Giáo án lớp 8 môn Vật lí - Tuần 8 - Tiết 8 : Áp suất “ tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường”

doc 2 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 2224Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 8 môn Vật lí - Tuần 8 - Tiết 8 : Áp suất “ tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án lớp 8 môn Vật lí - Tuần 8 - Tiết 8 : Áp suất “ tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường”
Ngày soạn: 7/10/2012 Tuần 8
Ngày dạy: 10/10/2012
Tiết 8 : ÁP SUẤT
“ Tích hợp GDBVMT”
I/ Mục tiêu:
1/ Kiến thức: - Nêu được áp lực, áp suất và đơn vị đo áp suất là gì 
2/ Kỹ năng: - Vận dụng được công thức p = F/S
3/ Thái độ: - Rèn luyện tính cẩn thận , ý thức hợp tác làm việc trong nhóm
II/ Chuẩn bị: 
* HS: Mỗi nhóm: 1 khay (hoặc chậu) đựng cát hoặc bột; 3 miếng kim loại hcn
* GV: H 7.1, 7.2, 7.3, 7.4, bảng 7.1
III/ Tổ chức hoạt động dạy và học
Điều khiển của GV
Hoạt động tương ứng của HS
* HĐ1: Kiểm tra bài cũ và tổ chức tình huống học tập (5’)
1/ Kiểm tra bài cũ: 
Phát bài kiểm tra và nhận xét bài làm của HS
2/ Tổ chức tình huống học tập: Tại sao máy kéo nặng nề lại chạy được bình thường trên nền đất mềm, còn ô tô nhẹ hơn nhiều lại có thể bị lún bánh và sa lầy trên chính quãng đường nàyà dẫn dắt HS vào bài
Hoạt động 2: Nghiên cứu áp lực là gì(12’)
- GV: yc HS đọc thông tin SGK 
? Áp lực là gì?
- yc HS hoàn thành C1
- GV chú ý HS: lực tác dụng mà không vuông góc với diện tích bị ép thì không phải là áp lực. 
- Cho HS tìm thêm VD về áp lực trong cuộc sống
Hoạt động 3: Nghiên cứu áp suất(15’)
- GV: kết quả tác dụng của áp lực là độ lún xuống của vật. Xét kết quả tác dụng của lực vào 2 yếu tố là độ lớn của áp lực và S bị ép
- yc HS nêu phương án TN để xét tác dụng của áp lực vào các yếu tố khác
- yc HS làm TN H 7.4 và ghi kết quả vào bảng 7.1
- Gọi đại diện nhóm đọc kết quả
? Độ lớn áp lực lớnàtác dụng của áp lực ntn?
? S bị ép lớnà tác dụng của áp lực ntn?
- yc HS rút ra kết luận 
?Vậy muốn tăng tác dụng của áp lực, phải có những biện pháp nào?
- GV: tác dụng của áp lực phụ thuộc vào 2 yếu tố là áp lực và S bị ép àkhái niệm áp suất
- yc HS đọc SGK cho biết áp suất là gì? Áp suất được kí hiệu và tính ntn?
? Đơn vị áp suất là gi?
- GV thông báo Đơn vị của áp suất còn là Paxcan viết tắt là (Pa) 
 1 Pa = 1 N/m2
Tích hợp GDBVMT:
 - Áp suất do các vụ nổ gây ra có thể làm nứt, đổ vỡ các công trình xây dựng và ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và sức khoẻ con người. Việc sử dụng chất nổ trong khai thác đá sẽ tạo ra các chất khí thải độc hại ảnh hưởng đến môi trường, ngoài ra còn gây ra các vụ sập, sạt lỡ đá ảnh hưởng đến tính mạng công nhân.
Hoạt động 4: Vận dụng (10’)
- Yêu cầu HS làm cá nhân C4: Nêu cách làm tăng, giảm áp suất? Cho ví dụ?
