Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Sinh học - Tuần 9+10 - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Văn Thương

doc 13 trang Người đăng Trịnh Bảo Kiên Ngày đăng 05/07/2023 Lượt xem 330Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Sinh học - Tuần 9+10 - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Văn Thương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Sinh học - Tuần 9+10 - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Văn Thương
Tuần 9,10
Tiết: 18,19
Ngày soạn: 28/10/2022 Ngày dạy: /11/2022
KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Kiểm tra các kiến thức của HS về:
- Phương pháp học KHTN
- Cấu tạo của nguyên tử, tính toán các hạt cấu tạo lên nguyên tử
- Tốc độ chuyển động, cách tính tốc độ và các đại lượng liên quan
- Nắm được khái quát sự TĐC và chuyển hóa năng lượng, các hoạt động hô hấp, quang hợp ở sinh vật
2. Năng lực: 
2.1. Năng lực chung
- Năng lực tự học và tự chủ: Chủ động, tích cực tiếp nhận tất cả các nhiệm vụ và hoàn thành nhiệm vụ GV giao. 
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên
- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học vào làm bài kiểm tra.
3. Phẩm chất: Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
- Trách nhiệm: Chủ động nhận và thực hiện tất cả các nhiệm vụ.
- Trung thực: Làm bài nghiêm túc.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Học sinh: Ôn lại các kiến thức đã học.
2. Giáo viên: Đề, đáp án
III. MA TRẬN, ĐỀ KIỂM TRA
A. Ma trận đề thi giữa kì 1 môn Khoa học tự nhiên 7 
Chủ đề 
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Cộng
TNKG
TL
TNKG
TL
TNKG
TL
TNKG
TL
 Nguyên tử 
-Biết kĩ năng học KHTN
-Biết được cấu tạo của nguyên tử và hạt nhân nguyên tử
-Biết số e lớp 1 là 2e
-Xác định được số lượng các hạt p,n,e trong nguyên tử khi biết số p
-Tính số hạt trong nguyên tử: Số p, số e, số n . Vẽ được sơ đồ nguyên tử
Số câu
3
3
1
7
Điểm
0,6
0,6
1,5
2,7
Tỉ lệ%
6%
4%
15%
27%
Chuyển động, tốc độ chuyển động
-Biết công thức tính tốc độ chuyển động, biết chuyển động trung bình
-Biết chuyển động càng nhanh, tốc độ chuyển động càng lớn
-Biết được dụng cụ dùng đo tốc độ
- Vận dụng tính được thời gian di chuyển của một vật
- Tính được vân tốc của chuyển động và ý nghĩa của chuyển động
Số câu
3
2
1
1
7
Số điểm
0,6
0,4
0,2
1
2,2
Tỉ lệ%
6%
4%
2%
10%
22%
Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng
-Biết cơ quan hô hấp, sản phẩm của quang hợp và hô hấp
-biết những yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp, cơ quan thực hiện hô hấp ở tế bào
-Kể tên được một số cơ quan hô hấp ở động vật
-Nêu được một số cách bảo quản nông sản tại nhà
-Hiểu được các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào
-biết cách bảo quản một số loại nông sản
-Hiểu được cơ chế trao đổi khí. hiểu được vai trò của khí khổng
-Khái niệm và PT quang hợp
-Vận dụng hô hấp biết được cách bảo quản một số nông sản
-Hiểu được không nên để thực vật nhiều trong phòng kín vào ban đêm
Giải thích được quang hợp và hô hấp phụ thuộc vào nhiệt độ
Số câu
5
4b,c
5
1
3
4a
13
Số điểm
1
1
1
1
0,6
0,5
2,6
Tỉ lệ%
10%
10%
10%
10%
6%
5%
26%
Tổng số câu
11
2
10
1
4
2
1
25 + 4
Số điểm
2,2
1
1,8
1
1
2,5
0,5
10
Tỉ lệ%
22%
10%
18%
10%
10%
25%
5%
100%
B. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I 
ĐỀ 1
I. Trắc nghiệm khách quan (5 điểm)
Câu 1: Quá trình hô hấp tế bào xảy ra ở bào quan nào sau đây?
A. Không bào.	B. Lục lạp.	C. Ti thể.	D. Ribosome.
Câu 2: Công thức tính tốc độ chuyển động là:
A. .	B. .	C. .	D. .
Câu 3: Thành phần nào dưới đây là chất thải của hệ hô hấp?
