Giáo án lớp 11 môn Địa lý - Bài 2 đến bài 19

doc 43 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1192Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 11 môn Địa lý - Bài 2 đến bài 19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án lớp 11 môn Địa lý - Bài 2 đến bài 19
Tiết: 01	 Ngày soạn:02/8/2012
Tuần:01	 Ngày dạy:06/8/2012
Phần một: ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN
CHƯƠNG 1: BẢN ĐỒ
Bài 2: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BIỂU HIỆN 
CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐỊA LÍ TRÊN BẢN ĐỒ
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS cần
Hiểu được mỗi phương pháp đều có thể biểu hiện được một số đối tượng nhất định trên bản đồ và từng đặ điểm của đối tượng đều được thể hiện ở từng phương pháp.
Hiểu rõ được hệ thống ký hiệu dùng để thể hiện các đối tượng
Nhận thấy được sự cần thiết của việc tìm hiểu bảng chú giải khi đọc bản đồ.
THIẾT BỊ DẠY HỌC
Một số bản đồ Việt Nam
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số học sinh
Kiểm tra bài cũ: Sử dụng câu hỏi cuối bài trong SGK
Bài mới: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
HĐ 1:
Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát các bản đồ trong SGK, nhận xét và phân tích về: Đối tượng biểu hiện và khả năng biểu hiện của từng phương pháp.
HS nghiên cứu các hình 2.1, 2.2, 2.3, 2.4, 2.5 trong SGK
Bước 2: GV yêu cầu HS trình bày những gì đã quan sát và nhận xét. GV giúp HS chuẩn kiến thức.
1. Phương pháp ký hiệu
 - Đối tượng biểu hiện: Biểu hiện các đối tượng phân bố theo những đặc điểm cụ thể. Những ký hiệu được đặt chính xác vào vị trí phân bố của đối tượng trên bản đồ.
 a. Các dạng ký hiệu: 
Ký hiệu hình học
Ký hiệu chữ
Ký hiệu tượng hình
b. Khả năng biểu hiện
Vị trí phân bố của đối tượng
Số lượng của đối tượng
Chất lượng của đối tượng
2. Phương pháp ký hiệu đường chuyển động
a. Đối tượng biểu hiện: sự di chuyển của các đối tượng, hiện tượng tự nhiên và kinh tế- xã hội.
 b. Khả năng biểu hiện:
 - Hướng di chuyển của đối tượng
 - Khối lượng của đối tượng di chuyển
 - Chất lượng của đối tượng di chuyển.
 3. Phương pháp chấm điểm
 a. Đối tượng biểu hiện: Biểu hiện các đối tượng phân bố không đồng đều bằng những chấm điểm có giá trị như nhau.
 b. Khả năng biểu hiện:
Sự phân bố của đối tượng
Số lượng của đối tượng
4. Phương pháp bản đồ, biểu đồ
a.Đối tượng biểu hiện
Biểu hiện các đối tượng phân bố trong những đơn vị phân chia lãnh thổ bằng các biểu đồ đặt trong các đơn vị lãnh thổ đó.
b. Khả năng biểu hiện
Số lượng của đối tượng
Chất lượng của đối tượng
Cơ cấu của đối tượng
4. Cũng cố:
Hãy điền những nội dung thích hợp vào bảng sau đây
Phương pháp biểu hiện
Đối tượng biểu hiện
Cách thức tiến hành
Khả năng biểu hiện
Phương pháp ký hiệu
Phương pháp ký hiệu đường chuyển động
Phương pháp chấm điểm
Phương pháp bản đồ - biểu đồ
5. Hướng dẫn học ở nhà:
Làm bài tập 2 trang 14 SGK.
Chuẩn bị bài tiếp theo.
6. Rút kinh nghiệm: ..
Tiết: 02	 	Ngày soạn:2/8/2012
Tuần:01	 Ngày dạy:9/8/2011
Bài 3. SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TRONG HỌC TẬP VÀ ĐỜI SỐNG
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS cần:
Trình bày sự cần thiết của bản đồ trong học tập và đời sống
Nắm được một số điều cần lưu ý khi sử dụng bản đồ trong học tập
Phát triển kỹ năng sử dụng bản đồ
Có ý thức và thói quen sử dụng bản đồ trong học tập
THIẾT BỊ DẠY HỌC
Một tập bản đồ về địa lí tự nhiên và địa lí kinh tế - xã hội.
Tập bản đồ thế giới và các châu lục, atlát địa lí Việt Nam.
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp - Ổn định tố chức- sĩ số lớp
2. Kiểm tra bài cũ: bằng câu hỏi trong tài liệu trắc nghiệm hoặc cuối SGK.
3. Bài mới: GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Tại sao học địa lí cần phải có bản đồ?
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
HĐ 1: 
Bước 1: GV yêu cầu HS cả lớp suy nghĩ và phát biểu về vai trò của bản đồ trong học tập và đời sống
Bước 2: GV ghi tất cả ý kiến phát biểu của HS lên bảng.
Bước 3: GV nhận xét các ý kiến phát biểu và sắp xếp các ý kiến theo từng lĩnh vực tương ứng.
 HĐ 2: 
Bước 1: GV yêu cầu HS phát biểu về những vấn đề cần lưu ý khi sử dụng bản đồ trong học tập được nêu ra trong SGK.
Bước 2: GV yêu cầ HS giải thích ý nghĩa của những điều cần lưu ý đó và cho ví dụ thông qua một số bản đồ cụ thể.
I .Vai trò của BĐ trong học tập và đời sống
 a.Trong học tập
Học tại lớp
Học ở nhà
Kiểm tra
 b.Trong đời sống
Bảng chỉ đường
Phục vụ các ngành sản xuất
Trong quân sự
II . Sử dụng bản đồ, atlát trong học tập
 * Những vấn đề cần lưu ý
Chọn bản đồ phù hợp
Đọc bản đồ phải tìm hiểu về tỉ lệ và ký hiệu bản đồ
- Xác định phương hướng trên bản đồ
- Tìm mối quan hệ giữa các yếu tố địa lí trên bản đồ.
4. Cũng Cố:
Yêu cầu HS chuẩn bị và trình bày trước lớp về việc sử dụng bản đồ trong học tập của mình.
5. Hướng daanxhocj ở nhà: Làm bài tập câu 2, 3 trang 16 SGK
 	 - Học bài, chuẩn bị bài tiếp theo.
6. Rút kinh nghiệm: .
Tiết: 03	 	 Ngày soạn:10/8/2012
Tuần:02	 Ngày dạy:14/8/2012
Bài 4. THỰC HÀNH
XÁC ĐỊNH MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BIỂU HIỆN 
CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐỊA LÍ TRÊN BẢN ĐỒ
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS cần
Hiểu rõ các đối tượng địa lí được thể hiện tren bản đồ bằng những phương pháp nào
Nhận biết được những đặc tính của đối tượng địa lí biểu hiện trên bản đồ
Phân biệt được các phương pháp biểu hiện trên các bản đồ khác nhau.
THIẾT BỊ DẠY HỌC
	Một số bản đồViệt Nam
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số học sinh
2. Kiểm tra bài cũ: bằng câu hỏi cuối bài trong sgk. 
3. Bài mới: 
	Hoạt động 1: Hướng dẫn thực hành
Bước 1: GV nêu lên mục đích yêu cầu của giờ thực hành cho cả lớp rõ.
Phân công và giao bản đồ đã được chuẩn bị trước cho HS.
Bước 2: Hướng dẫn nội dung trình bày của HS theo trình tự sau:
Tên bản đồ
Nội dung bản đồ
Phương pháp biểu hiện nội dung trên bản đồ:
+ Tên phương pháp.
+ Đối tượng biểu hiện của phương pháp
+ Khả năng biểu hiện của phương pháp./
Hoạt động 2: Yêu cầu học sinh trình bày về các phương pháp
Phương pháp ký hiệu
Phương pháp kỹ hiệu đường chuyển động
Phương pháp chấm điểm
Phương pháp bản đồ, biểu đồ
Hoạt động 3: Học sinh làm bài thực hành theo nhóm
Hoạt động 4: GV nhận xét về nội dung trình bày của HS và tổng kết bài thực hành.
4. Cũng cố: Tổng kết thực thành:
Tên bản đồ
Phương pháp biểu hiện
Tên phương pháp biểu hiện
Đối tượng biểu hiện
Khả năng biểu hiện
5. Hướng dẫn học ở nhà: Làm bài tập SGK
 	 - Học bài, chuẩn bị bài tiếp theo.
6. Rút kinh nghiệm: ..
Tiết: 04	 	 Ngày soạn:10/8/2012
Tuần:02	 Ngày dạy:16/8/2012
Chương II. VŨ TRỤ
HỆ QUẢ CÁC CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT
Bài 5. VŨ TRỤ. HỆ MẶT TRỜI VÀ TRÁI ĐẤT. 
HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG TỰ QUAY QUANH TRỤC CỦA TRÁI ĐẤT
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS cần:
Biết được Vũ Trụ là vô cùng rộng lớn. Hệ Mặt Trời trong đó có Trái Đất chỉ là một bộ phận nhỏ bé của Vũ Trụ.
Hiểu và trình bày được khái quát về Hệ Mặt Trời, vị trí và các vận động của Trái Đất trong Hệ Mặt Trời.
Trình bày và giải thích được các hiện tượng: luân phiên ngày đêm, giờ trên Trái Đất, sự lệch hướng chuyển động của các vật thể trên bề mặt Trái Đất.
Biết sử dụng tranh ảnh, hình vẽ, mô hình để trình bày và giải thích các hệ quả chuyển động tự quay của Trái Đất.
Nhận thức đúng đắn về sự tồn tại khách quan của các hiện tượng tự nhiên.
THIẾT BỊ DẠY HỌC
Quả địa cầu
Tranh ảnh về hệ Mặt Trời (nếu có)
Hình vẽ phóng to sự luân phiên ngày đêm, lệch hướng chuyển động của vật thể.
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Ổn định tố chức - sĩ số lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: Sử dụng câu hỏi cuối bài SGK.
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
HĐ 1:
HS dựa vào hình 5.1, kênh chữ trong SGK, vốn hiểu biết, trả lời các câu hỏi:
Vũ Trụ là gì?
Phân biệt Thiên Hà và Dải Ngân hà
+ Thiên Hà: Một tập hợp của rất nhiều thiên thể ( các ngôi sao, hành tinh, vệ tinh sao chổi), khí, bụi, bức xạ điện tử.
+ Dải Ngân Hà: Là Thiên hà có chứa Hệ Mặt Trời của chúng ta.
Chuyển ý: Hệ mặt trời của chúng ta có đặc điểm gì?
HĐ 2: 
Bước 1: HS dựa vào hình 5.2, kênh chữ trong SGK, vốn hiểu biết, trả lời các câu hỏi:
Hãy mô tả về Hệ Mặt Trời .
Kể tên các hành tinh trong Hệ Mặt Trời theo thứ tự xa dần Mặt Trời
Câu hỏi mục 2 trong SGK
Các hành tinh trong Hệ Mặt Trời có những chuyển động chính nào?
Gợi ý: Khi mô tả về Hệ Mặt trời chú ý quỹ đạo của các hành tinh (quỹ đạo hình elip gần tròn) và hướng chuyển động của các hành tinh.
HĐ 3: 
HS quan sát các hình 5.2, SGK và dựa vào kiến thức đã học, trả lời các câu hỏi sau:
Vị trí TĐ có ý nghĩa như thế nào đối với sự sống?
Trái Đất có mấy chuyển động chính, đó là những chuyển động nào?
Bước 2: 
HS trình bày kết quả, dùng Quả Địa cầu biểu diễn hướng tự quay và hướng chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời
GV giúp HS chuẩn kiến thức, kĩ năng.
Gợi ý:
HĐ 4: 
GV yêu cầu HS cả lớp dựa vào kiến thức đã học, trả lời câu hỏi;
Vì sao trên Trái Đất có ngày và đêm?
Vì sao ngày đêm kế tiếp không ngừng trên Trái Đất?
HĐ 5:
Bước 1: HS quan sát hình 5.3, kênh chữ SGK, kết hợp với kiến thức đã học để trả lời câu hỏi:
Phân biệt sự khác nhau giữa giờ địa phương và giờ quốc tế.
Vì sao ranh người ta phải chia ra các khu vực giờ và thống nhất cách tính giờ trên thế giới .
 Trên Trái Đất có bao nhiêu múi giờ? Cách đánh số các múi giờ. Việt Nam ở múi giờ số mấy?
 Vì sao ranh giới các múi giờ không hoàn toàn thẳng theo kinh tuyến?
Vì sao phải có đường đổi ngày quốc tế?
Tìm trên hình 5.3 vị trí đường đổi ngày quốc tế và nêu qui ước quốc tế về đổi ngày.
Bước 2: HS phát biểu, xác định trên quả địa cầu múi giờ số 0 và kinh tuyến 180, GV chuẩn kiến thức.
HĐ 6:
Bước 1: HS dựa vào hình 5.4, SGK trang 28 và vốn hiểu biết:
Giải thích vì sao lại có sự lệc hướng đó. Nó tác động tới chuyển động của các vật thể nào trên Trái Đất.
Bước 2: HS trình bày, GV chuẩn kiến thức
I . Khái quất về Vũ Trụ, Hệ Mặt Trời, Trái Đất trong Hệ Mặt Trời
1 . Vũ Trụ
Là khoảng không gian vô tận chứa các thiên hà.
Thiên hà: Tập hợp các thiên thể, các khí bụi, bx điện từ.
Thiên hà chứa MT và các hành tinh của nó -> dãi ngân hà = Hệ MT
. Hệ Mặt Trời
- HMT: Lá tập hợp các hành tinh trong dãi ngân hà. HMT gồm Mt ở trung tâm, các hành tinh (8 hành tinh) chuyển động tịnh tiến xung quanh MT, các khí bụi
8 hành tinh: Thủy Tinh, Kim Tinh, Trái Đất, Hỏa Tinh, Mộc Tinh, Thổ Tinh, Thiên Vương Tinh, Hải Vương Tinh.
. Trái Đất trong hệ Mặt Trời
Vị trí thứ 3, khoảng cách trung bình từ Trái Đất đến Mặt Trời là 149,5 triệu km, khoảng cách này cùng với sự tự quay giúp Trái Đất nhận được lượng nhiệt và ánh sáng phù hợp với sự sống.
Trái Đất vừa tự quay, vừa chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời, tạo ra nhiều hệ quả địa lí quan trọng.
II . Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất
Sự luân phiên ngày đêm
Do trái đất có hình cầu và tự quay quanh trục nên có hiện tượng luân phiên ngày đêm.
Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế
Giờ địa phương( giờ Mặt Trời): Các địa điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau.
Giờ quốc tế: Giờ ở múi giờ số 0 được lấy làm giời quốc tế hay giờ GMT
Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể
Lực làm lệch hướng là lực Côriôlit.
Biểu hiện:
+ Nửa cầu Bắc: Lẹch về bên phải
+ Nửa cầu Nam lêch về bên trái
Nguyên nhân: Trái Đất tự quay theo hướng ngược chiều kim đồng hồ với vận tốc dài khác nhau ở các vĩ độ.
Lực Côrôlit tác động đến sự chuyện động của khối khí, dòng biển, dòng sông, đường đạn bay trên bề mặt Trái Đất
 4. Cũng cố: 
- Nắm được khái niệm vũ trụ, hệ MT.
- Các hệ quả vận động tự quay quanh trục của trái đất.
