Giáo án Lịch sử Lớp 6 (Sách Cánh diều) - Chương trình cả năm - Hoàng Thị Hà

docx 154 trang Người đăng hoaian2 Ngày đăng 10/01/2023 Lượt xem 579Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 6 (Sách Cánh diều) - Chương trình cả năm - Hoàng Thị Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Lịch sử Lớp 6 (Sách Cánh diều) - Chương trình cả năm - Hoàng Thị Hà
CHƯƠNG I. VÌ SAO PHẢI HỌC LỊCH SỬ
Người soạn: Hoàng Thị Hà
Bài 1
LỊCH SỬ VÀ CUỘC SỐNG
( tiết)
I. MỤC TIÊU (Học xong bài học, học sinh sẽ đạt được)
1. Về kiến thức: 
- Khái niệm lịch sử.
- Vai trò của môn Lịch sử trong cuộc sống.
2. Về năng lực: 
- Nêu được khái niệm lịch sử và môn lịch sử.
- Hiểu được lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ.
- Lí giải được vì sao cần học lịch sử.
3. Về phẩm chất: 
- Tự hào về truyền thống lịch sử dân tộc, có ý thức trách nhiệm với cộng đồng.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK, SGV.
- Một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học.
- Máy chiếu, máy tính
- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.
- Phiếu học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ
a) Mục tiêu: Giúp HS
- Kết nối kiến thức từ cuộc sống vào nội dung bài học.
- Xác định được vấn đề chính của nội dung bài học.
b) Nội dung: 
GV đặt câu hỏi, HS trả lời.
HS quan sát ngữ liệu và trả lời câu hỏi của GV
c) Sản phẩm: 
- HS chỉ nêu được ý nghĩa của hai câu thơ của Hồ Chí Minh.
d) Tổ chức thực hiện: 
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- GV trình chiếu 2 câu thơ của Hồ Chủ Tịch
Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam
? Em hãy cho biết ý nghĩa của hai câu thơ trên?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
GV: Hướng dẫn HS quan sát, phân tích nội dung 2 câu thơ và trả lời câu hỏi.
HS đọc ngữ liệu, và trả lời câu hỏi của GV.
B3: Báo cáo thảo luận
GV:
- Yêu cầu HS đứng lên trả lời
HS:
- Đại diện trả lời câu hỏi
- HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung cho bạn (nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét câu trả lời của HS và chốt kiến thức, chuyển dẫn vào hoạt động hình thành kiến thức mới.
- Viết tên bài, nêu mục tiêu chung của bài và dẫn vào HĐ tiếp theo. 
HĐ 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI 
1. Lịch sử và môn lịch sử là gì?
a) Mục tiêu: Giúp HS nêu được khái niêm lịch sử và bộ môn lịch sử.
b) Nội dung: GV đặt câu hỏi, HS trả lời câu hỏi của GV.
c) Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS.
- Sự kiện khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40 – 43) là sự kiện lịch sử, vì sự kiện này đã xảy ra trong quá khứ và là mộc mốc lịch sử quan trọng của dân tộc.
- Từ đó rút ra được khái niệm lịch sử và môn lịch sử.
d) Tổ chức thực hiện
HĐ của thầy và trò
Sản phẩm dự kiến
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- GV trình chiếu hình ảnh lễ hội của đền Hai Bà Trưng và đặt câu hỏi:
? Sự kiện khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40 – 43) có phải là lịch sử không? Vì sao?
? Lịch sử và môn Lịch sử là gì?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
GV hướng dẫn HS trả lời
HS:
- Quan sát ngữ liệu trong SGK để trả lời câu hỏi.
- Suy nghĩ cá nhân để lấy ví dụ minh hoạ.
B3: Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu HS trả lời.
HS trả lời câu hỏi của GV.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
Nhận xét câu trả lời của HS và và chốt kiến thức lên màn hình.
- Lịch sử là tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ.
- Môn lịch sử là môn học tìm hiểu về lịch sử loài người và những hoạt động chính của con người trong quá khứ.
2. Vì sao cần phải học lịch sử?
a) Mục tiêu: Giúp HS giải thích được vì sao cần phải học lịch sử?
b) Nội dung: 
- GV sử dụng KT khăn phủ bàn để tổ chức cho HS khai thác đơn vị kiến thức.
