Giáo án lớp 4 - Tuần thứ 2

doc 17 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 596Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 4 - Tuần thứ 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án lớp 4 - Tuần thứ 2
 TUẦN 2
Ngày soạn: 23/8/2014
Ngày giảng: Thứ hai ngày 25 tháng 8 năm 2014
 TIẾNG VIỆT
 Bài 2A: BÊNH VỰC KẺ YẾU ( tiết 1 + 2)
 Tiết 1
I. Khởi động
- Cả lớp hát bài: Bầu bí thương nhau. 
II. Hoạt động cơ bản
1. Thi tìm nhanh từ chỉ người chứa tiếng "nhân"
2. Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài: "Dế Mèn bênh vực kẻ yếu"
3. Thay nhau đọc từ ngữ và lời giải nghĩa:
chóp bu, nặc nô
4. Cùng luyện đọc
5. Trao đổi, trả lời câu hỏi:
 Tiết 2
II. Hoạt động cơ bản
6. Thi tìm nhanh từ ngữ.
a) Thể hiện lòng nhân hậu, yêu thương đồng loại
b) Từ trái nghĩa với nhân hậu hoặc yêu thương
III. Hoạt động thực hành
1. Phân loại từ có tiếng nhân
2. Yêu cầu HS đặt câu với 1từ ở hoạt động 1
- Hs cả lớp hát
* Hoạt động nhóm
- Hs thảo luận nhóm nêu theo yêu cầu.
- VD: nhân cách, nhân chứng, nhân danh, nhân dân, nhân khẩu, nhân loại, nhân lực, nhân mạng, nhân phẩm, nhân quyền, nhân sĩ, nhân sinh, nhân số, ...
* Hoạt động cả lớp:1 HS đọc lại - Cả lớp lắng nghe
* HS làm việc cặp đôi: một học sinh đọc từ, một học sinh đọc lời giải nghĩa.
* Hoạt động nhóm
- đọc đồng thanh trong nhóm (đọc từ)
- HS nêu cách ngắt nghỉ mỗi câu sau đó luân phiên nhau đọc trong nhóm
- HS đọc các đoạn theo nhóm 3.
* HĐ nhóm
- Bọn nhện chăng tơ kín ngang đường, bố trí nhện gộc canh gác, tất cả nhà nhện núp kín trong các hang đá với dáng vẻ hung giữ.
- Đầu tiên Dế Mèn chủ động hỏi, lời lẽ rất oai, giọng thách thức của một kẻ mạnh: muốn nói chuyện với tên chóp bu, dùng các từ xưng hô: ai, bọn này, ta.
- Thấy nhện cái xuất hiện, vẻ đanh đá nặc nô, Dế Mèn ra oai bằng hành động tỏ rõ sức mạnh: quay phắt lưng, phóng càng đạp phanh phách.
- Tên gọi phù hợp nhất với tính cách của Dế Mèn là: Hiệp sĩ.
* HĐ nhóm
- lòng nhân ái, lòng vị tha, tình thân ái, tình thương mến, yêu quý, xót thương, đau xót, tha thứ, độ lượng bao dung, thông cảm, đồng cảm,.. 
- hung ác, nah ác, tàn ác, tàn bạo, cay độc, ác nghiệt, hung dữ, dữ tơn, dữ dằn,...
* HĐ cả lớp
- nhân dân, công nhân, nhân loại, nhân tài.
- nhân hậu, nhân ái, nhân đức, nhân từ.
* HĐ cá nhân
- HS đặt câu, viết vào vở.
 TOÁN
 Bài 4: CÁC SỐ CÓ SÁU CHỮ SỐ ( Tiết 1)
I. Khởi động
- Cả lớp hát bài: Chú chim nhỏ dễ thương
II. Hoạt động cơ bản
+ HĐ 1: Chơi trò chơi “ Đọc viết số”
- Em viết số - Bạn đọc số
- Em đọc số - bạn viết số
- Đổi vai cho nhau.
+ HĐ 2: Đọc kĩ nội dung và nghe cô hướng dẫn.
a) Đơn vị, Chục, Trăm
1 đơn vị - Viết số: 1
1 chục – Viết số: 10
1 trăm – Viết : 100
b) Nghìn, Chục nghìn, Trăm nghìn
10 trăm = 1 nghìn – Viết số: 1000
10 nghìn = 1 chục nghìn – Viết số:10 000
10 chục nghìn = 100 nghìn – 
Viết số: 100 000.
Ví dụ: sgk – gv hướng dẫn
+ HĐ 3: Viết theo mẫu
- Yêu cầu hs thực hiện theo mẫu.