5. Hướng dẫn học ở nhà: HS làm bài tập SGK. Học bài, chuẩn bị bài tiếp theo.
6. Rút kinh nghiệm: .
 Tiết: 5-6	 Ngày soạn:19/8/2012
Tuần: 3-4	 Ngày dạy: 20 /8/2012
Bài 6. HỆ QUẢ CỦA CHUYỂN ĐỘNG XUNG QUANH MẶT TRỜI CỦA TRÁI ĐẤT.
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS cần:
Trình bày và giải thích được các hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất: chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời, các mùa, ngày đếm dài ngắn theo mùa.
Sử dụng trang ảnh, hình vẽ, mô hình để trình bày các hệ quả chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất.
Nhận thức đúng đắn các quy luật tự nhiên
THIẾT BỊ DẠY HỌC
Mô hình chuyển động của Trái Đất quanh mặt trời
Quả địa cầu
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Ổn định tố chức - sĩ số lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Trình bày các hệ quả vận động tự quay của Trái Đất
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
HĐ 1: HS 
Bước 1: HS dựa vào kênh chữ và hình 6.1 SGK để trả lời:
Thế nào là chuyển động biểu kiến của Mặt Trời trong một năm?
Câu hỏi mục I trong SGK
Bước 2: HS trình bày, GV chuẩn kiến thức.
HĐ 2: 
Bước 1: HS dựa vào hình 6.2, 6.3 và kiến thức đã học để thảo luận:
Vì sao có hiện tượng mùa trên Trái Đất?
Xác định trên hình 6.2:
+ Vị trí và khoảng thời gian của mùa: xuân, hạ, thu, đông.
+ Vị trí các ngày: Xuân phân, hạ chí, thu phân, đông chí.
Giải thích vì sao: Mùa xuân ấm áp, mùa hạ nóng nực, mùa thu mát mẻ, mùa đông lạnh lẽo.
Vì sao các mùa của hai nửa cầu trái nược nhau?
Gợi ý: Khi giải thích về mùa cần chú ý mối quan hệ giữa trục nghiêng không đổi hướng của Trái Đất khi chuyển động quanh Mặt Trời với độ lớn của góc chiếu sáng và sự hấp thụ nhiệt, tỏa nhiệt của bề mặt Trái Đất.
Bước 2: HS trình bày GV giúp HS chuẩn kiến thức
HĐ 3:
Bước 1: HS dựa vào hình 6.2, 6.3 và kênh chữ, vốn hiểu biết, thảo luận theo gợi ý:
Thời gian nào, những mùa nào nửa cầu Bắc có ngày dài hơn đếm, nửa cầu Nam có ngày ngắn hơn đêm? Vì sao?
Thời gian nào, những mùa nào nửa cầu Bắc có ngày ngắn hơn đếm, nửa cầu Nam có ngày dài hơn đêm? Vì sao?
Nêu kết luận về hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa trên Trái Đất.
Vào những ngày nào khắp nơi trên Trái Đất có ngày bằng đêm?
Hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau có thay đổi như thế nào theo vĩ độ? Vì sao?
Gợi ý: khi quan sát hình 6.5 chú ý:
Vị trí của đường phân chia sáng tối so với hai cực Bắc, Nam.
So sánh diện tích được chiếu sáng với diện tích trong bóng tối của một nửa cầu trong cùng một thời điểm (22/6 hoặc 22/2)
Bước 2; HS trình bày, Gv giúp HS chuẩn kiến thức
I. Chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời
- Chuyển động không có thật của Mặt Trời hàng năm giữa hai chí tuyến.
- Nguyên nhân: Trục Trái Đất nghiêng không đổi phương khi chuyển động quanh Mặt Trời.
II. Các mùa trong năm
* Mùa: là khoảng thời gian trong một năm có những đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu.
Có 4 mùa: Xuân, hạ, thu, đông, ở bán cầu Nam 4 mùa diễn ra ngược lại với bán cầu Bắc.
* Nguyên nhân: Do trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương trong khi quay nên bán cầu Nam và bán cầu Bắc lần lượt ngả về phía Mặt Trời khi TĐ chuyển động trên quỹ đạo.
III. Ngày, đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ
Do trục Trái Đất nghiêng và không đổi hướng trong khi chuyển động quanh Mặt Trời nên tùy vị trí Trái Đất trên quỹ đạo mà ngày đêm dài ngắn theo mùa.
Mùa xuân và mùa hạ có ngày dài đêm ngắn, mùa thu và mùa đông có ngày ngắn đêm dài.
21/3 và 23/9: Ngày dài bằng đêm.
Ở xích đạo: độ dài ngày đêm bằng nhau. Càng xa xích đạo về hai cực độ dài ngày đêm càng chênh lệch.
Từ hai vòng cực về hai cực, có hiện tượng ngày hoặc đêm dài 24 giờ. Tại hai cực số ngày hoặc đêm dài 24 giờ kéo dài 6 tháng.
 4.Củng cố 
	Giải thích câu ca dao Việt Nam
	“ Đêm tháng năm, chưa nằm đã sáng
	Ngày tháng mười, chưa cười đã tối!”