A. Nước tiểu.	B. Khí cacbônic.	C. Mồ hôi.	D. Khí ôxi.
Câu 4: Nguyên tử X có 11 proton và 12 neutron. Tổng số hạt trong nguyên tử X là
A. 23.	B. 35.	C. 46.	D. 34.
Câu 5: Cảnh sát giao thông muốn kiểm tra xem tốc độ của các phương tiện tham gia giao thông có vượt quá tốc độ cho phép hay không thì sử dụng thiết bị nào?
A. Đồng hồ bấm giây.	B. Tốc kế.	C. Súng bắn tốc độ.	D. Thước.
Câu 6: Các phương tiện tham gia giao thông như ô tô, xe máy, dùng dụng cụ nào để đo tốc độ?
A. Thước.	B. Nhiệt kế.	C. Đồng hồ.	D. Tốc kế.
Câu 7: Các hạt cấu tạo nên hạt nhân của hầu hết các nguyên tử là
A. proton và neutron.	B. neutron và electron.
C. electron và neutron.	D. electron, proton và neutron.
Câu 8: Số electron tối đa ở lớp electron thứ nhất là
A. 2.	B. 1.	C. 8.	D. 3.
Câu 9: Nhóm nông sản nào sau đây nên được bảo quản bằng biện pháp bảo quản khô?
A. Hạt lạc, cà chua, rau cải.	B. Khoai tây, cà rốt, hạt lúa.
C. Rau muống, nấm đùi gà, hạt đỗ.	D. Hạt lúa, hạt đỗ, hạt lạc.
Câu 10: Vì sao chúng ta không nên để nhiều hoa hoặc cây xanh trong phòng đóng kín cửa?
A. Vì hô hấp ở thực vật thải ra nhiều khí CO gây độc cho hệ hô hấp của con người.
B. Vì hô hấp ở thực vật sẽ lấy khí oxygen, thải ra khí carbon dioxide, nếu đóng kín cửa, không khí trong phòng sẽ thiếu oxygen và nhiều carbon dioxide khiến chúng ta dễ bị ngạt thở, thậm chí tử vong.
C. Vì hô hấp ở thực vật thải ra nhiều hơi nước làm tăng độ ẩm không khí trong phòng, tạo điều kiện thuận lợi cho các sinh vật gây hại phát triển.
D. Vì sẽ làm mất diện tích phòng ngủ, khiến phòng ngủ chật chội.
Câu 11: Những yếu tố chủ yếu ngoài môi trường ảnh hưởng đến quang hợp của cây xanh là:
A. nước, ánh sáng, khí oxygen, nhiệt độ.	B. nước, khí cacbon dioxide, nhiệt độ.
C. nước, ánh sáng, nhiệt độ.	D. nước, ánh sáng, khí cacbon dioxide, nhiệt độ.
Câu 12: Đường sắt Hà Nội- Đà Nẵng dài khoảng 880km. Nếu tốc độ trung bình của một tàu hỏa là 55km/h thì thời gian tàu chạy từ Hà Nội đến Đà Nẵng là:
A. 16h.	B. 32h.	C. 24h.	D. 8h.
Câu 13: Nhóm cây nào sau đây là cây ưa sáng?
A. dương xỉ, rêu, vạn tuế.	B. Lúa, dương xỉ, cây thông.
C. Lúa, ngô, bưởi.	D. ngô, bưởi, lá lốt.
Câu 14: Một vật chuyển động càng nhanh khi:
A. Quãng đường đi trong 1s càng ngắn.	B. Quãng đường đi được càng lớn.
C. Tốc độ chuyển động càng lớn.	D. Thời gian chuyển động càng ngắn.
Câu 15: Đâu không phải là kĩ năng cần vận dụng vào phương pháp tìm hiểu tự nhiên?
A. Kĩ năng quan sát;.	B. Kĩ năng dự báo.
C. Kĩ năng chiến đấu đặc biệt.	D. Kĩ năng đo đạc.
Câu 16: Trao đổi khí ở những sinh vật:
A. Chỉ có ở con người.	B. Động vật.
C. Cả động vật, thực vật và con người.	D. Ở thực vật khi có ánh sáng mặt trời.
Câu 17: Khí khổng có vai trò gì đối với lá cây?