- HS cả lớp hát
* HĐ cặp đôi
- 45678 – Bốn mươi năm nghìn sáu trăm bảy mươi tám.
- Hai mươi nghìn ba trăm mười ba – 20313
* HĐ cả lớp
- hs theo dõi gv hướng dẫn
* HĐ cặp đôi
- HS thảo luận sau đó ghi kết quả vào vở
ĐỊA LÍ
Bài 2: LÀM QUEN VỚI BẢN ĐỒ (Tiết 1)
I. Khởi động
- Gv tổ chức chơi trò chơi: Gió thổi.
II. Hoạt động thực hành
+ Hđ 1: Liên hệ thực tế
- Hs liên hệ theo các gợi ý.
- Để biết được một nơi nào đó em đến là ở đâu em cần tìm hiểu trên bản đồ. Bản đồ có tác dụng chỉ hướng đi, địa điểm ta cần đến hoặc nơi em đang ở.
+ HĐ 2. Quan sát hình và trả lời.
+ HĐ 3. Đọc đoạn hội thoại và cùng trao đổi.
- Bản đồ là gì?
- Nêu một số yếu tố của bản đồ?
+ HĐ 4. Đọc thông tin và thực hiện
 Hoàn thành phiếu học tập.
+ HĐ 5. Học theo hướng dẫn của thầy, cô giáo.
- Yêu cầu thực hiện theo các nội dung
- Hs cả lớp chơi
- HĐ cặp đôi
 Hs thay nhau trả lời các câu hỏi gợi ý.
- HĐ cặp đôi
 Hs quan sát hình và thay nhau chỉ địa điểm.
+ HĐ nhóm
- Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất lên mặt phẳng giấy.
- Một số yếu tố của bản đồ là: tên bản đồ, phương hướng trên bản đồ, tỷ lệ bản đồ, kí hiệu bản đồ.
+ HĐ nhóm
- Hs trao đổi và hoàn thành nội dung phiếu.
+ HĐ nhóm
- Hs thực hiện theo yêu cầu
------------------------------------------------
ĐẠO ĐỨC
TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP ( tiết 2)
 * Khởi động
- Hát bài: Em yêu trường em
B. Hoạt động thực hành: 
Bài 3: Em sẽ làm gì nếu:
Em không làm được bài tập trong giờ kiểm tra?
Em bị điểm kém nhưng cô giáo lại ghi nhầm điểm giỏi.
Trong giờ kiểm tra, bạn ngồi cạnh không làm được bài và cầu cứu em?
GV đánh giá kết quả thảo luận của các nhóm.
- Cả lớp khởi động
- HS hoạt động nhóm
Mỗi nhóm trình bày kết quả thảo luận 1 tình huống 
Các nhóm khác bổ sung bằng cách giơ thể xanh, đỏ
Bài 4: Hãy kể những tấm gương, mẩu chuyện về trung thực trong học tập mà em biết.
Bài 5: Xây dựng một tiểu phẩm về trung thực trong học tập.
- GV Nhận xét
- HS hoạt động nhóm
- HS kể trong nhóm
- HS kể trước lớp
- HS hoạt động nhóm
- Hai nhóm lần lượt đóng vai. Các nhóm khác nhận xét tình huống.
C) HĐ ứng dụng
1. Đã bao giờ em thiếu trung thực chưa? Nếu có bây giờ nghĩ lại em thấy thế nào? Em sẽ làm gì nếu gặp những tình huống tương tự như vậy?
2. Thực hiện trung thực trong học tập và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.
--------------------------------------------
BỒI DƯỠNG HỌC SINH TIẾNG VIỆT
ĐỌC HIỂU TRUYỆN: ÔNG LÃO NHÂN HẬU
I. MỤC TIÊU:
- Hs biết: đọc một bài văn và trả lời các câu hỏi liên quan đến nội dung bài đọc.
- Biết được nội dung và ý nghĩa của bài đọc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh họa trong sách thực hành toán và tiếng việt lớp 4 tập 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Đọc truyện: Ông lão nhân hậu
- 1 hs đọc toàn bộ câu chuyện trước lớp.
- Hs đọc thầm lại truyện.
2. Đánh dấu vào ô trống trước câu trả lời đúng.
a) Vì sao cô bé buồn, ngồi khóc một minh?
b) Khi cô bé hát ai đã khen cô?
c) Ông cụ có nghe được lời hát của cô bé không? Vì sao?
d) Theo em, nếu gặp lại ông cụ, cô ca sĩ nổ tiếng sẽ nói gì?
e) Em có thể dùng từ ngữ nào để nói về ông cụ?