5. Hướng dẫn học ở nhà : HS làm bài tập SGK. Học bài, chuẩn bị bài tiếp theo.
 6. Rút kinh nghiệm: .
Tiết: 07	 	 Ngày soạn:25/8/2012
Tuần:04	 Ngày dạy: 27 /8/2012
Chương III. CẤU TRÚC CỦA TRÁI ĐẤT. CÁC QUYỂN CỦA LỚP VỎ ĐỊA LÍ
Bài 7. CẤU TRÚC CỦA TRÁI ĐẤT.THẠCH QUYỂN. 
THUYẾT KIẾN TẠO MẢNG
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Mô tả được cấu trúc của Trái Đất và trình bày đặc điểm của mỗi lớp cấu tạo Trái Đất dựa vào kênh hình. Phân biệt được vỏ Trái Đất và thạch quyển.
Trình bày được nội dung chính của thuyết kiến tạo mảng
Giải thích được các biểu hiện tượng kiến tạo, động đất, núi lửatheo thuyết kiến tạo mảng.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
Mô hình (hoặc tranh ảnh) về cấu tạo Trái Đất.
Bản đồ các mảng kiến tạo, các vành đai động đất và núi lửa thế giới.
Bản đồ tự nhiên thế giới
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Ổn định tố chức - sĩ số lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 15p: - Nội dung câu hỏi 1-2 bài 5.+6
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
HĐ 1:
GV các nhà khoa học thường dùng phương pháp địa chấn để nghiên cứu cấu trúc của Trái Đất.
HS đọc nội dung kênh chữ và quan sát hình 7.1, hình 7.2 (SGK), cho biết (theo nhóm): Độ dày, cấu tạo, trạng thái của lớp vỏ Trái Đất, lớp Manti, nhân.
- Lớp Manti gồm hai tầng chính. Vật chất của bao Manti trên có trạng thái quánh dẻo, không chảy lỏng được nhưng vẫn có thể chuyển động thành các dòng đối lưu – đây là một trong những nguyên nhân làm cho thạch quyển di chuyển trên lớp quánh dẻo này.
HĐ 2: 
Bước 1:
GV giới thiệu khái quát để HS biết trước đây đã có thuyết lục địa trôi.
Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét về sự ăn khớp của bờ Đông các lục địa Bắc Mỹ, Nam Mỹ với bờ Tây lục địa Phi trên bản đồ Tự nhiên thế giới.
Bước 2: HS quan sát các hình 7.3, 7.4, kết hợp đọc nội dung SGK để nhận xét, phân tích và giải thích được nội dung của thuyết kiến tạo mạng theo những gợi ý sau:
Tên của 7 mảng kiến tạo lớn của.
Nêu một số đặc điểm của mảng kiến tạo? (cấu tạo, sự di chuyển)
Trình bày một số cách tiếp xúc của các mảng kiến tạo, nêu kết quả của mỗi cách tiếp xúc.
Nêu nguyên nhân của sự chuyển dịch các mảng kiến tạo.
Bước 3: HS trình bày, GV giúp Hs chuẩn kiến thức.
I. Cấu trúc của Trái Đất 
- Trái Đất có cấu tạo gồm nhiều lớp: Vỏ Trái Đất, Manti, Nhân.
1. Lớp vỏ:
- Độ dày: mỏng( 5- 70km)
- Cấu tạo:
 + Trầm tích/granit/ badan ( vỏ lục địa)
 + Trầm tích/ ba dan ( vỏ đại dương).
- Trạng thái: Thể rắn, cứng
2. Lớp Manti( bao man ti): 
- Độ dày: từ lớp vỏ - 2.900km, chiếm 80% thể tích và 68,5% k.lượng TĐ.
- Cấu tạo: Manti trên và manti dưới
- Trạng thái:
 + Manti trên: Quánh dẻo
 + Manti dưới: rắn
- Vỏ TĐ + manti trên-> lớp vỏ cứng ngoài TĐ-> thạch quyển: Là lớp vỏ cứng ở ngoài cùng trái đất, được cấu tạo bỡi các loại đá khác nhau
Nhân trái đất (lõi).
Độ dày: 2.900 – 6.370 km (3470km).
Cấu tạo: chủ yếu là các kim loại nặng: Ni, Fe (nhân Nife), gồm nhân ngoài và nhân trong.
Trạng thái:
 + Nhân ngoài: lỏng; t0 = 5.0000c; P = 1,3-3,1 triệu át mốt phe.
 + Nhân trong: rắn; P= 3-3,5 triệu át mốt phe.
II.Khái niệm thạch quyển : SGK
Thuyết tạo mảng: 
Thạch quyển được cấu tạo bởi các mảng kiến tạo.
 Các mạng kiến tạo không đứng yên mà dịch chuyển 
 Nguyên nhân chuyển dịch của các mạng kiến tạo: do hoạt động của các dòng đối lưu vật chất quánh dẻo và có nhiệt độ cao trong tầng manti trên.
Ranh giới, chỗ tiếp xúc giữa các mảng kiến tạo là các vùng bất ổn; thường xẩy ra các hiện tượng kiến tạo, động đất, núi lửa
4. Cũng cố: 
Nêu vai trò quan trọng của lớp vở Trái Đất và lớp Manti.