A. Giúp trao đổi các loại khí và thoát hơi nước.	B. Giúp lá có màu xanh.
C. Giúp cây quang hợp và hô hấp.	D. Giúp cây tổng hợp chất dinh dưỡng.
Câu 18: Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hô hấp tế bào là:
A. hàm lượng nước, nồng độ khí oxygen, nồng độ khí carbon dioxide, nhiệt độ.
B. hàm lượng nước, nồng độ khí oxygen, nhiệt độ.
C. nồng độ khí oxygen, nồng độ khí carbon dioxide, nhiệt độ.
D. hàm lượng nước, nồng độ khí carbon dioxide, nhiệt độ.
Câu 19: Sản phẩm của quang hợp là
A. glucose, nước.	B. nước, khí carbon dioxide.
C. khí oxygen, glucose.	D. glucose, khí carbon dioxide.
Câu 20: Nguyên tử X có tổng số hạt là 52, trong đó số proton là 17. Số electron và số nơtron của X lần lượt là
A. 16 và 19.	B. 19 và 16.	C. 17 và 18.	D. 18 và 17.
Câu 21: Yếu tố khí cacbon dioxide ảnh hưởng đến quang hợp của cây xanh như thế nào?
A. Khi nồng độ khí cacbon dioxide quá thấp thì hiệu quả quang hợp càng tăng.
B. Hiệu quả quang hợp giảm khi nồng độ khí cacbon dioxide tăng và ngược lại.
C. Khi nồng độ khí cacbon dioxide quá cao thì hiệu quả quang hợp càng tăng.
D. Hiệu quả quang hợp tăng khi nồng độ khí cacbon dioxide tăng và ngược lại.
Câu 22: Khi nói đến tốc độ chuyển động của các phương tiện giao thông như xe máy, ô tô, xe lửa, máy bay người ta nói đến:
A. Tốc độ trung bình của chuyển động.
B. Tốc độ tức thời của chuyển động.
C. Tốc độ lớn nhất có thể đạt được của phương tiện đó.
D. Tốc độ nhỏ nhất có thể đạt được của phương tiện đó.
Câu 23: Cơ chế khuếch tán. Các phân tử khí di chuyển từ nơi có (1) đến nơi có(2)
A. (1)nồng độ cao (2) nồng độ thấp.	B. (1)nhiều ánh sáng (2) ít ánh sáng.
C. (1)nồng độ thấp (2) nồng độ cao.	D. (1)Nhiệt độ cao (2) nhiệt độ thấp.
Câu 24: Nguyên tử X có 19 proton. Số hạt electron của X là
A. 20.	B. 17.	C. 19.	D. 18.
Câu 25: Cơ quan chính thực hiện quá trình quang hợp ở thực vật là
A. rễ cây.	B. hoa.	C. thân cây.	D. lá cây.
II. Tự luận (5 điểm)
Câu 1 (1 điểm). Một học sinh đi xe đạp từ nhà đến trường mất 30 phút. Đoạn đường từ nhà đến trường dài 6km. 
a. Tính vận tốc của chuyển động?
b. Ý nghĩa của con số tìm ở câu a?
Câu 2 (1,5 điểm). Tổng số hạt proton, nơtron, electron của một nguyên tố X là 40, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12. Xác định số p, số n, số e của X và vẽ sơ đồ cấu tạo nguyên tử của nguyên tố X.
Câu 3 (1 điểm): Nêu khái niệm và viết phương trình tổng quát của quang hợp.
Câu 4 (1,5 điểm) 
a. Vào những ngày nắng nóng , sự trao đổi khí của cây diễn ra mạnh hay yếu? Vì sao?
b. Kể tên các cơ quan thực hiện sự trao đổi khí ở động vật?
c. Hiện nay, gia đình em đang áp dụng những biện pháp bảo quản lương thực, thực phẩm nào?
ĐỀ 2
I. Trắc nghiệm khách quan (5 điểm)
Câu 1. Sản phẩm của hô hấp tế bào gồm:
A. Oxi, nước và năng lượng 	B. Nước, đường và năng lượng 
C. Nước, khí cacbonic và đường	D. Khí cacbonic, đường và năng lượng 
Câu 2: Công thức tính tốc độ chuyển động là:
A. .	B. .	C. .	D. .
Câu 3: Thành phần nào dưới đây là chất thải của hệ hô hấp?
