Giáo án lớp 11 môn Địa lý - Tiết 18 đến tiết 22

doc 12 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 769Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 11 môn Địa lý - Tiết 18 đến tiết 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án lớp 11 môn Địa lý - Tiết 18 đến tiết 22
Tiết: 18	 Ngày soạn: 01.10 2011
Tuần: 09	Ngày dạy: 03.10.2011
Bài 15 
THỦY QUYỂN. MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CHẾ ĐỘ NƯỚC SÔNG. MỘT SỐ SÔNG LỚN TRÊN TRÁI ĐẤT.
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: 
- Trình bày được khái niệm thủy quyển.
- Hiểu và trình bày được vòng tuần hoàn của nước trên Trái Đất.
- Phân tích được một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước của một con sông. 
- Biết được đặc điểm và sự phân bố của một số sông lớn trên trái đất.
2. Kỹ năng:
- Sử dụng bản đò các dòng biển trong đại dương thế giới để trình bày về các dòng biển lớn, vị trí , nơi xuất phát, hướng chảy của chúng
3. Thái độ:
- Nhận thức được sự cần thiết phải bảo vệ nguồn nước sạch.
- Có ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ các hồ chứa nước.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Phóng to hình 15 trong SGK.
- Một số bản đồ tự mhieen các châu lục bản đồ tự nhiên Việt Nam
- Tập bản đồ Thế giới và các châu lục
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số học sinh
2.Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra bài cũ
3. Bài mới: GV đọc một vài câu thơ trong bài thề non nước của Tản Đà, nhấn mạnh câu: “Nước đi ra bể lại mưa về nguồn”. GV hỏi HS: Về nghĩa đen, câu thơ ấy mô tả hiện tượng gì của tự nhiên? “Nước đi ra bể” rồi quay “Về nguồn” bằng những con đường nào? à vào bài
Hoạt động của GV và HS
Nội dungtrọng tâm
HĐ 1: 
- GV hoặc HS nêu khái niệm thủy quyển.
- GV lưu ý cho HS: Nước ngọt trên Trái Đất chỉ chiếm 3%, nước sông và hồ chỉ chiêm một phần rất nhỏ trong số đó.
Chuyển ý: Nước trong các biển, đại dương, trên lục địa và hơi nước trong khí quyển có quan hệ gì với nhau không?
HĐ 2: 
Bước 1: HS dựa vào H 15.1 trả lời câu hỏi Họ tập 1.
Gợi ý: So sánh phạm vi và quá trình diễn ra của vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ. Tìm ra mối quan hệ giữa 2 vòng tuần hoàn. Nêu ví dụ cụ thể
Bước 2: Gọi HS lên bảng trình bày dựa vào hình 15.1 trên bảng. GV chuẩn xác kiến thức. GV lưu ý vòng tuần hoàn lớn có thể phân thành 2 loại ( 3 giai đoạn và 4 giai đoạn). Trong vòng tuần hoàn nhỏ, có thể bổ sung thêm sự bốc hơi của sinh vật.
Chuyển ý: Trong toàn bộ khối nước trên lục địa, nước ngọt chỉ chiếm 3%, còn lại là nước mặn. Sông chỉ chiếm một phần rất nhỏ lượng nước ngọt nhưng lại có vai trò quan trọng trong cuộc sống của nhân loại à vào phần 2.
HĐ 3: 
Bước 1: HS đọc SGK, thảo luận, nêu ví dụ chứng minh chế độ mưa, băng tuyết và nước ngầm ảnh hưởng đến chế độ nước sông.
- Giả thích vì sao địa thế, thực vật và hồ đầm lại ảnh hưởng đến sự điều hòa của chế độ nước sông.
Bơcs 2: Đại diện HS lên trình bày, minh họa trên bản đồ treo bảng. GV bổ sung, chuẩn xác kiến thức. có thể hỏi thêm các câu hỏi sau:
- Tại sao phải bảo vệ rừng đầu nguồn?
- Hãy nêu ví dụ minh họa về mối quan hệ giữa chế độ nước sông với chế độ mưa
- Ở lưu vực cửa sông, rừng phòng hộ thường được trồng ở đâu? Vì sao?
- Vì sao sông Mê Kông có chế độ nước điều hòa hơn sông Hồng?