Trình bày nội dung chính của thuyết kiến tạo mảng
Sắp xếp các ý ở cột A với cột B sao cho hợp lý:
A. Lớp
B. Một vài đặc điểm chính
1. Vỏ Trái Đất 
a. Chiếm 80% thể tích, 68,5% khối lượng Trái Đất 
2. Bao Manti
b. Cứng, rất mỏng
3. Nhân Trái Đất 
c. Vật chất ở trong trạng thái quánh dẻo
d. Vật chất ở trạng thái lỏng hoặc rắn
5. Hướng dẫn học ở nhà: HS làm bài tập SGK. Học bài, chuẩn bị bài tiếp theo.
 6. Rút kinh nghiệm: .
Tiết: 08	 	 	 Ngày soạn:25/8/2012
Tuần: 04	 Ngày dạy: 29 /8/2012
Bài 8. TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS cần:
Trình bày khái niệm nội lực và nguyên nhân sinh ra nội lực.
Trình bày tác động của nội lực thể hiện qua vận động kiến tạo theo phương thẳng đứng và theo phương nằm ngang.
Quan sát hình vẽ, tranh ảnhvề các tác động của nội lực để nêu được kết quả của sự tác động đó.
Rèn luyện kĩ năng đọc, chỉ và giải thích các đối tượng địa lí trên bản đồ.
THIẾT BỊ DẠY HỌC
Các hình vẽ về uốn nếp, địa hào, địa lũy.
Bản đồ tự nhiên thế giới, bản đồ tự nhiên Việt Nam
HOẠT ĐỘNG DẠY HOC
Ổn định lớp: Ổn định tố chức- sĩ số lớp.
Kiểm tra bài cũ: 
Trình bày cấu tạo trái đất, thạch quyển?
Trình bày thuyết kiến tạo mảng?
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
HĐ 1: 
Địa hình bề mặt trái đất ngày nay là kết quả của quá trình nội lực và ngoại lực.
Nội lực là gì, nguyên nhân sinh ra nội lực?
HĐ 2: 
GV hỏi: cho biết tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất thông qua những vận động nào?
 GV yêu cầu HS đọc kênh chữ của mục I.1 SGK và yêu cầ HS trả lời câu hỏi:
- Những biểu hiện của vận động theo phương thẳng đứng và hệ của của nó.
- Những biểu hiện của vận động thẳng đứng hiện nay.
HĐ 3: 
Bước 1: HS trao đổi , quan sát hình 8.1, 8.2, 8.3, 8.4, 8.5, SGK cho biết:
- Thế nào là vận động theo hướng nằm ngang, hiện tượng uốn nếp, đứt gãy?
- Phân biệt các dạng địa hình, địa hào, địa lũy.
- Xác định được những khu vực núi uốn nếp, những địa hào, địa lũytrên bản đồ. Nêu một số ví dụ thực tế.
Bước 2: Đại diện HS trình bày, phân tích được tác động của vận động theo phương nằm ngang đối với địa hình bề mặt Trái Đất .
I. Nội lực
- Nội lực: Lực phát sinh ở bên trong Trái Đất 
- Nguồn năng lượng sinh ra nội lực chủ yếu là nguồn năng lượng ở trong lòng đất.
II. Tác động của nội lực
Thông qua các vận động kiến tạo, hoạt động động đất, núi lửa
Vận động theo phương thẳng đứng.
Là những vận của vỏ TĐ theo phương thẳng đứng (nâng lên và hạ xuống).
Xãy ra chậm, trên một diện tích lớn, làm thu hẹp hay mở rộng diện tích lục địa (biển tiên, thoái)
2. Vận động theo phương nằm ngang
- Làm cho Trái Đất bị nén ép, tách giãngây ra các hiện tượng uốn nếp, đứt gãy.
* Hiện tượng uốn nếp
Do tác động của lực nằm ngang.
Xảy ra ở vùng đá có độ dẻo cao.
Đá bị xô ép, uốn cong thành nếp uốn.
Tạo thành các nếp uốn, các dãy núi nếp uốn.
* Hiện tượng đứt gãy
Do tác động của lực nằm ngang
Xảy ra ở vùng đá cứng
Đá bị gãy, vỡ và chuyển dịch
Tạo ra các địa hào, địa lũy
 4. Cũng cố: 
- So sánh hai quá trình uốn nếp, đứt gãy
5. Hướng dẫn học ở nhà: HS làm bài tập SGK. Học bài, chuẩn bị bài tiếp theo.
 6. Rút kinh nghiệm: .
Tiết: 09	 	 	 Ngày soạn:30/8/2012
Tuần: 05	 Ngày dạy: 03/9/2012
Bài 9. TÁC ĐỘNG CỦA NGOẠI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS cần:
Biết khái niệm về ngoại lực và nguyên nhân sinh ra các tác nhân ngoại lực.
Trình bày được các tác động của ngoại lực làmg biến đổi địa hình qua quá trình phong hóa. Phân biệt các quá trình phong hóa lí học, hóa học và phong hóa sinh học.
Quan sát, nhận xét tác động của quá trình phong hóa đến địa hình bề mặt Trái Đất qua tranh ảnh, hình vẽ
THIẾT BỊ DẠY HỌC
Hình vẽ, tranh ảnh về quá trình tác động của ngoại lực.
Bản đồ tự nhiên thế giới
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Ổn định lớp- kiểm tra sĩ số lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là nội lực, nguyên nhân và những tác động của nội lực?