A. Nước tiểu.	B. Khí cacbônic.	C. Mồ hôi.	D. Khí ôxi.
Câu 4: Nguyên tử X có 11 proton và 12 neutron. Tổng số hạt trong nguyên tử X là
A. 23.	B. 35.	C. 46.	D. 34.
Câu 5: Cảnh sát giao thông muốn kiểm tra xem tốc độ của các phương tiện tham gia giao thông có vượt quá tốc độ cho phép hay không thì sử dụng thiết bị nào?
A. Đồng hồ bấm giây.	B. Tốc kế.	C. Súng bắn tốc độ.	D. Thước.
Câu 6: Các phương tiện tham gia giao thông như ô tô, xe máy, dùng dụng cụ nào để đo tốc độ?
A. Thước.	B. Nhiệt kế.	C. Đồng hồ.	D. Tốc kế.
Câu 7. Nguyên tử luôn trung hoà về điện nên
A. số hạt proton = số hạt neutron.
B. số hạt electron = số hạt neutron.
C. số hạt electron = số hạt proton.
D. số hạt proton = số hạt electron = số hạt neutron.
Câu 8. Nguyên tử X có tổng số hạt trong nguyên tử là 2. Biết số hạt proton là 1. Tìm số hạt neutron?
A. 0.	B. 1.	C. 2.	D. 3.
Câu 9: Nhóm nông sản nào sau đây nên được bảo quản bằng biện pháp bảo quản lạnh?
A. Cá, Thịt bò, Cua biển.	B. Khoai tây, cà rốt, hạt lúa.
C. Rau muống, nấm đùi gà, hạt đỗ.	D. Hạt lúa, hạt đỗ, hạt lạc.
Câu 10: Ở đa số các loài thực vật, mặt trên của lá có màu xanh đậm hơn mặt dưới của lá vì
A. lục lạp tập trung nhiều ở mặt trên của lá. 
B. lỗ khí tập trung nhiều ở mặt trên của lá. 
C. lục lạp tập trung nhiều ở mặt dưới của lá. 
D. lỗ khí tập tập trung nhiều ở mặt dưới của lá
Câu 11: Thân non của cây có màu xanh lục có quang hợp được không? Vì sao?
A. Không. Vì thân non chỉ làm nhiệm vụ vận chuyển chất dinh dưỡng.
B. Có. Vì thân non cũng chứa chất diệp lục như lá cây.
C. Có. Vì thân non cũng được cung cấp đầy đủ nước và muối khoáng.
D. Không. Vì quá trình quang hợp chỉ diễn ra ở lá cây.
Câu 12. Một người đi xe máy trong 3 giờ được quãng đường 120km. Tốc độ chuyển động của người đó là:
A. v = 40km/s.	B. v = 400m/s.
C. v = 40km/h.	D. v = 400km/h
Câu 13: Trong quá trình quang hợp, cây xanh chuyển hoá năng lượng ánh sáng mặt trời thành dạng năng lượng nào sau đây?
A. Cơ năng.	B. Quang năng.
C. Hoá năng.	D. Nhiệt năng.
Câu 14: Một vật chuyển động càng nhanh khi:
A. Quãng đường đi trong 1s càng ngắn.	B. Quãng đường đi được càng lớn.
C. Tốc độ chuyển động càng lớn.	D. Thời gian chuyển động càng ngắn.
Câu 15: Đâu không phải là kĩ năng cần vận dụng vào phương pháp tìm hiểu tự nhiên?
A. Kĩ năng quan sát;.	B. Kĩ năng dự báo.
C. Kĩ năng chiến đấu đặc biệt.	D. Kĩ năng đo đạc.
Câu 16. Quá trình trao đổi khí ở thực vật diễn ra vào thời gian nào trong ngày?
A. Sáng sớm	B. Buổi chiều
C. Buổi tối	D. Suốt cả ngày đêm
Câu 17: Khí khổng có vai trò gì đối với lá cây?
