Giáo án lớp 3 - Tuần 3 năm 2013

doc 39 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 735Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 3 - Tuần 3 năm 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án lớp 3 - Tuần 3 năm 2013
TUẦN 3
Ngày soạn: 30/9/2013
Ngày giảng: Thứ hai ngày 2 tháng 9 năm 2013
BUỔI SÁNG
(Đ/c Thu soạn giảng)
BUỔI CHIỀU
Tiết 1: ÔN TOÁN
 LUYỆN TẬP VỀ TRIỆU VÀ LỚP TRIỆU
I. MỤC TIÊU:
 - Đọc,viết được một số số đến lớp triệu.
 - Học sinh được củng cố về hàng và lớp.
 - Có ý thức khi học toán, tự giác khi làm bài tập. 
II. CHUẨN BỊ:
 Thầy: Nội dung các bài tập
III. NỘI DUNG:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Bài 1:(VBT- Tr13) Viết theo mẫu
- GV phát phiếu cho HS làm
2HS.
Số
Lớp triệu
Lớp nghìn
Lớp đơn vị
 Hàng trăm triệu
 Hàng chục triệu
Hàng triệu
 Hàng trăm nghìn
 Hàng chục nghìn
Hàng nghìn
Hàng trăm
Hàng chục
Hàng 
đơn vị
28 432 204
2
8
4
3
2
2
0
4
74 034 721
7
4
0
3
4
7
2
1
806 301 002
8
0
6
3
0
1
0
0
2
3 0471 002
3
0
4
7
1
0
0
2
206 003 002
2
0
6
0
0
3
0
0
2
Bài 2: (VBT- T13).Viết vào chỗ chấm (theo mẫu)
- GV yêu cầu HS làm vở bài tập
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 3:(VBT- T13)Viết tiếp vào chỗ chấm
Nhận xét, chữa bài.
Bài 4:(BDT- 6)
Cho bảy chữ số 0; 8; 2; 3; 9; 5; 6 
a) Viết số bé nhất có bảy chữ số trên.
b) Viết số lớn nhất có bảy chữ số trên.
* HD: 
- Số hàng triệu không thể là số 0.
- Số bé nhất ở hàng triệu phải là chữ số bé nhất trong các chữ số trên.
- Số lớn nhất ở hàng triệu phải là chữ số lớn nhất trong các chữ số trên.
- HS nêu yêu cầu.
a.Trong số 8 325 714: 
 chữ số 8 hàng triệu, lớp triệu.	
 chữ số 7 hàng trăm, lớp đơn vị
 chữ số 2 hàng chục nghìn, lớp nghìn
 chữ số 4 hàng đơn vị, lớp đơn vị
b. trong số 753 842 601: 
 chữ số 7 ở hàng trăm triệu, lớp triệu
 chữ số 5 ở hàng chục triệu, lớp triệu
 chữ số 5 ở hàng triệu, lớp triệu
- Nêu yêu cầu.
- HS lên bảng làm bài.
a. Số 6 231 874 đọc là: Sáu triệu hai trăm ba mươi mốt nghìn tám trăm bốn mươi bẩy
+ Số 25 352 206 đọc là: Hai mươi năm triệu ba trăm năm mươi hai nghìn hai trăm linh sáu.
+ Số 476 180 230 đọc là: Bốn trăm bẩy mươi sáu triệu một trăm tám mươi nghìn hai trăm ba mươi.
b. Số “ tám triệu hai trăm mười nghìn một trăm hai mươi mốt” viết là: 
8 210 121
( Tương tự với các phần còn lại)
- Nêu yêu cầu
- HS tự làm bài, trình bày:
a) Số bé nhất từ bảy số trên là: 2035689
b) Số lớn nhất từ bảy số trên là: 9865320
* Phần điều chỉnh bổ sung:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2: KHOA HỌC
 VAI TRÒ CỦA CHẤT ĐẠM VÀ CHẤT BÉO
I. MỤC TIÊU:
	- Kể tên những thức ăn chứa nhiều chất đạm( thịt, cá, trứng, tôm, cua, ...), thức ăn chất béo( mỡ, dầu, bơ, ...).
	- Nêu được vai trò của của chất đạm và chất béo đối với cơ thể:
	+ Chất đạm giúp xây dựng và đổi mới cơ thể.
	+ Chất beo giàu năng lượng và giúp cơ thể hấp thụ các vi- ta- min A, D, E, K.