- HS suy nghĩ cá nhân, làm việc nhóm và hoàn thiện nhiệm vụ.
c) Sản phẩm: Phiếu học tập đã hoàn thành của HS.
d) Tổ chức thực hiện
HĐ của thầy và trò
Sản phẩm dự kiến
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Chia nhóm và giao nhiệm vụ:
? Em sinh ra trong một dòng họ, em có muốn biết về gia phả (cội nguồn) của dòng họ mình không? Em làm thế nào để biết điều đó ?
? Từ đó em hãy cho biết học lịch sử để làm gì?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS suy nghĩ cá nhân và thảo luận luận nhóm.
GV hướng dẫn, hỗ trợ các em thảo luận nhóm (nếu cần).
B3: Báo cáo, thảo luận
GV: 
- Yêu cầu HS trả lời, yêu cầu đại diện nhóm trình bày.
- Hướng dẫn HS trình bày, nhận xét (nếu cần).
HS: 
- Trả lời câu hỏi của GV.
- Đại diện nhóm trình bày sản phẩm của nhóm.
- HS các nhóm còn lại quan sát, theo dõi nhóm bạn trình bày và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS.
- Chuyển dẫn sang phần luyện tập.
- Học lịch để biết được cội nguồn của tổ tiên, quê hương, đất nước, hiểu được ông cha ta đã phải lao động, sáng tạo, đấu tranh như thế nào để có được đất nước như ngày nay. 
- Học lịch sử giúp chúng ta hiểu được những gì nhân loại tạo ra trong quá khứ để xây dựng được xã hội văn minh ngày nay, từ đó hình thành ý thức giữ gìn, phát huy những giá trị tốt đẹp do con người tạo ra trong quá khứ để lại.
3. Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử?
HĐ của thầy và trò
Sản phẩm dự kiến
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
* Vòng chuyên sâu (7 phút)
- Chia lớp ra làm 4 nhóm:
- Yêu cầu các em ở mỗi nhóm đánh số 1,2,3,4 
- Phát phiếu học tập & giao nhiệm vụ:
Nhóm 1: Tìm hiểu về tư liệu hiện vật.
Nhóm 2: Tìm hiểu về tư liệu chữ viết.
Nhóm 3: Tìm hiểu về tư liệu truyền miệng.
Nhóm 4: Tìm hiểu về tư liệu gốc.
* Vòng mảnh ghép (8 phút)
- Tạo nhóm mới (các em số 1 tạo thành nhóm I mới, số 2 tạo thành nhóm II mới, số 3 tạo thành nhóm III mới & giao nhiệm vụ mới: 
1. Chia sẻ kết quả thảo luận ở vòng chuyên sâu?
2. Nêu vai trò của các nguồn tư liệu trong việc tìm hiểu lịch sử?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
* Vòng chuyên sâu 
HS: 
- Làm việc cá nhân 2 phút, ghi kết quả ra phiếu cá nhân.
- Thảo luận nhóm 5 phút và ghi kết quả ra phiếu học tập nhóm (phần việc của nhóm mình làm).
GV hướng dẫn HS thảo luận (nếu cần).
* Vòng mảnh ghép (7 phút)
HS: 
- 3 phút đầu: Từng thành viên ở nhóm trình bày lại nội dung đã tìm hiểu ở vòng mảnh ghép. 
- 5 phút tiếp: thảo luận, trao đổi để hoàn thành những nhiệm vụ còn lại.
GV theo dõi, hỗ trợ cho HS (nếu HS gặp khó khăn).
B3: Báo cáo, thảo luận
GV:
- Yêu cầu đại diện của một nhóm lên trình bày.
- Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần).
HS:
 - Đại diện 1 nhóm lên bày sản phẩm.
- Các nhóm khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng nhóm, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế trong HĐ nhóm của HS.
- Chốt kiến thức và chuyển dẫn sang phần Luyện tập.
1. Tư liệu hiện vật
- Là những di tích, đồ vật của người xưa còn giữ lại.
VD:
Ngói úp ở Hoàng Thành
Đồ đồng
2. Tư liệu chữ viết
- Là những bản ghi, tài liệu chép tay hay sách được in, chữ được khắc trên bia đá
VD: 
- Các cuốn sách viết về lịch sử.
- Bia khắc chữ:
3. Tư liệu truyền miệng
- Là những câu chuyện dân gian: truyền thuyết, thần thoại, cổ tích được kể từ đời này sang đời khác.