A. Giúp trao đổi các loại khí và thoát hơi nước.	B. Giúp lá có màu xanh.
C. Giúp cây quang hợp và hô hấp.	D. Giúp cây tổng hợp chất dinh dưỡng.
Câu 18: Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hô hấp tế bào là:
A. hàm lượng nước, nồng độ khí oxygen, nồng độ khí carbon dioxide, nhiệt độ.
B. hàm lượng nước, nồng độ khí oxygen, nhiệt độ.
C. nồng độ khí oxygen, nồng độ khí carbon dioxide, nhiệt độ.
D. hàm lượng nước, nồng độ khí carbon dioxide, nhiệt độ.
Câu 19. Quá trình quang hợp cây xanh thải ra môi trường khí:
A. Oxygen	B. Carbon dioxide
C. Không khí	D. Cả Oxygen và Carbon dioxide
Câu 20: Nguyên tử X có tổng số hạt là 52, trong đó số proton là 17. Số electron và số nơtron của X lần lượt là
A. 16 và 19.	B. 19 và 16.	C. 17 và 18.	D. 18 và 17.
Câu 21. Để có sức khoẻ tốt vào ban đêm người ta không nên để nhiều hoa, cây xanh trong phòng ngủ đóng kín cửa:
A. Do cây xanh quang hợp đã lấy oxygen nhả ra carbon dioxide
B. Do cây xanh hô hấp đã lấy oxygen nhả ra carbon dioxide
C. Do cơ chế thải độc của thực vật về đêm
D. Do cây xanh có thể hấp dẫn côn trùng
Câu 22: Khi nói đến tốc độ chuyển động của các phương tiện giao thông như xe máy, ô tô, xe lửa, máy bay người ta nói đến:
A. Tốc độ trung bình của chuyển động.
B. Tốc độ tức thời của chuyển động.
C. Tốc độ lớn nhất có thể đạt được của phương tiện đó.
D. Tốc độ nhỏ nhất có thể đạt được của phương tiện đó.
Câu 23: Cơ chế khuếch tán. Các phân tử khí di chuyển từ nơi có (1) đến nơi có(2)
A. (1)nồng độ cao (2) nồng độ thấp.	B. (1)nhiều ánh sáng (2) ít ánh sáng.
C. (1)nồng độ thấp (2) nồng độ cao.	D. (1)Nhiệt độ cao (2) nhiệt độ thấp.
Câu 24: Nguyên tử X có 19 proton. Số hạt electron của X là
A. 20.	B. 17.	C. 19.	D. 18.
Câu 25: Quá trình nào sau đây thuộc trao đổi chất ở sinh vật?
A. Phân giải protein trong tế bào.
B. Bài tiết mồ hôi.
C. Vận chuyển thức ăn từ miệng xuống dạ dày.
D. Lấy carbon dioxide và thải oxygen ở thực vật.
II. Tự luận (5 điểm)
Câu 1 (1 điểm). Một học sinh đi xe đạp từ nhà đến trường mất 30 phút. Đoạn đường từ nhà đến trường dài 8km. 
a. Tính vận tốc của chuyển động?
b. Ý nghĩa của con số tìm ở câu a?
Câu 2 (1,5 điểm). Nguyên tử Sắt có điện tích hạt nhân là 26+. Trong nguyên tử, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22. Hãy xác định số khối của nguyên tử Sắt.
Câu 3 (1 điểm): Nêu khái niệm và viết phương trình tổng quát của quang hợp.
Câu 4 (1,5 điểm) 
a. Nêu vai trò của quá trình hô hấp tế bào đối với cơ thể? Nếu hoạt động hô hấp tế bào bị ngừng lại thì hậu quả gì sẽ xảy ra? 
b. Kể tên các chất tham gia vào quá trình hô hấp và các sản phẩm được tạo ra từ quá trình này?
c. Hiện nay, gia đình em đang áp dụng những biện pháp bảo quản lương thực, thực phẩm nào?
Đáp án, biểu điểm và hướng dẫn chấm
ĐỀ 1
Phần trắc nghiệm: Mỗi câu đúng: 0,2đ
1.C
2.B
3.B
4.D
5.C
6.D
7.A
8.A
9.D
10.B
11.D
12.A
13.C
14.C
15.C
16.C
17.A
18.A
19.C
20.C
21.D
22.A
23.A
24.C
25.D
B. Phần tự luận
Đáp án
Biểu điểm
Câu 1: (1 điểm)
a,Tóm tắt:
 t=30ph = 0,5h
 s = 6km 
 Tínhvtb= ?
a.Vận tốc của chuyển động:
 vtb = = 6/0,5 = 12(km/h)
b, Ý nghĩa của con số 12km/h có nghĩa trong 1h người đi xe đạp đi được quãng đường dài 12km.