	- HS sinh có ý thức ăn uống khoa học, điều độ. Giữ vệ sinh MT trong ăn uống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Hình vẽ trang 12, 13 sgk.
	- Phiếu học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu vai trò của chất bột đường đối với cơ thể.
3. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
b. Nội dung: 
* Hoạt động 1: Nhóm, cả lớp
- Yêu cầu quan sát hình vẽ trang 12, 13 sgk.
+ Nêu tên thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo.
- Nêu vai trò của chất đạm, chất béo.
* GV kết luận:
+ Chất đạm tham gia xây dựng và đổi mới cơ thể. Chất đạm rất cần cho sự phát triển của trẻ em.chất đạm có nhiều ở thịt cá, trứng, sữa chua, pho mát, đậu, lạc, vừng,
+ Chất béo rất giàu năng lượng và giúp cơ thể hấp thụ các loại vi ta min A,D,E,K. Thức ăn giàu chất béo là: dầu ăn, mỡ lợn, bơ, một số thịt cá và một số hạt có nhiều dầu như đậu nành, lạc, vừng
* Hoạt động 2: Làm việc với phiếu học tập
- Tổ chức cho HS làm việc với phiếu học tập.
- Hát
- 2 HS thực hiện. 
1. Tìm hiểu vai trò của chất đạm và chất béo.
- HS quan sát hình vẽ sgk. Thảo luận nhóm 2.
- HS trình bày:
+ Thức ăn chứa nhiều đạm: cá, thịt lơn, thịt bò, tôm cua, thịt gà, đậu phụ, ếch...
+ Thức ăn chứa nhiều chất béo: dầu ăn, mỡ lợn, lạc giang, đỗ tương...
- Đọc mục bạn cần biết SGk, tr13.
- Hs chú ý nghe.
2. Xác định nguồn gốc của các thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo.
- HS làm việc với phiếu học tập.
PHIẾU HỌC TẬP
1. Hoàn thành bảng thức ăn chứa chất đạm.
STT
Tên thức ăn chứa nhiều đạm
Nguồn gốc TV
Nguồn gốc ĐV
1
Đậu nành
X
2
Thịt lợn
X
3
Trứng
X
4
Thịt vịt
X
5
Cá
X
6
Đậu phụ
X
7
Tôm
X
8
Thịt bò
X
9
Đậu Hà Lan
X
10
Cua, ốc.
X
2. Hoàn thành bảng thức ăn chứa nhiều chất béo.
STT
Tên thức ăn chứa nhiều chất béo
Nguồn gốc TV
Nguồn gốc ĐV
1
Mỡ lợn
X
2
Lạc
X
3
Dầu ăn
X
4
Vừng
X
5
Dừa
X
- Nhận xét phiếu học tập.
 - Các thức ăn có chứa nhiều chất đạm và chất béo có nguồn gốc từ đâu?
- Để cho nguồn thực phẩm của chúng ta luôn được đảm bảo, an toàn thực phẩm. Trong sản xuất mọi người cần chú ý gì? 
4. Củng cố:
- Nêu vai trò của chất đạm và chất béo dối với cơ thể.
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
- Về nhà làm bài trong VBT. Chuẩn bị bài sau.
- Các loại thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo có nguồn gốc từ động vật và thực vật.
- HS phát biểu ý kiến.
* Phần điều chỉnh, bổ sung:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3: LUYỆN VIẾT 
LUYỆN VIẾT NHÓM CHỮ THƯỜNG l, b, h, k
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
	- Củng cố cho HS về quy trình viết các chữ cái bắt đầu bằng các nét cong.
	- HS viết đúng, đẹp nhóm chữ l, b, h, k
	- HS có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II. ĐỒ DÙNG:
	- Mẫu chữ đứng viết thường.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra: KT sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Nội dung:
- GV giới thiệu lần lượt các con chữ trong 
nhóm chữ bắt đầu bằng nét hất
- GV viết mẫu.(Vừa viết vừa nêu cách viết) 
+ Chữ l: gồm một nét xiên lượn cong cao 2,5 ô li uốn cong và kéo nét sổ trùng với đường kẻ dọc đến đường kẻ đậm tạo một nét móc ngược, dừng bút cao 1/ 2 ôli
Tương tự các chữ còn lại.
* Viết bài: 
* Thu và chấm bài:
- Nhận xét chữ viết của HS.
4. Củng cố:
- Nhắc lại quy trình viết các con chữ.
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
- Dặn HS về nhà luyện viết thêm ở nhà.
