Giáo án lớp 8 môn Vật lí - Tuần 4 - Tiết 4: Biểu diễn lực

doc 2 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1812Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 8 môn Vật lí - Tuần 4 - Tiết 4: Biểu diễn lực", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án lớp 8 môn Vật lí - Tuần 4 - Tiết 4: Biểu diễn lực
Ngày soạn: 12/9/2015 Tuần 4
Ngày dạy: 15;18/9/2015
Tiết 4: BIỂU DIỄN LỰC
I/ Mục tiêu:
1/ Kiến thức: - Nêu được ví dụ về tác dụng của lực làm thay đổi tốc độ và hướng chuyển động của vật.
 - Nêu được lực là đại lượng vectơ.
2/ Kỹ năng: - Biểu diễn được lực bằng vectơ.
3/ Thái độ: - Phát huy tính chủ động, tích cực của HS.
II/ Chuẩn bị: 
* HS: Mỗi nhóm: Giá đỡ, xe lăn, nam châm thẳng, 1 thỏi sắt.
III/ Tổ chức hoạt động dạy và học
Điều khiển của GV
Hoạt động tương ứng của HS
* HĐ1: Kiểm tra bài cũ và tổ chức tình huống học tập (5’)
1/ Kiểm tra bài cũ:
- Chuyển động đều là gì? hãy nêu 2 ví dụ về chuyển động đều trong thực tế? Học sinh đạp xe từ nhà đến trường là chuyển động đều hay không đều? 
- Chuyển động không đều là gì? hãy nêu 2 ví dụ về chuyển động không đều? Công thức tính vận tốc trung bình ?
2/ Tổ chức tình huống học tập:
Chúng ta đã học ở lớp 6 bài "Lực - Kết quả tác dụng của lực". Vậy để biểu diễn được một lực tác dụng vào vật ta làm thế nào? Ta tìm hiểu trong bài học hôm nay.
*HĐ2: Tìm hiểu về mối quan hệ giữa lực và sự thay đổi vận tốc (10’)
- GV: yc HS nhắc lại
? Lực tác dụng lên vật có thể gây kết quả gì?
- GV: yc HS đọc C1
+ Cho làm TN hình 4.1 và quan sát trạng thái của xe lăn khi buông tay
+ Mô tả hình 4.2 
- GV: Vậy tác dụng của lực làm cho vật biến đổi chuyển động hoặc bị biến dạng. 
- Yêu cầu HS nêu: 2 ví dụ về tác dụng của lực làm thay đổi tốc độ và hướng chuyển động của vật.
® Lực có đặc điểm gì? biểu diễn ra sao?
* HĐ3: Thông báo đặc điểm của lực và cách biểu diễn lực bằng vectơ (15’)
- GV đặt các câu hỏi
? Ở lớp 6, khi nói đến lực ta biết những yếu tố nào?
? Trọng lực có phương chiều như thế nào?
- GV thông báo: lực là một đại lượng gồm ba yếu tố: điểm đặt, phương chiều, độ lớn ® lực là một đại lượng véctơ
- GV thông báo: khi biểu diễn vectơ lực cần phải thể hiện đầy đủ 3 yếu tố trên ® dùng mũi tên để biểu diễn vectơ lực.
- Yêu cầu HS đọc phần 2a trang 15.
- GV: phân tích 3 yếu tố gốc, phương và chiều, độ dài
- GV yêu cầu HS nêu các điều kiện để biểu diễn vectơ lực.
- GV hướng dẫn HS làm ví dụ SGK.
* HĐ4: Vận dụng (10’)
- Yêu cầu HS nghiên cứu trả lời C2 theo nhóm.
- GV: yc cá nhân HS lên bảng biểu diễn lực
- GV: Vẽ trước hai vật để 2 HS lên vẽ lực tác dụng lên hai vật trên.
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm trả lời C3 dựa vào H4.4
* HĐ5: Củng cố và dặn dò (5’)
- GV đặt các câu hỏi
+ Lực là đại lượng như thế nào?
+ Lực được biểu diễn như thế nào?
+ Nêu 2 ví dụ về tác dụng của lực làm thay đổi tốc độ và hướng chuyển động của vật?
- GV HDVN: 
+ Học ghi nhớ
+ Làm BT 4.1à4.8/SBT
+ Chuẩn bị bài 5
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
- Theo yêu cầu của GV, HS lên trả lời.
- HS ở dưới nhận xét.
- HS lắng nghe
I. ÔN LẠI KHÁI NIỆM LỰC:
- HS trả lời cá nhân
- Làm TN hình 4.1 theo nhóm, quan sát hình 4.1 và trả lời C1
C1: 
H 4.1: Lựt hút của nam châm lên thỏi sắt làm tăng vận tốc của xe lănàxe lăn chuyển động nhanh lên
H 4.2: Lực tác dụng của vợt lên quả bóng làm quả bóng bị biến dạng và ngược lại, lực của quả bóng đập vào vợt làm vợt bị biến dạng
- Theo dõi và ghi bài
 Lực tác dụng lên vật có thể làm biến đổi chuyển động của vật đó hoặc làm nó biến dạng.
- HS trả lời
II. BIỂU DIỄN LỰC:
1. Lực là một đại lượng vectơ
- HS trả lời: 
+ Phương, chiều, độ lớn.
+ Phương thẳng đứng; chiều hướng về phía trái đất.
- Lắng nghe và ghi bài
Lực là một đại lượng vectơ vì có 3 yếu tố:
	- Điểm đặt
	- Phương và chiều
	- Độ lớn
2. Cách biểu diễn và kí hiệu vectơ lực:
- Lắng nghe
- HS đọc
- Theo dõi và ghi bài
a. Ta biểu diễn vectơ lực bằng một mũi tên có:
- Gốc là điểm đặt của lực.
- Phương và chiều trùng với phương và chiều của lực.
- Độ dài biểu thị cường độ của lực theo tỉ xích cho trước.
- HS đọc và trả lời cá nhân
b. - Kí hiệu của vectơ lực là: 
- Cường độ của lực kí hiệu là F.
- HS làm VD trong SGK
III/ Vận dụng
- HS nghiên cứu trả lời C2 và C3
C2: A B	
C3: 
a/ F1 = 20 N, theo phương thẳng đứng, chiều hướng từ dưới lên 
b/ F2 = 30 N, theo phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải 
c/ F3 = 30 N, có phương nghiêng với phương nằm ngang 1 góc 300, chiều hướng lên
- HS trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV.
- HS lắng nghe
IV/ Những vấn đề cần rút kinh nghiệm: ..

Tài liệu đính kèm:

  • docT4.doc