Giáo án lớp 6 môn Tin học - Bài 1: Thông tin và tin học 6

doc 4 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 942Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Tin học - Bài 1: Thông tin và tin học 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án lớp 6 môn Tin học - Bài 1: Thông tin và tin học 6
Bài 1. THÔNG TIN VÀ TIN HỌC 6
Câu 1 (TN) 
Nhận biết
Mục tiêu: Biết khái niệm về thông tin
Thông tin là gì?
A. Thông tin là sự hiểu biết về con người
B. Thông tin là những gì biết được qua báo chí, truyền hình
C. Thông tin là tất cả những gì đem lại sự hiểu biết về thế giới xung quanh và về chính con người
D. Thông tin là điều mà mọi người nói chuyện với nhau
Đáp án: C
Câu 2 (TN)
Nhận biết
Mục tiêu: Biết hoạt động thông tin của con người
Hoạt động thông tin bao gồm:
A. Nhận, xử lí thông tin;
B. Nhận, xử lí, trao đổi và lưu trữ thông tin
C. Xử lí thông tin
D. Nghiên cứu về máy tính
Đáp án: B
Câu 3 (TN)
Thông hiểu
Mục tiêu: Biết nhiệm vụ chính của tin học
Một trong các nhiệm vụ chính của tin học là:
A. Nghiên cứu về máy tính điện tử
B. Nghiên cứu việc thực hiện các hoạt động thông tin một cách tự động dựa vào máy tính điện tử
C. Nghiên cứu việc tính toán của con người
D. Nghiên cứu bộ não của con người
Đáp án: B
Câu 4 (TN)
Vận dụng thấp
Mục tiêu: Biết về thông tin và hoạt động thông tin của con người.
Nghe bản tin dự báo thời tiết: “Ngày mai trời có mưa”, em sẽ xử lí thông tin và giải quyết như thế nào:
A. Mặc đồng phục;
B. Đi học mang theo áo mưa;
C. Ăn sáng trước khi đến trường;
D. Hẹn bạn Trang cùng đi học.
Đáp án: B
Câu 5 (TL)
Nhận biết
Mục tiêu: Biết khái niệm về thông tin
Thông tin là gì? Cho ví dụ về thông tin.
Đáp án: Thông tin là tất cả những gì đem lại sự hiểu biết về thế giới xung quanh 
(sự vật, sự kiện, ) và về chính con người. 
 Ví dụ: Tiếng trống trường báo cho em đến giờ ra chơi hay vào lớp, 
Câu 6 (TL)
Vận dụng thấp
Mục tiêu: Nhận biết về thông tin
Em hãy nêu một ví dụ về thông tin mà con người có thể thu nhận được bằng mắt (thị giác) 
Đáp án: Ví dụ về thông tin mà con người có thể thu nhận được bằng mắt (thị giác):
Xem ảnh chụp cảnh xum họp của gia đình người bạn trong ngày tết. 
Câu 7 (TL)
Vận dụng cao
Mục tiêu: Biết được máy tính là công cụ hỗ trợ con người trong các hoạt động thông tin
Hãy tìm một ví dụ về những công cụ và phương tiện giúp con người vượt qua hạn chế của các giác quan và bộ não?
Đáp án: Ví dụ về những công cụ và phương tiện giúp con người vượt qua hạn chế của các giác quan và bộ não như: máy tính điện tử dùng hỗ trợ trong công việc tính toán của con người
Bài 2. THÔNG TIN VÀ BIỂU DIỄN THÔNG TIN
Câu 8 (TN)
Nhận biết
Mục tiêu: Phân biệt được các dạng thông tin cơ bản
Thông tin có các dạng cơ bản nào sau đây
A. Các con số, hình ảnh;
B. Chữ viết, âm thanh;
C. Văn bản, âm thanh, hình ảnh;
D. Tiếng nói, tiếng còi xe, hình ảnh;
Đáp án: C
Câu 9 (TN)
Nhận biết
Mục tiêu: Phân biệt được các dạng thông tin cơ bản
Phát biểu nào sai trong các phát biểu sau
A. Các con số ghi trong sách là thông tin dạng văn bản
B. Chữ viết trong các tờ tạp chí là thông tin dạng văn bản
C. Bộ phim hoạt hình trên tivi là thông tin dạng văn bản
D. Kí hiệu trong sách vở là thông tin dạng văn bản
Đáp án: C
Câu 10 (TN)
Thông hiểu