- HS quan sát, nhận xét đặc điểm các con chữ: l, b, h, k
- Quan sát: điểm đặt bút, độ cao con chữ, 
- Thực hành viết bàivào vở
* Phần điều chỉnh bổ sung:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 1/9/2013
Ngày giảng: 	Thứ ba ngày 3 tháng 9 năm 2013
BUỔI SÁNG
Tiết 1: TOÁN
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
	- Củng cố về cách đọc, viết các số đến lớp triệu.
	- Bước đầu nhận biết được giá trị của mỗi chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số.
	- Làm làm được các bài 1; 2; 3(a, b, c); bài 4(a, b). HS khá, giỏi hoàn thành hết các bài 3(d, e), bài 4(c).
	- HS có ý thức nhanh nhẹn trong học tập. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Bảng phụ bài tập 1. phiếu bài 4
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Chữa bài tập luyện thêm.
- Kiểm tra vở bài tập.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài.
b. Hướng dẫn luyện tập.
Bài 1: Viết theo mẫu.
- Tổ chức cho HS thảo luận, hoàn thành bài theo nhóm 2.
- Nhận xét.
Bài 2:
- Tổ chức cho HS đọc nối tiếp theo hàng dọc.
- Nhận xét cách đọc của HS.
Bài 3: 
- GV đọc các số cho HS viết số.
- Nhận xét.
Bài 4: 
Nêu giá trị của mỗi chữ số 5 trong mỗi số sau.
- HS thực hiện yêu cầu của GV.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài trên phiếu. Đại diện nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Đọc yêu cầu của bài tập.
- HS nối tiếp nhau đọc số: 32 640 507
8 500 658; 830 402 960; ....
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS viết các số trên bảng con:
613 000 000; 131 326 103; 
 86 004 702; 800 004 720
- Nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài trên phiếu:
Số
715 638
571 638
836 571
Giá trị chữ số 5
5 000
500 000
500
- Nhận xét
4. Củng cố:
- Chốt lại nội dung bài dạy.
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
- VN xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
- Chuẩn bị bài sau.
* Phần điều chỉnh, bổ sung:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TỪ ĐƠN, TỪ PHỨC
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
	- Hiểu được sự khác nhau giữa tiếng và từ, phân biệt được từ đơn và từ phức(ND ghi nhớ).
	- Nhận biết được từ đơn, từ phức trong đoạn thơ( BT1, mục III); bước đầu làm quen với từ điển( hoặc sổ tay từ ngữ) để tìm hiểu về từ( BT2, BT3).
	- HS có ý thức hơn trong khi nói, viết câu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Bảng phụ viết đoạn văn để kiểm tra.
	- Bảng lớp viết câu văn: Nhờ/ bạn/ giúp đỡ/ lại/ có/ chí/ học hành/ nhiều/ năm/ liền/ Hanh/ là/ học sinh/ tiên tiến.
- Viết sẵn nội dung bài tập 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu tác dụng và cách dùng dấu hai chấm?
- Đọc đoạn văn kể về câu chuyện Nàng tiên ốc kết hợp dùng dấu hai chấm.
- Nhận xét, đánh giá.
3. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Phần nhận xét:
- GV đưa ra VD.
- Mỗi từ trong câu được phân cách bằng dấu ghạch chéo. Câu văn có bao nhiêu từ? Số lượng tiếng trong mỗi từ như thế nào?
Bài 1: Hãy chia các từ trong câu trên thành hai nhóm:
+ Nhóm: Từ chỉ gồm 1 tiếng ( Từ đơn)
+ Nhóm: Từ gồm nhiều tiếng ( Từ phức)
- Nhận xét.
* Bài 2:
- Từ gồm có mấy tiếng ?
- Tiếng dùng để làm gì ?
- Từ dùng để làm gì?
- Thế nào là từ đơn, thế nào là từ phức?
c. Phần ghi nhớ: SGK
- Nêu ghi nhớ sgk.
- Nêu một số từ đơn, một số từ phức.
d. Luyện tập:
Bài 1:
HD: + Chép vào vở đoạn thơ và
+ Dùng dấu gạch chéo để phân cách giữa các từ.
+ XĐ từ đơn, từ phức.
- Nhận xét. Chữa bài
Bài 2: 
HD: + Tìm trong từ điển và ghi lại 3 từ đơn, 3 từ phức.
- Nhận xét.
Bài 3: 
HD: + Đặt câu với một từ đơn hoặc với một từ phức vừa tìm được ở bài 2.
 + Đọc câu đã đặt.