0,5đ
0,5đ
Câu 2: (1,5 điểm)
Tổng số hạt = Số p + Số e + Số n = 40	(1)	
Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12 hạt 
→ Số p + Số e – Số n = 12	(2)	
Từ (1) và (2) suy ra Số n = 14 
Nguyên tử trung hòa về điện nên tổng số hạt proton bằng tổng số hạt electron.
→ Số p = Số e = = 13
+13
0,25đ
0,25đ
0,5đ
0,5đ
Câu 3: (1 điểm)
1. Khái niệm quang hợp
Quang hợp là quá trình lá cây sử dụng nước và khí carbon dioxide nhờ năng lượng ánh sáng đã được diệp lục hấp thu để tổng hợp chất hữu cơ và giải phóng oxygen.
2. Phương trình tổng quát
 Ánh sáng
Nước + carbon dioxide → Glucose + Oxygen
 Diệp lục
0,5đ
0,5đ
Câu 4 (1,5 điểm)
a. Sự trao đổi khí của cây diễn ra chậm trong những ngày trời nắng nóng. Khi trời nắng nóng, khí khổng đóng lại để hạn chế sự mất nước, làm giảm sự khuếch tán các loại khí qua khí khổng. Điều này ngăn cản quá trình trao đổi khí ở thực vật.
b. Trao đổi khí ở động vật có thể được thực hiện qua: da, hệ thống ống khí, mang, phổi,...
c. Một số biện pháp được sử dụng để bảo quản lương thực, thực phẩm: bảo quản khô, bảo quản lạnh..
0,5đ
0,5đ
0,5đ
ĐỀ 2
A. Phần trắc nghiệm: Mỗi câu đúng: 0,2đ
1.D
2.B
3.B
4.D
5.C
6.D
7.C
8.A
9.A
10.A
11.B
12.C
13.C
14.C
15.C
16.D
17.A
18.A
19.A
20.C
21.B
22.A
23.A
24.C
25.D
B. Phần tự luận
Đáp án
Biểu điểm
Câu 1: (1 điểm)
a,Tóm tắt:
 t=30ph = 0,5h
 s = 8km 
 Tínhvtb= ?
a.Vận tốc của chuyển động:
 vtb = = 8/0,5 = 16(km/h)
b, Ý nghĩa của con số 16km/h có nghĩa trong 1h người đi xe đạp đi được quãng đường dài 16km.
0,5đ
0,5đ
Câu 2: (1,5 điểm)
Điện tích hạt nhân bằng 26+ => số p = 26
vì nguyên tử trung hòa về điện nên p = e
ta có (p + e) - n = 22 mà p = e => 2p - n = 22
=> 2.26 - n = 22 => 52 - n = 22 => n = 30
Do đó nguyên tử khối của Fe là : 30 + 26 = 56 đvC
0,25đ
0,25đ
0,5đ
0,5đ
Câu 3: (1 điểm)
1. Khái niệm quang hợp
Quang hợp là quá trình lá cây sử dụng nước và khí carbon dioxide nhờ năng lượng ánh sáng đã được diệp lục hấp thu để tổng hợp chất hữu cơ và giải phóng oxygen.
2. Phương trình tổng quát
 Ánh sáng
Nước + carbon dioxide → Glucose + Oxygen
 Diệp lục
0,5đ
0,5đ
Câu 4 (1,5 điểm)
a. Quá trình hô hấp có vai trò cung cấp năng lượng cho các hoạt động của cơ thể. Nếu hô hấp tế bào bị dừng lại sẽ dẫn đến cơ thể thiếu năng lượng cho các hoạt động sống.
b. Chất tham gia vào quá trình hô hấp gồm Glucose, Qxygen. Sản phẩm của quá trình này gồm Carbon dioxide, ATP, Nước.
c. Một số biện pháp được sử dụng để bảo quản lương thực, thực phẩm: bảo quản khô, bảo quản lạnh..
0,5đ
0,5đ
0,5đ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_7_sinh_hoc_tuan_910_nam_hoc_20.doc