Giáo án lớp 11 Môn Lịch sử - Tiết 30: Kiểm tra 1 tiết

doc 6 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1026Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 11 Môn Lịch sử - Tiết 30: Kiểm tra 1 tiết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án lớp 11 Môn Lịch sử - Tiết 30: Kiểm tra 1 tiết
TIẾT 30:
KIỂM TRA 1 TIẾT
Lớp
Ngày kiểm tra
HS vắng
Ghi chú
11A
11B
11C
11D
11E
	I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA
- Nhằm kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam của học sinh. Kết quả kiểm tra giúp các em tự đánh giá việc học tập của mình trong thời gian qua và điều chỉnh hoạt động học tập ngày càng tốt hơn.
- Thực hiện yêu cầu trong phân phối chương trình của Bộ giáo dục đào tạo.
- Đánh giá quá trình giảng dạy của giáo viên, từ đó điểu chỉnh phương pháp hình thức dạy học nếu cần thiết.
	1. Về kiến thức:
	- Yêu cầu học sinh :
	+ Trình bày nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế thứ hai ( 1939 – 1945). Từ cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, học sinh rút ra bài học cho cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình thế giới hiện nay.
	+ Trên cơ sở hiểu về phong trào Cần Vuơng và cuộc khởi nghĩa Yên Thế học sinh phải so sánh được phong trào Cần Vương (1885 - 1896) với khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913) trên các mặt: mục tiêu đấu tranh, lực lượng lãnh đạo, qui mô phong trào và phương thức đấu tranh.
+ Kể được tên các phong trào đấu tranh tiêu biểu của nhân dân ta chống thực dân Pháp từ năm 1858 đến cuối thế kỷ XIX. Lí giải được vì sao tất cả các phong trào đấu tranh đó đều bị thất bại
	2. Về kĩ năng:
	Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng trình bày, giải thích, so sánh, đánh giá, liên hệ
	3. Về thái độ:
- Giáo dục tinh thần yêu nước, tự hào về truyền thống đấu tranh của dân tộc.
- Ý thức phản đối chiến tranh, phản đối những hành động khiêu khích.
	II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM KIỂM TRA
	- Hình thức : Tự luận
	III. THIẾT LẬP MA TRẬN
Tên Chủ đề 
(nội dung, chương)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
 Cấp độ thấp
Cấp độ cao
1. Chiến tranh thế thứ hai ( 1939 – 1945)
Trình bày nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế thứ hai
 ( 1939 – 1945)
Từ cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, học sinh rút ra bài học cho cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình thế giới hiện nay.
Số điểm:3
Tỉ lệ 30%
Số điểm:1
Tỉ lệ: 10%
Số câu:1
Số điểm: 4
Tỉ lệ: 40% 
Định hướng năng lực được hình thành
- Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, sáng tạo, tự học. 
- Năng lực chuyên biệt: Tái tạo kiến thức về nguyên những nguyên nhân dẫn đến chiến tranh TG thứ hai (1939 - 1945). Học sinh lập luận để rút ra bài học cho bản thân mình
2. Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX
Trên cơ sở hiểu về phong trào Cần Vuơng và cuộc khởi nghĩa Yên Thế học sinh phải so sánh được phong trào Cần Vương (1885 - 1896) với khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913) trên các mặt: mục tiêu đấu tranh, lực lượng lãnh đạo, qui mô phong trào và phương thức đấu tranh.
Số điểm:2,0
Tỉ lệ: 20 %
Số câu:1
Số điểm: 2
Tỉ lệ 20% 
Định hướng năng lực được hình thành
- Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, sáng tạo, tự học. 
- Năng lực chuyên biệt: so sánh được phong trào Cần vương và phong trào nông dân Yên Thế theo các tiêu chí
3.Việt Nam từ 1858 đến cuối thế kỷ XIX
 Kể được tên các phong trào đấu tranh tiêu biểu của nhân dân ta chống thực dân Pháp từ năm 1858 đến cuối thế kỷ XIX. 