- Nhận xét, chỉnh sửa câu của HS.
4. Củng cố:
- Thế nào là từ đơn, cho ví dụ?
- Thế nào là từ phức, cho ví dụ?
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
- Về nhà xem lại nội dung bài học. Chuẩn bị bài sau.
- 2 HS thực hiện yêu cầu
- HS đọc câu văn ví dụ. Nhận xét:
- Câu văn này có 14 từ. Có từ có một tiếng và có từ có nhiều tiếng.
- HS nêu yêu cầu.
- HS sắp xếp từ vào hai nhóm.
+ Nhóm 1: Nhờ, bạn, lại, có, chí, nhiều, năm, liền, Hanh, là.
+ Nhóm 2: giúp đỡ, học hành, học sinh, tiên tiến.
- Từ gồm 1 hay nhiều tiếng.
- Tiếng dùng để cấu tạo nên từ.
- Từ dùng để đặt câu.
- Từ đơn là từ gồm có 1 tiếng, từ phức là từ gồm hai hay nhiều tiếng
- HS đọc ghi nhớ SGK.
- HS lấy ví dụ về từ đơn và từ phức.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS đọc đoạn thơ.
- HS làm bài vào vở. 1 HS lên bảng xác định:
 Rất/ công bằng/, rất/ thông minh/.
Vừa/ độ lượng/ lại/ đa tình/, đa mang/
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài theo nhóm 2
 Tìm và ghi lại từ đơn, từ phức có trong từ điển.
VD: + Từ đơn: vui, buồn, no, đói, ngủ,..
+ Từ phức: ác độc, nhân hậu, đoàn kết,..
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS đặt câu vào vở.
VD: Em bé đang ngủ
 Bác Hà luôn có tấm lòng nhân hậu
* Phần điều, chỉnh bổ sung:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3: KỂ CHUYỆN
 KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
	- Kể được câu(chuyện, mẩu chuyện, đoạn chuyện) đã nghe, đã đọc có nhân vật, có ý nghĩa, nói về lòng nhân hậu( theo gợi ý SGK).
	- Lời kể rõ ràng, rành mạch, bước đầu biểu lộ tình cảm qua giọng kể.
	- HS khá, giỏi kể chuyện ngoài SGK.
	- HS có thói quen ham đọc sách.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Sưu tầm các chuyện nói về lòng nhân hậu.
	- Bảng phụ viết phần gợi ý 3 sgk.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kể lại câu chuyện Nàng tiên ốc.
- Nhận xét đánh giá.
3. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn kể chuyện:
* Tìm hiểu đề bài:
- GV ghi đề bài trên bảng.
Đề bài: Kể một câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc nói về lòng nhân hậu
- Gợi ý HS xác định trọng tâm của đề.
 - Lòng nhân hậu được biểu hiện như thế nào?
- Lấy ví dụ một truyện nói về lòng nhân hậu.
- Em đã sưu tầm câu chuyện của mình ở đâu?
- GV tuyên dương những HS có những câu chuyện ngoài SGK.
- Yêu cầu HS đọc kĩ gợi ý 3 trên bảng.
- GV đưa ra các tiêu chuẩn đánh giá:
+ Nội dung đúng chủ đề: 4 điểm.
+ Truyện ngoài sgk + 1 điểm.
+ Cách kể hay, giọng kể hấp dẫn, cử chỉ điệu bộ thể hiện rõ: 3 điểm.
+ Nêu đúng ý nghĩa câu chuyện: 1 điểm.
+ Trả lời được câu hỏi hoặc đặt được câu hỏi cho bạn: 1 điểm.
* Kể chuyện trong nhóm:
- Tổ chức cho HS kể chuyện theo nhóm 4.
- GV gợi ý câu hỏi cho HS thảo luận sau khi kể.
* Tổ chức cho HS thi kể chuyện:
- GV hướng dẫn HS nhận xét, bình chọn bạn kể hay, hấp dẫn nhất.
4. Củng cố:
- Các câu truyện mà hôm nay các em đã kể nói về điều gì?
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
- Kể lại câu chuyện cho bạn bè, người thân nghe.
- Chuẩn bị bài sau.
- Hát.
- Đọc đề bài, xác định yêu cầu của đề bài.
- HS đọc phần gợi ý SGK.
+ Thương yêu quý trọng quan tâm đến mọi người.
+ Cảm thông, sẵn sàng chia sẻ với mọi người có hoàn ảnh khó khăn
+ Yêu thiên nhiên chăm chút từng mầm nhỏ của sự sống,.....
