Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 6 (Sách Cánh diều) - Chương trình cả năm

docx 188 trang Người đăng hoaian2 Ngày đăng 09/01/2023 Lượt xem 465Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 6 (Sách Cánh diều) - Chương trình cả năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 6 (Sách Cánh diều) - Chương trình cả năm
Ngày soạn: //
Ngày dạy: //
CHỦ ĐỀ 1: TRƯỜNG HỌC CỦA EM – THÁNG 9
MỤC TIÊU – YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Bày tỏ được những cảm xúc của mình khi trở thành HS lớp 6
- Giới thiệu được những nét nổi bật của nhà trường và chủ động, tự giác tham gia xây dựng truyền thống nhà trường.
- Biết chăm sóc bản thân và điều chỉnh bản thân để phù hợp với môi trường học tập mới, phù hợp với hoàn cảnh gia tiếp.
- Thiết lập được mối quan hệ với bạn bè
- Tham gia các hoạt động giáo dục theo chủ đề của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
TRƯỜNG HỌC MỚI CỦA EM
I. MỤC TIÊU:
1. Về kiến thức: Tìm hiểu những thông tin cơ bản về ngôi trường mới mà em theo học.
2. Về năng lực: 
+ Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, lao động; kiên trì thực hiện mục tiêu học tập
+ Giao tiếp với hợp tác: Hình thành kĩ năng kết bạn với những người bạn mới; hợp tác với các bạn trong lớp và các hoạt động; cùng bạn bè tham gia giải quyết nhiệm vụ học tập.
+ Giải quyết vấn đề sáng tạo: Tự xây dựng kế hoạch hoạt động của lớp
+ Thích ứng với cuộc sống: Tự tin và thích ứng với môi trường học tập mới.
+ Tổ chức và thiết kế hoạt động: Lập kế hoạch hoạt động.
3. Về phẩm chất:
+ Yêu nước: Yêu quý và tự hào về trường, tự hào là HS của trường; yêu quý, trân trọng và có ý thức giữ gìn công trình, cảnh quan sư phạm của nhà trường.
+ Trách nhiệm: Tích cực hoàn thành nhiệm vụ học tập, lao động.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với GV:
- Hướng dẫn HS tìm hiểu những thông tin về trường trung học cơ sở mà các em theo học.
- Chuẩn bị giấy A4, A0, giấy nhớ, giấy màu, giấy bìa, bìa cứng, bút dạ, bút bi, bút chì, bút màu, ghim, hồ dán
- Những lá thăm ghi tên các hoạt động trong nhà trường.
2. Đối với HS: sgk, dụng cụ học tập, đọc trước bài học theo hướng dẫn của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
TUẦN 1 – TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CƠ
Văn nghệ: Chào lớp 6
a. Mục tiêu: 
- Nhận thức được ý nghĩa của ngày khai giảng và cảm thấy tự hào, hạnh phúc khi được thầy cô, các anh chị chào đón.
- Tự tin tham gia lễ khai giảng và có ấn tượng tốt đẹp về ngày khai giảng.
b. Nội dung: GV cùng BGH tổ chức lễ khai giảng, HS trật tự, chú ý lắng nghe, quan sát.
c. Sản phẩm: Trình tự diễn ra buổi lễ khai giảng.
d. Tổ chức thực hiện: 
- GV cùng BCH tổ chức trình tự lần lượt các nghi lễ của buổi lễ khai giảng:
1. Đón tiếp đại biểu
2. Lễ điều hành: Rước cờ, ảnh Bác, các đội danh dự, đại diện các khối lớp.
3. Lễ đón HS lớp 6: HS lớp 6 được tập trung ở địa didemr thuận lợi cho việc di chuyển, tay cầm cờ, hoa. Theo lời giới thiệu của người dẫn chương trình, GVCN và đại diện HS lớp 8 hoặc 9 dắt tay, hướng dẫn các em HS lớp 6 đi vào trên nền nhạc đến vị trí ngồi quy định. HS lớp 6 tự tin, vui tươi đi theo hàng, vẫy cờ chào thầy cô và các anh chị trong trường khi đi qua khán đài.
4. Lễ chào cờ
5. Đại diện GV phát biểu thể hiện sự hưởng ứng và cam kết thi đua trong năm học mới.
6. Đại điện HS cam kết thi đua học tập và rèn luyện tốt; đại diện HS lớp 6 phát biểu cảm tưởng được đón chào và học ở ngôi trường THCS.
7. Đại biểu chúc mừng GV và HS.