VD: Truyền thuyết Hồ gươm
- Truyền thuyết Thánh Gióng
4. Tư liệu gốc
- Là những tư liệu cung cấp thông tin đầu tiên và trực tiếp về sự kiện hoặc thời kì lịch sử đó. Đây là nguồn tư liệu đáng tin cậy nhất khi tìm hiểu lịch sử.
HĐ 3: LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể
b) Nội dung: HS suy nghĩ cá nhân làm bài tập của GV giao
c) Sản phẩm: 
Bài tập 1: Đáp án đúng của bài tập.
d) Tổ chức thực hiện
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập cho HS
Bài tập 1: Trình bày khái niệm lịch sử và môn Lịch sử. Căn cứ vào đâu để biết và dựng lại lịch sử.
Bài tập 2: Học lịch sử có ý nghĩa như thế nào?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS xác định yêu cầu của đề bài và suy nghĩ cá nhân để làm bài tập
- GV hướng dẫn cho HS tìm hiểu đề và làm bài tập
B3: Báo cáo, thảo luận
- GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình.
- HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét bài làm của HS.
 HĐ 4: VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: Củng cố và mở rộng kiến thức nội dung của bài học cho HS
b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ.
c) Sản phẩm: Bài làm của HS (HS chỉ ra được lịch sử của trường học, của ngôi làng, của di tích đền thờ nơi mình sinh sống).
d) Tổ chức thực hiện
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao bài tập)
Bài tập: Quan sát hình 1.12 và cho biết:
- Đây là loại sử liệu gì?
- 3 thông tin mà em tìm hiểu được 
B2: Thực hiện nhiệm vụ
- GV hướng dẫn các em tìm hiểu yêu cầu của đề.
- HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập.
B3: Báo cáo, thảo luận
- GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm cho GV sau khi hoàn thành.
- HS làm bài tập ra giấy và nộp lại cho GV qua hệ thống CNTT mà GV hướng dẫn.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét ý thức làm bài của HS, nhắc nhở những HS không nộp bài hoặc nộp bài không đúng qui định (nếu có).
- Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho bài học sau.
******************************
Bài 2
THỜI GIAN TRONG LỊCH SỬ
( tiết)
I. MỤC TIÊU (Học xong bài học, học sinh sẽ đạt được)
1. Về kiến thức: Một số khái niệm về thời gian trong việc học lịch sử (thế kỉ, thập kỉ, thiên niên kỉ, trước công nguyên, sau công nguyên, công nguyên).
2. Về năng lực: 
- Biết cách tính thời gian trong lịch sử.
- Hiểu được vì sao phải tính thời gian trong lịch sử.
3. Về phẩm chất: 
- Trung thực trong tìm hiểu, học tập lịch sử.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK, SGV.
- Một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học.
- Máy chiếu, máy tính
- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.
- Phiếu học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ
a) Mục tiêu: Giúp HS
- Kết nối kiến thức từ cuộc sống vào nội dung bài học.
- Xác định được vấn đề chính của nội dung bài học.
b) Nội dung: 
GV trình chiếu video, đặt câu hỏi.
HS quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi của GV.
c) Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS
d) Tổ chức thực hiện: 
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Chiếu hình ảnh về sự kiện năm 1010 và hỏi:
? Căn cứ vào thông tin nào trên hình ảnh để biết sự kiện này có trong lịch sử?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
GV: Hướng dẫn HS quan sát, phân tích hình ảnh và trả lời câu hỏi.
HS: Quan sát hình ảnh và trả lời.
B3: Báo cáo thảo luận
GV:
- Yêu cầu HS lên trả lời câu hỏi.
- Các em còn lại theo dõi bạn trả lời và nhận xét, bổ sung cho bạn (nếu cần).
HS:
- Trả lời câu hỏi của GV và theo dõi, nhận xét, bổ sung cho bạn (nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét câu trả lời của HS và chốt kiến thức, chuyển dẫn vào hoạt động hình thành kiến thức mới.
- Viết tên bài, nêu mục tiêu chung của bài và dẫn vào HĐ tiếp theo. 
HĐ 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI 
1. Vì sao phải xác định thời gian?
a) Mục tiêu: Giúp HS hiểu được vì sao phải xác định thời gian trong lịch sử?
b) Nội dung: GV đặt câu hỏi, HS trả lời câu hỏi của GV.
c) Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS.
d) Tổ chức thực hiện
HĐ của thầy và trò
Sản phẩm dự kiến
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
? Quan sát bảng thống kê và cho biết căn cứ vào những thông tin nào để sắp xếp các sự kiện trong quá khứ theo thứ tự thời gian?