3. Bài mới: GV có thể nêu hình dạng thực tế của Trái Đất rất gồ ghề, nơi cao, nơi thấp. Nguyên nhân dẫn đến hình dạng đó ngoài nội lực còn có tác động của ngoại lực. Ngoại lực là gì? Ngoại lực khác nội lực ở điểm nào?...
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
HĐ 1:
Nêu khái niệm ngoại lực
Nêu nguyên nhân sinh ra ngoại lực, cho ví dụ. (Nêu tác động của may gây ra xói mòn trên các sườn núi, những dòng sông vận chuyển phù sa tạo nên những đồng bằng .)
Ngoại lực tác động đến địa hình như thế nào?
HĐ 2: 
- Thế nào là quá trình phong hóa, có những kiểu phong hóa nào?
Bước 1. Chia nhóm thảo luận: phong hóa vật lí, hóa học, sinh học theo trình tự hướng dẫn: hiểu thế nào về quá trình này( khái niệm), nguyên nhân, kết quả của quá trình.
Bước 2: Học sinh thảo luận và lên bảng trình bày
Bước 3: Giáo viên chuẩn kiến thức.
I. Ngoại Lực
- Khái niệm: Là lực có nguồn gốc bên ngoài, trên bề mặt trái đất.
- Nguyên nhân: chủ yếu do nguồn năng lượng bức xạ của Mặt Trời
II. Tác động của ngoại lực
Quá trình phong hóa
- Khái niệm: Là quá trình phá hủy và làm biến đổi kích thước, thành phần hóa học các loại đá và khoáng vật.
Là sự phá hủy làm thay đổi đá, khoáng vật về kích thước, thành phần hóa học
a. Phong hóa lí học
- Là quá trình phá hủy làm thay đổi kích thước đá nhưng không làm thay đổi màu sắc, thành phần khoáng vật và hóa học của chúng.
Nguyên nhân: Do thay đổi nhiệt độ đột ngột, do ma sát, hoạt động SX của con người
Kết quả: Đá nứt vỡ, thay đổi kích thước, không thay đổi thành phần hóa học.
b. Phong hóa hóa học
- Khái niệm: là quá trình phá hủy đá và khoáng vật nhưng chủ yếu làm thay đổi thành phần, tính chất hóa học của đá và khoáng vật.
- Nguyên nhân: Do tác động của chất khí, nước, những chất khoáng hòa tan trong nước, các chất do sinh vật bài tiết
- Kết quả: Đá và khoáng vật bị phá hủy, biến đổi thành phần, tính chất hóa học.
c. Phong hóa sinh học
- Khái niệm: là quá trình phá hủy đá và khoáng vật dưới tác động của sinh vật 
- Nguyên nhân: Do sự lớn lên của rễ cây, sự bài tiết của sinh vật.
 - Kết quả: Đá và khoáng vật vừa bị phá hủy về mặt cơ giới vừa bị phá hủy về mặt hóa học.
4. Cũng cố: nắm rõ nguyên nhân và kết quả của các quá trình phong hóa.
5. Hướng dẫn học ở nhà: HS làm bài tập SGK. Học bài, chuẩn bị bài tiếp theo.
 6. Rút kinh nghiệm: .
Tiết: 10	 	 	 Ngày soạn:30/8/2012
Tuần: 05	 Ngày dạy: 06/9/2012
Bài 9. TÁC ĐỘNG CỦA NGOẠI LỰC ĐẾN
ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT (Tiếp theo)
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS cần:
Phân biệt các khái niệm bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ
Phân tích mối quan hệ giữa 3 quá trình: bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ.
Biết được sự tác động của ngoại lực tới địa hình bề mặt Trái Đất làm biến đổi môi trường và có thái độ đúng đắn với việc sử dụng bảo vệ môi trường.
THIẾT BỊ DẠY HỌC
Tranh ảnh, hình vẽ về các dạng địa hình do tác động của nước, gió, sóng biển, băng hà tạo thành.
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Ổn định tố chức – kiểm tra sĩ số lớp
2. Kiểm tra bài cũ: So sánh quá trình phong hóa hóa học, lí học, sinh học có gì giống và khác nhau. 
3. Bài mới: Ngoại lực có tác động như thế nào đến địa hình bề mặt Trái Đất à Vào bài
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
HĐ 1:
Xâm thực, thổi mòn, mài mòn là gì?
Đặc điểm chính của mỗi quá trình đó
Kết quả thành tạo địa hình của mỗi quá trình.
Nêu ví dụ thực tế về sự tác động của quá trình bóc mòn tạo thành những dạng địa hình khác nhau. Biện pháp hạn chế quá trình xâm thực?
HĐ 2: 
Thế nào là quá trình vận chuyển? 
HĐ 3: HS quan sát tranh ảnh, nêu ví dụ thực tế về quá trình bồi tụ.
GV nhấn mạnh: Việc phân tách hoạt động thành tạo địa hình của các tác nhân ngoại lực thành các quá trình mang tính chất qui ước vì ranh giới giữa chúng không rõ ràng,Bề mặt Của Trái đất chịu ảnh hưởng của sự tác động của rất nhiều nhân tố: ngoại lực và nội lực. Nội lực và ngoại lực đều có tác động đồng thời lên mặt Trái Đất, trong thiên nhiên khó có thể phân biệt được rạch ròi..