8. Tặng quà cho HS có hoàn cảnh khó khăn trong trường (nếu có).
Hoạt động 2: Văn nghệ chào mừng ngày khai giảng
a. Mục tiêu: Thể hiện được cảm xúc vui vẻ, hảo hứng đón chào năm học mới.
b. Nội dung: Chương trình văn nghệ có thể linh hoạt đầu, sau tiếng trống khai trường hoặc cuối chương trình.
c. Sản phẩm: Thưởng thức các tiết mục văn nghệ.
d. Tổ chức thực hiện: 
- Đội văn nghệ của trường và các tiết mục văn nghệ đặc sắc của các lớp lần lượt biểu diễn.
- Đại biểu, thầy cô và học sinh cùng hưởng ứng nhiệt tình tạo nên không khí vui tươi của ngày khai giảng năm học mới.
TUẦN 1 – TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
- Cảm xúc khi trở thành học sinh lớp 6.
- Giới thiệu về trường học mới của em
Hoạt động 1: Cảm xúc khi trở thành học sinh lớp 6
a. Mục tiêu: HS nói lên được những cảm xúc của mình trước khi trở thành HS lớp 6.
b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS thảo luận, trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS chia sẻ cặp đôi về nội dung sau:
+ Em cảm thấy như thế nào khi trở thành HS lớp 6?
+ Những cảm xúc của bản thân trong ngày đầu đến học ở một môi trường mới? (ví dụ: hồi hộp, hào hứng, lo lắng)
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận, thảo luận trong vòng 5 phút.
- GV quan sát HS thảo luận.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời HS chia sẻ trước lớp những cảm xúc ấy của mình.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, kết luận: Những cảm xúc khi trở thành HS lớp 6 thật đáng trân trọng. Bên cạnh niềm tự hào, háo hức thì cũng xen lẫn những hồi hộp, băn khoăn Tất cả những cảm xúc ấy cùng là những kỉ niệm đẹp của ngày đầu đến trường sẽ là những kí ức không thể nào quên.
1. Cảm xúc khi trở thành học sinh lớp 6
- Vào lớp 6 em cảm thấy vừa vui mừng nhưng cũng rất lo lắng, hồi hộp
- Cảm xúc của bản thân trong ngày đầu đến môi trường mới: hồi hộp, hào hứng, lo lắng
Hoạt động 2: Giới thiệu về trường học mới của em
a. Mục tiêu: HS giới thiệu về ngôi trường trung học cơ sở mà em đang theo học.
b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS thảo luận, trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: HS chia sẻ trường học mới.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia nhóm, mỗi nhóm 4 người
- GV cho các nhóm thảo luận và sử dụng sơ đồ tư duy để giới thiệu về ngôi trường trung học cơ sở mà các em đang học.
- GV hướng dẫn, gợi ý các nhóm HS thảo luận theo các nội dung sau:
+ Một vài nét cơ bản về lịch sử của trường
+ Một tả cảnh quan, khuôn viên của nhà trường
+ Điều gì ở trường làm em ấn tượng nhất?
+ Những cảm nghĩ, mong muốn về ngôi trường mới?...
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận, thảo luận trong vòng 5 - 7 phút.
- GV quan sát HS thảo luận, hỗ trợ HS khi cần.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Kết thúc thời gian thảo luận, GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình trước lớp.
- GV và các bạn HS trong lớp đặt câu hỏi cho nhóm vừa trình bày.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, kết luận: Mỗi môi trường đều có truyền thống xây dựng và phát triển cùng với những đặc điểm của riêng mình. Tham gia với hoạt động tìm hiểu nhà trường sẽ giúp các em thêm yêu quý ngôi trường mà mình theo học. Mỗi HS có quyền tự hào về ngôi trường mà các em theo học. Chúng ta cần có những hành động thiết thực góp phần giữ gìn và xây dựng nhà trường.
2. Giới thiệu về trường học mới của em
- Lịch sử hình thành của trường.
- Mô tả về trường: địa chỉ trường, các tòa nhà, lớp học, khung cảnh xung quanh trường
- Những ấn tượng, cảm xúc về ngôi trường mới.
TUẦN 1 – TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP
Cảm nhận về tuần học đầu tiên
a. Mục tiêu: HS chia sẻ về những suy nghĩ , cảm xúc của mình trong tuần học đầu tiên ở trường trung học cơ sở.
b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS suy nghĩ, chia sẻ cảm xúc
c. Sản phẩm: HS chia sẻ cảm xúc của mình
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV ổn định lớp, tổ chức cho HS chia sẻ theo cặp đôi về những cảm nhận của mình sau tuần học đầu tiên tại ngôi trường mới theo những gợi ý sau:
+ Hãy chia sẻ những cảm xúc của em sau tuần học đầu tiên tại ngôi trường mới?
