Giáo án lớp 8 môn Địa lý - Tiết 1 đến tiết 49

doc 173 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 666Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 8 môn Địa lý - Tiết 1 đến tiết 49", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án lớp 8 môn Địa lý - Tiết 1 đến tiết 49
Ngày Soạn: Ngày giảng:
PHẦN MỘT:
THIÊN NHIÊN VÀ CON NGƯỜI CÁC CHÂU LỤC (Tiếp theo)
XI- CHÂU Á
Tiết 1
Bài 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN
I.MỤC TIÊU BÀI DẠY. 
	Sau bài học, học sinh cần:
1. Kiến thức
- Hiểu rõ đặc điểm vị trí địa lí, kích thước, đặc điểm địa hình, khoáng sản của Châu Á. - Thấy được Châu Á là một châu lục có nguồng tài nguyên khoáng sản phong phú.
- Thấy được việc khai thác khoáng sản phục vụ mục đích năng lượng là việc gây ra rất nhiều hậu quả xấu tới môi trường và làm cạn kiệt một số loại tài nguyên. Cần phải có ý thức sử dụng tiết kiệm
2. Kỹ năng
- Củng cố và phát triển các kĩ năng đọc, phân tích và so sánh các đối tượng trên lược đồ. 
3.Thái độ:
- Giáo dục ý thức tiết kiệm trong sử dụng tài nguyên khoáng sản
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường để từ đó có những biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu
- Có ý thức sử dụng tiết kiệm và hợp lí tài nguyên thiên nhiên.
4.Kĩ năng sống được giáo dục
- Tư duy:
+ Tìm kiếm và sử lí thông tin
-Giao tiếp: Phản hồi, lắng nghe tích cực. Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, hợp tác, giao tiếp khi làm việc nhóm
- Làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm, quản lí thời gian trong làm việc nhóm
- Tự nhận thức: Tự tin khi làm việc cá nhân trình bày kết quả làm việc
- Giải quyết vấn đề: Thực hiện hoạt động theo yêu cầu của giáo viên
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 	
- Lược đồ vị trí địa lí châu Á trên quả địa cầu
- Bản đồ địa hình, khoáng sản và sông hồ Châu Á
- Bảng phụ
III. PHƯƠNG PHÁP
Đàm thoại, giải quyết vấn đề, nhóm
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
Ổn định lớp
KTBC
Bài mới
* ĐVĐ :
Châu Á là một châu lục rộng lớn nhất thế giới, có điều kiện tự nhiên phức tạp và đa dạng. Tính phức tạp, đa dạng đó được thể hiện trước hết qua các cấu tạo địa hình và sự phân bố khoáng sản. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu : Tiết 1-Bài 1 : Vị trí địa lí, địa hình và khoáng sản Châu Á.	
*Hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
 Hoạt động 1: Học sinh thảo luận toàn lớp để tìm hiểu vị trí địa lí và kích thước của châu lục rồi rút ra ý nghĩa
GV: Treo lược đồ vị trí địa lí châu Á trên địa cầu, cho HS biết châu Á là bộ phận của lục địa Á –Âu.
CH: Quan sát H1.1, hãy cho biết:
- Điểm cực Bắc và cực Nam phần đất liền châu Á nằm trên những vĩ độ địa lí nào?
- Châu Á tiếp giáp với những châu lục và đại dương nào?
- Em hãy cho biết ý nghĩa của các đặc điểm về vị trí địa lí, kích thước trên đối với khí hậu châu Á?
HS thảo luận, giáo viên chuẩn xác kiến thức.
GV nhấn mạnh: Đặc điểm về vị trí địa lí, kích thước trên có ảnh hưởng lớn đối với khí hậu của châu lục, làm cho khí hậu châu Á phân hóa đa dạng, phân hóa thành nhiều đới khí hậu khác nhau, các đới khí hậu lại phân hóa thành các kiểu khí hậu khác nhau.
- GV chốt lại kiến thức: Châu Á kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng xích đạo tiếp giáp với 2 châu lục và 3 đại dương lớn. Đây là châu lục rộng lớn nhất thế gới
GV: Như vậy chúng ta đã tìm hiểu được vị trí địa lí và kích thước của châu Á. Châu Á có đặc điểm địa hình như thế nào? Có những tài nguyên khoáng sản gì?Phân bố ra sao? Để hiểu rõ hơn chúng ta qua mục 2.
Hoạt động 2: Học sinh làm việc cá nhân tìm hiểu đặc điểm địa hình châu Á.
CH: Quan sát H1.2, em hãy:
- Tìm và đọc tên các dãy núi chính và các sơn nguyên chính.
- Tìm và đọc tên các đồng bằng rộng lớn của châu Á.
- Xác định các hướng núi chính.
GV: Gọi 3 học sinh lên bảng xác định trên bản đồ tự nhiên châu Á các đơn vị địa hình vừa nghiên cứu: Núi, sơn nguyên, đồng bằng, hướng núi...
CH: Qua các đơn vị trên, em có nhận xét về đặc điểm địa hình châu Á như thế nào?
