Giáo án lớp 7 môn Ngữ văn - Tiết 69, 70: Kiểm tra học kì I

doc 3 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1042Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 7 môn Ngữ văn - Tiết 69, 70: Kiểm tra học kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án lớp 7 môn Ngữ văn - Tiết 69, 70: Kiểm tra học kì I
GV: Trần Thị Thu Nga
Trường THCS Hòa Long, TP Bắc Ninh.
Ngày thi: 17/12/2015
Tiết 69+70 kiểm tra học kì i 
A - Mục tiêu bài học:
* Kiến thức:
- Đánh giá việc nắm các nội dung cơ bản của ba phần văn-tếng việt và tập làm văn trong sách Ngữ văn 7 tập 1
- Xem xét sự vân dung linh hoạt theo hướng tích hợp các kiến thức và kĩ năngcủa ba phần trong bài kiểm tra. Đánh giá năng lực vân dụng phương thức biểu cảm nói riêng và kĩ năng làm văn nói chung để tạo lập một bài viết.
* Kĩ năng:
Biết cách vận dụng những kiến thức và kĩ năng Ngữ văn đã học một cách tổng hợp, toàn diện theo nội dung và cách thức kiểm tra, đánh giá mới.
* Tư tưởng:Trung thực trong thi cử
B - Đồ dùng - phương tiện:
Đề thi của Sở GD
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
1 - ổn định tổ chức:
2 - Kiểm tra bài cũ :
3 - Bài mới:
A. Đề bài
Câu 1 (1 điểm):
Từ trái nghĩa là gì? 
Tìm những cặp từ trái nghĩa trong bài ca dao sau:
Nước non lận đận một mình,
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.
Ai làm cho bể kia đầy,
Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?
(Những câu hát than thân –Ngữ văn 7, tập 1, NXBGD 2008, trang 48)
Câu 2 (1 điểm):
Điền quan hệ tù thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:
a) Tôi  Lan là đôi bạn thân.
b) Viết bài văn  phong cảnh quê hương.
c) Các em gắng học  đền đáp công ơn cha mẹ.
d) Nhà Nam rất xa trường  bạn luôn đi học đúng giờ.
Câu 3 (3 điểm):
Cho hai câu thơ sau:
Cảnh đêm như vẽ người chưa ngủ
 Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
a) Trong hai câu thơ trên có một từ bị chép sai, đó là từ nào? Hãy sửa lại cho đúng?
b) Hai câu thơ vừa chép lại được trích từ tác phẩm nào? Ai là tác giả? Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ?
c) Chỉ ra và nêu tác dụng của những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ vừa chép lại?
Câu 4 (5 điểm):
Cảm nghĩ về ông (bà) của em.
B.đáp án và biểu điểm
Câu
Yêu cầu về nội dung kiến thức
Điểm
Câu 1 (1 đ)
-Từ trái nghĩa là những từ coa nghĩa trái ngược nhau một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau
- Cặp từ trái nghĩa ; lên-xuống, đầy-cạn
0,5
0,5
Câu 2 (1 đ)
và
về
để
nhưng
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 3 (3 đ)
a- Từ bị chép sai là :đêm
- Sửa: Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
b- Hai câu thơ trên được trích trong bài Cảnh khuya của HCM
- Hoàn cảnh ra đời bài thơ: Bài thơ được làm ở chiến khu Việt Bắc năm 1947, thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946-1954)
c- Các biện pháp nghệ thuật
+ So sánh: cảnh khuya như vẽ
+ Điệp ngữ vòng (chuyển tiếp) : chưa ngủ được đặt ở cuối câu trước đầu câu sau
- Tác dụng:
+ Vẽ ra một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp như một bức tranh sơn mài của đại ngàn Việt Bắc khi màn đêm buông xuống. Qua đó ta thấy vẻ đẹp tâm hồn của con người nghệ sĩ: say mê trước vẻ đẹp nên thơ của đêm trăng
+ Điệp ngữ chưa ngủ như một bản lề mở ra hai cung bậc tâm trạng của nhân vật trữ tình: niềm say mê cảnh sắc thiên nhiên và nỗi lo nước nhà. Hai tâm trạng đó thống nhất trong con người Bác thể hiện sự hòa hợp giữa nhà thơ và người chiến sĩ trong vị lãnh tụ.
0,25
0,25
0,5
 0,5
0,25
0,25
0,5
0,5
Câu 4 (5 đ)
 1- MB
- Giới thiệu về ông (bà)
- Cảm xúc chung về ông (bà)
2- TB
a- Quan sát, miêu tả: Quan sát, miêu tả những đặc điểm tiêu biểu gợi cảm xúc ở ông (bà)
- Tuổi tác bao nhiêu? => tuổi ấy lẽ ra phải như thế nào? => Vì sao ông bà vẫn luôn tay với công việc? Tình cảm của cháu qua tuổi tác và công việc của ông bà?
- Vóc dáng, làn da, mái tóc, lưng? => cảm xúc và ước mơ của cháu?
- Tính tình hiền hòa, nghiêm khắc, luôn quan tâm đến công việc của cha mẹ và việc học của cháu => dễ gần gũi, kính trọng,
b- Hồi tưởng quá khứ, suy nghĩ hiện tại: Hồi tưởng thói quen sự việc liên quan đến ông bà:
- Hoàn cảnh gia đình: cha mẹ đi làm chiều tối mới về => mọi việc nhà ông bà lo liệu => một đời nuôi cha mẹ giời đây nuôi cháu => cảm xúc của cháu.
- Công việc
+ Lúc cháu đến trường ông bà làm việc nhà chăm cây cảnh,
+ Khi cháu đi học về, nhà cửa, cơm nước ra sao? => thấy ông bà vất vả cháu nói gì? ông bà trả lời thế nào? => Cảm xúc của cháu
+ Tối đến ông bà thường nhắc nhở cháu học, kể chuyện cổ tích, chuyện chiến trường xưa, chuyện quê hương đổi mới.=> không chỉ nuôi dưỡng thể xác mà còn nuôi dưỡng tâm hồn => là chỗ dựa,=> cảm xúc của cháu.
c- Quan sát suy ngẫm: Trong mối quan hệ với mọi người
- Với cha mẹ cháu: thăm hỏi công việc làm ăn, nhắc nhở giữ gìn súc khỏe,
- Với hàng xóm, khối phố:
+ Đôi co, to tiếng =>ông bà khuyên can
+ Rủi ro, hoạn nạn=>ông bà động viên, an ủi,
+ Củ khoai, bó rau ông bà chia sẻ=> là sợi dây thắt chặt tình làng nghĩa xóm=> ai cũng yêu thương kính trọng,
d- Kỉ niệm sâu sắc về tình bà cháu (ông cháu) và tưởng tượng tình huống hứa hẹn mong ước:
- Chọn một kỉ niệm sâu sắc ông (bà) dành cho cháu. Qua đó có thể tưởng tượng tình huống, hứa hẹn mong ước: Đặt ông (bà) vào giả định (nếu không có ông , bà trong cuộc sống) em sẽ có cảm xúc suy nghĩ gì?
3- KB
- Khẳng định công lao của ông(bà) đối với cháu và tình cảm của cháu đối với ông bà
- Mong ước và lời hứa của cháu. 
0,5
0,25
0,25
4,0
1,0
1,0
1,0
 1,0
0,5
4. Giao nhiệm vụ về nhà:
Chuẩn bị bài Chương trình địa phương phần tiếng Việt

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_va_dap_an_Van_7_ki_1_Bac_Ninh_1516.doc