+ Vì sao lại có những cảm xúc ấy?
+ Điều gì khiến em ấn tượng nhất/ hài lòng nhất trong tuần học vừa qua? Vì sao?
+ Những cảm nhận của em sau tuần học đầu tiên ở trường trung học cơ sở khác gì so với hồi em học ở trường tiểu học?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS suy nghĩ trong vòng 5 – 7 phút 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời một số cặp HS lên chia sẻ trước lớp
- GV cùng xây dựng nội quy lớp học.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, kết luận: Những trải nghiệm đầu tiên ở trường trung học cơ sở luôn là những kí ức không thể nào phai. Những trải nghiệm ấy có thể bao gồm cả những điều tốt hoặc chưa tốt, những điều khiến em hài lòng hoặc chưa hài lòng nhưng chúng sẽ trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc đời HS của các em. Hãy trân trọng những cảm xúc ấy.
Ngày soạn: //
Ngày dạy: //
TUẦN 2 – TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CƠ
Tìm hiểu về truyền thống nhà trường
Hoạt động 1: Chào cờ
a. Mục tiêu: HS hiểu được chào cờ là một nghi thức trang trọng thể hiện lòng yêu nước, tự hào dân tộc, và sự biết ơn đối với các thế hệ cha anh đã hi sinh xương máu để đổi lấy độc lập, tự do cho Tổ quốc, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, giúp mỗi học sinh biết đoàn kết để tạo nên sức mạnh, biết chia sẻ để phát triển.
b. Nội dung: HS hát quốc ca. TPT hoặc BGH nhận xét.
c. Sản phẩm: kết quả làm việc của HS và TPT.
d. Tổ chức thực hiện: 
- HS điều khiển lễ chào cờ.
- Lớp trực tuần nhận xét thi đua.
- TPT hoặc đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới.
Hoạt động 2: Chơi trò chơi “ Ai biết nhiều hơn?”
a. Mục tiêu: Thể hiện được những hiểu biết của bản thân về truyền thống nhà trường.
b. Nội dung: chơi trò chơi “Ai biết nhiều hơn?”.
c. Sản phẩm: HS tham gia trò chơi.
d. Tổ chức thực hiện: 
- TPT mời ba HS lên sân khấu chơi trò chơi “Ai biết nhiều hơn?”. 
- TPT viết lên ở chính giữa ba tấm bảng đen cụm từ “Truyền thống trường em” và khoanh tròn lại. Sau đó ba em HS ghi các từ, cụm từ nói về truyền thống nhà trường xung quanh cụm từ “Truyền thống trường em” trong vòng 2 phút. 
- Em nào viết được nhiều từ và đúng hơn sẽ được nhận phần thưởng.
- Cả trường chú ý theo dõi, cổ vũ, động viên.
Hoạt động 3: tìm hiểu về truyền thống nhà trường
a. Mục tiêu: 
- Nêu được các truyền thống tốt đẹp của nhà trường và ý nghĩa của những truyền
thống đó;
- Xác định được trách nhiệm của bản thân trong việc phát huy truyền thống nhà trường.
b. Nội dung: ti tìm hiểu truyền thống nhà trường.
c. Sản phẩm: HS tham gia cuộc thi.
d. Tổ chức thực hiện: 
- Người điều khiến giới thiệu BGK cuộc thi.
- Các đội thi vào vị trí để chuẩn bị thi. BGK nêu thể lệ thi, cách chấm điểm, quy định thời gian chuẩn bị để trả lời, thang điểm cho từng loại câu hỏi để các đội thi cùng biết.
- Người dẫ chương trình lần lượt nêu yêu cầu và từng câu hỏi thi. Các đội thi cùng nhau suy nghĩ, thảo luận trong 1 phút để đưa ra câu trả lời cho mỗi câu hỏi. Đội nào có tín hiệu trước (bằng cách cắm cờ hoặc lắc chuông) thì sẽ được quyền trả lời. Nếu trả lời chưa đúng thì đội khác có quyển thay thế. Nếu không có đội nào trả lời đúng thì mời khán giả trả lời. Nếu không có kết quả đúng thì BGK nêu đáp án.
* Bộ câu hỏi:
- Trường mình được thành lập vào ngày, tháng, năm nào? Y nghĩa tên của trường?