2. Quá trình bóc mòn
Là quá trình các tác nhân ngoại lực làm các sản phẩm phong hóa rời khỏi vị trí ban đầu.
- Gồm các quá trình xâm thực, thổi mòn, mài mòn
3. Quá trình vận chuyển
* Vận chuyển: Là quá trình di chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác.
4. Quá trình bồi tụ
Bồi tụ: Quá trình tích tụ (tích lũy) các vật liệu phá hủy. Kết quả của quá trình bồi tụ tạo ra các dạng địa hình bồi tụ.
* Nội lực và ngoại lực có xu hướng đối nghịch nhau, tuy nhiên chúng luôn tác động đồng thời tạo ra các dạng địa hình rên bề mặt TĐ.
4. Cũng cố
1. So sánh hai quá trình phong hóa và bóc mòn
2. Phân biệt các quá trình bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ.
5. hướng dẫn họ ở nhà: HS làm bài tập SGK. Học bài, chuẩn bị bài tiếp theo.
 6. Rút kinh nghiệm: .
Tiết: 11	 	 	 Ngày soạn:06/9/2012
Tuần: 06	 Ngày dạy: 10/9/2012
 Bài 10. THỰC HÀNH
NHẬN XÉT VỀ SỰ PHÂN BỐ CÁC VÀNH ĐAI ĐỘNG ĐẤT, NÚI LỬA VÀ CÁC VÙNG NÚI TRẺ TRÊN BẢN ĐỒ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS cần:
- Biết được sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa, các vùng núi trẻ trên thế giới.
- Nhận xét, nêu được mối quan hệ của các khu vực nói trên với các mảng kiến tạo.
- Rèn luyện kĩ năng đọc, xác định vị trí của các khu vực nói trên trên bản đồ.
- Xác định mối quan hệ, trình bày các mối quan hệ đó bằng lược đồ, bản đồ
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
Lược đồ các mảng kiến tạo
Lược đồ tự nhiên thế giới.
III . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Ổn định tổ chức- kiểm tra sĩ số học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ: Tìm ví dụ một số dạng địa hình do tác nhân ngoại lực trong tự nhiên.
3. Bài mới:
Mở bài: GV nêu nhiệm vụ của bài học
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
HĐ 1: GV yêu cầu Hs quan sát hình 10.1, bản đồ Các mảng kiến tạo, các vành đai động đất và núi lửa; bản đồ tự nhiên thế giới hoặc tập bản đồ thế giới và các châu lục để xác đinh:
- Các khu vực có nhiều động đất, núi lửa hoạt động
- Các vùng núi trẻ.
- Trên bản đồ những khu vực này được biểu hiện về kí hiệu, màu sắc địa hìnhnhư thế nào? Nhận xét về sự phân bố của các vành đai động đất, núi lửa và các vúng núi trẻ.
- Sử dụng lược đồ, bản đồ để đối chiếu, so sánh nêu được mối quan hệ giữa các vành đai: Sự phân bố ở đâu? Đó là nơi như thế nào của Trái Đất? vị trí của chúng có trùng với nhau không?...
- Kết hợp với kiến thức đã học về thuyết kiến tạo mảng trình bày về mối liên quan của các vành đai động đất, núi lửa; các vùng núi trẻ với các mảng kiến tạo của thạch quyển.
HĐ 2: Đại diện HS xác định và nhận xét sự phân bố các khu vực động đất, núi lửa, các vùng núi trẻ và trình bày kết quả trên bản đồ.
- Cả lớp bổ sung, góp ý kiến
* GV chuẩn xác lại kiến thức 
1. Xác định các vành đai động đất, núi lửa; các vùng núi trẻ trên bản đồ.
- Sự phân bố của động đất, núi lửa theo khu vực. Núi lửa thường tập trung thành một số vùng lớn, trùng với những miền động đất và tạo núi hoặc trùng với những kiến tạo lớn của Trái Đất. Đó là vành đai lửa Thái Bình Dương, khu vực Địa Trung Hải, khu vực Đông Phi,Hoạt động núi lửa cũng là kết quả của các thời kì kiến tạo ở trong lòng Trái Đất, có liên quan với các vùng tiếp xúc của các mảng.
2. Sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa, các vùng núi trẻ
- Có sự trùng lặp về vị trí các vùng có nhiều động đất, núi lửa, các vùng núi trẻ. Sự hình thành chúng có liên quan với vùng tiếp xúc của các mảng kiến tạo của thạch quyển.
3. Mối liên quan giữa sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa, các cùng núi trẻ với các mảng kiến tạo của thạch quyển.
- Các núi trẻ, mới hình thành cách đây không lâu, các dãy núi chưa bị bào mòn, hạ thấp mà còn đang được nâng cao thêm: dãy Anpơ, Capca, Pirene (châu âu), Himalaya ở châu Á và Coóc die, Andet ở châu MỹSự hình thành chúng cũng liên quan với các vùng tiếp xúc của các mảng kiến tạo.
4. Cũng cố: hướng dẫn lại học sinh trên lược đồ các mảng kiến tạo
5. Hướng dẫn học ở nhà: Xem lại và hoàn thành bài thực hành, chuẩn bị bài tiếp theo.
 6. Rút kinh nghiệm: .
Tiết: 12	 	 

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 1-22.doc