Mục tiêu: Biết dữ liệu là thông tin được lưu trữ trong máy tính.
Văn bản, số, hình ảnh, âm thanh, phim ảnh trong máy tính được gọi chung là:
 A. Lệnh; B. Chỉ dẫn; C. Thông tin; D. Dữ liệu 
Đáp án: D
Câu 11 (TN)
Vận dụng thấp
Mục tiêu: Phân biệt được các dạng thông tin cơ bản
Tập truyện tranh quen thuộc với nhiều bạn nhỏ “Đô-rê-mon” cho em thông tin:
A. Dạng văn bản; B. Dạng âm thanh; 
C. Dạng hình ảnh; D. Tổng hợp hai dạng văn bản và hình ảnh
Đáp án: D
Câu 12 (TL)
Nhận biết
Mục tiêu: Phân biệt được các dạng thông tin cơ bản
Nêu các dạng thông tin chính trong tin học? Cho ví dụ ở từng dạng?
Đáp án:
Các dạng thông tin cơ bản trong tin học: 
- Dạng văn bản 
Ví dụ: các con chữ, số, kí hiệu trong sách, báo..
- Dạng hình ảnh
Ví dụ: Tấm hình của bạn trong lớp em.
- Dạng âm thanh
Ví dụ: Tiếng đàn piano được phát ra từ nhà bên
Câu 13 (TL)
Thông hiểu
Mục tiêu: Biết cách biểu diễn thông tin trong tin học
Nêu một vài ví dụ minh họa việc có thể biểu diễn thông tin bằng nhiều cách đa dạng khác nhau?
Đáp án: Ta có thể trao đổi thông tin với bạn bè bằng cách nói chuyện trực tiếp, viết thư
Câu 14 (TL)
Vận dụng cao
Mục tiêu: Phân biệt được các dạng thông tin cơ bản
Ngoài ba dạng thông tin cơ bản nêu trong bài học, em hãy thử tìm xem còn có dạng thông tin nào khác?
Đáp án: Ngoài ba dạng thông tin văn bản, hình ảnh, âm thanh, trong cuộc sống ta có thể gặp các dạng thông tin như: Thông tin của cảm xúc, thông tin của khứu giác, vị giác
Bài 3. EM CÓ THỂ LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ
NHỜ MÁY TÍNH 
Câu 15 (TN)
Nhận biết
Mục tiêu: Biết khả năng ưu việt của máy tính
Máy tính có những khả năng nào sau đây
A.Tính toán nhanh, chính xác cao, lưu trữ lớn;
B. Không bao giờ hư hỏng;
C. Có thể chịu được nhiệt độ rất cao;
D. Làm việc liên tục ít hao tốn điện
Đáp án: A
Câu 16 (TN)
Nhận biết
Mục tiêu: Biết khả năng ưu việt của máy tính
Trong các phát biểu về một số khả năng của máy tính, phát biểu nào là sai
A. Khả năng tính toán nhanh;
B. Khả năng làm việc không mệt mỏi;
C. Khả năng lưu trữ lớn;
D. Có thể làm được tất cả các công việc một cách tự động.
Đáp án: D
Câu 17 (TN)
Thông hiểu
Mục tiêu: Biết khả năng ưu việt của máy tính
Máy tính có thể: 
A. Đi học thay cho em; B. Đi chợ thay mẹ;
C. Nấu cơm giúp em; D. Lập bảng lương cho cơ quan
Đáp án: D
Câu 18 (TN)
Vận dụng thấp
Mục tiêu: Biết khả năng ưu việt của máy tính
Hạn chế lớn nhất của máy tính hiện nay là: 
A. Không có khả năng tư duy như con người;
B. Khả năng lưu trữ còn hạn chế;
C. Khả năng tính toán còn chậm; 
D. Kết nối Internet còn chậm. 
Đáp án: A
Câu 19 (TL)
Thông hiểu
Mục tiêu: Biết khả năng ưu việt của máy tính
Những khả năng to lớn nào đã làm cho máy tính trở thành công cụ xử lí thông tin hữu hiệu
Đáp án:
- Khả năng tính toán nhanh
- Tính toán với độ chính xác cao
- Khả năng lưu trữ lớn
- Khả năng “làm việc” không mệt mỏi 
Câu 20 (TL)
Vận dụng cao
Mục tiêu: Biết tin học được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực đời sống xã hội
Hãy kể thêm một vài ví dụ về những gì có thể thực hiện với sự trợ giúp của máy tính 
điện tử?
Đáp án: Hệ thống phun nước tự động tại nhà máy xi măng Hoàng Thạch
 Hệ thống phun nước và chiếu sáng của tháp Eiffel (Pháp)

Tài liệu đính kèm:

  • docCau_hoi_Tin_hoc_6.doc