- Hãy nêu tên 5 truyền thống của trường.
- Hãy kể những danh hiệu chính mà trường đã đạt được kể từ khi thành lập.
- Hãy kể tên các thầy, cô giáo là hiệu trưởng, phó hiệu trưởng của trường hiện nay.
- Trong những truyền thống của trường mình, theo bạn truyền thống nào là tiêu biểu nhất? Vì sao?
- Theo bạn, làm thế nào để phát huy truyền thống nhà trường?
- Lớp bạn đã làm được những gì để góp phần phát huy truyền thống nhà trường?
- Bài hát nào có từ nói về mái trường?
Đáp án: Bài “Trường em xinh, làng em đẹp” (sáng tác: Phan Trần Bảng)...
- Bài hát nào có từ “cô giáo em”?
Đáp án: Bài “Đi học” (nhạc: Bùi Đình Thảo - lời thơ: Hoàng Minh Chính)...
- Bài hát nào có từ “lớp”?
Đáp án: Bài “Lớp chúng ta đoàn kết” (sáng tác: Mộng Lân)....
Hoạt động 4: Văn nghệ
a. Mục tiêu: Thể hiện được thái độ tự hào về truyền thống nhà trường.
b. Nội dung: HS các lớp biểu diễn văn nghệ
c. Sản phẩm: các tiết mục văn nghệ
d. Tổ chức thực hiện: 
- Các lớp được phân công chuẩn bị tiết mục văn nghệ lần lượt lên biểu diễn.
- Toàn trường cổ vũ, động viên.
TUẦN 2 – TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
- Trò chơi Đoán ý đồng đội
- Khám phá các hoạt động của nhà trường.
- Kế hoạch hoạt động của lớp em
Hoạt động 1: Trò chơi đoán ý đồng đội
a. Mục tiêu: 
+ HS nhanh nhạy, linh hoạt trong việc thể hiện sự hiểu biết của mình về các hoạt động trong nhà trường.
+ Giúp HS thấy thoải mái, thư giãn, vui vẻ, nâng cao tinh thần đoàn kết, sự thấu hiểu nhau hơn giữa các thành viên trong lớp.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS chơi trò chơi
c. Sản phẩm: Thái độ tham gia trò chơi của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia lớp thành 4 nhóm
- GV trình bày luật chơi:
+ Một bạn trong nhóm bốc thăm tên một hoạt động ở trường và mô tả hoạt động đó bằng hành động, không sử dụng lời nói.
+ Hết 1 phút mà nhóm chơi không có câu trả lời, thành viên của các nhóm còn lại có thể đưa ra câu trả lời. Nếu câu trả lời đúng thì đội đó giành được điểm.
- GV lần lượt mời từng nhóm lên chơi trò chơi.
- Sau khi chơi xong, GV yêu cầu các nhóm trả lời câu hỏi: Từ trò chơi trên, em rút ra được điều gì?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe thể lệ và tham gia chơi trò chơi.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV kết thúc lượt chơi, GV tổng kết điểm, khen thưởng nhóm có nhiều câu trả lời đúng nhất.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá quá trình HS tham gia trò chơi, chuyển sang nội dung mới. 
1. Trò chơi đoán ý đồng đội
- HS tham gia các chơi trò chơi
- Kết luận:
+ Tham gia các hoạt động cùng bạn sẽ giúp chúng ta hiểu nhau hơn.
+ Chúng ta hãy tích cực tham gia vào các hoạt động cùng bạn bè để xây dựng tình bạn gắn bó.
Hoạt động 2: Khám phá các hoạt động của nhà trường
a. Mục tiêu: HS trình bày sự hiểu biết của mình về các hoạt động trong nhà trường.
b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS thảo luận, chia sẻ về hoạt động của nhà trường
c. Sản phẩm: Những điều HS chia sẻ.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia HS thành các nhóm, sử dụng kĩ thuật “khăn trải bàn” để tổ chức cho các nhóm thảo luận.
- GV giao nhiệm vụ thảo luận cho các nhóm: Chia sẻ sự hiểu biết của em về các hoạt động của nhà trường và trình bày kết quả thảo luận theo gợi ý:
Tên hoạt động
Thời gian
Địa điểm
Tham gia sinh hoạt Câu lạc bộ đọc sách
Thứ năm
Thư viện trường
- Các nhóm thảo luận theo gợi ý:
+ Lần lượt từng thành viên nêu ý kiến về thông tin các hoạt động của nhà trường mà mình tìm hiểu được.