 HS: Trả lời
GV: Kết luận: Địa hình đa dạng và bị chia cắt phức tạp
1.Vị trí địa lí và kích thước châu Á
* Vị trí địa lí
- Điểm cực Bắc: 77044’B( Mũi sê-li-u-xkin)
- Điểm cực Nam: 1016’ B (Mũi pi ai nằm trên bán đảo Ma Lắc Ca)
- Tiếp giáp với:
+ Phía Bắc: Giáp Bắc Băng Dương
+ Phía Đông: Giáp Thái Bình Dương
+ Phía Nam: Giáp Ấn Độ Dương
Giáp với châu Âu và châu Phi
*/ Kích thước: 
- Diện tích:
+ Phần đất liền: 41,5 triệu km2
+ Phần đất liền và các đảo: 44,4 triệu km2
-Khoảng cách:
+ Điểm cực Bắc->Nam:8500km
+ Bờ Tây->bờ Đông: 9200km
2.Đặc điểm địa hình và khoáng sản
a. Đặc điểm địa hình
* Sơ đồ.
Đặc điểm địa hình
Ÿ Có nhiều hệ thống núi đồ sộ: Hi-ma-lay-a, Côn Luân, Thiên Sơn, An – tai
Ÿ Có nhiều sơn nguyên cao Trung Xi – bia, Tây Tạng, A ráp, I-ran, Đê can
Ÿ Nhiều đồng bằng rộng bậc nhất thế giới
Ÿ Các dãy núi cao chạy theo hai hướng chính:
+ Đông-Tây hoặc gần Đông-Tây.
+ Bắc- Nam hoặc gần Bắc –Nam.
-> Địa hình bị chia cắt phức tạp
Ÿ Các núi và sơn nguyên cao tập trung ở vùng trung tâm.
Ÿ Trên các núi cao có băng hà bao phủ quanh năm.
 Hoạt động 3: HS làm việc cá nhân tìm hiểu đặc điểm và sự phân bố khoáng sản châu Á
CH: Quan sát H1.2, cho biết:
- Châu Á có những khoáng sản chủ yếu nào?
- Dầu mỏ và khí đốt tập trung nhiều nhất ở khu vực nào?
=> Nhận xét về nguồn khoáng sản của châu Á như thế nào?
GV: Chốt kiến thức
- Phong phú, trữ lượng lớn
- Các khoáng sản quan trọng
CH: Với nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú như vậy thì việc khai thác tài nguyên có ảnh hưởng gì tới vấn đề biến đổi khí hậu hiện nay? Em hãy lấy ví dụ để thấy được vấn đề này?
HS: Liên hệ
CH: Hiện nay guồn tài nguyên khóang sản, đặc biệt là tài nguyên nhiên liệu đang được sử dụng như thế nào? Cần phải có những giải pháp naog để sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên đó?
HS: Đang sử dụng một cách lãng phí.....
cần phải sử dụng tiết kiệm.......
b. Khoáng sản
- Có nguồn khoáng sản rất phong phú với trữ lượng lớn, chủ yếu: Than, sắt, thiếc, đồng, Crôm, dầu mỏ, khí đốt.
- Khoáng sản quan trọng
Dầu mỏ
Khí đốt
Tây Nam Á, đồng bằng Tu Ran, đồng bằng Tây Xi Bia, 
Tây Nam Á, đồng bằng Tây Xi Bia, 
4. Củng cố
HS: Đọc phần ghi nhớ SGK.
CH: Hãy nêu các đặc điểm về vị trí địa lí, kích thước lãnh thổ châu Á và ý nghĩa của chúng đối với khí hậu?
CH: Nêu đặc điểm của địa hình châu Á?
CH:Việc khai thác tài nguyên quá mức có phải là một nguyên nhân của biến đổi khí hậu không? Chúng ta phải làm gì để ứng phó với biến đổi khí hậu?
5. HDVN
- Về nhà học bài cũ và làm bài tập 3
- Nghiên cứu trước bài mới: Tiết 2-bài 2: Khí hậu châu Á
+ phân hóa khí hậu
+ Các kiểu khí hậu(Gió mùa, lục địa)
V- RÚT KINH NGHIỆM:
- Thời gian:
- Phương pháp:
- Nội dung:
Ngày Soạn: Ngày giảng:
Tiết 2
Bài 2: KHÍ HẬU CHÂU Á
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, học sinh có khả năng:
1. Kiến thức:
- Hiểu được tính phức tạp, đa dạng của khí hậu châu Á mà nguyên nhân chính là do vị trí địa lí, kích thước rộng lớn và địa hình bị chia cắt mạnh của lãn thổ.
 - Hiểu rõ đặc điểm của các kiểu khí hậu châu Á.
- Hiểu được ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với khí hậu toàn cầu hiện nay
- Thấy được gió được coi là một dạng tài nguyên vô tận. Hiện nay, việc sử dụng sức gió để tạo ra năng lượng là vấn đề cần thiết.
2. Kĩ năng:
- Củng cố và nâng cao kĩ năng phân tích và vẽ biểu đồ khí hậu.
 - Quan sát hình vẽ về sự hình thành và hoạt động của một số loại gió loại gió chính.
3. Thái đô:
- Việc sử dụng hợp lí tài nguyên, sử dụng tài nguyên từ khí hậu cũng góp phần bảo vệ môi trường.
4.Kĩ năng sống được giáo dục
- Tư duy:
+ Tìm kiếm và sử lí thông tin
-Giao tiếp: Phản hồi, lắng nghe tích cực. Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, hợp tác, giao tiếp khi làm việc nhóm
- Làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm, quản lí thời gian trong làm việc nhóm
- Tự nhận thức: Tự tin khi làm việc cá nhân trình bày kết quả làm việc
- Giải quyết vấn đề: Thực hiện hoạt động theo yêu cầu của giáo viên
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
	- Bản đồ các đới khí hậu châu Á.
