Giáo án lớp 7 môn Công nghệ - Tiết 52: Kiểm tra học kỳ II

doc 5 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 670Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 7 môn Công nghệ - Tiết 52: Kiểm tra học kỳ II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án lớp 7 môn Công nghệ - Tiết 52: Kiểm tra học kỳ II
Ngày soạn: 4/ 5/ 2015 	
Ngày dạy: /5 / 2015	 
TIẾT 52
 KIỂM TRA HỌC KỲ II
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
 Kiểm tra toàn bộ kiến thức đã học trong học kỳ II ( chăn nuôi và thủy sản) theo chuẩn kiến thức và kỹ năng
2. Kỹ năng:
- Vận dụng các kiến thức đã học về chăn nuôi; nuôi thủy sản vào thực tế sản xuất.
- Rèn luyện tính cẩn thận, khoa học.
3. Thái độ:
 Nghiêm túc trong giờ kiểm tra.
B. Phương pháp- phương tiện:
1. Phương pháp: Trắc nghiệm- tự luận
2. Phương tiện: Đề, ma trận, đáp án.
C. Tiến trình hoạt động dạy học:
I. Tổ chức: 	7A:	7B: 	7C:
II. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS
III. Bài mới: 
III.1> MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
Câu
Điểm
Phần ba
Chăn nuôi
Chương I 
Đại cương về kĩ thuật chăn nuôi 
Chương II 
Quy trình sản xuất và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
- Biết đặc điểm sự phát dục ở vật nuôi.
- Biết được nguồn gốc thức ăn vật nuôi.
- Hiểu được thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi.
- Giải thích tại sao phải chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi.
- Chọn được gà mái tốt, đẻ trứng to.
- Vận dụng phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi về gia đình.
4
1
3
2
9b
9 a
0,5
0,5
0,5
0,5
1
1
- Phân biệt bệnh truyền nhiễm và bệnh thông thường.
- Vận dụng biện pháp phòng, trị bệnh cho vật nuôi vào thực tế gia đình
8 a
8 b
1,5
1,5
Phần bốn - Thủy sản
Chương I Đại cương về kĩ thuật nuôi thủy sản
- Biết được đặc điểm của nước nuôi thủy sản.
- Biết tinh chất lí học của nước nuôi thủy sản.
- Hiểu được vai trò của nuôi thủy sản trong đời sống và nền kinh tế.
- Phân loại được thức ăn của động vật thủy sản.
6
5
7
10
0,5
0,5
1
1
Tổng số câu
4
4
2
 10
Tổng số điểm
2
5
3
10
III.2 > ĐỀ BÀI
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN( 3 điểm)
Hãy khoanh tròn vào đáp án đúng cho các câu dưới đây:
1. Khoảng cách giữa xương lưỡi hái và xương háng gà mái tốt, đẻ trứng to là:
A. Để lọt 1 ngón tay	C. Để lọt 3 ngón tay
B. Để lọt 2 ngón tay	D. Để lọt 3,4 ngón tay
2. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi là: 
A. Nước và protein	C. Nước và gluxit
B. Nước và chất khô	D. Nước và lipit
3. Thức ăn vật nuôi có nguồn gốc từ:
A. Thực vật	C. Động vật
B. Chất khoáng	D. Tất cả các loại
4. Trong các dấu hiệu sau, đâu là dấu hiệu của sự phát dục ở vật nuôi:
A. Trọng lượng tăng	B. Gà trống biết gáy
C. Mình dài ra	D. Thân hình cao, lớn
5. Độ trong của nước thích hợp cho nuôi tôm, cá là:
A. 20 đến 30 cm 	B. 25 đến 35 cm
C. 20 đến 35 cm	D. 25 đến 30 cm
6. Đặc điểm của nước nuôi thủy sản là có khả năng:
A. Hòa tan các chất hữu cơ và vô cơ. 
B. Có khả năng hòa tan chế độ nhiệt 
C. Làm ảnh hưởng đến môi trường nuôi thủy sản
D. Cả A và B
PHẦN II. TỰ LUẬN( 7 điểm)
Câu 7. (1 điểm). Nuôi thủy sản có vai trò như thế nào trong đời sống và nền kinh tế?