+ Nhóm trưởng tổng hợp ý kiến của các thành viên trong nhóm.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận 
- GV quan sát HS thảo luận, hỗ trợ HS khi cần.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
- GV và HS của các nhóm khác có thể đặt câu hỏi cho nhóm trình bày.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, kết luận: Tìm hiểu các hoạt động của nhà trường sẽ giúp các em có sự lựa chọn các hoạt động phù hợp với khả năng, sở thích và thời gian của bản thân. Trên cơ sở đó, các em sẽ xây dựng kế hoạch để tham gia một cách hiệu quả.
2. Khám phá các hoạt động của nhà trường
- Ví dụ bảng mẫu:
Tên hoạt động
Thời gian
Địa điểm
Tham gia sinh hoạt Câu lạc bộ đọc sách
Thứ năm
Thư viện trường
Sinh hoạt câu lạc bộ ghi ta
Thứ bảy
Khuôn viên trường
Sinh hoạt câu lạc bộ Tiếng anh
Thứ tư
Phòng đoàn đội
Hoạt động 3: Kế hoạch hoạt động của lớp em
a. Mục tiêu: HS xây dựng kế hoạch hoạt động của lớp liên quan đến các lĩnh vực: học tập, vui chơi, giải trí, văn hóa – văn nghệ, thể dục – thể thao, góp phần xây dựng truyền thống gia đình.
b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS thảo luận, chia sẻ hoạt động của lớp.
c. Sản phẩm: Những chia sẻ của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia lớp thành 4 nhóm
- GV cho mỗi nhóm cùng thảo luận để xây dựng kế hoạch hoạt động của lớp liên quan đến 4 lĩnh vực: học tập, vui chơi, giải trí, văn hóa – văn nghệ, thể dục – thể thao theo gợi ý: (sgk)
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- Mỗi nhóm đề xuất 4 bạn trong nhóm mình tham gia điều phối bốn lĩnh vực hoạt động chung của lớp.
- GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện mỗi nhóm lên trình bày kế hoạch của nhóm mình.
- GV và HS của các nhóm khác có thể đặt câu hỏi cho nhóm trình bày.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho lớp bình chọn kế hoạch khả thi bằng hình thức giơ tay.
- GV đánh giá, kết luận: Mỗi nhà trường đều có rất nhiều hoạt động. Tham gia đầy đủ các hoạt động trong nhà trường là quyền lợi, trách nhiệm của HS.
3. Kế hoạch hoạt động của lớp em
- Kế hoạch hoạt động của lớp (bảng dưới)
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CỦA LỚP 6A
Lĩnh vực hoạt động
Mục tiêu
Cách thức hoạt động
Thời gian
Người phụ trách
Học tập
Vui chơi
Văn hóa - văn nghê
Thể dục – thể thao
TUẦN 2 – TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP
Trải nghiệm khi tham gia các hoạt động của trường
a. Mục tiêu: HS chia sẻ về những trải nghiệm của bản thân khi tham gia các hoạt động ở trường.
b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS thảo luận, chia sẻ trải nghiệm
c. Sản phẩm: Những chia sẻ của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS chia sẻ cặp đôi về những trải nghiệm của các em khi tham gia các hoạt động ở trường theo những nội dung gợi ý sau:
+ Tên hoạt động đã tham gia
+ Cảm xúc của em khi tham gia các hoạt động
+ Cảm xúc của em khi tham gia các hoạt động ở trường
+ Lợi ích của việc tham gia các hoạt động ở trường.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS bắt cặp với bạn bên cạnh, thực hiện chia sẻ.
- GV quan sát quá trình thực hiện của HS
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời một số HS lên chia sẻ trước lớp
- GV đưa ra ý kiến tư vấn cho HS để các em đạt hiệu quả cao hơn khi tham gia các hoạt động ở trường.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, kết luận:
+ Tham gia các hoạt động ở trường sẽ giúp các em hiểu hơn về ngôi trường mà mình đang theo học.
+ Tích cực tham gia các hoạt động ở trường cũng sẽ giúp các em khám phá những tiềm năng của bản thân.
+ Chia sẻ những trải nghiệm của bản thân khi tham gia các hoạt động ở trường và lắng nghe các bạn khác chia sẻ sẽ giúp các em rút ra những bài học cho riêng mình, từ đó có kế hoạch hoạt động hiệu quả hơn.
Ngày soạn: //
Ngày dạy: //
THÍCH NGHI VỚI MÔI TRƯỜNG MỚI
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức:
- HS nhận biết được những khó khăn gặp phải khi học ở môi trường học tập mới.