	- Các biểu đồ khí hậu thuộc các kiểu khí hậu chính của châu Á do giáo viên chuẩn bị.
III. PHƯƠNG PHÁP: 
- Đàm thoại, giải quyết vấn đề, nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
	1. Ổn định lớp
	2. KT BC
	CH : Hãy nêu các đặc điểm về vị trí địa lí, kích thước của lãnh thổ châu Á và ý nghĩa của chúng đối với khí hậu.
	CH : Nêu đặc điểm của địa hình châu Á.
	3. Bài mới
	*Mở bài
Châu Á nằm trải dài từ vùng cực Bắc tới gần xích đạo, có kích thước rộng lớn và cấu tạo điạ hình phức tạp. Đó là những điều kiện để tạo ra sự phân hóa khí hậu đa dạng và mang tính chất lục địa cao. Cụ thể như thế nào chúng ta sẽ được biết trong bài này. Tiết 2-bài 2: Khí hậu châu Á
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
?Quan sát H2.1, em hãy: 
- Đọc tên các đới khí hậu từ vùng cực Bắc tới vùng xích đạo dọc theo KT 800Đ
- Giải thích tại sao khí hậu châu Á chia thành nhiều đới như vậy?
HS: Trả lời, giai thích
GV: Chuẩn xác kiến thức
CH: Quan sát tiếp H2.1, em hãy cho biết ngoài các đới khí hậu dọc kinh tuyến 800Đ thì từ vùng cực Bắc đến gần xích đạo còn có đới khí hậu nào nữa không? Nêu tên?
CH: Quan sát tiếp H2.1, em hãy chỉ một trong các đới có nhiều kiểu khí hậu và đọc tên các kiểu khí hậu thuộc đới đó?
HS: Quan sát hình đọc kiểu khí hậu thuộc đới có nhiều kiểu.
CH: Giải thích tại sao khí hậu châu Á lại chia thành nhiều kiểu như vậy?
GV: Chốt kiến thức bằng bảng phụ.
1.Khí hậu châu Á phân hóa đa dạng
a. Khí hậu châu Á phân hóa thành nhiều đới khác nhau.
- Các đới khí hậu từ vùng cực Bắc đến vùng xích đạo:
+ Đới khí hậu cực và cận cực
+ Đới khí hậu ôn đới
+ Đới khí hậu cận nhiệt
+ Đới khí hậu nhiệt đới
+ Đới khí hậu xích đạo
=> Giải thích: Do lãnh thổ trải dài trên nhiều vĩ độ từ vùng cực Bắc đến gần xích đạo làm khí hậu phân hóa thành nhiều đới khí hậu khác nhau
b. Các đới khí hậu châu Á phân hóa thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau.
 Khí hậu phân hóa thành nhiều kiểu khác nhau là do:
- Lãnh thổ rộng lớn
- Có các dãy núi và sơn nguyên cao
+ Ngăn ảnh hưởng của viển vào nội địa
+ Khí hậu thay đổi theo độ cao địa hình
Bảng phụ: Sơ đồ phân hóa khí hậu châu Á
Cực và cận cực
Đới khí hậu
Kiểu khí hậu hËu
Nhiệt đới
Xích đạo
Khí hậu châu Á ¸
Ôn đới
Lục địa
Gió mùa
Hải dương
Địa trung Hải
Gió mùa
Lục địa
Núi cao
Khô
Gió mùa
Cận nhiệt đới
- GV chuyển sang mục 2.
* Thảo luận nhóm
+) Chia lớp thành 6 nhóm.
+) Nhiệm vụ cho từng nhóm:
 + Nhãm 1, 2, 3 nghiên cứu các kiểu gió mùa cụ thể:
 Ÿ Nhóm 1: Sự phân mùa và đặc điểm các mùa của kiểu khí hậu gió mùa.
 Ÿ Nhóm 2: Kiểu khí hậu gió mùa có mấy loại? 
 Ÿ Nhóm 3: Cho biết sự phân bố của kiểu khí hậu gió mùa.
 + Nhóm 4, 5, 6 Nghiên cứu kiểu khí hậu lục địa:
 Ÿ Nhóm 4: Sự phân mùa và đặc điểm của kiểu khí hậu lục địa.
 Ÿ Nhóm 5: Kiểu khí hậu lục địa có mấy loại?
 Ÿ Nhóm 6: Cho biết sự phân bố của kiểu khí hậu lục địa.
+) Thời gian: 5 phút.
HS nghiên cứu SGK và quan sát H2.1 thảo luận nhóm các nội dung theo sự phân công.
Trong lúc HS thảo luận, GV kẻ bảng:
 Đặc điểm Kiểu KH 
Phân mùa
Phân loại
Phân bố
Khí hậu gió mùa
Khí hậu lục địa
 HS thảo luận nhóm xong, GV chỉ định các nhóm lên trình bày ý kiến của mình bằng cách ghi nhanh lên bảng, các nhóm khác nhận xét bổ sung (Nếu cần)
-GV: Nhắc lại kiến thức kết hợp bảng phụ: Các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa châu Á.
CH: Gió có phải là nguồn tài nguyên vô tận không? Việc khai thác năng lượng nhờ vào sức gió có ý nghĩa như thế nào? Nước ta có nhà máy điện nào sử dụng sức gió để tạo ra điện?
HS: Lấy ví dụ
2. Khí hậu châu Á phổ biến là các kiểu khí hậu gió mùa và khí hậu lục địa.
 Đặc điểm
Kiểu KH
Phân mùa
Phân loại
Phân bố
Khí hậu gió mùa
 Có 2 mùa rõ rệt
-Mùa đông:
+ Gió từ nội địa thổi ra
+ Không khí khô, lạnh
+ Mưa không đáng kể
-Mùa hạ:
+ Gió thổi: Từ Đ D->LĐ
+ Thời tiết nóng, ẩm
+ Mưa nhiều
 3 kiểu loại
- Khí hậu gió mùa nhiệt đới.
- Khí hậu gió mùa cận nhiệt.
+ Khí hậu gió mùa ôn đới
Nam Á và Đông Nam Á
Đông Á
Đông Á 
Khí hậu lục địa
-Chia làm 2 mùa
+ Mùa đông khô lạnh
+ Mùa hạ: Khô, nóng
- Lượng mưa có sự thay đổi từ 200->500mm
- Độ bốc hơi rất lớn
- Độ ẩm không khí thấp
- Khí hậu cận lục địa
- Khí hậu ôn đới lục địa
Tây Á và vùng nội địa
Trung Á
4. Củng cố
HS: Đọc phần ghi nhớ SGK.
? Nêu đặc điểm khí hậu châu Á.
? Khí hậu của Châu Á nói riêng và của toàn cầu nói chung hiện nay chịu ảnh hưởng như thế nào của quá trình biến đổi khí hậu?
? Việt Nam chúng ta quá trình BĐKH đã ảnh hưởng đến khí hậu nước ta như thế nào? Biểu hiện như thế nào?
5. HDVN
- Học bài cũ theo nội dung bài
- Làm bài tập 1 SGK.
- Nghiên cứu trước bài mới: Tiết 3-bài 3: Sông ngòi và cảnh quan châu Á.
V- RÚT KINH NGHIỆM:
- Thời gian:
- Phương pháp:
- Nội dung:
Ngày soạn: Ngay giảng:
Tiết 3
Bài 3: SÔNG NGÒI VÀ CẢNH QUAN CHÂU Á
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
	Sau bài học hịc snh cần:
1. Kiến thức:
- Nắm được các hệ thống sông lớn, đặc điểm chung về chế độ nước sông và giá trị kinh tế của chúng.
 - Hiểu rõ sự phân hóa đa dạng của các cảnh quan tự nhiên và mối quan hệ giữa khí hậu với cảnh quan.
- Hiểu được những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên châu Á đối với việc phát triển kinh tế.
- Nắm được tình trạng biến đổi khí hậu hiện nay trên thế giới nói chung và ở VN nói riêng thông qua bài học khí hậu châu Á
- Thấy được những thuận lợi và khó khăn của thiên nhiên khi khí hậu bị biến đổi
- Thấy được giá trị của một số sông lớn của Châu Á đối với thuỷ điện
2. Kỹ năng:
- Củng cố kỹ năng phân tích
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức bảo vệ các giá trị của sông ngòi và cảnh quan tự nhiên
4.Kĩ năng sống được giáo dục
- Tư duy:
+ Tìm kiếm và sử lí thông tin
-Giao tiếp: Phản hồi, lắng nghe tích cực. Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, hợp tác, giao tiếp khi làm việc nhóm
- Làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm, quản lí thời gian trong làm việc nhóm
- Tự nhận thức: Tự tin khi làm việc cá nhân trình bày kết quả làm việc
- Giải quyết vấn đề: Thực hiện hoạt động theo yêu cầu của giáo viên
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
	- Bản đồ tự nhiên châu Á.
	- Bản đồ ảnh quan tự nhiên châu Á.
	- Một số tranh hoặc ảnh về:
	 + Cảnh quan đài nguyên.
	 + Cảnh quan rừng lá kim hoặc các cảnh quan khác mà HS chưa biết
	 + Một số động vật đới lạnh: Tuần lộc, Nai sừng tấm, cáo
III. PHƯƠNG PHÁP: 
- Đàm thoại, giải quyết vấn đề, nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 
	1. Ổn định lớp
	2. Bài cũ
	- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1 trong SGK.
	3. Bài mới
	* Mở bài
	Châu Á có mạng lưới sông ngòi khá phát triển, song sự phân bố không đồng đều và chế độ nước thay đổi phức tạp. Các cảnh quan tự nhiên phân hóa đa dạng. Nhìn chung thiên nhiên châu Á có nhiều thuận lợi nhưng cũng có không ít khó khăn đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của các quốc gia ở châu lục này. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu những nội dung đó.
	Hoạt động dạy học 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
- HS àm việc cá nhân: 
 Dựa vào bản đồ và các thông tin SGK: 
? Nêu đặc điểm của sông ngòi châu Á.
 GV sử dụng câu hỏi gợi mở
+ Mạng lưới sông ngòi của châu Á như thế nào?
+ Sự phân bố của sông ngòi chấu Á ra sao?
+ Sông ngòi châu Á có giá trị kinh tế gì?
- Thảo luận nhóm.
+ Nhiệm vụ: Các nhóm dựa vào H 2.1, H 2.1 kết hợp với thông tin SGK và kiến thức đã học tìm hiểu đặc điểm các hệ thống sông theo những nội dung sau:
CH: Hệ thống sông? Tên các sông lớn?
CH: Nơi bắt nguồn? Hướng chảy?
CH: Đổ vào biển và đại dương nào?
CH: Nguồn cung cấp nước? Chế độ nước?
+ Chia nhóm:
 Ÿ Nhóm 1,3: Tìm hiểu sông ngòi Bắc Á.
 Ÿ Nhóm 2,5: Tìm hiểu sông ngòi Đông Nam Á, Nam Á, Đông Á.
 Ÿ Nhóm 4,6: Tìm hiểu sông ngòi Tây Nam Á, Trung Á.
 Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả.
 GV bổ sung, chuẩn kiến thức (Bảng phụ).
1. Đặc điểm sông ngòi
* Đặc điểm chung
- Sông ngòi châu Á khá phát triển, có nhiều hệ thống sông lớn.
- Các sông ở châu Á phân bố không đều, có chế độ nước phức tạp.
- Sông ngòi châu Á có giá trị kinh tế về nhiều mặt: Giao thông, thủy điện, du lịch, cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất...
*Đặc điểm các hệ thống sông ở các khu vực
(Bảng phụ)
 Đặc điểm
Khu vực
Mạng lưới sông
Hướng chảy
Chế độ nước
Bắc Á
Có mạng lưới sông ngòi dày đặc với nhiều sông lớn: Sông Ô Bi, sông I-Nê-Nít-Xây, sông Lê-Na
 Nam lên Bắc
+ Mùa đông: Sông bị đóng băng kéo dài
+ Mùa xuân:Nước sông lên nhanh (Do băng tuyết tan) gây ra lũ băng lớn
Đông Nam Á
Nam Á
Đông Á
Có mạng lưới sông ngòi dày đặc với nhiều sông lớn: Sông A-Mua, sông Hoàng Hà, sông Trường Giang, sông Mê Công, sông Hằng....
-Đông-Tây
- Bắc-Nam 
- Chế độ nước phụ thuộc chế độ mưa
+ Mùa mưa: Sông có nước lớn
+ Mùa khô: Nước sông cạn
Tây Nam Á
Trung Á
 Sông ngòi kém phát triển
Gần Đông – Tây
+ Mùa khô: Nước sông cạn hoặc khô kiệt
+ Mùa mưa: Nước không lớn (Do mưa, tuyết và băng tan từ các núi cao)
- HS làm việc cá nhân: 
? Dựa vào H 2.1 vµ 3.1, em hãy cho biết: 
+ Tên các đới cảnh quan của châu Á, theo thứ tự từ Bắc xuống Nam dọc theo kinh tuyến 800Đ.
+ Tên các cảnh quan phân bố ở các khu vực khí hậu gió mùa và các cảnh quan ở khu vực khí hậu lục địa khô hạn.
? Nhận xét về cảnh quan tự nhiên châu Á, giải thích?
- HS quan sát tranh ảnh về cảnh quan rừng lá kim, rừng cận nhiệt đới và rừng nhiệt đới của châu Á và quan sát H 3.2.
? Nêu đăc điểm của rừng lá kim, rừng cận nhiệt và rừng nhiệt đới? 
? Các loại rừng này phân bố ở đâu?
 GV chốt lại kiến thức: Cảnh quan châu Á phân hóa rất đa dạng. Ngày nay phần lớn các cảnh quan nguyên sinh đã bị con người khai thác, biến thành đồng ruộng, khu dân cư và kgu công nghiệp.
- GV yêu cầu HS dựa vào bản đồ tự nhiên châu Á, thông tin SGK và vốn hiểu biết:
? Thiên nhiên châu Á có những thuận lợi, khó khăn đối với sản xuất và đời sống như thế nào?
 HS trả lời, giáo viên chuẩn kiến thức (bảng phụ)
Hãy nêu những thuận lợi và khó khăn của thiên nhiên châu Á khi khí hậu bị biến đổi?
- Có nguồn tài nguyên năng lượng vô tận đồi dào (gió, năng lượng Mặt Trời, địa nhiệt). Việc khai thác và sử dụng nguồn năng lượng này sẽ góp phần hạn chế sử dụng năng lượng hóa thạch, hạn chế khí thải vào khí quyển.
- Các vùng đảo và duyên hải Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á thường xảy ra bão lụt với số lượng ngày càng tăng và thất thường, gây thiệt hại ngày càng lớn.
CH: Yếu tố nào của sông ngòi ảnh hưởng đến khả năng khai thác thủy điện?
+ Chế độ nước sông có ảnh hưởng tới công suất các nhà máy thuỷ điện cũng như khả năng cung cấp điện.
+ Cần phải hạn chế ô nhiễm môi trường để giảm lượng khí thải nhà kính, thường xuyên khơi thông lòng sông để dòng chảy được thông suốt....
2. Các đới cảnh quan tự nhiên
- Các cảnh quan tự nhiên châu Á phân hóa đa dạng (gồm 10 đới cảnh quan)
- Cảnh quan khu vực khí hậu gió mùa và khu vực khí hậu lục địa chiếm diện tích lớn
- Tìm hiểu một số cảnh quan rừng
+ Rừng lá kim: Đông Á
+ Rừng cận nhiệt: Đông Á
+ Rừng nhiệt đới: Đông Á, Nam Á, Đông Nam Á
3. Những thuận lợi và khó khăn của thiên nhiên châu Á
Thiên niên châu Á
Thuận lợi
- Tài nguyên thiên nhiên rất phong phú
- Tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng với trữ lượng lớn
- Tài nguyên: Đất, khí hậu, nước, sinh vật đa dạng
- Nguồn năng lượng dồi dào
Khó khăn
- Địa hình núi cao hiểm trở
- Hoang mạc rộng lớn
- Khí hậu khắc nghiệt ( Lạnh hoặc khô nóng)
- Nhiều thiên tai: Động đất, núi lửa, bão lụt...
- Cơ sở tạo ra sự đa dạng về các sản phẩm
- Gây trở ngại lớn cho giao lưu, mở rộng diện tích đất canh tác
- Thiệt hại về người và của
4. Củng cố
HS: Đọc phần ghi nhớ SGK.
CH : Dựa vào bản đồ trình bày đặc điểm chung c.ủa sông ngòi châu Á ?
CH : Nối các ý ở cột A với các ý ở cột B cho đúng.
A
B
Cực và cận cực
Rừng nhiệt đới ẩm
Ôn đới lục địa
Rừng cận nhiệt đới ẩm
Ôn đới gió mùa
Rừng lá cứng Địa Trung Hải
Cận nhiệt lục địa
Đài nguyên
Cận nhiệt gió mùa
Rừng lá kim
Nhiệt đới gió mùa
Rừng hỗn giao và rừng lá rộng
Cận nhiệt địa trung Hải
Hoang mạc và bán hoang mạc
5. HDVN
- Học bài cũ theo nội dung sgk
- Làm bài tập 3 SGK.
- Nghiên cứu trước bài 4.
V- RÚT KINH NGHIỆM:
- Thời gian:
- Phương pháp:
- Nội dung:
Ngày Soạn: Ngày giảng:
Tiết 4
Bài 4: Thực hành: 
PHÂN TÍCH HOÀN LƯU GIÓ MÙA CHÂU Á
I. MỤC TIÊU BÀI DẠY
	Thông qua bài thực hành HS cần: 
1. Kiến thức:	
- Hiểu được nguồn gốc hình thành và sự thay đổi hướng gió của khu vực gió mùa châu Á.
- Làm quen với một loại lược đồ khí hậu mà các em ít được biết, đó là lược đồ phân bố khí áp và hướng gió. 
2. Kỹ năng:
- Nắmđược kĩ năng đọc, phân tích sự thay đổi khí áp và hướng gió trên lược đồ.
3. Thái độ: 
- Giáo dục ý thức nghiêm túc
4.Kĩ năng sống được giáo dục
- Tư duy:
+ Tìm kiếm và sử lí thông tin
-Giao tiếp: Phản hồi, lắng nghe tích cực. Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, hợp tác, giao tiếp khi làm việc nhóm
- Làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm, quản lí thời gian trong làm việc nhóm
- Tự nhận thức: Tự tin khi làm việc cá nhân trình bày kết quả làm việc
- Giải quyết vấn đề: Thực hiện hoạt động theo yêu cầu của giáo viên
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
	- Hai lược đồ phân bố khí áp và hướng gió chính về mùa đông và mùa hạ ở châu Á, bản đồ trống châu Á
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC 
- Đàm thoại,giải quyết vấn đề, nhóm, thực hành.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
	1. Ổn định lớp
	2. KT BC 
	3. Bài mới
	 Mở bài
	GV nêu mục đích, nhiệm vụ của bài thực hành, hướng dẫn HS cách tiến hành
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
- HS quan sát H4.1 và H4.2
- GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu các khái niệm được đề cập trong bài thực hành. 
? Các trung tâm khí áp được biểu hiện bằng gì?
(Bằng các đường dẳng áp)
? Thế nào là đường đảng áp ?
( là đường nối các điểm có trị số khí áp bằng nhau)
? Cho biết cách biểu hiện các trung tâm áp thấp, trung tâm áp cao trên bản đồ?
(Áp thấp: Trị số các đường đẳng áp càng vào trung tâm càng giảm.
 Áp cao: Trị số các đường đẳng áp càng vào trung tâm càng cao.) 
? Để xác định hướng gió ta dựa vào đâu? 
(gió thổi từ vùng áp cao về vùng áp thấp) 
? Sự thay đổi khí áp theo mùa là do đâu?
(Do sự sưởi nóng và hóa lạnh theo mùa, khí áp trên lục địa cũng như trên biển thay đổi theo mùa) 
- HS làm việc theo nhóm: 
 Các nhóm dựa vào H4.1, H4.2 kết hợp với kiến thức đã học hoàn thành bài tập ở mục 1,2 SGK. 
 Đại diện nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác bổ sung. Giáo viên chuẩn kiến thức (bảng 1) 
- HS hoàn thành theo nhóm: 
 HS dựa vào H4.1, H4.2 kết hợp kiến thức đã học làm bài tập 3 sgk 
 Đại diện nhóm trình bày kết quả, giáo viên chuẩn kiến thức (bảng phụ 2). 
Phân tích hướng gió về mùa đông và hướng gió về mùa hạ
Bảng 1: Hướng gió về mùa đông và hướng gió về mùa hạ ở châu Á
Khu vực
Hướng gió mùa đông
Hướng gió mùa hạ
Đông Á
Tây Bắc- Đông Nam
Đông Nam- Tây Bắc
Đông Nam Á
Bắc, Đông Bắc-Tây Nam
Nam, Tây Nam- Đông Bắc
Nam Á
Đông Bắc-Tây Nam
Tây Nam – Đông Bắc
2. Tổng kết
Mùa
Khu vực
Hướng gió chính
Từ áp cao đến áp thấp
Mùa đông
Đông Á
Tây Bắc – Đông Nam
Xi- bia-> A-lê-út
Đông Nam Á
Bắc, Đông Bắc- Tây Nam
Xi-bia-> Xích đạo Ôxtraylia
Nam Á
Đông Băc - Tây Nam
Xi-bia-> Xích đạo
Ôxtraylia, Nam Ấn Độ Dương
Mùa hạ
Đông Á
Đông Nam – Tây Bắc
Ha Oai -> Iran
Đông Nam Á
Nam, Tây Nam- Đông Bắc
Nam Ấn Độ Dương, Ôxtraylia -> Iran
Nam Á
Tây Nam- Đông Bắc
Nam Ấn Độ Dương, Ôxtraylia-> Iran
4. Củng cố
- Điền trên bản đồ trống châu Á các đai áp cao, đai áp thấp
- Vẽ hướng gió mùa đông, mùa hạ
- Nguyên nhân hình thành các đai áp cao:m Xi bia, Ha-oai, Nam Ấn Độ Dương, Ôxtraylia và đai áp thấp: A-Lê-Út, Xích đạo Ôxtrayli a, Nam Ấn Độ Dương, I-Ran
- Ảnh hưởng của khí hậu nơi có các khí áp đi qua
5. HDVN
- Hoàn thành bài thực hành
- Nghiên cứu trước bài mới: Tiết 5-Bài 5: Đặc điểm dân cư – xã hội châu Á
V- RÚT KIMH NGHIỆM:
- Thời gian:
- Phương pháp:
- Nội dung:
Ngày soạn: Ngày giảng:
Tiết 5
 Bài 5: ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ-XÃ HỘI CHÂU Á
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
	Sau bài học học sinh biết:
1. Kiến thức:
- So sánh số liệu để nhận biết sự gia tăng dân số của các châu lục¸ thấy được châu Á có dân số đông nhất trong các châu lục. Mức độ gia tăng dân số của châu Á đạt mức trung bình của thế giới.
 - Quan sát ảnh và lược đồ nhận xét sự đa dạng của các chủng tộc cùng chung sống trên lãnh thổ châu Á. 
- Tên các tôn giáo lớn, sơ lược về lịch sử ra đời của các tôn giáo. 
- Nắm được đông dân cư cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến biến đổi khí hậu
- Mối quan hệ của con người với môi trường.
- Thấy được dân cư đông và gia tăng dân số quá cao cũng là một trong những nguyên nhân của biến đổi khí hậu và giảm sút tài nguyên.
2. Kỹ năng:
- Phân tích bảng số liệu...
- Phân tích sâu mối quan hệ giữa con người với môi trường và tài nguyên thiên nhiên (tỷ lệ nghịchàtiêu cực)
- Nhận biết những tác động tiêu cực về sức ép dân số tới vấn đề tài nguyên môi trường (đặc biệt là sức ép đối với ngành KT Năng lượng).
3. Thái độ:	
 Có thái độ đoàn kết, tôn trọng các tín ngưỡng...
- Ước mơ xây dựng, khai thác các nguồn tài nguyên vô tận (năng lượng MT, gió, địa nhiệt,)	
- Phê phán những tác động xấu tới môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
- Khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên phục vụ cuộc sống hàng ngày.
4.Kĩ năng sống được giáo dục
- Tư duy:
+ Tìm kiếm và sử lí thông tin
-Giao tiếp: Phản hồi, lắng nghe tích cực. Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, hợp tác, giao tiếp khi làm việc nhóm
- Làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm, quản lí thời gian trong làm việc nhóm
- Tự nhận thức: Tự tin khi làm việc cá nhân trình bày kết quả làm việc
- Giải quyết vấn đề: Thực hiện hoạt động theo yêu cầu của giáo viên
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Bản đồ các nước trên thế giới
- Lược đồ, ảnh ở SGK
- Tranh, ảnh về dân cư châu Á.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC 
- Đàm thoại, giải quyết vấn đề, nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
	1. Ổn định lớp
	2. KT BC
 GV chấm vở bài tập thực hành của 5 HS
	3. Bài mới 
	* Mở bài
	Châu Á là một trong những cái nôi có người cổ sinh sống và là cái nôi của những nền văn minh lâu đời trên trái đất. Châu Á còn được biết đến bởi một số đặc điểm nổi bật của dân cư mà chúng ta sẽ được biết trong bài ngày hôm nay..... 
	* Hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động1: HS làm việc cá nhân
 - HS dựa vào bảng 5.1 kết hợp bản đồ tự nhiên châu Á, trả lời câu hỏi: :
? Tính và nhận xét về số dân châu Á so với dân số thế giới?
( Châu Á có dân số đông nhất thế giới, chiếm gần 61% dân số thế giới)
? Diện tích châu Á chiếm bao nhiêu % diện tích thế giới?
? Vì sao dân cư lại tập trung đông ở châu Á ?
Hoạt động 2: Theo nhóm/cặp 
? Tính tốc độ gia tăng dân số của mỗi châu lục, toàn thế giới tăng mấy lần? Nhận xét về tốc độ gia tăng dân số của châu Á so với các châu lục và toàn thế giới? Giải thích vì sao?
 Mỗi nhóm tính một châu lục và nhận xét
 GV hướng dẫn cách tính: 
 Quy định chung dân số năm 1950 là 100% tính đến năm 2000 dân số tăng bao nhiêu %.