3. Đánh dấu tích vào ô thích hợp.
+ Thực hiện cá nhân
- Hs làm bài – nêu kết quả
a) Vì cô bé bị loại khỏi dàn đồng ca.
b) Một ông cụ tóc bạc.
c) Không, vì ông cụ bị điếc từ lâu
d) Cảm ơn ông. Nhờ ông động viên mà cháu đã thành tài.
e) Nhân hậu
- Hs làm bài – nêu kết quả
a) Báo hiệu bộ phận đứng sau là ý nghĩ (lời nói bên trong của nhân vật) 
b) Báo hiệu bộ phận đứng sau là lời nói của nhân vật.
Ngày soạn: 23/8/2014
Ngày giảng: Thứ ba ngày 26tháng 8 năm 2014
TIẾNG VIỆT
Bài 2A: BÊNH VỰC KẺ YẾU ( tiết 3)
I. Khởi động
- Cả lớp hát bài: Lớp chúng mình đoàn kết
II. Hoạt động thực hành
3. Nghe thầy cô đọc và viết vào vở đoạn văn.
4. Yêu cầu HS chọn từ phù hợp
5. Giải câu đố
* HĐ cá nhân
III. Hoạt động ứng dụng
- GV giao bài tập ứng dụng trang 15.
- Hs cả lớp hát
 + HĐ cả lớp
* HĐ cá nhân
- HS chọn viết vào vở từ đúng: phải chăng, xin, băn khoăn, không sao, xem.
* Hoạt động cá nhân
 a) - sáo, sao
-----------------------------------------------
TOÁN
Bài 4: CÁC SỐ CÓ SÁU CHỮ SỐ ( Tiết 2)
* Khởi động
- Hát bài: Lớp chúng ta đoàn kết
B. Hoạt động thực hành
+ HĐ1: Viết theo mẫu:
- Làm bài vào vở ô li
+ HĐ 2: a) Đọc các số
 78452 607824 
 315211 873105
b) Viết các số:
+ HĐ 3: Viết số thích hợp vào chỗ chấm
a) Đếm thêm 100000.
b) Đếm thêm 10000.
+ HĐ 4: Viết mỗi số sau thành tổng (theo mẫu)
52314 = 50000 + 2000 + 300 + 10 + 4
- Cả lớp khởi động
+ HĐ cá nhân
- Hs tự hoàn thành bài cá nhân theo mẫũ.
+ HĐ cá nhân
a) 78452 – Bảy mươi tám nghìn bốn trăm năm mươi hai.
607824 – Sáu trăm linh bảy nghìn tám trăm hai mươi tư.
b) 42525 ; 118303 ; 527621 ; 37601 ; 9234.
400000 ; 500000 ; 600000 ; 700000 ; 800000 ; 900000.
450000 ; 460000 ; 470000 ; 480000 ; 490000 ; 500000
50306 = 50000 + 300 + 6
83760 = 80000 + 3000 + 700 + 60
176091 = 100000 + 70000 + 6000 + 90 + 1
------------------------------------------------
KHOA HỌC
Bài 2: CƠ THỂ NGƯỜI TRAO ĐỔI CHẤT NHƯ THẾ NÀO? ( tiết 2)
I. Khởi động
- Gv tổ chức chơi trò chơi: hít thở, hít thở
III. Hoạt động thực hành
- Yêu cầu HS thực hiện vào vở ô li
Bài tập 1. Hoàn thành bảng
Bài tập 2. Chơi trò chơi “ Thi ghép chữ vào sơ đồ”.
IV. Hoạt động ứng dụng
- Giao bài tập trang 12
- Hs cả lớp chơi
* HĐ nhóm
+ Quá trình trao đổi chất của con người diễn ra:
1 – thức ăn ; 2 – phân ; 3 – hô hấp ; 4 – khí các bô níc ; 5 – nước tiểu ; 6 - phân
+ HĐ cả lớp
Các từ điền đúng là: A – 4.chất dinh dưỡng
B – 2.Khí ô xi ; C – 1. Khí cac bô níc
D – 3. ô xi và các chất dinh dưỡng.
 --------------------------------------------------
Ngày soạn: 24/8/2014
Ngày giảng: Thứ tư ngày 27 thánh 8 năm 2014
 TIẾNG VIỆT
Bài 2B: CHA ÔNG NHÂN HẬU TUYỆT VỜI ( tiết 1 + 2)
I. Khởi động
- Cả lớp hát bài: Cả nhà thương nhau
II. Hoạt động cơ bản
1. Quan sát tranh và nói về nội dung bức tranh
2. Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài thơ: "Truyện cổ nước mình"
3. Thay nhau đọc từ ngữ và lời giải nghĩa:
4. Cùng luyện đọc
5. Trao đổi, trả lời câu hỏi:
 Tiết 2
6. Các nhóm thi đọc thuộc lòng bài thơ.
7. Yêu cầu HS đọc truyện Thỏ và Sóc
8. Tìm hiểu về hành động của một nhân vật trong truyện
GV: Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ.
III. Hoạt động thực hành
1. Điền tên nhân vật vào chỗ trống trong phiếu học tập.
- Hs cả lớp hát
* Hoạt động nhóm
- Hs thảo luận nhóm nêu theo yêu cầu.
+ Bức tranh vẽ cảnh cuộc sống thanh bình, thần tiên: có núi non, cây cối, những cánh chim hoà bình và những con người nhân hậu.
* Hoạt động cả lớp:1 HS đọc lại - Cả lớp lắng nghe
* HS làm việc cặp đôi:
- Một học sinh đọc từ, một học sinh đọc lời giải nghĩa.
- Viết vào vở theo mẫu
* Hoạt động nhóm
- đọc đồng thanh trong nhóm (đọc từ)
- HS nêu cách ngắt nghỉ mỗi câu sau đó luân phiên nhau đọc trong nhóm
- HS đọc nối tiếp ( câu thơ).
* HĐ nhóm
- Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa
- hiền thì lại gặp hiền
- Rất công bằng rất thông minh
Vừa độ lượng lại đa tình đa mang
- Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà
- Lời ông cha dạy cũng vì đời sau
+ Truyện cổ của cha ông dạy con cháu biết bao điều hay lẽ phải
* HĐ cả lớp
- HS hoạt động theo Sách hướng dẫn
* HĐ cá nhân
- Những hành động cho ta biết Sóc là người dũng cảm, kiên trì coi trọng tình bạn, không bỏ bạn khi hoạn nạn.
- Các hành động nói trên được kể theo thứ tự thời gian.
- HS đọc (cá nhân, đồng thanh)
* HĐ cá nhân
- HS thực hiện trên phiếu học tập.
 ------------------------------------------------------
 TOÁN
Bài 5: TRIỆU, CHỤC TRIỆU, TRĂM TRIỆU
I. Khởi động
- Hát bài “ Múa vui”
II. Hoạt động cơ bản
+ HĐ1. Chơi trò chơi “ Đố bạn"
+ HĐ 2. Đọc kĩ nội dung sau và nghe thầy cô hướng dẫn:
- Chốt: cách viết số 1 triệu, chục triệu và trăm triệu ( chú ý đến các chữ số của chúng)
+ HĐ 3. Đếm thêm 1 triệu từ 1 triệu đến 10 triệu.
II. Hoạt động thực hành
- Yêu cầu HS làm bài vào vở ô li
Bài 1: Viết số thích hợp vào chố chấm bằng cách đếm thêm 1 triệu.
Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm
( theo mẫu) 
M: 1 chục triệu 2 chục triệu
 10 000 000 20 000 000
Bài 3. Viết các số...chữ số 0:
 Tám mươi nghìn
 Sáu mươi ba triệu
 Bốn triệu
 Năm trăm triệu
III. Hoạt động ứng dụng
- GV giao bài tập ứng dụng trang 19
* HĐ nhóm
- HS chơi theo hướng dẫn SGK
* HĐ chung cả lớp
- HS theo dõi và trả lời.
+ HĐ cặp đôi
- Hs thay nhau đếm
* HĐ cá nhân
- HS làm bài vào vở ô li
3 000 000 ; 4 000 000 ; 5 000 000 ; 
6 000 000 ; 7 000 000 ; 8 000 000 ;9 000 000
3 chục triệu 4 chục triệu 5 chục triệu
30 000 000 4 000 000 5 000 000
6 chục triệu 7 chục triệu 8 chục triệu
60 000 000 70 000 000 80 000 000
9 chục triệu 1 trăm triệu 2 trăm triệu
90 000 000 100 000 000 200 000 000
3 trăm triệu – 300 000 000.
- 80 000 - có 5 chữ số - có 4 chữ số 0.
- 63 000 000 – có 8 chữ số - 6 chữ số 0.
- 4 000 000 – có 7 chữ số - có 6 chữ số 0.
- 500 000 000 – có 9 chữ số - có 8 chữ số 0.
-------------------------------------------------
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN KỂ CHUYỆN
I. Mục tiêu
- Giúp học sinh đọc hiểu một đoạn văn, viết được một đoạn văn tả ngoại hình của nhân vật.
- Hs năm được bố cục và biết trình bày đoạn văn.