Chuyển ý: Yêu cầu HS dựa trên các bản đồ trên bảng, xác định một số sông lớn ở từng châu lục à Vào phần III.
HĐ 4:
Bước 1: HS quan sát bản đồ trên bảng hoặc tập bản đồ thế giới và các châu lục và đọc sách giáo khoa, thảo luận, hoàn thành các câu hỏi học tập
Bước 2: Đại diện các nhóm lên bảng trình bày. Cần xác định vị trí và hướng chảy của dòng sông trên bản đồ.
- GV chuẩn xác kiến thức. lưu ý khắc sâu các điểm sau: Vị trí của sông, diện tích lưu vực, nơi bắt nguồn, chiều dài, nguồn cung cấp nước chính. Yêu cầu HS xác định trên bản đồ một số sông lớn khác: Trường Giang, Hoàng Hà, Hằng.
I. Thủy quyển
1. Khái niệm: Thủy quyển là lớp nước trên Trái Đất, bao gồm nước trong các biển, các đại dương, nước trên lục địa và hơi nước trong khí quyển.
2. Tuần hoàn của nước trên Trái Đất
a. Vòng tuần hoàn nhỏ
Nước chỉ tham gia hai giai đoạn: bốc hơi và nước rơi.
b. Vòng tuần hoàn lớn
Tham gia ba giai đoạn: bốc hơi, nước rơi và dòng chảy; hoặc 4 giai đoạn: Bốc hơi, nước rơi, dòng chảy, ngấm à dòng ngầm à biển, biển lại bốc hơi
II. Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông
1. Chế độ mưa, băng tuyết và nước ngầm
2. Địa thế, thực vật và hồ đầm
- Địa thế: Ở miền núi, nước sông chảy nhanh hơn đồng bằng.
Thực vật: Rừng cây giúp điều hòa chế độ nước sông, giảm lũ lụt.
- Hồ, đầm: Điều hòa chế độ nước sông.
III. Một số sông lớn trên Trái Đất
1. Sông Nin
2. Sông A-Ma-Dôn
3. Sông I-ê-nít-xê-i
4. Cũng cố:
1. Dựa vào kiến thức đã học và các bản đồ trên bảng, em hãy sắp xếp cột A và cột B sao cho hợp lý.
A. Các sông
B. Nguồn cung cấp nước chủ yếu
1. Sông A-ma-dôn
2. Sông Nin
3. Sông Hằng
4. Sông Hoàng Hà
5. Sông Cửu Long
6. Sông Hồng
a. Nước mưa
b. Nước ngầm
c. Băng, tuyết tan
5. Dặn dò
Làm phần câu hỏi và bài tập trong SGK
Chuẩn bị bài tiếp theo.
* Rút kinh nghiệm ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết: 19	Ngày soạn: 08.10. 2011
Tuần: 10	Ngày dạy: 10. 10. 2011
BÀI 16 
SÓNG. THỦY TRIỀU VÀ DÒNG BIỂN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức 
- Biết được nguyên nhân hình thành sóng biển, sóng thần.
- Hiểu rõ vị trí giữa Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất đã ảnh hưởng tới thủy triều như thế nào.
- Nhận biết được sự phân bố của các dòng biển lớn trên các đại dương cũng có những qui tắc nhất định.
2.Về kĩ năng
- Sử dụng bản đò các dòng biển trong đại dương thế giới để trình bày về các dòng biển lớn, vị trí , nơi xuất phát, hướng chảy của chúng
3. Thái độ:
- Thái độ đúng đắn trước các hiện tượng tự nhiên.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
Vẽ phóng to các hình 16.4 trong SGK.
Bản đồ các dòng biển trên thế giới (bản đồ thế giới).
Tranh ảnh sóng biển, sóng thần
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số học sinh.
Kiểm tra bài cũ: 
2.1- Thủy quyển là gì, trình bày sơ đồ vòng tuần hoàn lớn của nước.
2.2 – Trình bày và giải thích ảnh hưởng của các nhân tố đến chế độ nước sông.
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
HĐ 1: 
Bước 1: HS đọc SGK, quan sát các tranh ảnh GV gắn trên bảng ( đoạn film) trao đổi các nội dung sau:
Sóng là gì?
Nguyên nhân gây ra sóng?
Thế nào là sóng bạc đầu?
Nguyên nhân gây ra sóng thần?
Mô ta đôi nét về sóng thần.
Bước 2: Đại diện HS lên trình bày. GV chuẩn xác kiến thức. Có thể bổ sung các câu hỏi sau:
Em biết gì về đợt sóng thần gần đấy nhất của nhân loại?
Làm thế nào để nhận biết sóng thần sắp xảy ra?
GV có thể bổ sung các dấu hiệu nhận biết sóng thần (cảm thấy đất rung nhẹ dưới chân khi đứng trên bờ; sau đó nước biển sùi bọt; một thời gian sau, nước biển đột ngột rút ra rất xa bờ; cuối cùng một bức tường nước khổng lồ sẽ đột ngột tiến nhanh vào bờ, tàn phá tất cả những gì trên đường chúng đi qua)
HĐ 2: 
GV yêu cầu HS nghiên cứu kỹ các hình trong SGK, lần lượt trả lời các câu hỏi sau:
 Thủy triều là gì? 
 Nguyên nhân hình thành thủy triều?
 Khi nào giao động thủy triều lớn nhất? Lúc đó ở Trái Đất sẽ nhìn thấy Mặt Trăng như thế nào?
 Khi nào dao động thủy triều nhỏ nhất? Lúc ở Trái Đất sẽ nhìn thấy mặt trăng như thế nào?
Nghiên cứu về thủy triều có nghĩa như thế nào đối với sản xuất và quan sự?
à giới thiệu phần III.
HĐ 3: 
Bước 1:
HS nghiên cứu kĩ nội dung trong SGK, quan sát kĩ H 16.4, thảo luận, hoàn thành các câu hỏi học tập
Bước 2
Đại diện HS lên trình bày kết hợp với chỉ hình 16.4 trên bảng. GV chuẩn xác kiến thức và bổ sung các câu hỏi sau:
Tác động của dòng biển nóng, lạnh đối với khí hậu nơi nó chảy qua?
Hãy chứng minh các dòng biển thường chảy đối xứng giữa hai bên bờ của các đại dương.
Tại sao hướng chảy của các vòng hoàn lưu lớn ở bán cầu Bắc theo chiều kim đồng hồ, còn ở bán cầu Nam thì ngược lại?
 I. Sóng biển
Khái niệm
Là hình thức giao động của nước biển theo chiều thẳng đứng.
2. Nguyên nhân: 
Chủ yếu là do gió.
3. Sóng thần
Có chiều cao và tốc độ rất lớn. Chủ yếu do động đất, núi lửa dưới đáy biển hoặc do bảo gây ra.
II. Thủy triều
Khái niệm
Thủy triều là hiện tượng chuyển động lên xuống thường xuyên và có chu kỳ của các khối nước trong các biển và đại dương.
Nguyên nhân
Được hình thành chủ yếu do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời. 
Đặc điểm
Khi Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất nằm thẳng hàng thì dao động thủy triều lớn nhất.
Khi Mặt Trăng, Mặt Trời, Tái Đất nằm vuông góc với nhau thì dao động thủy triều nhỏ nhất.
III. Dòng biển
Phân loại 
Có hai loại: Dòng biển nóng và dòng biển lạnh.
Phân bố
Các dòng biển nóng: thường phát sinh ở hai bên Xích đạo, chảy về hướng Tây, khi gặp lục địa thì chuyển hướng về phía cực.
Các dòng biển lạnh: xuất phát từ khoảng vĩ tuyến 30-40o, chảy về phía Xích đạo.
Hướng chảy của các vòng hoàn lưu lớn ở bán cầu Bắc theo chiều kim đồng hồ, ở bán cầu Nam thì ngược lại.
- Các dòng biển nóng và lạnh chảy đối xứng qua hai bờ của các đại dương.
4. Củng cố
 	4.1. Câu nào dưới đây không chính xác:
A. Sóng biển là hình thức giao động của nước biển theo chiều thẳng đứng.
B. Sóng biển là hình thức giao động của nước biển theo chiều nằm ngang
C. Nguyên nhân chủ yếu sinh ra sóng thần là do động đất dưới đáy biển
D. Nguyên nhân chủ yếu của sóng biển và sóng bạc đầu là gió.
4.2. Nối các dữ kiện sau sao cho hợp lý nhất
Vào các ngày 7 và 23 âm lịch
Dao động thủy triều lớn nhất
Nằm trên đường thẳng
Vào các ngày 1 và 15 âm lịch
Dao động thủy triều nhỏ nhất
Nằm vuông góc với nhau
Mặt Trời
Mặt Trăng
Trái Đất
3. Nối các dữ kiện sau sao cho hợp lý nhất.
Nóng
Nam bán cầu
Bắc bán cầu
Gulfstream
Benghela
Labrado
Lạnh
Peru
California
Theo tín phong nam
Xuất phát từ cực
Xuất phát từ xích đạo
Xuất phát từ khoảng vĩ tuyến 30-400
5. Dặn dò
- Làm phần câu hỏi và bài tập trong SGK. 
- Chuẩn bị bài mới
* Rút kinh nghiệm ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết: 20	Ngày soạn: 08.10 2011
Tuần: 10	Ngày dạy: 13. 10.2011
Bài 17.THỔ NHƯỠNG QUYỂN. 
CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH THỔ NHƯỠNG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: 
- Trình bày được các khái niệm thổ nhưỡng (đất), độ phì của đất, thổ nhưỡng quyển
- Biết được các nhân tố hình thành đất, hiểu được vai trò của mỗi nhân tố trong sự hình thành đất.
2. Kỹ năng
- Rèn luyện kĩ năng đọc, hiểu, giải thích kênh hình, xác lập mối quan hệ giữa các nhân tố đối với sự hình thành đất.
3. Thái độ
- Ý thức được sự cần thiết phải bảo vệ đất trong sản xuất và đời sống.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Các hình vẽ phóng to theo SGK.
- Tranh ảnh về tác động của con người trong việc hình thành đất ở nhiều khu vực khí hậu khác nhau.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số học sinh
2. Kiểm tra bài cũ:
	2.1. Trình bày khái niệm, nguyên nhân hình thành sóng biển, thủy triều?
	2.1 Khi nào dao động của thủy triều là lớn nhát, là nhỏ nhất, giải thích.
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dungtrọng tâm
HĐ 1:
Bước 1: HS dựa vào hình 17.1, kênh chữ SGK, vốn hiểu biết trả lời các câu hỏi:
- Trình bày các khái niệm: Thổ nhưỡng (đất), độ phì của đất, thổ nhưỡng quyển.
- Vì sao nói đất là vật thể tự nhiên độc đáo?
- Trả lời câu hỏi mục I, trang 62 SGK
Bước 2: HS trình bày, GV giúp HS chuẩn kiến thức 
HĐ 2:
Bước 1: HS tìm hiểu các nhân tố
Dựa vào SGK, hình 19.2 (các nhóm đất chính trên thế giới), vốn hiểu biết thảo luận theo các câu hỏi sau:
- Nhân tố đá mẹ và khí hậu có vai trò gì trong quá trình hình thành đất? Cho ví dụ.
- Nhân tố sinh vật địa hình có vai trò gì trong quá trình hình thành đất? Cho ví dụ.
- Nhân tố thời gian và con người có vai trò gì trong quá trình hình thành đất?
- Vì sao đất của nhiệt đới có tuổi già nhất?
- Các câu hỏi mục II, 3, 6 trong SGK
Gợi ý: 
- Các em có thể tham khảo, đối chiếu hình 13.2 với các hình 14.1 để biết mối quan hệ giữa nhiệt độ, độ ẩm, khí hậu với việc hình thành đất, từ đó nhận thức được ứng với các kiểu khí hậu khác nhau có những loại đất khác nhau.
- Chú ý: Vai trò của sinh vật trong việc hình thành lớp mùn cho đất.
- Sự khác nhau về hình thái địa hình, độ cao địa hình có ảnh hưởng như thế nào tới hình thành đất.
- Chú ý phân tích các tác động của con người trên cả hai mặt: Tích cực và tiêu cực.
Bước 2: Đại diện HS trình bày, cả lớp góp ý bổ sung. GV chuẩn kiến thức
GV Liên hệ thực tế (cho ví dụ cụ thể) về hiện trạng sử dụng đất ở Việt Nam để giáo dục ý thức, thái độ bảo vệ đất cho HS.
Ví dụ: Tình trạng đốt rừng làm rẫy, lối sống du canh du cư, việc lạm dụng phân hóa học trong quá trình sản xuất, tình trạng nhiễm mặn, nhiễm phèn
I. Thổ nhưỡng
- Thổ nhưỡng (đất): Lớp vật chất mềm, xốp trên bề mặt lục địa, được đặc trưng bởi độ phì.
- Độ phì: là khả năng cung cấp nước, khí, nhiệt và các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật sinh trưởng và phát triển.
- Thổ nhưỡng quyển: Lớp vỏ chứa vật chất tơi xốp trên bề mặt các lục địa.
II. Các nhân tố hình thành đất.
1. Đá mẹ 
- Là những sản phẩm phong hóa từ đá gốc.
- Vai trò: Là nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất, quyết định thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới và ảnh hưởng trực tiếp tới các tính chất lí, hóa của đất.
2. Khí hậu
- Các yếu tố nhiệt, ẩm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành đất: Nhiệt độ, độ ẩm làm đá bị phá hủy trở thành sản phẩm phong hóa; hòa tan – rửa trôi, tích tụ, phân giải tổng hợp chất hữu cơ.
3. Sinh vật
Đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành đất.
- Thực vật: cung cấp xác vật chất hữu cơ cho đất, phá hủy đá.
- Vi sinh vật: Phân giải xác vật chất hữu cơ và tổng hợp thành mùn.
- Động vật: Góp phần làm thay đổi 1 số tính chất vật lí của đất.
4. Địa hình
- Ảnh hưởng gián tiếp đến quá trình hình thành đất thông qua sự thay đổi lượng nhiệt và độ ẩm 
- Vùng núi: Lớp đất mỏng và bạc màu.
- Vùng bằng phẳng: Đất màu mỡ.
5. Thời gian
- Thời gian hình thành đất là tuổi đất.
- Đất có tuổi già nhất ở miền nhiệt đới và cận nhiệt, tuổi trẻ nhất ở cực và ôn đới.
6. Con người
- Hoạt động sản xuất của con người làm gián đoạn hoặc thay đổi hướng phát triển của đất.
- Đất bị xói mòn do đốt rừng làm rẫy.
- Đất mất cấu tượng do quá trình canh tác lúa nước.
- Việc bón phân hữa cơ, thau chua, rửa mặn sẽ làm cho đất tốt hơn.
4. Củng cố
Nối các ý ở cột A và cột B sao cho hợp lý
A. Nhân tố ảnh hưởng
B. Vai trò đặc điểm
1. Đá mẹ
2. Sinh vật
3. Khí hậu
4. Con người
5. Thời gian
6. Địa hình
a. Làm đất bị gián đoạn hoặc thay đổi hướng phát triển.
b. Cung cấp vật chất vô cơ cho đất
c. Ảnh hưởng gián tiếp đến hình thành đất.
d. Ảnh hưởng đến quá trình hình thành đất thông qua sự thay đổi lượng nhiệt và độ ẩm.
e. Ảnh hưởng trực tiếp đến các giai đoạn hình thành đất.
f. Là những sản phẩm phong hóa từ đá gốc.
g. Quyết định tuổi đất
h. Đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành đất
5. Dặn dò
- HS trả lời câu hỏi 3 trang 64 SGK. 
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
* Rút kinh nghiệm ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết: 21	Ngày soạn: 15. 10 2011
Tuần: 11	Ngày dạy: 17.10. 2011
Bài 18. 
SINH QUYỂN. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CỦA SINH VẬT
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1.Kiến thức
- Trình bày được khái niệm sinh quyển, xác định được giới hạn, vai trò của sinh quyển.
- Hiểu và trình bày được vai trò của từng nhân tố vô cơ, sinh vật và con người đến sự phát triển và phân bố của sinh vật.
2. Kĩ năng: 
- Biết phân tích, nhận xét hình vẽ, bản đồ để rút ra những kết luận cần thiết.
- Xác lập mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên và con người đối với sinh vật.
3. Thái độ:
- Có thái độ đúng đắn với môi trường xung quanh, có ý thức bảo vệ môi trường.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Bản đồ các thảm thực vật và nhóm đất chính trên Trái Đất
- Tranh ảnh về tác động của con người đến sự phân bố sinh vật (phá rừng, trồng rừng).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1.Ổn định tố chức: Kiểm tra sĩ số lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
2.1. Thổ nhưỡng, tổ nhưỡng quyển là gì? Các nhân tố nào ảnh hưởng đến quá trình hình thành thổ nhưỡng.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung trọng tâm
HĐ 1: 
Bước 1: HS dựa vào hình 25. 1, kênh chữ SGK, vốn hiểu biết trả lời các câu hỏi:
- Sinh quyển là gì?
- Câu hỏi mục 1 trong SGK
Bước 2:
HS phát biểu, GV giúp HS chuẩn xác kiến thức.
GV: Giới hạn trên của sinh quyển là nơi giáp với tầng ôzôn, giới hạn dưới là đáy vực thẳm đại dương, trong lục địa là giới hạn cuối cùng của vỏ phong hóa (trung bình là 60m)
à Sinh quyển gồm: tầng thấp của khí quyển, toàn bộ thủy quyển, thổ nhưỡng quyển và vỏ phong hóa.
Chuyển ý: Tương tự như sự hình thành và phân bố của đất. Sinh vật cũng chịu ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên, khí hậu
HĐ 2:
Bơcs 1: HS dựa vào hình 19.1, kênh chữ SGK, vốn hiểu biết thảo luận trả lời theo các câu hỏi:
- Nhân tố khí hậu có ảnh hưởng gì đến sinh vât? Cho ví dụ
- Nhân tố đất và địa hình có ảnh hưởng như thế nào đến sinh vật? Cho ví dụ.
- Nhân tố sinh vật và con người ảnh hưởng như thế nào đến sinh vật? Câu hỏi mục 3, 4 trong SGK.
Gợi ý:
Chú ý: - Mối quan hệ giữa thực vật và động vật.
- Ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của con người đối với sinh vật
Bước 2: Đại diện HS lên trình bày, cả lớp bổ sung, GV giúp HS chuẩn kiến thức
I. Sinh quyển
- Là quyển chứa toàn bộ các sinh vật sinh sống (gồm thực - động vật, vi sinh vật).
- Phạm vi của sinh quyển: tùy thuộc giới hạn phân bố của sinh vật.
II. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật
1. Khí hậu: Ảnh hưởng trực tiếp thông qua: Nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, ánh sáng.
- Nhiệt độ: Ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và phân bố của sinh vật.
- Nước và độ ẩm: Quyết định sự sống của sinh vật, tác động trực tiếp tới sự phát triển và phân bố sinh vật.
- Sự thay đổi nhiệt độ theo vĩ độ dẫn đến sự thay đổi thực vật theo vĩ độ
- Ánh sáng ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự quang hợp của thực vật.
2. Đất
- Ảnh hưởng rõ rệt đến sự sinh trưởng và phân bố sinh vật do khác nhau về địa lí, hóa và độ ẩm.
3. Địa hình
- Độ cao, hướng sườn, độ dốc địa hình ảnh hưởng đến sự phân bố sinh vật vùng núi.
- Vành đai sinh vật thay đổi theo độ cao.
- Lượng nhiệt ẩm ở các hướng sườn khác nhau nên độ cao bắt đầu và kết thúc các vành đai sinh vật khác nhau.
4. Sinh vật
- Thức ăn quyết định sự phát triển và phân bố của động vật
- Thực vật là nơi cư trú của động vật cũng là thức ăn của động vật
5. Con người
- Ảnh hưởng lớn đến phân bố sinh vật.
- Mở rộng hay thu hẹp phạm vi phân bố của SV.