Câu 8.( 3 điểm).Phân biệt bệnh truyền nhiễm và bệnh không truyền nhiễm? Hãy trình bày các biện pháp phòng trị bệnh cho vật nuôi?
Câu 9.( 2 điểm). Tại sao phải chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi? Liên hệ thức tế gia đình?
Câu 10.( 1 điểm). Thức ăn của động vật thủy sản gồm có những loại nào? Lấy ví dụ?
III.3> ĐÁP ÁN- THANG ĐIỂM
Phần I Trắc nghiệm khách quan( 3 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm:
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
D
B
D
B
A
D
Phần II Tự luận( 7 điểm)
Câu 7:( 1 điểm)
* Vai trò của nuôi thủy sản đối với nền kinh tế và đời sống là:
- Cung cấp thực phẩm cho con người.( 0,25 điểm)
- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến xuất khẩu và các ngành sản xuất khác. 
( 0,25 điểm)
- Làm sạch môi trường nước.( 0,25 điểm)
- Cung cấp thức ăn cho ngàng chăn nuôi gia súc, gia cầm.( 0,25 điểm)
Câu 8:
- Phân biệt bệnh truyền nhiễm và bệnh không truyền nhiễm:( 1,5 điểm)
- Các biện pháp phòng trị bệnh cho vật nuôi là:
Tiêu chí
Bệnh truyền nhiễm
Bệnh không truyền nhiễm
Nguyên nhân
- Do vi sinh vật gây ra
- Không phải do vi sinh vật gây ra có thể do kí sinh trùng hay yếu tố cơ học, lí học, hóa học.
Sự lây lan
- Lây lan nhanh thành dịch
- Không lây lan nhanh, không thành dịch
Hậu quả
- Gây tổn thất lớn làm chết nhiều vật nuôi, có thể lây sang người và các động vật khác
- Không làm chết nhiều vật nuôi.
+ Chăm sóc chu đáo, cho vật nuôi ăn đầy đủ chất dinh dưỡng.(0,5 điểm)
+ Vệ sinh môi trường sạch sẽ, tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin.(0,5 điểm)
+ Cách li vật nuôi bị bệnh với vật nuôi khỏe, báo cho cán bộ thú y khi vật nuôi có triệu chứng bệnh.(0,5 điểm)
Câu 9:
- Phải chế biến thức ăn vì: Tăng mùi vị, tăng tính ngon miệng, dễ tiêu hóa, giảm độ thô cứng, khử độc trong thức ăn.( 0,5 điểm)
- Phải dự trữ thức ăn vì: Nhằm giữ thức ăn lâu hỏng, luôn có đủ nguồn thức ăn cung cấp cho vật nuôi.( 0,5 điểm)
- Liên hệ thực tế gia đình: ( 1 điểm)
+ Chế biến: Cắt ngắn rau lang, cỏ; nghiền nhỏ ngô, sắn; ủ lên men bột ngô, bột sắn.
+ Dự trữ bằng cách làm khô như rơm, sắn, ngô, thóc...
Câu 10:
- Thức ăn tự nhiên: Động - thực vật thủy sinh như: ốc, tảo đậu, các loài rong... ( 0,5 điểm)
- Thức ăn nhân tạo: cám, ngô, đậu tương, cây lạc, cây phân xanh.... (0,5 điểm)
IV. Củng cố: GV thu bài; nhận xét giờ kiểm tra
V. Hướng dẫn HS học ở nhà: Về nhà làm lại bài kiểm tra ra vở
..
...
Bồ lý; ngày tháng 5 năm 2015
Ký duyệt của Tổ KHTN

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_KTHKII_mon_CN7_de_2.doc