? Từ đó em hãy cho biết vì sao phải xác định thời gian trong lịch sử?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
GV hướng dẫn HS trả lời
HS:
- Quan sát bảng thống kê để trả lời câu hỏi.
- Suy nghĩ cá nhân và trả lời câu hỏi của GV.
B3: Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu HS trả lời.
HS trả lời câu hỏi của GV.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
Nhận xét câu trả lời của HS và và chốt kiến thức lên màn hình.
Thời gian
Sự kiện
Năm 248
Khởi nghĩa Bà Triệu
Năm 938
Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng
Năm 1009
Nhà Lý thành lập
Năm 1288
Chiến thắng quân Nguyên trên sông Bạch Đằng.
à Các sự kiện được sắpx xếp theo trình tự trước, sau.
- Lịch sử loài người gồm nhiều sự kiện xảy ra vào những thời gian khác nhau. Muốn dựng lại lịch sử , phải sắp xếp tất cả các sự kiện trong quá khứ theo thứ tự thời gian
2. Cách tính thời gian trong lịch sử như thế nào?
a) Mục tiêu: Giúp HS giải thích được vì sao cần phải học lịch sử?
b) Nội dung: 
- GV sử dụng KT khăn phủ bàn để tổ chức cho HS khai thác đơn vị kiến thức.
- HS suy nghĩ cá nhân, làm việc nhóm và hoàn thiện nhiệm vụ.
c) Sản phẩm: Phiếu học tập đã hoàn thành của HS.
d) Tổ chức thực hiện
HĐ của thầy và trò
Sản phẩm dự kiến
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Chia nhóm và giao nhiệm vụ:
? Hãy cho biết cách tính thời gian trong lịch sử ?
? Từ đó em hãy lấy một ví dụ để tính thời gian trong lịch sử?
? Nhìn vào tờ lịch em hãy cho biết ngày dương và ngày âm?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS suy nghĩ cá nhân và thảo luận luận nhóm.
GV hướng dẫn, hỗ trợ các em thảo luận nhóm (nếu cần).
B3: Báo cáo, thảo luận
GV: 
- Yêu cầu HS trả lời, yêu cầu đại diện nhóm trình bày.
- Hướng dẫn HS trình bày, nhận xét (nếu cần).
HS: 
- Trả lời câu hỏi của GV.
- Đại diện nhóm trình bày sản phẩm của nhóm.
- HS các nhóm còn lại quan sát, theo dõi nhóm bạn trình bày và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS.
- Chuyển dẫn sang phần luyện tập.
- Người xưa đã làm ra lịch:
+ Âm lịch: được tính theo chu kì chuyển động của mặt trăng quay quanh trái đất.
+ Dương lịch: được tính theo chu kì chuyển động của trái đất quay quanh mặt trời (còn gọi là công lịch).
 Chúa Giê Su ra đời
 TCN 1 SCN
 (+) CN ( - )
{thập kỉ: 10 năm; thế kỉ (100 năm), thiên niên kỉ (1000 năm)}.
- Ở Việt Nam, Công lịch được dùng trong các cơ quan nhà nước, tuy nhiên âm lịch vẫn được dùng cho văn hoá và tâm linh, bởi vậy trên tờ lịch đều ghi rõ 2 ÂL và DL.
HĐ 3: LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể
b) Nội dung: HS suy nghĩ cá nhân làm bài tập của GV giao
c) Sản phẩm: 
Bài tập 1: Đáp án đúng của bài tập.
d) Tổ chức thực hiện
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập cho HS
Bài tập 1: Muốn biết năm 2000 TCN cách ta bao nhiêu năm thì em tính như thế nào?
2021 + 2000 = 4021 năm
Bài tập 2: Muốn biết năm 1230 SCN cách 2021 bao nhiêu năm thì ta tính thế nào?
2021 – 1230 = 791 năm
à Muốn biết năm TCN cách hiện tại thì làm phép cộng, muốn biết SCN cách hiện tại ta làm phép trừ.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS xác định yêu cầu của đề bài và suy nghĩ cá nhân để làm bài tập
- GV hướng dẫn cho HS tìm hiểu đề và làm bài tập
B3: Báo cáo, thảo luận
- GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình.
- HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét bài làm của HS.
 HĐ 4: VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: Củng cố và mở rộng kiến thức nội dung của bài học cho HS
b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ.
c) Sản phẩm: Bài làm của HS (HS chỉ ra được lịch sử của trường học, của ngôi làng, của di tích đền thờ nơi mình sinh sống).
d) Tổ chức thực hiện
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao bài tập)
Bài tập: Em hãy tìm hiểu năm xây dựng của công trình trình kiến trúc ở nơi em đang sinh sống hoặc một di chỉ lịch sử mà em biết và tính niên đại của nó?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
- GV hướng dẫn các em tìm hiểu yêu cầu của đề.
- HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập.
B3: Báo cáo, thảo luận
- GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm cho GV sau khi hoàn thành.
- HS làm bài tập ra giấy và nộp lại cho GV qua hệ thống CNTT mà GV hướng dẫn.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét ý thức làm bài của HS, nhắc nhở những HS không nộp bài hoặc nộp bài không đúng qui định (nếu có).
- Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho bài học sau.
******************************
Người soạn: Trần Quỳnh Nga
Ngày soạn://
Ngày dạy://
CHƯƠNG 2: THỜI NGUYÊN THỦY
BÀI 3: NGUỒN GỐC LOÀI NGƯỜI
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Thông qua bài học, HS nắm được:
Giới thiệu được sơ lược quá trình tiến hóa từ vượn thành người trên Trái đất.
Xác định được những dấu tích của Người tối cổ ở Đông Nam Á.
Kể tên được những địa điể tìm thấy dấu tích của Người tối cổ trên đất nước Việt Nam.
2. Năng lực
Năng lực chung: 
Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo. 
Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.
Năng lực riêng: 
Tìm hiểu lịch sử qua việc khai thác tư liệu, hình ảnh, lược đồ,...liên quan đến bài học.
Nhận thức lịch sử qua việc giải thích nguồn gốc loài người trên thế giới, ở Đông Nam Á cũng như ở Việt Nam.
3. Phẩm chất
Giáo dục phẩm chất chăm chỉ trong học tập, lao động.
Giáo dục phẩm chất tôn trọng lao động và tinh thần sáng tạo, có trách nhiệm. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
Giáo án, SGV, SGK Lịch sử và Địa lí 6. 
Tranh ảnh, lược đồ, tư liệu về nguồn gốc của loài người trên thế giới, ở Đông Nam Á và Việt Nam. 
Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
SGK Lịch sử và Địa lí 6. 
Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
d. Tổ chức thực hiện: 
- GV kể tóm tắt cho HS nghe về truyền thuyết Con rồng cháu tiên và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Tất cả chúng ta có chung nguồn gốc không?
Truyền thuyết Con rồng cháu tiên: Xưa, ở miền đất Lạc Việt có một vị thần thuộc nòi Rồng, tên là Lạc Long Quân. Trong một lần lên cạn giúp dân diệt trừ yêu quái, Lạc Long Quân đã gặp và kết duyên cùng nàng Âu Cơ vốn thuộc dòng họ Thần Nông, sống ở vùng núi cao phương Bắc. Sau đó Âu Cơ có mang và đẻ ra cái bọc một trăm trứng. Sau đó, bọc trứng nở ra một trăm người con. Vì Lạc Long Quân không quen sống trên cạn nên hai người đã chia nhau người lên rừng, kẻ xuống biển, mỗi người mang năm mươi người con. Người con trưởng theo Âu Cơ, được lên lên làm vua, xưng là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Khi vua cha chết thì truyền ngôi cho con trưởng, từ đó về sau, cứ cha truyền con nối đến mười tám đời, đều lấy hiệu là Hùng Vương.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi: Tất cả chúng ta cùng chung một nguồn gốc.
- GV dẫn dắt vấn đề: Theo truyền thuyết từ xa xưa, tất cả chúng ta đều cùng chung một nguồn gốc, đều là con rồng cháu tiên. Tuy nhiên, xét về mặt khoa học lịch sử, Đã bao giờ em đặt câu hỏi loài người xuất hiện như thế nào? Đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi này là vấn đề khoa học không bao giờ cũ. Nhiêu nhà khoa học chấp nhận giả thiết con người xuất liện đâu tiên ở châu Phi. Bắt đâu từ những bộ xương hoá thạch tìm thấy ở đây, các nhà khoa học đã dẫn khám phá bí ẩn về sự xuất liện của loài người. Để tìm hiểu rõ hơn về những vấn đề này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay - Bài 3: Nguồn gốc loài người. 