+ HS nêu câu truyện đã sưu tầm được.
+ Sách, báo, trong chuyện cổ tích, xem ti vi,...
- HS đọc gợi ý 3.
- HS theo dõi tiêu chuẩn đánh giá.
- HS đọc lại các tiêu chuẩn đánh giá.
- HS kể chuyện theo nhóm 4.
- HS trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
- Vài HS tham gia thi kể chuyện.
- Nhận xét bạn kể.
* Phần điều chỉnh, bổ sung:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 4: LỊCH SỬ
NƯỚC VĂN LANG
I. MỤC TIÊU:
	- Nắm được một số sự kiện về nước Văn Lang: thời gian ra đời, những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của người Việt cổ:
	+ Khoảng năm 700 trước công nguyên nước Van Lang, nhà nước đầu tiên trong lịch sử dân tộc ra đời.
	+ Người Lạc Việt biết làm ruộng, ươm tơ dệt lụa, đúc đồng làm vũ khí và công cụ sản xuất.
	+ Người Lạc Việt có tục nhuộm răng, ăn trầu; ngày lễ hội thường đua thuyền, đấu vật,....
	- Hs khá, giỏi: Biết các tầng lớp của XH Văn Lang: Nô tì , Lạc dân, Lạc tướng Lạc hầu,..
	+ Biết những tục lệ nào của người Lạc Việt còn tồn tại đến ngày nay: đua thuyền, đấu vật,....
	+ XĐ trên lược đồ những khu vực mà người Lạc Việt đã từng sinh sống
	- GD ý thức giữ gìn, bảo tồn truyền thống lịch sử VN.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Hình vẽ sgk.
	- Phiếu học tập cho HS.
	- Lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Muốn sử dụng bản đồ ta phải sử dụng như thế nào?
- Nhận xét.
3. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Nội dung:
* Hoạt động 1: Làm việc với bản đồ, SGK
- GV treo lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
+ Nước Văn Lang được hình thành ở khu vực nào?
- Vẽ trục thời gian.
- GV giới thiệu trục thời gian: 
- Xác định thời điểm ra đời của nhà nước Văn Lang trên trục thời gian.
- Nhà nước đầu tiên của người lạc Việt có tên gọi là gì?
- Nước Văn Lang ra đời vào khoảng thời gian nào? 
* Hoạt động 2: Làm việc theo cặp
- Yêu cầu HS đoc SGK và điền tên các tầng lớp XH vào sơ đồ.
+ Người đứng đầu trong nhà nước Văn Lang là ai?
+ Tâng lớp sau vua là ai? họ có nhiệm vụ gì?
+ Người dân thường trong XH Văn Lang gọi là gì?
+ Tầng lớp kém nhất trong XH Văn Lang là tầng lớp nào? Họ làm gì trong XH?
- Nhận xét, bổ sung.
* Hoạt động 3: Làm việc với phiếu bài tập
- GV đưa ra khung bảng thống kê phản ánh đời sống tinh thần, vật chất của người Lạc Việt.
- Yêu cầu đọc SGK, quan sát hình vẽ điền nội dung cho hợp lí.
- Nhận xét, bổ sung hoàn thiện bảng nội dung.
- 2HS thực hiện yêu cầu của GV.
1. Sự ra đời của nhà nước Văn Lang
- HS quan sát lược đồ.
- 2HS xác định vị trí trên lược đồ.
- sông Hồng, sông Mã, sông Cả
- HS quan sát trục thời gian, ghi nhớ năm CN, năm TCN, năm SCN.
 NướcVL CN
 700 0 2005
- Nước Văn Lang.
- 700 năm TCN
2. Bộ máy nhà nước Văn lang:
- HS quan sát sơ đồ để trống, thảo luận cặp hoàn thành sơ đồ.
Vua Hùng
Lạc tướng, lạc hầu
Lạc dân
Nô tì
3. Đời sống của người Lạc Việt:
- HS hoàn thành bảng phản ánh đời sống vật chất, tinh thần của người Lạc Việt.
- Các nhóm trình bày. Nhận xét
Sản xuất
ăn uống
Mặc và trang điểm
ở
Lễ hội
- Lúa
- Khoai
- Cây ăn quả
-Ươm tơ, dệt vải
- Đúc đồng: giáo mác, tên,rìu, lưỡi cày 
- Nặn đồ đất
- Đóng thuyền.