- HS nêu được những việc cần làm để chăm sóc bản thân phù hợp với môi trường học tập mới.
2. Về năng lực: HS được phát triển các năng lực:
- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, lao động; kiên trì thực hiện mục tiêu học tập. – Giao tiếp và hợp tác: Tìm hiểu, làm quen và thể hiện cảm xúc với những người bạn mới; hợp tác với các bạn trong lớp trong các hoạt động; cùng bạn bè tham gia giải quyết nhiệm vụ học tập. 
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tìm ra cách khắc phục những khó khăn ở trường học mới.
- Thích ứng với cuộc sống: Khắc phục khó khăn ở trường học mới; chăm sóc và điều chỉnh bản thân để thích ứng với môi trường học tập mới.
- Tổ chức và thiết kế hoạt động: Làm thiếp và tổ chức hoạt động tặng thiếp, nói lời khen, lời yêu thương với bạn bè.
3. Về phẩm chất:
- Trách nhiệm: Tích cực hoàn thành nhiệm vụ học tập, lao động.
- Chăm chỉ: Cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt, thực hiện việc chăm sóc và điều chỉnh bản thân.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với GV:
- Giấy A0, A4, giấy màu các loại, giấy nhớ.
- Bút dạ, bút chì màu, kéo, hồ dán, băng dính.
2. Đối với HS: sgk, vở ghi, dụng cụ học tập, đọc trước bài GV giao
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
TUẦN 3 – TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CƠ
Văn nghệ: Hát về mái trường
Hoạt động 1: Chào cờ
a. Mục tiêu: HS hiểu được chào cờ là một nghi thức trang trọng thể hiện lòng yêu nước, tự hào dân tộc, và sự biết ơn đối với các thế hệ cha anh đã hi sinh xương máu để đổi lấy độc lập, tự do cho Tổ quốc, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, giúp mỗi học sinh biết đoàn kết để tạo nên sức mạnh, biết chia sẻ để phát triển.
b. Nội dung: HS hát quốc ca. TPT hoặc BGH nhận xét.
c. Sản phẩm: kết quả làm việc của HS và TPT.
d. Tổ chức thực hiện: 
- HS điều khiển lễ chào cờ.
- Lớp trực tuần nhận xét thi đua.
- TPT hoặc đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới.
Hoạt động 2: Văn nghệ
a. Mục tiêu: HS vui vẻ, hứng thú tham gia hoạt động văn nghệ do nhà trường tổ chức
b. Nội dung: biểu diễn văn nghệ
c. Sản phẩm: tiết mục văn nghệ của lớp.
d. Tổ chức thực hiện: 
- Các lớp được phân công chuẩn bị các tiết mục văn nghệ với chủ đề “Mái trường em yêu”.
- GV chuẩn bị kế hoạch:
+ Bầu ban tổ chức. Ban tổ chức chịu trách nhiệm thiết kế kế hoạch hội thi: thời gian, địa điểm, chương trình. 
+ Bầu ban giám khảo để chấm các tiết mục, sản phẩm nghệ thuật. Ban giảm khảo bao gồm: thầy/cô chủ nhiệm, thầy cô bộ môn (nếu có thể mời), phụ huynh (nếu có thể mời), các bạn có năng khiếu trong các lĩnh vực khác nhau.
+ Phân chia các lớp theo nguyện vọng và năng khiếu của HS.
+ Mỗi nhóm lựa chọn và chuẩn bị các tiết mục sản phẩm để tham gia hội diễn nghệ thuật với chủ đề “Mái trường em yêu”.
+ Các tiết mục có thể là: hát, múa, nhảy, đọc thơ, biểu diễn nhạc cụ, đóng kịch, vẽ tranh.....
+ Mỗi tiết mục trình bày từ 5 đến 7 phút.
- GV tổng kết và công bố kết quả biểu diễn văn nghệ.
TUẦN 3 – TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
- Khắc phục khó khăn ở trường học mới.
- Chăm sóc và điều chỉnh bản thân
Hoạt động 1: Khắc phục khó khăn ở trường học mới
a. Mục tiêu: 
- HS chia sẻ được những khó khăn mình gặp phải khi vào học tại trường học cơ sở.
- Nêu được những cách khắc phục các khó khăn đó.
b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS thảo luận, tìm ra phương án khắc phục khó khăn ở trường học mới.
c. Sản phẩm: Những phương án HS đưa ra.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS chia sