Giáo án lớp 7 môn Ngữ văn - Tiết 90 đến tiết 140

doc 172 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1080Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 7 môn Ngữ văn - Tiết 90 đến tiết 140", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án lớp 7 môn Ngữ văn - Tiết 90 đến tiết 140
 Ngày dạy:.......................
Tiết 90:
CÁCH LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN CHỨNG MINH (tiếp)
A. Mục tiêu bài dạy.
1/ Kiến thức: Ôn tập kiến thức về tạo lập văn bản, về đặc điểm kiểu bài văn nghị luận chứng minh, bước đầu nắm được cách thức cụ thể trong quá trình làm một bài văn chứng minh, những điều cần lưu ý và những lỗi cần tránh khi làm bài 
- Tích hợp với các phần TLV đã học về văn nghị luận
Với phần văn: Những câu hát về ca dao, dân ca.
2/ Kĩ năng:Tìm hiểu, phân tích đề chứng minh, tìm ý, lập dàn ý và viết các phần, đoạn trong bài văn chứng minh.
Thái độ: giáo dục ý thức học tập nghiêm túc.
4. Phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, thưởng thức cảm thụ văn học...
B. Chuẩn bị:
 -Giáo viên: Bài soạn, sgk, bảng phụ.
 - Học sinh: Học bài, làm bài tập, bảng nhóm.
C. Phương pháp: thảo luận nhóm, kích thích tư duy, giải quyết vấn đề,...
D. Tiến trình giờ dạy- giáo dục:
1. Ổn định tổ chức.
2. kiểm tra: (5’)
- Chứng minh là gì? CM trong VNL khác CM trong đời sống ntn?
- Thế nào là phép lập luận chứng minh? Yêu cầu về lí lẽ, bằng chứng trong phép lập luận chứng minh?
3/ Bài mới: 
Hoạt động của thầy trò
Nội dung
Hoạt động 2: Luyện tập.
Học sinh: Đọc đề bài.
 2.Chứng minh tính chân lý trong bài thơ:
"Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên."
 (Hồ Chí Minh)
Yêu cầu: Thực hiện việc tìm hiểu đề.
H: Muốn làm được yêu cầu này cần dựa vào kiến thức nào?
(Dựa vào các bước tìm hiểu đề)
Học sinh: Làm bài, nhận xét.
Giáo viên: Chốt (bảng phụ)
*Tìm hiểu đề:
- Kiểu bài: Nghị luận xã hội.
- Nội dung: Chứng minh, ý chí nghị của con người.
- Phạm vi dẫn chứng: trong đời sống.
- GV yêu cầu học sinh viết các mở bài theo các cách khác nhau.
- Hs viết cá nhân.
- Hs trình bày trước lớp.
- Gv nhận xét, cho điểm.
I. Bài học: Các bước làm bài văn lập luận, chứng minh.
II. Luyện tập.
1.Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim”.
(1). Mở bài.
- Tục ngữ luôn cho ta những bài học sâu sắc.
- Bài học về sự kiên trì, bền bỉ được thể hiện trong câu “....”.
(2). Thân bài:
a, Giải thích ý nghĩa và bản chất của vấn đề.
- Hình ảnh sắt - kim.
- ý nghĩa sâu sắc về sự kiên trì, 1 phẩm chất quý báu của người dân VN.
b, Luận chứng: 
- Kiên trì trong học tập, rèn luyện.
- Kiên trì trong lao động, nghiên cứu...
(3). Kết bài:
 - Khẳng định tính đúng đắn, ý nghĩa, tầm quan trọng của v.đ.
 - Bài học.
* Viết mở bài.
4: Củng cố: (2’)..
- Cách làm bài văn nghị luận, chứng minh.
5. HDVN( 1’). Vận dụng kiến thức làm đề văn trên phần:
+ Lập ý, lập dàn ý.
+ Viết bài.
E.Rút kinh nghiệm:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày dạy: .....................
Tiết 91: 
LUYỆN TẬP LẬP LUẬN CHỨNG MINH
A. Mục tiêu bài dạy.
1. Kiến thức: Hướng dẫn học sinh củng cố vững chắc hơn những hiểu biết về cách làm bài văn nghị luận, chứng minh và vận dụng những hiểu biết đó vào việc làm bài văn chứng minh cho 1 nhận định, 1 ý kiến, 1 vấn đề xã hội gần gũi, quen thuộc
2. Kĩ năng : Tiếp tục rèn KN tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý và bước đầu triển khai thành bài viết.
3. Thái độ: giáo dục ý thức học tập nghiêm túc của hs.
4. - Phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, thưởng thức cảm thụ văn học...
* Các KNS cơ bản được giáo dục trong bài:
- Kĩ năng giao tiếp trao đổi suy nghĩ đưa ra ý kiến cá nhân về tầm quan trọng của các phương pháp lập luận.
- Kĩ năng ra quyết định lựa chọn phương pháp và thao tác lập luận lấy dẫn chứng khi tạo lập bài văn nghị luận. 
B. Chuẩn bị: 
1.Giáo viên: Soạn bài, sgk, máychiếu, bảng phụ.
2. Học sinh: SGK, vở bài tập, giấy trong.
C. Phương pháp: thảo luận nhóm, kích thích tư duy, giải quyết vấn đề.... 
D. Tiến trình giờ dạy- giáo dục:
1. Ổn định tổ chức: ( 1’).
2/ Kiểm tra: 5' ? Nêu nhiệm vụ 4 bước làm bài văn lập luận chứng minh.
Học sinh:
3/ Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hướng dẫn * Sử dụng kĩ thuật động não và chia nhóm:
học sinh luyện tập.
Nội dung: Theo yêu cầu sgk mục 1,2a, b,c
Học sinh: Đọc yêu cầu bài tập 
? Đề văn yêu cầu chứng minh vấn đề gì? Em hiểu 2 câu tục ngữ ntn?
? Yêu cầu lập luận CM ở đây đòi hỏi phải làm ntn?
? Vấn đề cần chứng minh được nêu một cách trực tiếp hay gián tiếp?
H: Với đề bài trên, có cần viết 1 đoạn văn ngắn để diễn giải rõ điều cần phải chứng minh không? Nếu có thì nên viết thế nào?
- H. Diễn giải ý nghĩa của hai câu tục ngữ. 
? Tìm những biểu hiện trong cuộc sống chứng minh rằng nhân dân ta từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lý đó?
- HS Chọn những biểu hiện trong mục (c) sgk, tr 51.
Yêu cầu: Tìm dẫn chứng bổ sung.
dẫn chứng: 
+ Con cháu kính yêu, biêt ơn tổ tiên,ông bà, cha mẹ.
+ Các lễ hội văn hoá.
+ Truyền thống thờ cúng tổ tiên thể hiện lòng biết ơn.
+ Tôn sùng và nhớ ơn những anh hùng, những người có công lao trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.
+ Toàn dân biết ơn Đảng, ơn Bác Hồ.
+ Học trò biết ơn thầy cô giáo.
-GV hướng dẫn HS lập dàn ý, trao đổi, bổ sung.
- G. Chốt dàn ý.
? Đạo lý ấy của nhân dân Việt Nam ta gợi cho em suy nghĩ gì.
* Kĩ thuật chia nhóm và viết tích cực:
- G. Chia nhóm hs viết đoạn văn.
 Lưu ý: Đoạn văn rõ ràng, ngắn gọn, cố gắng theo nhiều cách.
- H. Viết bài, trao đổi bài, nhận xét chéo.
- H. Đọc những bài viết tốt nhất.
Một trong những truyền thống thể hiện đạo lý "ăn quả nhớ kẻ trồng cây" và " uống nước nhớ nguồn" là tình cảm của học trò đối với thấy, cô giáo " không thầy đố mày". Công cha nghĩa mẹ, ơn thầy. Lòng biết ơn không chỉ biểu hiện ở thái độ tôn kính, mến yêu mà còn tỏ rõ trong học tập. Học giỏi để trả nghĩa thầy không chỉ thể hiện trong mấy ngày lễ tết mà cả cuộc đời. Học trò thầy Chu Văn An dám lấy cái chết để cứu dân và trả ơn thầy (Truyện đấu mực) Lòng biết ơn, kính yêu là một tình cảm thiêng liêng và tự nhiên. Bởi lẽ không có ai có thể thành người mà không có thầy dạy dỗ, giúp đỡ. Xã hội càng phát triên tình cảm ấy càng được đề cao.
II- Luyện tập
 Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lý “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “Uống nước nhớ nguồn”.
1. Tìm hiểu đề, tìm ý:
 - Vấn đề cần CM: Lòng biết ơn những người đã tạo ra thành quả để mình được hưởng.
 - Yêu cầu lập luận CM: đưa ra và phân tích những chứng cớ thích hợp.
 - Tìm ý: 
+ Diễn giải, giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ.
+ Đưa ra những biểu hiện của đời sống thể hiện lòng biết ơn.
 (Dẫn chứng nêu theo trình tự thời gian)
2. Dàn bài: 
 (A) Mở bài:
 - Lòng biết ơn là 1 truyền thống đạo đức cao đẹp.
 -Truyền thống ấy đã được đúc kết qua câu tục ngữ “Ăn quả ...”.
 (B) Thân bài:
 (1) Giải thích câu tục ngữ.
 (2) ) Lòng biết ơn của con cháu với ông bà tổ tiên.
 - Thờ cúng, lễ tết, lễ hội văn hoá.
 - Nhắc nhở nhau: “Một lòng thờ mẹ... con”, “Đói lòng ăn hột chà là...răng”.
 (3) Lòng biết ơn của học trò với thầy cô giáo.
 - Thái độ cung kính, mến yêu: trong khi học, ngày lễ tết, suốt cuộc đời.
 - Học giỏi để trả nghĩa thầy.
 Dẫn chứng:
 - Học trò thầy CVA dám lấy cái chết để cứu dân trả ơn thầy.
 - Học trò thầy NTT theo tấm gương thầy đi làm CM.
(Ca dao, tục ngữ: “Muốn sang ... thầy”, “Không thầy ... nên”, “ Nhất tự vi sư,...”). 
 (4) Lòng biết ơn các anh hùng có công với nước.
 - Sống xứng đáng với truyền thống vẻ vang của cha ông.
 - Giúp đỡ gia đình có công, tạo điều kiện về công việc, xây nhà tình nghĩa, thăm hỏi...
 (C) Kết bài:
 - Khẳng định câu tục ngữ là lời khuyên răn có ý nghĩa sâu sắc.
 - Biết ơn là 1 tình cảm thiêng liêng, rất tự nhiên.
 - Bài học: Cần học tập, rèn luyện...
3. Viết bài:Viết 1 luận điểm.
4:Củng cố - Lập luận trong văn chứng minh.
- Các bước làm bài văn lập luận chứng minh.
5. HDVN: Đọc thêm đoạn văn về bảo vệ từng của Sê khốp (sgk) và trả lời câu hỏi sau:- Xác định luận điểm và những dẫn chứng chứng minh.
- Câu cuối cùng đóng vai trò như thế nào đối với vai đoạn? 
Ngày dạy: ......................
 Tiết 92:
ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ
- Phạm Văn Đồng-
I. Mục tiêu bài dạy:
1- Kiến thức:
Thấy dược đức tính giản dị của Bác Hồ qua đoạn văn nghi luận đặc sắc 
- sơ giản về tác giả Phạm Văn Đồng .
- Giúp HS cảm nhận được qua bài văn một trong những phẩm chất cao đẹp ở Bác Hồ là đức tính giản dị, giản dị trong lối sống, trong quan hệ với mọi người, trong việc làm và trong ngôn ngữ nói viết. Học sinh cũng hiểu được nghệ thuật nghị luận đặc sắc, đặc biệt là cách nêu dẫn chứng cụ thể, toàn diện, tõ ràng, kết hợp với giải thích, bình luận ngắn gọn mà sâu sắc, giọng văn sôi nổi, nhiệt tình, rất cuốn hút.
- Tích hợp với các văn bản cùng chủ đề, TLV: Văn nghị luận.
2 .Kĩ năng: Đọc và phân tích văn bản nghị luận chứng minh, phân tích đợưc nghệ thuật nêu luận điểm và luận chứng trong văn nghị luận.
 Thái độ : GD lòng kính yêu lãnh tụ HCM ,biết học tập tấm gương đạo đức HCM, học tập đức tính giản dị của Bác Hồ.
4. - Phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, thưởng thức cảm thụ văn học...
*. Các KNS cơ bản được giáo dục trong bài:
- Kĩ năng giao tiếp trao đổi thảo luận về ý nghĩa văn bản, cảm nhận về lối sống giản dị của Bác.
- Kĩ năng tự nhận thức được đức tính giản dị và rút ra bài học tự nhận thức về đức tính giản dị.
- Kĩ năng làm chủ bản thân: Xác định được mục tiêu phấn đấu, rèn luyện theo tấm gương Hồ Chí Minh.
II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Sgk, bài soạn, Chân dungChủ tịch Hồ Chí Minh 
 2. Học sinh: Học bài, soạn bài 
III. Phương pháp: đọc sáng tạo , giảng bình, thảo luận nhóm.
IV. Tiến trình giờ dạy- giáo dục :
1/ Ổn định tổ chức (1’).
2/ Kiểm tra: (5’) Hai luận điểm chính của bài nghị luận: "Sự giàu đẹp của Tiếng Việt là gì? ? Mỗi luận điểm tác giả đã dùng dẫn chứng như thế nào để chứng minh?
.................................................................................................
3/ Bài mới: ở bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ"của Minh Huệ, chúng ta rất xúc động hình ảnh giản dị của "người cha mái tóc bạc", suốt đêm không ngủ "đốt lửa cho anh nằm" rồi nhón chân đi dón chăn "từng người, từng người một". Còn hôm nay, chúng ta lại thêm 1 lần nhận rõ hơn phẩm chất cao đẹp này của Hồ Chủ Tịch qua 1 đoạn văn xuôi nghị luận đặc sắc của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng - người học trò xuất sắc - người cộng sự gần gũi nhiều năm với Bác Hồ.
Hoạt động của thầy trò
Nội dung
* Sử dụng Kĩ thuật hỏi chuyên gia:
Đọc, hiểu chú thích.
Yêu cầu: Mạch lạc rõ ràng vừa sôi nổi cảm xúc, chú ý các câu cảm.
Giáo viên + 2 học sinh đọc hết văn bản, nhận xét.
H:Giới thiệu về tác giả và tác phẩm?
Học sinh: Giới thiệu, giáo viên: bổ xung, ảnh.
-GV :. ...Viết về Bác, Thủ tướng PVĐ không chỉ nói về cuộc đời hoạt động CM và tư tưởng mà còn rất chú ý đến con người, lối sống, phẩm chất đạo đức tốt đẹp... 
- HS đọc từ khó trong SGK.
H: Văn bản thuộc kiểu văn bản nào?
H: Mục đích chứng minh của văn bản này là gì?
H: Để đạt được mục đích đó, tác giả đã lập luận theo trình tự nào?
H: Xác định bố cục của văn bản?
Học sinh: Xác định.
Giáo viên: Nhận xét, chốt.
- G. Lưu ý: Xuất xứ, văn bản không có kết luận vì đây chỉ là đoạn trích.
* Sử dụng kĩ thuật động não:
Học sinh: đọc đoạn 1.
H: Tìm nội dung đoạn vừa đọc?
Giáo viên: Trong phần mở đầu văn bản, tác giả viết 2 câu:
- Một câu nhận xét chung.
- Một câu giải thích nhận xét ấy.
H: Đó là câu văn nào?
H: Nhận xét được nêu thành luận điểm ở câu thứ nhất là gì?
Giáo viên: Luận điểm này đề cập đến hai phạm vi đời sống của Bác, đó là đời sống cách mạng to lớn và đời sống hàng ngày giản dị.
H: Văn bản tập trung nổi rõ phạm vi đời sống của Bác? ( đời sống giản dị của Bác)
H: Tìm những từ ngữ quan trọng giới thiệu đời sống giản dị vủa Bác? 
H: Hiểu "thanh bạch" nghĩa là gì?
* Thanh bạch: Lối sống trong sáng thuần khiết mà thanh cao, nghèo mà sang, nhận định chính xác, sâu sắc về Bác.
H: Nhận xét về cách nêu vấn đề của tác giả?
Học sinh: Đọc đoạn tiếp theo.
H: Để làm rõ đức tính giản dị của Bác Hồ, tác giả đã chứng minh ở những phương diện nào trong đời sống và con người của Bác?
- Giản dị trong lối sống: Bữa ăn, công việc; đồ dùng, nhà cửa...
- Giản dị trong quan hệ với mọi người: trong lời nói, bài viết.
H: HS đọc đoạn 3. Đoạn văn đề cập đến những phương diện nào trong lối sống giản dị của Bác? Câu văn nào nêu khái quát? ( Câu1)
H: Để làm rõ nếp sinh hoạt giản dị của Bác, tác giả đưa ra chứng cớ nào?-Bữa ăn của Bác.
 - Nhà sàn nơi bác ở.
H: Tìm những chi tiết cụ thể làm rõ chứng cớ.
H: Nhận xét về các dẫn chứng được nêu trong đoạn này?
? Bên cạnh các dẫn chứng, ở mỗi luận điểm người viết thường xen kẽ những lời bình luận ntn? Tác dụng của lời bình luận?
- H. Phát hiện, suy luận.
(Thể hiện tình cảm của người viết với Bác, đề cao sức mạnh phi thường của lời nói giản dị mà sâu sắc của Bác. Đó là sức mạnh khơi dậy lòng yêu nước, ý chí CM trong quần chúng nhân dân)
*Nhà thơ Tố Hữu đã viết: 
Nhà Bác đơn sơ một góc vườn
Gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn
Giường mây chiếu cói đơn chăn gối
Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn
H: Để thuyết phục bạn đọc về sự giản dị của Bác trong quan hệ với mọi người, tác giả đã nêu những chi tiết cụ thể nào?
H: Nhận xét về cách đưa dẫn chứng? tác dung?
Giáo viên:ở trong đoạn văn này, tác giả còn dùng hình thức chứng minh: bình luận và biểu cảm.
H: Việc tác giả dùng câu văn để làm gì?
*GV bình:đời sống giản dị của Bác hẳn ai cũng biết,đáng quý hơn bởi với cương vị là người đứng đầu một đất nước Bác có thừa cơ hội để hưởng thụ vật chất ,những món ăn sang trọng quý hiếm nhưng Người giản dị và tiết chế như vậy vì thương nhân dân còn khó khăn , đất nươc còn nghèo, cuộc đấu tranh còn nhiều gian khổ, bởi Người có đời sống tinh thần phong phú,lạc quan ,yêu thiên nhiên.
H: Vì sao Bác sống giản dị? Tìm cây văn nói rõ lý do ấy?
Học sinh: " Bác Hồ sống ... quần chúng nhân dân"
H: Em hiểu như thế nào về ý nghĩa của lối sống giản dị của Bác?
( Gợi ý: Dựa vào lời biện luận : "Đời sống vật chất giản dị ... nêu gương sáng trong thế giới ngày nay)
Học sinh: Suy nghĩ, trả lời.
H: Nhận xét về lời giải thích, bình luận này của tác giả?
Giáo viên: Đoạn cuối văn bản, để làm sáng tỏ sự giản dị trong cách nói và viết của Bác.
H: Tác giả đã dẫn những câu nói nào?
H: Tại sao tác giả dùng câu nói này để chứng minh cho sự giản dị trong cách nói và viết của Bác?
-> Đưa 2 dẫn chứng là 2 câu nói nổi tiếng của Bác, câu nói ngắn gọn, dễ nhớ, mọi người đều hiểu.
Yêu cầu: Lấy ví dụ thực tế (đọc Tuyên Ngôn Độc Lập)
*Bác đã có những câu nói thật giản dị mà ý nghĩa sâu sắc, những lời dạy dễ hiểu ai cũng có thể thực hiện và làm theo
Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên.
H: Vì sao Bác giản dị trong cách nói và viết (tìm cách giải thích của tác giả)
H: Từ đó em hiểu thêm gì về tác dụng của những lời nói và bài viết của Bác?
Học sinh: Tìm hiểu (những chân lý... anh hùng cách mạng)
H: Em hiểu như thế nào về ý nghĩa của lời bình luận này?
* Sử dụng kĩ thuật trình bày một phút:
Văn bản nghị luận " Đức tính giản dị của Bác Hồ mang lại cho em những hiểu biết mới mẻ, sâu sắc nào về Bác Hồ?
H: Em học tập được gì từ cách nghị luận của tác giả Phạm Văn Đồng trong văn bản.
Yêu cầu: Hãy tìm ra người viết bày tỏ cảm xúc bằng những câu văn nào?
H: Hãy dẫn một bài thơ, một mẩu chuyện kể về Bác chứng minh đức tính giản dị của Bác Hồ.
Học sinh: Tìm kiếm theo nhóm (thi)
Yêu cầu: Thời gian: 2'
nhóm nào tìm được nhiều, đúng đề tài: cho điểm
I. Đọc, hiểu chú thích: (10’)
1/ Đọc.
2/ Chú thích.
a. Tác giả, tác phẩm: sgk.
* Tác giả: (1906 - 2000) 
- Là một học trò xuất sắc, cộng sự gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Hơn 30 năm sống và làm việc với Bác.
- Có nhiều cuốn sách, bài báo về Bác thể hiện sự hiểu biết tường tận và tình cảm kính yêu, chân thành, thắm thiết.
 -> Là nhà CM, nhà văn hoá lớn.
*Tác phẩm: Là đoạn trích từ bài diễn văn đọc trong lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh nhật Bác (19/5/1970)
b. Từ khó: sgk.
c. Kiểu văn bản: Nghị luận chứng minh.
- Làm rõ để hiểu về đức tính giản dị của Bác Hồ trong những biểu hiện rất cụ thể.
- Đi từ nhận xét khái quát - biểt hiện cụ thể của đức tính giản dị của Bác.
3/ Bố cục: 2 phần.
- Phần đầu nêu nhận xét chung về đức tính giản dị của Bác (Từ đầu...tuyệt đẹp)
- Phần sau: Trình bày biểu hiện của đức tính giản dị (còn lại)
II. Đọc, hiểu văn bản: (20’)
1/ Nhận định về đức tính giản dị của Bác Hồ.
* Luận điểm: Sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị và đời sống bình thường của Bác.
+ Đời sống giản dị của Bác được biểu hiện: "Trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp"
(Câu 2: giải thích, mở rộng phẩm chất đặc biệt được giữ nguyên vẹn qua cuộc đời 60 năm hoạt động.)
Cách nêu vđ: nêu trực tiếp - nhấn mạnh được tầm quan trọng của vđ.
2/ Những biểu hiện của lối sống giản dị
a) Giản dị trong lối sống
- Giản dị trong tác phong sinh hoạt
- Giản dị trong quan hệ với mọi người.
* Giản dị trong tác phong sinh hoạt
. Giản dị trong bữa ăn:
- Chỉ vài ba món giản đơn.
- Lúc ăn không để rơi vãi một hạt cơm.
- Ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch, thức ăn còn lại được sắp xếp tươm tất.
-> Nhận xét: Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng người phục vụ.
. Giản dị trong căn nhà:
- Vẻn vẹn có 3 phòng.
- Lộng gió và ánh sáng.
-> Nhận xét: Thanh bạch và tao nhã.
*Giản dị trong quan hệ với mọi người.
- Viết thư cho một đ/c.
- Nói chuyện với các cháu MNBC.
- Đi thăm nhà tập thể của công nhân.
- Thường tự làm lấy, ít cần người phục vụ.
- Gần gũi, thân thiện với mọi người: thăm hỏi, đặt tên...
-> Nhận xét: Đời sống vật chất giản dị càng hoà hợp với đời sống tinh thần phong phú cao đẹp.
-> Liệt kê tiêu biểu làm nổi rõ con người Bác trong quan hệ với mọi người, trân trọng, tỉ mỉ, yêu quý tất cả.
- Dùng hình thức bình luận + biểu cảm "ở sự việc nhỏ đó, chúng ta còn thấy Bác quý trọng biết bao người phục vụ" Một đời sống thanh bạch vầto nhã biết bao"
Mục đích: KĐ lối sống giản dị của Bác bày tỏ tình cảm quý trọng của người viết, tác động tới tình cảm, cảm xúc của người nghe.
- Bác sống giản dị vì cuộc đấu tranh + đời Bác, tôi luyện trong đấu tranh gian khổ với nhân dân.
- Lối sống giản dị hoà hợp với các giá trị tinh thần khác làm thành phẩn chất cao quý tuyệt đẹp ở Bác Hồ.
- Đó là biểu hiện đời sống thật sự văn minh mà mọi người cần lấy làm gương sáng noi theo.
* Lời giải thích sâu sác, rất đúng với con người Bác.
b) Giản dị trong cách nói và cách viết:
- "Không có gì quý hơn độc lập tự do.
- "Nước Việt nam là một không bao giờ thay đổi"
*Đó là những câu nói nổi tiếng về ý nghĩa, ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thuộc. (hình thức)
- Mọi người đều thuộc, nhớ câu nói này..
- Lý do: Nội dung hiểu được, nhớ được, làm được. Vì thế cách nói, viết của Bác có sức tập hợp lôi cuốn.
* Tác giả đề cao sức mạnh phi thương của lối nói giản dị mà sâu sắc của Bác, đó là sức mạnh khơi dậy lòng yêu nước, ý chí cách mạng trong quần chúng nhân dân, từ đó khẳng định tài nă có thể viết thật giản dị về những điều lớn lao của Bác Hồ.
III- Tổng kết: (5’)
1/ Mục đích:
Văn bản ca ngợi đức tính gỉn dị mà sâu sắc trong lối sống, lối nói và viết là một vẻ đẹp cao quý trong con người Hồ Chí Minh.
2/ Nghệ thuật: 
- VBNL là sự kết hợp chứng minh với giải thích bình luận.
- Cách chọn lọc, dẫn chứng cụ thể, tiêu biểu, gần gũi.
- Người viết bày tỏ cảm xúc, thái độ của mình trong khi nghị luận.
IV- Luyện tập: (3’)
1/ "Bác Hồ đó chiếc áo nâu giản dị Màu quê hương bền bỉ đậm đà"
2/ "Nơi Bác ở sàn mây, vách gió, Sớm nghe chim rừng hót quanh nhà, Đêm trăng một ngọn đèn dầu khêu tỏ
Tiếng suối trong như tiếng hát xa.
4. Củng cố - dặn dò: 1’
- Đức tính giản dị của Bác Hồ.
- Nghệ thuật viết văn nghị luận của đồng chí Phạm Văn Đồng.
5. Hướng dẫn về nhà:1’
- Nắm chắc luận điểm trong bài viết.
- Sưu tầm bài thơ, câu chuyện về đức tính giản dị của Bác.
- Chuẩn bị: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
V. Rút kinh nghiệm:
..
Ngày dạy:......................
Tiết 93: 
CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG
I.Mục tiêu bài dạy:
1/ Kiến thức: - Bản chất, khái niệm câu chủ động, bị động.
- Mục đích và thao tác chuyển đổi câu chủ động thành bị động và ngược lại.
.- Tích hợp với văn bản: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, với Tập làm văn, với Tiếng Việt: Câu rút gọn, câu đặc biệt.
2/ KN: Sử dụng câu chủ động và câu bị động linh hoạt trong khi nói và viết.
- Nhận biết câu chủ động và câu bị động.
3.Thái độ: 
- GD kĩ năng giao tiếp , cách nói và viết mạch lạc ,nhấn mạnh nội dung giao tiếp.
4. - Phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, thưởng thức cảm thụ văn học...
*. Các KNS cơ bản được giáo dục trong bài:
- Kĩ năng giao tiếp trao đổi thảo luận về cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
- Kĩ năng ra quyết định lựa chọn cách sử dụng, chuyển đổi câu theo mục đích giao tiếp.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Soạn bài, SGK, bảng phụ.
2. Học sinh: Học bài.
III. Phương pháp : Phương pháp : thảo luận nhóm , luyện tập để trao đổi về đặc điểm và mục đích chuyển đổi câu chủ động.
IV. Tiến trình giờ dạy- giáo dục:
1. Ổn định tổ chức:
2/ Kiểm tra: (5’) - Nêu công dụng của trạng ngữ?
- Tách trạng ngữ thành câu riêng có tác dụng gì?
...........................................................................................................
3/ Bài mới:
Hoạt động của thầy trò
Nội dung
	* Sử dụng kĩ thuật động não:
- Học sinh đọc ví dục (SGK trang 57)
Giáo viên: ví dụ trên bảng phụ
H: Em có nhận xét gì về nội dung thông báo của 2 VD? ( ND giống nhau) 
H: Sự khác nhau ở mỗi câu trên? Muốn vậy tìm CN?
H: ý nghĩa của chủ ngữ trong các câu trên khác nhau như thế nào?
H: Xét về hình thức, câu a và b khác khác nhau ở chỗ nào?
Giáo viên: Câu có cấu tạo kiểu (a): Câu chủ động.
 Câu có cấu tạo kiểm(b): Câu bị động.
H: Thế nào là câu chủ động, bị động?
Học sinh: đọc phần ghi nhớ.
Bài tập nhanh (bảng phụ)
Yêu cầu: Tìm câu bị động tương ứng câu chủ động sau:
1. Người lái đò đẩy thuyền ra xa.
2. Nhiều người tin yêu Bắc.
3. Người ta chuyển đá lên xe.
Học sinh: làm theo nhóm (3) mỗi nhóm một câu, trình bày, nhận xét.
Lược đồ: Đối tượng hành động + bị (được) + động từ.
- G. Chốt ý.
 + Trong câu bị động vị ngữ được cấu tạo: bị/được + Vđt.
 + Có thể lược bỏ chủ thể gây ra hành động.
 + Có câu có chứa từ “bị, được” nhưng không phải là câu bị động.
-GV: Chuyển ý- Mục đích chuyển câu chủ động thành câu bị động
Học sinh đọc ví dụ (SGK)
H: Em chọn câu (a) hay (b) để điền vào dấu (.)
Học sinh: Lựa chọn, trả lời.
H: Vì sao em chọn cách viết như vậy?
H: Mục đích của việc em chuyển sang câu bị động trong bài tập trên là gì?
- Chọn câu b vì nó tạo liên kết câu.
- Nhằm nhấn mạnh đối tượng của hoạt động.
H: Mục đích của việc chuyển câu bị động sang câu chủ động?
H: Khi chuyển đổi ta làm thế nào? 
Học sinh: suy nghĩ, trả lời.
Giáo viên: chốt lại bằng lược đồ.
GV:
+ Thay đổi cách diễn đạt -> tránh lặp mô hình câu.
+ Có trường hợp không thể đổi kiểu câu. 
Ví dụ:
Nó bị ngã.
Nó định về quê.
Học sinh đọc ghi nhớ (SGK trang 58)
* Sử dụng kĩ thuật giao nhiệm vụ và chia nhóm:
Học sinh: Đọc nêu yêu cầu bài tập 1
H: Bài có mấy yêu cầu? (2)
- Tìm câu bị động trong đoạn trích.
- Mục đích của tác giả khi dùng câu bị động.
H: Với yêu cầu ta vận dụng kiến thức nào?
(kiến thức: - Khái niệm câu bị động.
 - Mục đích dùng câu bị động.
Giáo viên: Nêu yêu cầu bài tập 2 (bảng phụ)
1. Nhà chị bị giặc đốt nhiều lần chỉ còn một cái hầm như tất cả mọi gia đình ở đây.
2. Sáng nay , mình được một sâu cá.
3. Mẹ được truy tặng huân chương giải phóng hạng nhất.
H: Bài tập 3: Tìm câu bị động tương ứng với các câu chủ động sau :( bảng phụ)
Mẹ rửa chân cho em bé.
Người ta chuyến đá lên xe.
 - Bọn xấu ném đá lên tàu hoả.
I- Bài học: 20’
1/ Câu chủ động và bị động:
a) Ví dụ: SGK trang 57.
b) Nhận xét:
a, Mọi người / yêu mến em.
 C V
b, Em / được mọi người yêu mến.
 C V
 CN: 
a) Mọi người: CN chỉ người, vật thực hiện hành động hướng vào người khác.( là chủ thể của hoạt động " yêu mến" hướng tới các em→ Câu chủ động)
 b) Em: CN chỉ người được hành động của người khác hướng vào (là đối tượng của hoạt động " yêu mến" của mội người hướng vào → câu bị động)
- Hình thức: Câu a: Không có từ "được"
Câu b: Có từ "được"
c) Kết luận: Ghi nhớ (SGK trang 37)
* Bài tập nhanh:
- Thuyền bị đẩy ra xa.
- Bắc được tin yêu.
- Đá được chuyển lên xe.
2/ Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động:
a) Ví dụ.
b) Nhận xét:
- Điền câu b.
 Vì tạo được liên kết câu : Em tôi là chi đội trưởng. Em được mọi người yêu mến...
c)Kết luận:Ghi nhớ 2 (SGK trang58)
*Cách chuyển.
- Chuyển đối tượng của hoạt động làm CN, thêm bị (được)
Lược đồ: CN (đối tượng hoạt động) + bị (được)
+ Vị ngữ (động từ ngoại động)
* Chú ý: 
 - Câu chủ động và câu bị động luôn đi với nhau (có thể đảo kiểu câu).
 - Câu không thể đảo được là câu bình thường.
II- Luyện tập: (17’)
1/ Bài tập 1 (SGK trang 58)
- Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê...thấy ...hòm.
Mục đích: Tạo sự liên kết chặt chẽ, nhấn mạnh về đối tượng của hoạt động 
2/ Bài tập 2:
Xác định câu bị động trong TH sau, mục đích của việc dùng câu bị động:
- Câu bị động: Câu 1.
- Câu 2: Không phải là câu bị động.
- Câu 3: Câu bị động.
3.Bài 3 : Chuyển 
 - Em bé được (mẹ) rửa chân cho.
 - Đá được (người ta) chuyển lên xe.
 - Tàu hoả bị (bọn xấu) ném đá lên.
4. Củng cố: 2’
- Khái niệm câu bị động, câu chủ động.
- Mục đích của việc dùng câu bị động.
5.Hướng dẫn về nhà:1’
- Học kỹ phần lý thuyết.
- Đặt câu chủ động, chuyển sang câu bị động.
V. Rút kinh nghiệm:
..
Ngày dạy:.........................
Tiết 94 : 
CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG ( tiếp)
I. Mục tiêu bài dạy:
_1.Kiến thức:
 Củng cố kiến thức về câu chủ động và bị động.
-Nắm được cách chuyển đổi câu chủ động thành bị động và ngược lại.
- Quy tắc chuyển đổi câu chủ đông thành mỗi kiểu câu bị động.
- Tích hợp với bài: Chuyển đổi... (tiết 93) Với các văn bản đã học
 2. Kĩ năng: Học sinh có KN nhận diện và phân biệt câu chủ động, bị động tương ứng.
- Có kĩ năng chuyển đổi câu chủ động thành bị động và ngược lại.
 3. Thái độ: Đặt câu chủ động hay bị động phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
- GD ý thức thận trọng khi giao tiếp.
4. - Phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, thưởng thức cảm thụ văn học...
*Các KNS cơ bản được giáo dục trong bài:
-Kĩ năng giao tiếp trao đổi ,trình bày suy nghĩ về đặc điểm câu bị động,cách chuyển đổi câu bị động.
-Kĩ năng ra quyết định lựa chọn cách sử dụng câu bị động theo mục đích giao tiếp của bản thân.
-Kĩ năng tư duy sáng tạo biết phân biệt câu bị động với các kiểu câu khác.
II. Chuẩn bị:
1.Giáo viên: Bài soạn, sgk, bảng phụ.
2.Học sinh: Bài soạn, sgk, vở bài tập, bảng nhóm.
III. Các phương pháp:
-Kĩ thuật /phương pháp dạy học: thảo luận nhóm để giải quyết các bài tập.
+Phân tích tình huống mẫu để hiểu cách dùng câu ,chuyển đổi câu bị động.
+Kĩ thuật động não :suy nghĩ ,phân tích các ví dụ để rút ra bài học thiết thực về cách sử dụng câu bị động,cách chuyển đổi câu bị động.
IV. Tiến trình giờ dạy- giáo dục:
1. Ổn định tổ chức:1’.
2/ Kiểm tra: 5'
- Thế nào là câu chủ động, bị động? Cho ví dụ?
- Mục đích của việc chuyển câu chủ động sang bị động là gì?
..............................................................................................
3/ Bài mới:
Hoạt động của thầy trò
Nội dung
* Sử dụng Kĩ thuật động não:
Học sinh: Đọc ví dụ - trong sgk- trang 64.
H: 2 câu a, b thuộc kiểu câu chủ động hay bị động (câu bị động)
H: 2 câu đó giống và khác nhau như thế nào(nội dung, hình thức, diễn đạt)
H: Chuyển câu văn trên thành câu chủ động?
- HS: So sánh câu chủ động và câu bị động. 
Thảo luận.
-HS trao đổi, gv nhận xét
? Muốn chuyển câu chủ động thành câu bị động cần làm ntn?
Yêu cầu: Trên cơ sở định nghĩa về câu chủ động em thấy khi chuyển câu chủ động sang câu bị động ta làm thế nào?
Học sinh đọc ví dụ 3 - sgk - trang 64.
H: Những câu trong sgk có phải là câu bị động không? Tại sao?
 (Không: - Căn cứ vào định nghĩa câu bị động. Chủ ngữ không phải là đối tượng của hành động mà là chủ thể của hành động.)
Giáo viên: Chia 2 nhóm với câu chủ động "Tôi đã học thuộc bài"
Học sinh: Làm theo nhóm, trình bày, nhận xét.
* Sử dụng kĩ thuật chia nhóm và giao nhiệm vụ:
Học sinh: Đọc, nêu yêu cầu bài tập 1.
H: Bài có mấy yêu cầu?(1)
H: Muốn làm được bài nên vận dụng kiến thức nào?
(Cách chuyển đổi câu chủ động sang bị động)
Học sinh: Làm theo nhóm (4 nhóm- 4 câu)
Yêu cầu: Đại diện nhóm lên trình bày.
Học sinh: Đọc yêu cầu bài tập 2.
H: Muốn làm được bài tập này vận dụng kiến thức nào? (ghi nhớ)
+ Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (bị, được)
+ Sắc thái ý nghĩa của việc dùng "bị", "được"
Học sinh: Nêu yêu cầu bài tập 3.
Yêu cầu: Tìm đề tài, viết bài.
* Sử dụng kĩ thuật viết tích cực:
I- Bài học: (20’): Cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
a/ Ví dụ: sgk- trang 64.
b/ Nhận xét.
+ Giống: 
- Miêu tả cùng 1 sự vật.
 - Đều là câu bị động.
+ Khác nhau về hình thức diễn đạt.
 Câu (a) dùng từ “được”
 Câu (b) không dùng từ “được”
+ Câu chủ động
 Người ta đã hạ cánh màn điều treo ở 
đầu bàn thờ ông vải xuống từ hôm “hoá vàng”.
c/ Kết luận: Ghi nhớ- sgk- trang 64.
Chú ý: Không phải câu nào có các từ “bị/được” cũng là câu bị động. 
II - Luyện tập: (17’)
1/ Bài tập 1- sgk- trang 65.
 - Ngôi chùa ấy được một nhà sư vô danh xây từ thế kỉ XIII.
 -Ngôi chùa ấy xây từ thế kỉ XIII.
b/ Tất cả cánh cửa chùa được người ta làm bằng gỗ lim.
c/ Tất cả cánh cửa chùa làm bằng gỗ lim.
Bài tập 2- sgk- trang 65: Chuyển câu chủ động thành 2 câu bị động (dùng bị/được).
- Em được thầy giáo phê bình. -> sắc thái tích cực, tiếp nhận sự phê bình 1 cách tự giác, chủ động.
- Em bị thầy giáo phê bình. -> sắc thái tiêu cực.
3/ Viết đoạn văn sử dụng câu bị động.
- Đề bài: Niềm say mê văn học
- Trong đoạn có dùng câu bị động.
4. Củng cố : (2’)
 - Cách chuyển câu chủ động sang câu bị động.
5. HDHB: hoàn thiện bả

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_van_7_90139.doc