- Yêu cầu HS làm vận dụng C5
+ Đọc, ghi tóm tắt, nêu cách giải
+ Trả lời câu hỏi vào bài
Hoạt động 5: Củng cố và dặn dò (3’)
- GV yêu cầu hs trả lời các câu hỏi sau:
+ Áp lực là gì? Áp suất là gì? Công thức tính áp suất? Đơn vị của áp suất?
- GV: HDVN
+ Đọc phần “có thể em chưa biết”
+ Học ghi nhớ, làm các BT trong SBT, xem lại toàn bộ bài 7 để tiết sau kiểm tra 15 phút
+ Chuẩn bị bài: Áp suất chất lỏng 
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
- HS đọc phần ĐVĐ như SGK. Cả lớp suy nghĩ trả lời.
I – Áp lực là gì
- HS đọc thông tin SGK 
- HS: trả lời
- Cá nhân HS quan sát hình vẽ và trả lời à hoàn thành C1.
C1: a/ Lực của máy kéo tác dụng lên mặt đường
 b/ Cả 2 lực
- HS: lắng nghe
- HS tìm thêm VD về áp lực trong cuộc sống
II/ Áp suất:
1/ Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào những yếu tố nào?
- HS lắng nghe
- HS nêu phương án TN để xét tác dụng của áp lực vào các yếu tố khác
- HS làm TN H 7.4 và ghi kết quả vào bảng 7.1
Áp lực (F)
Diện tích bị ép (S)
Độ lún (h)
F2>F1
S2 = S1
h2 > h1
F3= F1
S3 < S1
h3 > h1
 Kết luận:
HS rút ra kết luận 
C3: Tác dụng của áp lực càng lớn khi áp lực (1) càng lớn và diện tích bị ép (2) càng nhỏ
- HS trả lời: tăng F hoặc giảm S hoặc cả hai 
2/ Công thức tính áp suất:
- HS trả lời
- Áp suất là độ lớn của áp lực trên 1 đơn vị diện tích bị ép
p= F/S
* Công thức tính áp suất: 
Trong đó: 
+ p: là áp suất
+ F: là áp lực tác dụng lên mặt bị ép
+ S: là diện tích bị ép
- HS trả lời
- Đơn vị áp suất là N/m2 = Pa (đọc là paxcan)
- Biện pháp an toàn: những người thợ khai thác đá cần được đảm bảo những điều kiện về an toàn lao động (khẩu trang, mũ cách âm, cách li các khu vực mất an toàn, )
III/ Vận dụng:
- HS trả lời 
C4: dựa vào nguyên tắc p phụ thuộc vào áp lực và diện tích bị ép: p= F/S
	Tăng F
+ Tăng áp suất 	 Giảm S
	Vừa tăng F vừa giảm S
Ví dụ: lưỡi dao càng mỏng thì dao càng sắt
+ Giảm áp suất à ngược lại
Ví dụ: thay các bánh xe thành các bản xích khi xe di chuyển trên vùng đất mềm
- HS lên bảng làm C5:
Tóm tắt:
P xt= 340000N
pxt=?
Sxt = 1,5 m2
So sánh với pô tô và pxt
Biết Pô tô=20000N
Sô tô=250 cm2=0,025m2
àtrả lời câu hỏi mở bài?
Giải
Áp suất của xe tăng tác dụng lên mặt đường nằm ngang:
pxt= P xt/ Sxt= 340000/1,5 =226 666,67 (N/m2)
Áp suất của ô tô tác dụng lên mặt đường nằm ngang:
pô tô= Pô tô/S ôtô=20000/0,025
=800000(N/m2)
à pô tô> pxt
=>xe tăng chạy được trên đất mềm
=>do máy kéo chạy trên 2 bản xích có diện tích tiếp xúc với mặt đất lớn hơn nhiều lần diện tích tiếp xúc của 4 bánh xe của ô tô
- HS trả lời các câu hỏi của GV
- HS lắng nghe
IV/ Những vấn đề cần rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docT8.doc