- Việt Nam: Diện tích rừng bị suy giảm
4. Cũng cố
Nối ý ở cột A và cột B sao cho hợp lí
A. Nhân tố 
B. Vai trò
1. Sinh vật
2. Khí hậu
3. Con người
4. Địa hình
5. Đất
a. Ảnh hưởng trực tiếp thông qua: nhiệt độ, độ ẩm, lượng mua, ánh sáng
b. Mở rộng hoặc thu hẹp phạm vi phân bố của SV
c. Ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự quang hợp của ánh sáng
d. Quyết định hoạt động sự sống, phát triển và phân bố của TV
e. tạo nên sự phân bố thực vật theo vĩ độ
f. Hình thành vành đai sinh vật thay đổi theo độ cao
5. Dặn dò
 - Tìm những ví dụ ở Việt Nam chứng minh ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên đối với sự phân bố của sinh vật
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
* Rút kinh nghiệm -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết: 22	Ngày soạn: 15.10 2011
Tuần: 11	Ngày dạy: 20 .10. 2011
Bài 19. SỰ PHÂN BỐ CỦA SINH VẬT VÀ ĐẤT TRÊN TRÁI ĐẤT
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Hiểu và trình bày quy luật sự phân bố của sinh vật và đất theo vĩ độ, độ cao.
- Kể tên một số thảm thực vật và nhóm đất chính trên trái đất.
2. Kĩ năng: 
- Biết nhận xét, phân tích bản đồ, lược đồ, tranh ảnh để rút ra kết luận.
- Phân biệt được một số kiểu thảm thực vật.
3. Thái độ:
- Nhận thức được vai trò quan trọng của sinh vật đối với sự cân bằng sinh thái. Có ý thức bảo vệ môi trường.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Bản đồ các thảm thực vật và các nhóm đất chính trên thế giới
- Tranh ảnh về một số thảm thực vật điển hình trên Trái Đất
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Ổn định tố chức- sĩ số lớp
 	2. Kiểm tra bài cũ: 
- Trình bày vai trò của các nhân tố đến sự phân bố, phát triển của sinh vật.
	3.Bài mới
Hoạt động thầy và trò
Nội dung kiến thức trọng tâm
Dạy mục I: Sự phân bố của sinh vật theo vĩ độ
HĐ 1: 
- GV yêu cầu HS dựa vào SGK, vốn hiểu biết cho biết thế nào là thảm thực vật?
 (1) Từ xích đạo trở về hai cực có những đới cảnh quan nào?
(2) Mỗi đới có đặc điểm gì về khí hậu, thực vật, đất? Mối quan hệ giữa các yếu tố trong một đới?
(3) Vì sao lại có sự phân hóa thảm thực vật theo vĩ độ?
Học sinh đại diên trình bày, giáo viên chuẩn kiến thức.
Dạy mục II. Sự phân bố sinh vật và đất theo độ cao
HĐ 2: 
Bước 1: HS quan sát hình 19.11 trả lời các câu hỏi sau:
- Xác định các vành đai thực vật và đất từ chân núi lên đỉnh núi?
- Nguyên nhân của sự thay đổi đó
Bước 2: GV tóm tắt và chuẩn xác kiến thức
- Các vành đai TV và đất thay đổi từ chân núi lên đỉnh núi
Sườn núi từ phí Tây Cap-ca
I. Sự phân bố của sinh vật theo vĩ độ
Sự phân bố của sinh vật và đất trong tự nhiên chịu ảnh hưởng chịu ảnh hưởng của yếu tố khí hậu, vì vậy với mỗi kiểu khí hậu sẽ có kiểu thảm thực vật và nhóm đất tương ứng.
II.Sự phân bố sinh vật và đất theo độ cao:
- Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo độ cao dẫn đến sự thay đổi của các thảm thực vật và đất.
Độ cao
Vành đai thực vật
Đất
0 – 500
Rừng sồi
Đất đỏ cận nhiệt
500 – 1200
Rừng dẻ
Đất nâu
1200 – 1600
Rừng lãnh sam
Đất pốtdôn
1600 – 2000
Đồng cỏ núi
Đất đồng cỏ núi
2000 – 2800
Địa y và bụi cây
Đất sơ đẳng xen lẫn đá
4. Củng cố:
1. Trình bày đặc điểm phân bố của thực vật và đất theo vĩ độ và độ cao
2. Nêu nguyên nhân dẫ tới sự phân bố thảm thực vật và đất thưo vĩ độ. Cho VD
3. Kể tên và mô tả một số thảm thực vật dựa vào tranh ảnh, địa hình.
5. Dặn dò:
Hoàn thành bảng phân bố thực vật theo độ cao.
Chuẩn bị bài tiếp theo.
* Rút kinh nghiệm ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 18 - 22.doc