.
 - Làm bài tập 6; 7/ 45-46 sgk
V. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET21 ĐS9.doc