 Ví dụ: Châu Phi năm 2000 
 784 triệu người x 100
 = 354,7%
 221 triệu người 
Vậy năm 2000 so với năm 1950 dân số châu phi tăng 354,7%
 Các nhóm làm việc (2 phút) đại diện các nhóm lên bảng ghi kết quả( GV đã kẻ bảng sẵn); Các nhóm khác nhận xét bổ sung-> kết quả: 
Châu lục
Mức tăng dân số 1950-
2000 (%)
châu Á
châu Âu
châu Đại Dương
châu Mĩ
châu Phi
Toàn thế giới
 262,7
133,2
233,8
244,5
354,7
240,1
Hãy nêu hậu quả của việc dân số châu Á đông và tăng nhanh? (Dân số châu Á đông và tăng nhanh trong khi kinh tế còn chậm phát triển. Điều này đã gây sức ép tới môi trường và các vấn đề kinh tế - xã hội khác.)
CH: Dân số đông và tăng nhanh đã ảnh hưởng đến vấn đề sử dụng tài nguyên như thế nào?
+ Sức ép của dân số tới việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên (than, dầu khí, sinh vật...), điện
+ Môi trường ngày càng ô nhiễm, tài nguyên ngày càng cạn kiệt.
+ Việc khai thác gỗ củi phục vụ mục đích năng lượng là việc gây ra rất nhiều hậu quả xấu.Chất lượng cuộc sống của nhân dân ngày càng tăng thì nhu cầu sử dụng năng lượng ngày càng nhiều gây sức ép tới tài nguyên, môi trường.
? Tỉ lệ gia tăng dân số của châu Á hiện nay đã có sự thay đổi như thế nào? Vì sao? 
( Do thực hiện chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình và do quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở các nước đông dân ở các châu lục) 
 - GV bổ sung thêm một số thông tin: Châu Á cũng là châu lục có nhiều nước có dân số đông, ví dụ năm 2002 Trung Quốc: 1.280,7 triệu người , Ấn Độ: 1.079,5 triệu người, In đô nê xi a: 217,0 triệu người, Nhật Bản: 127,4 triệu người, Việt Nam: 79,7 triệu người.
CH: Dân cư đông ảnh hưởng đến biến đổi khí hậu như thế nào?
HS: Đông dân là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường->BĐKH
 Hoạt đông 2: HS hoạt động theo cặp
?Quan sát H 5.1,em hãy cho biết dân cư châu Á thuộc những chủng tộc nào? Phân bố của các chủng tộc? 
? Dựa vào kiến thức đã học em hãy so sánh thành phần chủng tộc của châu Á và châu Âu?
? Các chủng tộc có quyền bình đẳng không? Vì sao? 
 HS trả lời, GV chuẩn xác kiến thức. 
 Hoạt động 3: HS làm việc theo nhóm
- GV giới thiệu tóm tắt:
+ Nhu cầu xuất hiện tôn giáo của con người trong quá trình phát triển của xã hội loài người.
+ Có rất nhiều tôn giáo, châu Á là cái nôi của 4 tôn giáo lớn có tín đồ đông nhất thế giới hiện nay.
- HS làm việc theo nhóm:
? Dựa vào hiểu biết, kết hợp quan sát SGK và H 5.1. Trình bày:
 Mỗi tôn giáo được ra đời vào thời gian nào? Ở đâu? 
 Thần linh được tôn thờ của các tôn giáo ở châu Á?
Khu vực phân bố chủ yếu của các tôn giáo ở châu Á?
 Mỗi nhóm thảo luận 1 tôn giáo với thời gian 2 phút
 Đại diện nhóm trình bày kết quả, GV chuẩn kiến thức
? Các tôn giáo có vai trò như thế nào?
? Việt Nam có những tôn giáo nào?
1. Châu lục đông dân nhất thế giới.
- Tỉ lệ gia tăng dân số của châu Á đã giảm đáng kể nhưng có số dân đông nhất thế giới chiếm hơn 50% dân số thế giới. 
2. Dân cư thuộc nhiều chủng tộc
 Dân cư châu Á có thahf phần chủng tộc đa dạng, chủ yếu thuộc chủng tộc: Môn-Gô-Lô-ít, Ơ-rô-pê-ô-ít và số ít thuộc chủng tộc Ôx-tra-lô-ít.
3. Nơi ra đời của các tôn giáo lớn. 
 Châu Á là nơi ra đời của nhiều tôn giáo lớn: Phật giáo, Ki tô giáo, hồi giáo, Ấn độ giáo 
 Bảng 1
4. Củng cố
HS: Đọc phần ghi nhớ SGK.
 5. HDVN
- Học bài cũ
+ làm bài tập 3
+ GV hướng dẫn hs nhận xét BT2.
- Chuẩn bị bài thực hành, chuẩn bị một lược đồ trống châu Á để cho tiết sau học : 
&. PHỤ LỤC
* Bảng 1: Các tôn giáo chính ở châu Á
Tôn giáo
Thời gian ra đời
Địa điểm ra đời
Thần linh tôn thờ
Khu vực phân bố chính ở châu Á
Ấn Độ giáo
 2500 trước CN
Ấn Độ
Đấng tối cao Bà La Môn
Ấn Độ 
Phật giáo
Thế kỉ VI trước CN
Ấn Độ
Phật Thích C
- Đông Nam Á
- Nam Á
Ki tô giáo
Đầu CN
Pa

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dia_8.doc