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Quá trình tiến hóa từ vượn thành người
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS giới thiệu được sơ lược quá trình tiến hóa từ vượn người thành người trên Trái đất. 
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi. 
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV giới thiệu kiến thức: Con người đã trải qua quá trình tiến hoá hàng triệu năm. Những dấu tích xương hoá thạch cổ xưa nhất được tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới như Đông Phi, Đông Nam Á, Đông Bắc Á,..
- GV yêu cầu HS quan sát Hình 3.1 SGK trang 12 và trả lời câu hỏi: Cho biết quá trình tiến hóa từ vượn thành người trên Trái đất diễn ra như thế nào? Nêu đặc điểm tiến hóa về cấu tạo cơ thể của vượn người, Người tối cổ, Người tinh khôn. 
- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục Góc khám phá, quan sát Hình 3.2, 3.3 SGK trang 14 và trả lời câu hỏi: Những phát hiện khảo cổ về người Nê-an-đéc-tan, Cô gái Lu-cy có ý nghĩa như thế nào trong việc giải thích nguồn gốc và quá trình tiến hóa của loài người?
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi : Phần lớn người châu Phi có làn da đen, người châu Á có làn da vàng, còn người châu Âu có làn da trắng, liệu họ có chung một nguồn gốc hay không?
- GV mở rộng kiến thức: Có nhiều quan niệm khác nhau về nguồn gốc loài người. Có những quan niệm mang tính khoa học, có những quan niệm mang tính tôn giáo, truyền thuyết (ví dụ quan niệm của nhà khoa học Đác-uyn, quan niệm của Đạo thiên chúa, câu chuyện về con Rồng cháu Tiên của người Việt). 
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn, HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. 
- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi HS trả lời câu hỏi. 
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
1. Quá trình tiến hóa từ vượn thành người
- Quá trình tiến hóa từ vượn thành người trên Trái đất diễn ra qua ba giai đoạn: 
+ Cách đây khoảng từ 5-6 triệu năm, ở chặng đầu của quá trình tiến hoá, có một loài vượn khá giống người đã xuất hiện, được gọi là Vượn người. 
+ Trải qua quá trình tiến hoá, khoảng 4 triệu năm trước, một nhánh Vượn người đã tiến hóa thành Người tối cổ. 
+ Người tối cổ trải qua quá trình tiến hóa, vào khoảng 150.000 năm trước, Người tinh khôn xuất hiện, đánh dấu quá trình chuyển biến từ vượn người thành người đã hoàn thành. 
- Điểm tiến hóa về cấu tạo cơ thể của vượn người, Người tối cổ, Người tinh khôn:
+ Vượn người: Di chuyển bằng hai chi sau, thể tích hộp sọ trung bình 400 cm3
+ Người tối cổ: Hoàn toàn đi đứng bằng hai chân, thể tích hộp sọ trung bình 650 cm3 đến 1200 cm3. 
+ Người tinh khôn: Hình dáng, cấu tạo cơ thể cơ bản giống người ngày nay, còn được gọi là Người hiện đại. Thể tích hộp sọ trung bình khoảng 1400 cm3.
- Những phát hiện khảo cổ về người Nê-an-đéc-tan, Cô gái Lu-cy có ý nghĩa trong việc giải thích nguồn gốc và quá trình tiến hóa của loài người: 
+ Người Nê-an-đéc-tan: chứng minh đây là hóa thạch của người nguyên thủy có niên đại khoảng 100.000 năm trước.
+ Cô gái Lu-cy: bộ xương hóa thạch của người phụ nữ có niên đại khoảng 3,2 triệu năm trước, thuộc Đông Phi. 
- Châu Phi là nơi con người xuất hiện sớm nhất, di cư qua các châu lục, môi trường sống khác nhau, cơ thể biến đổi thích nghi với môi trường. Tuy nhiên họ vẫn chung một nguồn gốc. 
Hoạt động 2: Dấu tích của Người tối cổ ở Đông Nam Á
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS xác định được những dấu tích của Người tối cổ ở Đông Nam Á. 
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi. 