Lí giải được vì sao tất cả các phong trào đấu tranh đó đều bị thất bại
Số điểm: 1 
Tỉ lệ:10%
Số điểm:3
Tỉ lệ:30 %
Số câu:1
Số điểm:4
Tỉ lệ 40%
Định hướng năng lực được hình thành
- Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, sáng tạo, tự học. 
- Năng lực chuyên biệt: Tái tạo kiến thức về các phong trào đấu tranh tiêu biểu của nhân dân ta chống thực dân Pháp từ năm 1858 đến cuối thế kỷ XIX. Lí giải được vì sao tất cả các phong trào đấu tranh đó đều bị thất bại
Số điểm:4
Tỉ lệ 40%
Số điểm:3
Tỉ lệ :30%
Số điểm:2
Tỉ lệ : 20%
Số điểm:1
Tỉ lệ :10%
TS câu:3
TS điểm:10
Tỉ lệ:100%
IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA
SỞ GD&ĐT CAO BẰNG
TRƯỜNG THPT NGUYÊN BÌNH
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
LỚP 11 – HỌC KÌ II
NĂM HỌC: 2015 - 2016
Câu 1: (4,0 điểm ) 
 Trình bày nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai. Từ cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, hãy rút ra bài học cho cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình thế giới hiện nay.
Câu 2: (2,0 điểm)
 So sánh phong trào Cần Vương (1885-1896) với khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913) trên các mặt: mục tiêu đấu tranh, lực lượng lãnh đạo, qui mô phong trào và phương thức đấu tranh.
Câu 2: (4,0 điểm)
 Kể tên các phong trào đấu tranh tiêu biểu của nhân dân ta chống thực dân Pháp từ năm 1858 đến cuối thế kỷ XIX. Vì sao các phong trào đấu tranh đó đều bị thất bại?
---------Hết-------
V. HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1
(4,0 điểm)
 Trình bày nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai. Từ cuộc chiến tranh thê chiến tranh thế giới thứ hai, hãy rút ra bài học cho cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình thế giới hiện nay.
a) Trình bày nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai
* Nguyên nhân sâu xa: 
2,0
- Do sự phát triển không đồng đều giữa các nước TBCN về thị trường thuộc địa. Trong những năm 30 của thế kỷ XX, trục phát xít Béclin – Rôma – Tôkiô hình thành và đẩy mạnh các cuộc chiến tranh xâm lược.
+ Nhật xâm lược TQ
+ Italia xâm lược Ê-ti-ô-pi
+ Đức can thiệp vũ trang ở Tây Ban Nha
- Thái độ của các nước lớn: 
+ Liên Xô kêu gọi chống phát xít, chống chiến tranh
+ Anh, Pháp, Mĩ muốn đẩy chiến tranh về phía Phát xít với Liên Xô
* Nguyên nhân trực tiếp:
1,0
- 9/1938, hội nghị Muy-ních được triệu tập để giải quyết vấn đề Xuy-đét
- Anh, Pháp cố tình nhượng bộ.
- Hít-le một mặt cam kết không cam kết châu Âu, mặt khác chủ động thương lượng với Liên Xô nhăm tranh thủ thời gian chuẩn bị chiến tranh
b) Từ cuộc chiến tranh thê chiến tranh thế giới thứ hai, hãy rút ra bài học cho cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình thế giới hiện nay.
1,0
- Chiến tranh thế giới thứ hai đã gây bao đau thương tang tóc cho nhân loại, vì vậy bài học rút ra từ cuộc chiến tranh này là phải bảo vệ nền hòa bình, an ninh cho nhân loại.
- Ngày nay vẫn còn những cuộc xung đột thường xuyên xảy ra ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới. Nhân loại phải chung tay đấu tranh chống tư tưởng gây chiến, chống các thế lực bạo loạn đang có mưu đồ dùng chiến tranh để giải quyết các mâu thuẫn, xung đột.
- Cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình, chống nguy cơ chiến tranh hạt nhân là trách nhiệm của toàn nhân loại, phải ra sức giải quyết các cuộc xung đột bằng con đường hòa bình.
Câu 2
(2,0 điểm)
So sánh phong trào Cần Vương (1885-1896) và khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913) trên các mặt: mục tiêu đấu tranh, lực lượng lãnh đạo, qui mô phong trào và phương thức đấu tranh.
 * Giống nhau: 
- Đều chống Pháp giành độc lập.
- Cả hai phong trào đều tiến hành bằng phương thức đấu tranh vũ trang. Các lãnh tụ của phong trào đều dựa vào địa hình hiểm trở để xây dựng căn cứ địa, tiến hành các chiến thuật phục kích, tập kích... để tiêu diệt địch. 
 - Đều diễn ra vào cuối thế kỷ XIX. 
1,0
* Khác nhau:
 1. Mục tiêu : Phong trào Cần Vương là: đấu tranh giải phóng dân tộc, khôi phục lại chế độ phong kiến độc lập. Mục tiêu trực tiếp của cuộc khởi nghĩa Yên Thế là bảo vệ cuộc sống của nhân dân địa phương, góp phần vào cuộc đấu tranh chống Pháp, giải phóng dân tộc.
 2. Lực lượng lãnh đạo phong trào Cần Vương chủ yếu là các văn thân, sĩ phu văn thân yêu nước. Còn khởi nghĩa Yên Thế thủ lĩnh chủ yếu là nông dân.
 3. Quy mô của phong trào: Phong trào Cần Vương trải dài từ Bắc vào Nam nhưng tập trung chủ yếu ở Trung Kỳ, Bắc Kỳ , sau qui tụ thành các cuộc khởi nghĩa lớn như cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy, Hương Khê... Khởi nghĩa Yên Thế diễn ra chủ yếu ở Yên Thế, mở rộng hoạt động sang các tỉnh Bắc Ninh, Vĩnh Yên, Thái Nguyên.... 
 4. Phương thức đấu tranh: Cuộc khởi nghĩa Yên Thế còn sử dụng phương thức giảng hòa; phối hợp hoạt động với các sĩ phu yêu nước tiến bộ trong phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản đầu thế kỷ XX.
1,0
Câu 3
(4 điểm)
Kể tên các phong trào đấu tranh tiêu biểu của nhân dân ta chống thực dân Pháp từ năm 1858 đến cuối thế kỷ XIX. Vì sao các phong trào đấu tranh đó đều bị thất bại
* Kể tên các phong trào đấu tranh tiêu biểu của nhân dân ta chống thực dân Pháp từ năm 1858 đến cuối thế kỷ XIX
1,0
- Phong trào Cần Vương ( 1885 – 1896)
- Khởi nghĩa nông dân Yên Thế (1884- 1913
* Các phong trào đấu tranh đó đều bị thất bại, Vì: 
- Thực dân Pháp có lực lượng mạnh hơn ta, lại quyết tâm xâm lược nước ta để biến nước ta thành thuộc địa của chúng.
1,0
- Triều đình nhà Nguyễn không có khả năng và ý muốn tập hợp, đoàn kết, tổ chức lãnh đạo nhân dân ta để chống Pháp mà ngược lại sẵn sàng thỏa hiệp với Pháp chống lại nhân dân ta.Triều đình nhà Nguyễn đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác làm cản trở rất lớn đối với cuộc kháng chiến của nhân dân ta.
1,0
- Cuộc kháng chiến của nhân dân ta thiếu sự lãnh đạo chung, chưa có đường lối đúng đắn, chưa có giai cấp tiên tiến lãnh đạo. Cuộc kháng chiến ấy lại diễn ra lẻ tẻ ở từng địa phương nên không tạo nên sức mạnh tổng hợp để đánh Pháp và thắng Pháp.
1,0
 VI. XEM XÉT LẠI BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA
..................................................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_1_tieys_hk_II_lop_11.doc