- Cơm xôi
- Bánh trưng, bánh dày
- uống rượu
- Làm mắm.
- Phụ nữ dùng đồ trang sức, búi tóc hoặc cạo trọc đầu.
- Nhà sàn
- Quây quần thành làng
- Vui chơi, nhảy múa.
- Đua thuyền
- Đấu vật.
4. Củng cố:
- Địa phương em còn lưu giữ những tục lệ nào của người Lạc Việt ?
- Chốt lại nội dung bài dạy.
5. Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
* Phần điều chỉnh, bổ sung:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
BUỔI CHIỀU
(Đ/c Thu soạn giảng)
Ngày soạn: 2/9/2013
Ngày giảng:	Thứ tư ngày 4 tháng 9 năm 2013
BUỔI SÁNG
Tiết 1: TẬP ĐỌC
NGƯỜI ĂN XIN
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
	- Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài.
	- Giọng đọc nhẹ nhàng, bước đầu thể hiện được cảm xúc, tâm trạng nhân vật trong câu chuyện.
	- Hiểu nội dung: Ca ngợi cậu bé có tấm lòng nhân hậu biết đồng cảm, thương xót trước lỗi bất hạnh của ông lão ăn xin nghèo khổ.( trả lời được câu hỏi 1. 2, 3)
	- GD HS luôn có tấm lòng nhân hậu với mọi người.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Tranh minh hoạ bài đọc.
	- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn cần hướng dẫn luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc bài Thư thăm bạn.
- Nêu nội dung chính của bức thư.
- Nhận xét.
3. Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
- GV treo tranh, bức tranh vẽ cảnh gì?
b. Luyện đọc:
- Giới thiệu giọng đọc toàn bài.
- Chia đoạn: Bài văn có thể được chia thành mấy đoạn
- Đọc đoạn nối tiếp.
- Đọc toàn bài
- GV đọc mẫu toàn bài.
c. Tìm hiểu bài:
* Đoạn 1:
- Cậu bé gặp ông lão ăn xin khi nào?
- Hình ảnh ông lão ăn xin đáng thương như thế nào?
- Điều gì đã khiến ông lão trông thảm hại như vậy?
* Đoạn 2:
- Cậu bé đã làm gì để chứng tỏ tình cảm của cậu với ông lão ăn xin?
- Hành động và lời nói ân cần của cậu chứng tỏ tình cảm của cậu với ông lão như thế nào?
- Em hiểu “tài sản” có nghĩa là gì?
- "Lẩy bẩy" có nghĩa là gì?
* Đoạn 3: 
- Cậu bé không có gì để cho ông lão nhưng ông lại nói với cậu như thế nào?
- Em hiểu là cậu bé đã cho ông lão cái gì?
- Những chi tiết nào thể hiện điều đó?
- Sau câu nói của ông lão, cậu bé cũng cảm thấy cậu được thứ gì đó từ ông. Theo em cậu bé đã nhận được thứ gì?
d. Đọc diễn cảm:
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 2
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét, tuyên dương học sinh.
4. Củng cố: 
- Nội dung chính của bài?
- Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
- Dặn HS về nhà đọc lại bài. Chuẩn bị bài sau.
- Báo cáo sĩ số; hát.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- QS nêu nội dung tranh.
- 1 HS khá đọc
- Chia đoạn (3 đoạn):
+ Đ1: từ đầu đến cầu xin cứu giúp.
+ Đ2: Tôi lục lọi .....cho ông cả
+ Đ3: Phần còn lại
- 3 HS nối tiếp nhau đọc bài:
+ Lần 1: Chỉnh sửa lỗi phát âm.
+ Lần 2: Đọc câu văn dài + giải nghĩa từ: tài sản, lẩy bẩy,...
+ Lần 3: Đọc theo cặp.
- 1HS đọc toàn bài.
- HS chú ý nghe GV đọc mẫu.
- Hs đọc lướt đoạn 1.
- Gặp khi đang đi trên phố, ông đứng ngay trước mặt cậu.
- Ông lão già lọm khọm, đôi mắt đỏ đọc, giàn giụa nước mắt, đôi môi tái nhợt,..
- Sự nghèo đói khiến ông lão thảm hại như vậy.
- HS đọc lướt đoạn 2.
- Cậu bé lục tìm hết túi nọ đến túi kia để tìm một cái gì đó cho ông lão, cậu nắm chặt tay ông.