II. Đồ dùng dạy học
Sách thực hành Toán và Tiếng Việt 4.
III. Các hoạt động
Bài 1: Đọc lại đoạn văn miêu tả chú bé liên lạc, chọn câu trả lời đúng.
a) Các chi tiết “ thân hình gầy, chiếc áo cánh nâu, quần ngắn tới đầu gối” cho thấy:
b) Các chi tiết “ túi áo trễ xuống tận đùi như đã từng phải đựng nhiều thứ quá nặng, đôi bắp chân nhỏ luân động đậy” cho thấy:
c) Chi tiết “ đôi mắt sáng và xếch lên” cho thấy:
Bài 2: Viết đoạn văn theo yêu cầu của bài.
- Hs đọc kĩ đoạn văn làm bài
Chú bé là con nhà nghèo, quen chịu đựng vất vả.
Chú bé rất hiếu động.
Chú bé thông minh, gan dạ.
- Hs đọc lại câu chuyện “ Ông lão nhân hậu” kể lại một đoạn của câu chuyện, trong đó có một vài câu tả
 ------------------------------------------------------
THỰC HÀNH TOÁN
ÔN ĐỌC VIẾT CÁC SỐ CÓ 6 CHỮ SỐ
I. Mục tiêu
- Hs biết đọc viết các số có 6 chữ số
- Nắm được giá trị của mỗi chữ số trong mỗi số
II. Đồ dùng dạy học
- Sách thực hành Toán và Tiếng Việt
III. Các hoạt động 
Gv tổ chức cho hs làm bài cá nhân 
+ Bài 1: Viết (theo mẫu).
- Củng cố cách đọc, viết số và giá trị của chữ số trong một số.
Bài 2: Viết số (theo mẫu)
M. a) Sáu trăm bảy mươi năm nghìn ba trăm bảy mươi tư: 675 374
Bài 3: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
Bài 4: Ghi giá trị của chữ số 5 trong mỗi số.
- Hs làm bài báo cáo kế quả
Viết số
Đọc số
Chữ số 9 thuộc hàng
469 572
Bốn trăm sáu mươi chín nghìn năm trăm bảy mươi hai.
Hàng nghìn
840 695
Tám trăm bốn mươi nghìn sáu trăm chín mươi năm.
Hàng chục
698 321
Sáu trăm chín mươi tám nghìn ba trăm hai mươi mốt.
Hàng chục nghìn
584 369
Năm trăm tám mươi tư nghìn ba trăm sáu mươi chín.
Hàng đơn vị
324 548 
548 067
900 101
812 364; 812 365; 812 366; 812 367; 812 368
704 686; 704 687; 704 688; 704 689; 704690
599 100; 599 200; 599 300; 599 400; 599 500
Số
75826
24957
538102
416538
G trị của chữ số 5
5000
50
500000
500
 -----------------------------------------------------------------
BỒI DƯỠNG HỌC SINH TOÁN
ÔN CÁC SỐ CÓ 6 CHỮ SỐ
I. Mục tiêu
- Hs biết chuyển mỗi số thành tổng, biết so sánh các số có 6 chữ số.
II. Đồ dùng dạy học
- Sách Thực hành Toán và Tiếng Việt
III. Các hoạt động
Yêu cầu học sinh làm bài tập theo hướng dẫn của gv.
Bài 1: Viết mỗi số thành tổng ( theo mẫu)
M. a) 72485 = 70 000 + 2000 + 400 + 80 + 5
Bài 2: >, <, =
Bài 3: a) Khoanh vào số lớn nhất:
 b) Khoanh vào số bé nhất
Bài 4: Viết số ( theo mẫu):
M. Mười triệu: 10 000 000.
Bài 5: Đố vui
Số? 
 = 50 = 70 = 160
- Hs làm bài cá nhân 
b) 31762 = 30000 + 1000 + 700 + 60 + 2
c) 60904 = 60000 + 900 + 4
d) 852036 = 800000 + 50000 + 2000 + 30 + 6.
Bài 2:
839 725 > 83 972 796 358 = 796 358
204 086 > 204 068 438 679 = 438 679
700 504 > 400 507 582 916 < 916 582
Bài 3
992 583
789 305
Bài 4
Chín mươi triệu: 90 000 000
Một trăm triệu: 100 000 000
Ba mươi triệu: 30 000 000
Sáu mươi triệu: 60 000 000
Chín trăm triệu: 900 000 000
-----------------------------------------------------
Ngày soạn: 25/8/2014
Ngày giảng: Thứ năm ngày 28 tháng 8 năm 2014
 TOÁN
 Bài 6: HÀNG VÀ LỚP ( tiết 1)
I. Khởi động
- Gv tổ chức chơi trò chơi: Gió thổi
II. Hoạt động cơ bản
1. Chơi trò chơi " Phân tích số" 
2. Đọc kĩ nội dung và nghe thầy cô hướng dẫn
GV: số 413 751 246 gồm có ba lớp là: Lớp triệu, lớp nghìn, lớp đơn vị.
Một lớp gồm ba hàng liền nhau kể từ phải sang trái.
3. Viết theo mẫu.
- Ba hàng liền nhau tạo thành một lớp và biết cách tìm giá trị của một chữ số trong một số.
- Hs cả lớp chơi
* HĐ nhóm
- 2 HS lần lượt chơi và đổi vai cho nhau theo yêu cầu của bài.
* HĐ cả lớp
- Hs quan sát rồi ghi kết quả vào vở.
+ HĐ cặp đôi
- Hs thực hiện.
-------------------------------------------
TIẾNG VIỆT
 Bài 2B: CHA ÔNG NHÂN HẬU TUYỆT VỜI ( tiết 3)
I. Khởi động
- Cả lớp hát bài: Cả nhà thương nhau
II. Hoạt động thực hành
2. Yêu cầu HS đọc bài thơ
3. Kể lại câu chuyện Nàng tiên Ốc
- Yêu cầu HS kể theo gợi ý SGK
IV. Hoạt động ứng dụng
- GV giao bài tập ứng dụng trang 32.
- Hs cả lớp hát
* HĐ nhóm
- HS đọc theo nhóm, cá nhân trong nhóm.
* HĐ nhóm
- HS kể trong nhóm, kể trước lớp.
 KHOA HỌC
 Bài 3: CÁC CHẤT DINH DƯỠNG NÀO CÓ TRONG THỨC ĂN
CỦA CON NGƯỜI ?
I. Khởi động
- Cả lớp hát bài: Quả
II. Hoạt động cơ bản
1. Liên hệ thực tế, trả lời câu hỏi
2. Quan sát và trả lời
- Thức ăn, đồ uống được chia làm 4 nhóm: nhóm thức ăn chứa chất bột đường, nhóm thức ăn chứa chất đạm, nhóm thức ăn chứa chất béo, nhóm thức ăn chứa chất vi-ta-min, chất khoáng.
III. Hoạt động thực hành
+ HĐ 1: Làm việc với thẻ chữ
+ HĐ 2: Hãy thử
a) Một số loại thức ăn có thể được xếp vào nhiều nhóm chất dinh dưỡng: 
b) các chất trên vừa cung cấp chất bột, vừa cung cấp chất đường...
IV. Hoạt động ứng dụng
- Giao bài tập ứng dụng trang 17
- Hs cả cùng hát
* HĐ đôi
- 2 HS lần lượt chơi và đổi vai cho nhau theo yêu cầu của bài.
* HĐ nhóm
- HS thực hiện trả lời các câu hỏi theo sách hướng dẫn .
- HĐ nhóm
- HĐ cả lớp
a) thịt lợn, thịt bò, thịt gà, trứng, cá...
b) củ cải, khoai lang, đỗ xanh, đậu đen...
 ----------------------------------------------------------------
 LỊCH SỬ
Bài 2: LÀM QUEN VỚI BẢN ĐỒ (Tiết 2)
I. Khởi động
- Gv tổ chức chơi trò chơi: hít thở, hít thở
II. Hoạt động thực hành
- Yêu cầu HS thực hiện vào vở ô li
* Bài tập 1
a 2) Trªn b¶n ®å lµ h­íng b¾c, d­íi h­íng Nam, ph¶i h­íng §«ng, tr¸i h­íng T©y.
a 4) Tỉ lệ bản đồ kí hiệu dưới dạng tỉ số.
a 5) Dïng ®Ó thÓ hiÖn c¸c ®èi t­îng lÞch sö hoÆc ®Þa lý trªn b¶n ®å.
* Bài tập 2
- Lào, Cam – pu – chia phía Tây
- Trung Quốc ở phía Bắc
- Biển Đông ở phía Đông
- Đà nẵng ở phía Nam của Hà Nội, phía Bắc của Thành phố Hồ Chí Minh
III. Hoạt động ứng dụng
Giao bài tập trang 18
- Hs cả lớp chơi
- Hs hoàn thành vào phiếu học tập
 ------------------------------------------------------- 
Ngày soạn: 26 / 8 / 2014
Ngày giảng: Thứ sáu ngày 29 tháng 8 năm 2014
 TOÁN
Bài 6: HÀNG VÀ LỚP ( tiết 2 )
I. Khởi động
- Gv tổ chức chơi trò chơi : Mi là ai? 
III. Hoạt động thực hành
- Yêu cầu HS thực hiện vào vở ô li
+ Bài 1: Viết theo mẫu
+ Bài 2: a) Đọc các số và cho biết chữ số 9 trong mỗi số thuộc hàng nào, lớp nào?
5 209 613 34 390 743 800 501 900 
900 030 544.
- ba hàng liền nhau tạo thành một lớp và biết cách tìm giá trị của một chữ số trong một số
2.b) ghi giá trị của chữ số 4 trong mỗi số (theo mẫu)
M: 24 851 - 4000
+ Bài 3: Viết các số thành tổng (theo mẫu)
M. 96245 = 90000 + 6000 + 40 + 5
IV. Hoạt động ứng dụng
- Qua tiết học này , nắm được kiến thức gì?
- Gv giao bài tập ứng dụng trang 23
- Hs cả lớp chơi
* HĐ cá nhân
- HS thực hiện vào vở ô li, hoàn thành bảng theo mẫu.
 2.a) 5 209 613 - chữ số 9 thuộc hàng nghìn, lớp nghìn.
34 390 743 – chữ số 9 thuộc hàng chục nghìn, lớp nghìn.
800 501 900 – chữ số 9 thuộc hàng trăm, lớp đơn vị.
900 030 544 – chữ số 9 thuộc hàng trăm triệu, lớp triệu.
2.b) 47 061 – 40000 ; 69354 – 4 ;
 902475 – 400 ; 4 035 223 – 4 000 000. 
3. 704 090 = 700000 + 4000 + 90
 32 450 = 30000 + 2000 400 + 50
 841 071 = 800000 + 40000 + 1000 + 70 + 1
 -----------------------------------------------------
 TIẾNG VIỆT
Bài 2C: ĐÁNG YÊU HAY ĐÁNG GHÉT ( tiết 1 + 2)
I. Khởi động
- Cả lớp hát bài: Nhung bong hoa những bài ca.
 Tiết 1
II. Hoạt động cơ bản
1. Trò chơi: Ai - thế nào?
2. Tìm hiểu cách tả ngoại hình trong bài văn kể chuyện
GV: Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ
III. Hoạt động thực hành
1. Nhận xét về tính cách nhân vật qua ngoại hình
2. Kể lại câu chuyện Nàng tiên Ốc
- Yêu cầu HS hoạt động theo Sách hướng dẫn
 Tiết 2
3. Tìm hiểu tác dụng của dấu hai chấm:
Nêu tác dụng của dấu hai chấm:
* Qua các ví dụ a, b, c em hãy cho biết dấu hai chấm có tác dụng gì ?
- Gv gọi HS đọc Ghi nhớ ( Trg 36)
4. Dấu hai chấm có tác dụng gì?
- Hs cả lớp hát
* Hoạt động cả lớp
- HS nói theo luật chơi, chú ý chỉ nói tên nhân vật trong các câu chuyện và bài tập đọc đã được học.
* Hoạt động cả lớp
- Hs đọc và thực hiện bài theo yêu cầu.
- Ngoại hình của chị Nhà Trò thể hiẹn tính cách yếu đuối, thân phận tội nghiệp, đáng thương, dễ bị bắt nạt (ăn hiếp).
- Khi kể chuyện cần chú ý tả ngoại hình của nhân vật vì điều đó góp phần bộc lộ tính cách của nhân vật.
- HS đọc ghi nhớ (cá nhân, nhóm), ghi vào vở.
* Hoạt động nhóm
HS đọc - trả lời câu hỏi
- Tác giả đã chú ý miêu tả: thân hình, tóc, áo quần, đôi mắt, chân. ( người gầy, tóc húi ngắn, hai túi áo trễ xuống tận đùi, quần ngắn tới tận đầu gối, đôi bắp chân nhỏ luôn luôn động đậy, đôi mắt sáng và xếch)
- Các chi tiết ấy cho thấy chú bé là con của một gia đình nông dân nghèo, quen chịu đựng vất vả và cũng rất hiếu động, thông minh, gan dạ.
* Hoạt động nhóm
- HS kể trong nhóm. (có thể cho HS kể tốt lên trình bày trước lớp)
- Mục a, b: Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của một nhân vật.
- Mục a dấu hai chấm phối hợp với dấu ngoặc kép. Mục b dấu hai chấm phối hợp với dấu gạch đầu dòng.
- Mục c dấu hai chấm báo hiệu bộ phận sau đó là lời giải thích.
- HS nêu
- 3 Hs đọc.
a) Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của một nhân vật.
b) Báo hiệu là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.
 --------------------------------------------------
 KĨ THUẬT
BÀI 1: VẬT LIỆU, DỤNG CỤ CẮT, KHÂU, THÊU( tiết 2)
I/ Mục tiêu:
 - HS biết được đặc điểm, tác dụng và cách sử dụng, bảo quản những vật liệu, dụng cụ đơn giản thường dùng để cắt, khâu thêu.
 - Biết cách và thực hiện được thao tác xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ (gút chỉ).
 - Giáo dục ý thức thực hiện an toàn lao động.
II/ Đồ dùng dạy- học:
 - Một số mẫu vật liệu và dụng cụ cắt, khâu, thêu:
 - Một số mẫu vải (vải sợi bông, vải sợi pha, vải hoá học, vải hoa, vải kẻ, vải trắng vải màu,) và chỉ khâu, chỉ thêu các màu.
 - Kim khâu, kim thêu các cỡ (kim khâu len, kim khâu, kim thêu).
 - Kéo cắt vải và kéo cắt chỉ.
 - Khung thêu tròn cầm tay, phấn màu dùng để vạch dấu trên vải, thước dẹt thước dây dùng trong cắt may, khuy cài khuy bấm.
 - Một số sản phẩm may, khâu ,thêu.
III/ Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp và KTBC: Kiểm tra dụng cụ học tập của HS.
2.Dạy bài mới:
 a)Giới thiệu bài: Vật liệu dụng cụ cắt, khâu, thêu.
 b)Hướng dẫn cách làm:
 * Hoạt động 4: Hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm và cách sử dụng kim.
 -GV cho HS quan sát H4 SGK và hỏi :em hãy mô tả đặc điểm cấu tạo của kim khâu.
 -GV nhận xét và nêu đặc điểm chính của kim: Kim khâu và kim thêu làm bằng kim loại cứng, nhiều cỡ to, nhỏ khác nhau, mũi kim nhọn, sắc, đuôi kim dẹt có lỗ để xâu kim.
 -Hướng dẫn HS quan sát H5a, b, c SGK để nêu cách xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ.
 -GV nhận xét, bổ sung.
 -GV nêu những đặc điểm cần lưu ý và thực hiện minh hoạ cho HS xem.
 -GV thực hiện thao tác đâm kim đã xâu chỉ vào vải để HS thấy tác dụng của vê nút chỉ.
 * Hoạt động 5: Thực hành xâu kim và vê nút chỉ.
 +Hoạt động nhóm: 2 - 4 em/ nhóm để giúp đỡ lẫn nhau. 
 -GV quan sát, giúp đỡ những em còn lúng túng.
 -GV gọi một số HS thực hiện các thao tác xâu kim, nút chỉ.
 -GV đánh giá kết quả học tập của HS.
 3.Nhận xét- dặn dò:
 -Nhận xét về sự chuẩn bị, tinh thần học tập của HS.
 -Chuẩn bị vật liệu, dụng cụ để học bài “Cắt vải theo đường vạch dấu”.
-Chuẩn bị đồ dùng học tập.
-HS quan sát H.4 SGK và trả lời: Kim khâu, kim thêu có nhiều cỡ to, nhỏ khác nhau nhưng đều có cấu tạo giống nhau.
-HS quan sát hình và nêu.
-HS thực hiện thao tác này.
-Cả lớp theo dõi và nhận xét.
-HS đọc cách làm ở cách làm ở SGK.
-HS thực hành.
-HS thực hành theo nhóm.
-HS nhận xét thao tác của bạn.
-HS cả lớp.
 --------------------------------------------------
SINH HOẠT TUẦN 2
I. Khởi động : Cả lớp hát.
II. Nội dung sinh hoạt
1. Các nhóm trưởng lên nhận xét ban mình trong tuần qua
2. Chủ tịch hội động tự quản lên nhận xét
3. GV nhận xét chung
*) Ưu điểm:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
*) Nhược điểm:
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
*) Tuyên dương:
- Cá nhân:....................................................................................................................
- Nhóm:........................................................................................................................
III. Phương hướng tuần 3
Tiếp tục kiểm tra bổ sung đồ dùng, dụng cụ, bọc dán sách vở học sinh
Thực hiện nghiêm túc việc ôn bài, đọc báo đầu giờ.
Duy trì nề nếp ra vào lớp đúng giờ.
Trồng mới công trình măng non xanh.
Thực hiện đúng chương trình tuần 3.
 - Tuyên truyền và kí cam kết thực hiện an toàn giao thông

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 2 LOP 4.doc