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV giới thiệu kiến thức: Cuối thế kỉ XIX, trên đảo Gia-va (In-đô-nê-xi-a), các nhà khảo cổ học đã phát hiện được một số mẩu xương hoá thạch của Người tối cổ có niên đại khoảng 2 triệu năm trước và đặt tên là “Người Gia-va”. Bên cạnh đó, ở nhiều nơi khác trong khu vực Đông Nam Á, nhiều di cốt hoá thạch, di chỉ đồ đá gắn với giai đoạn Người tối cổ cũng được tìm thấy.
- GV yêu cầu HS quan sát Bảng các dấu tích Người tối cổ ở Đông Nam Á SGK trang 14 và trả lời câu hỏi: Hãy cho biết những dấu tích của Người tối cổ ở Đông Nam Á
- GV mở rộng kiến thức: Đông Nam Á có điều kiện tự nhiên thuận lợi, có nhiều sông suối, đất đai phì nhiêu, màu mỡ, khí hậu nóng ẩm. Vì vậy, khu vực này rất thuận lợi cho việc trồng trọt (nông nghiệp trồng lúa), chăn nuôi, đánh bắt. Vượn người vì thế đã xuất hiện ở đây từ rất sớm và cũng bước tiến hóa thành Người tối cổ, Người tinh khôn. 
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn, HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. 
- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi HS trả lời câu hỏi. 
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
2. Dấu tích của Người tối cổ ở Đông Nam Á
- Những dấu tích của Người tối cổ ở Đông Nam Á: đảo Gia-va (In-đô-nê-xi-a); Pôn-a-ung (Mi-an-ma), Sa-ra-wak (Ma-lai-xi-a); Gia Lai, Đồng Nai, Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Việt Nam),...
Hoạt động 3: Dấu tích của Người tối cổ ở Việt Nam
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS xác định được những dấu tích của Người tối cổ trên đất nước Việt Nam. 
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm và trả lời câu hỏi. 
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV giới thiệu kiến thức: Tại Việt Nam, những dấu tích của Người tối cổ được phát hiện có niên đại sớm nhất từ khoảng 800.000 năm trước. 
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, quan sát Lược đồ Hình 3.4 và trả lời câu hỏi:
+ Nêu một số dấu tích của Người tối cổ ở Việt Nam.
+ Nhận xét về phạm vi phân bố của các dấu tích Người tối cổ ở Việt Nam. 
- GV giới thiệu kiến thức: 
+ Ở các hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Son), trong lớp đất chứa nhiều than, xương động vật cổ cách đây khoảng 40 - 30 vạn năm, giới khảo cô học phái hiện được những chiếc răng của Người tối cổ. Tại Núi Đọ (Thanh Hoá), Xuân Lộc (Đồng Nai),... các nhà khảo cổ học phát hiện được nhiều công cụ đá ghè đẽo thô sơ dùng để chặt, đập; nhiều mảnh đá ghè mỏng ở nhiều chỗ. Trải qua hàng chục vạn năm lao động, Người tối cổ đã mở rộng địa bàn sinh sống ra nhiều nơi như: Thẩm Ồm (Nghệ An), hang Hùm (Yên Bái), Thung Lang (Ninh Bình), Kéo Lèng (Lạng Sơn),...
+ Cách ngày nay khoảng 3 -2 vạn năm, Người tối cổ ở Việt Nam tiến hoá thành Người tinh khôn. Dấu tích của Người tinh khôn được tìm thấy ở mái đá Ngườm (Thái Nguyên), Sơn Vi (Phú Thọ) và nhiều nơi khác thuộc Lai Châu, Sơn La, Bắc Giang, Thanh Hoá, Nghệ An,... Công cụ chủ yếu của họ là những chiếc rìu bằng hòn cuội, được ghè đẽo thô sơ, có hình thù rõ ràng.
+ Di tích Núi Đọ (Thanh Hoá) là bằng chứng về sự có mặt của những chủ nhân sớm nhất trên lãnh thổ Việt Nam vào thời kì tổ chức xã hội loài người đang hình thành. Tại Núi Đọ, người ta đã tìm thấy hàng vạn công cụ đồ đá cũ. Người nguyên thuỷ khai thác đá gốc (ba-dan) ở sườn núi, ghè đẽo thô sơ, tạo nên những công cụ chặt, rìu tay, nạo, ... bỏ lại nơi chế tác những mảnh đá vỡ.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn, HS đọc SGK, thảo luận và thực hiện yêu cầu. 
- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi HS trả lời câu hỏi. 
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. 
3.Dấu tích của Người tối cổ ở Việt Nam
- Một số dấu tích của Người tối cổ ở Việt Nam: Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn), Núi Đọ (Thanh Hóa), An Khê (Gia Lai), Xuân Lộc (Đồng Nai). 
- Nhận xét về phạm vi phân bố của các dấu tích Người tối cổ ở Việt Nam: xuất hiện ở cả miền núi và đồng bằng trên lãnh thổ của Việt Nam ngày nay. 
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi lý thuyết . 
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 2 phần Luyện tập SGK trang 16.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời: Căn cứ vào những thông tin khảo cổ để khẳng định rằng khu vực Đông Nam Á (trong đó có Việt Nam) là một trong những nơi con người xuất hiện từ rất sớm:
- Đông Nam Á: cuối thế kỉ XIX, trên đảo Gia-va (In-đô-nê-xi-a), các nhà khảo cổ học đã phát hiện được một số mẩu xương hoá thạch của Người tối cổ có niên đại khoảng 2 triệu năm trước và đặt tên là “Người Gia-va”. Bên cạnh đó, ở nhiều nơi khác trong khu vực Đông Nam Á, nhiều di cốt hoá thạch, di chỉ đồ đá gắn với giai đoạn Người tối cổ cũng được tìm thấy.
- Việt Nam: những dấu tích của Người tối cổ được phát hiện có niên đại sớm nhất từ khoảng 800.000 năm trước. 
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi thực hành. 
b. Nội dung: HS sử dụng SHS, kiến thức đã học, kiến thức và hiểu biết thực tế, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 3 phần Vận dụng SHS trang 16.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời: Lấy chủ đề về những chiếc rìu đá đầu tiên của nhân loại (hình 3.5 và hình 3.6), phát biểu cảm nghĩ của em về óc sáng tạo, tinh thần lao động cần mẫn, kiên trì của Người tối cổ: Người tối cổ đã kiên trì ghè, đẽo một mặt mảnh đá để làm công cụ lao động sản xuất của mình.
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
IV. Kế hoạch đánh giá
Hình thức đánh giá
Phương pháp đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi chú
Đánh giá thường xuyên (GV đánh giá HS,
HS đánh giá HS)
- Vấn đáp.
- Kiểm tra viết, kiểm tra thực hành.
- Các loại câu hỏi vấn đáp.
***********************
Người soạn: Bùi Thị Thu
BÀI 4: XÃ HỘI NGUYÊN THUỶ
 ( tiết)
I. MỤC TIÊU (Học xong bài học, học sinh sẽ đạt được)
1. Về kiến thức: 
- Mô tả được sơ lược các giai đoạn tiến triển của xã hội nguyên thủy.
- Nhận biết được vai trò của lao động đối với quá trình phát triển của người nguyên thủy cũng như của con người và xã hội loài người.
- Trình bày được những nét chính về đời sống vật chất, tinh thần và tổ chức xã hội của con người thời nguyên thủy.
- Nêu được đôi nét về đời sống của người nguyên thủy trên đất nước Việt Nam.
2. Về năng lực: 
- Năng lực hợp tác.
- Năng lực tư duy sáng tạo.
- Năng lực tự tìm hiểu tìm hiểu lịch sử.
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.
3. Về phẩm chất: 
- Tự hào về truyền thống lịch sử dân tộc, có ý thức trách nhiệm với cộng đồng.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK, SGV.
- Một số tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học.
- Máy chiếu, máy tính
- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.
- Phiếu học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ
a) Mục tiêu: Giúp HS
- Kết nối kiến thức từ cuộc sống vào nội dung bài học.
- Xác định được vấn đề chính của nội dung bài học.
b) Nội dung: 
GV: Chia nhóm lớp và giao nhiệm vụ.
HS nhận mảnh ghép, làm việc nhóm để hoàn chỉnh một bức hình
c) Sản phẩm: 
- HS hoàn chỉnh bức bích hoạ, giới thiệu về bức bích hoạ là minh chứng cho đời sống tinh thần của người nguyên thuỷ. 
d) Tổ chức thực hiện: 
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Mỗi nhóm nhận 4 mảnh ghép và ghép

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_lop_6_sach_canh_dieu_chuong_trinh_ca_nam_hoa.docx