- Cậu nói với ông lão: Ông đừng giận cháu, cháu không có cái gì để cho ông cả. Chứng tỏ cậu là người tốt bụng, cậu chân thành xót thương cho ông lão, tôn trọng và muốn giúp đỡ ông.
- Tài sản: của cải, tiền bạc.
- Lẩy bẩy: run rẩy, yếu đuối, không tự chủ được.
- HS đọc lướt đoạn 3.
- Ông nói: Như vậy là cháu đã cho lão rồi.
- Cậu bé đã cho ông tình cảm, sự cảm thông và thái độ tôn trọng.
 - Cậu cố gắng lục tìm một thứ gì đó. Cậu xin lỗi chân thành và nắm chặt tay ông.
- Cậu nhận được ông lão lòng biết ơn, sự đồng cảm. Ông đã hiểu được tấm lòng của cậu bé.
- HS nối tiếp nhau đọc toàn bài.
- Nghe và tìm cách đọc hay.
- HS luyện đọc diễn cảm nhóm đôi.
- 3HS thi đọc diễn cảm.
- Nội dung: Ca ngợi cậu bé có tấm lòng nhân hậu, biết đồng cảm, thương xót trước nỗi bất hạnh của ông lão ăn xin. 
Tiết 2: TOÁN
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
	- Đọc viết được các số đến lớp triệu.
	- Bước đầu nhận biết được giá trị của mỗi chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số.
	- HS làm được các bài 1( Chỉ nêu giá trị chữ số 3 trong mỗi số); bài 2(a, b); bài 3(a); bài 4. HS khá, giỏi làm hết các phần còn lại trong các bài 1; 2(c,d); 3(b); 5.
	- GD ý thức tự giác trong học toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Kẻ sẵn bảng thống kê trong bài tập 3, bảng bài tập 4.
	- Lược đồ Việt Nam – bài tập 5.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Chữa bài tập luyện thêm.
- Nhận xét, ghi điểm.
3. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1:
- HD: + Yêu cầu đọc số.
+ Nêu giá trị của chữ số 3 và 5 trong mỗi số.
- Nhận xét. 
- Hát.
- HS chữa bài.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS nối tiếp nhau đọc số.
- Xác định giá trị của chữ số 3 và 5 trong mỗi số.
Số
35 627 449
123 456 789
82 175 263
850 003 200
Giá trị chữ số 3
30 000 000
3 000 000
3
3 000
Giá trị chữ số 5
5 000 000
50 000
5 000
50 000 000
Bài 2: 
* HS khá, giỏi làm hết phần (c, d)
- Yêu cầu làm bài vào vở.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 3:
- GV treo bảng số liệu.
- Bảng số liệu thống kê nội dung gì?
- Nêu số dân của từng nước trong bảng.
- Trả lời các câu hỏi phần a) b)- sgk.
- Nhận xét, đánh giá.
Bài 4: 
* Giới thiệu lớp tỉ.
- GV viết: 1 000 000 000.
- 1 nghìn triệu được gọi là một tỉ.
- 1 tỉ gồm mấy chữ số là những chữ số nào?
- Viết các số từ 1 tỉ đến 10 tỉ.
- Yêu cầu hoàn thành bảng sgk.
- Nhận xét.
Bài 5: 
* HS khá, giỏi
 - GV treo lược đồ.
- GV giới thiệu cách ghi trên lược đồ: tên tỉnh (thành phố), số dân.
- Nhận xét, đánh giá.
4. Củng cố:
- Chốt lại nội dung bài dạy.
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
- Về nhà làm bài tập VBT
- Chuẩn bị bài sau.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS viết số: 5 760 342; 5 706 342; 
50 076 342; 57 634 002.
- Nêu yêu cầu của bài.
- Quan sát bảng số liệu.
- Bảng thống kê dân số một nước vào tháng 12/ 1999.
a, Nước có số dân nhiều nhất: ấn Độ
 Nước có số đân ít nhất: Lào
b, Lào; Cam- pu- chia; Việt Nam; Liên bang Nga; Hoa Kì; ấn Độ.
- HS chú ý nghe.
+ 1 tỉ gồm: 1 chữ số 1 và 9 số 0 đứng sau.
- HS hoàn thành bảng.
- HS nêu yêu cầu.
- HS quan sát lược đồ.
- Trao đổi cặp
- Vài HS đọc số dân của các tỉnh, thành phố ghi trong lược đồ.
* Phần điều chỉnh, bổ sung:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3: THỂ DỤC
BÀI 5
(GV chuyên soạn, giảng )
Tiết 4: TẬP LÀM VĂN
KỂ LẠI LỜI NÓI, Ý NGHĨ CỦA NHÂN VẬT
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
	- Biết được hai cách kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật và tác dụng của nó: nói lên tính cách của nhân vật và ý nghĩa câu chuyện( ND nghi nhớ).
	- Bước đầu biết kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật trong bài văn kể chuyện theo cách: trực tiếp, gián tiếp.(Bài tập mục III)
	- HS yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 1- Nhận xét.
	- Bảng lớp viết sẵn nội dung bài tập 3.
	- Phiếu: Lời dẫn trực tiếp, lời dẫn gián tiếp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
- Khi tả ngoại hình của nhân vật cần chú ý tả những gì?
- Tại sao cần phải tả ngoại hình của nhân vật?
- Hãy tả đặc điểm ngoại hình của nhân vật ông lão ăn xin trong truyện Người ăn xin.
- Nhận xét.
3. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Phần nhận xét:
Bài 1: Tìm những câu ghi lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật cậu bé trong truyện Người ăn xin.
- Nhận xét.
Bài 2: Lời nói, ý nghĩ của cậu bé nói lên điều gì?
- Nhờ đâu mà em đánh giá được tính nết 
của cậu bé?
Bài 3:
- GV tổ chức chức cho HS thảo luận theo cặp:
 - Lời nói, ý nghĩ của ông lão ăn xin trong hai cách kể có gì khác nhau?
* GV kết luận: 
+ Cách a: Tác giả dẫn trực tiếp.
+ Cách b: Tác giả thuật lại gián tiếp.
- Ta cần kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật để làm gì?
- Có những cách nào để kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật?
c. Ghi nhớ:
- Tìm những đoạn văn có lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp?
d. Luyện tập:
Bài 1: Tìm lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp trong đoạn văn sau:
- HD: + Đọc lướt đoạn văn
 + XĐ lời nói trực tiếp, lời nói gián tiếp.
- Dựa vào dấu hiệu nào để nhận ra?
- GV kết luận.
Bài 2: Chuyển lời dẫn gián tiếp sau thành lời dẫn trực tiếp.
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4.
- Khi chuyển lời dẫn gián tiếp thành lời dẫn trực tiếp phải chú ý điều gì?
- Nhận xét, bổ sung.
Bài 3: Chuyển lời dẫn trực tiếp sau thành lời dẫn gián tiếp
- Nhận xét, đánh giá.
4. Củng cố:
- Có mấy cách kể lại lời nói và ý nghĩ của nhân vật?
- Chốt lại nội dung bài.
5. Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
- Hs thực hiện yêu cầu của GV
- HS nêu yêu cầu của bài.
+ Đọc lướt đoạn văn
+ Nêu những câu văn ghi lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật cậu bé.
- Nói lên cậu bé là người nhân hậu, giàu tình thương yêu con người và thông cảm với nỗi khổ của ông lão.
- Nhờ lời nói và ý nghĩ của cậu bé mà đánh giá được tính nết của cậu.
- Hs nêu yêu cầu của bài.
- Hs thảo luận nhóm 2.
+ Cách a: Kể lại nguyên văn lời nói của ông lão và cậu bé,
+ Cách b: kể lại lời nói của ông lão bằng lời của mình.
- Kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật để thấy rõ tính cách của nhân vật.
- Có 2 cách: lời dẫn trực tiếp, lời dẫn gián tiếp.
- HS nêu ghi nhớ sgk.
- HS tìm và nêu đoạn văn có lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp.
- Nêu yêu cầu của bài.
+ Lời dẫn gián tiếp: (Cậu bé thứ nhất định nói dối là) bị chó sói đuổi.
+ Lời dẫn trực tiếp: Còn tớ, tớ sẽ nói là đang đi thì gặp ông ngoại; Theo tớ tốt nhất là chúng mình nhận lỗi với bố mẹ. 
- Dựa vào dấu câu.
- HS nêu yêu cầu.
- HS thảo luận nhóm 4. Trình bày
- Chú ý: Thay đổi từ xưng hô, đặt lời nói trực tiếp vào trong dấu ngoặc kép hay sau dấu gạch đầu dòng kết hợp với dấu hai chấm.
- HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài vào vở.
VD: Bác thợ hỏi Hòe: 
- Cháu có thích làm thợ xây không?
+ Chuyển thành: Bác thợ hỏi Hòe có thích làm thợ xây không.
* Phần điều chỉnh, bổ sung:
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 3(2013).doc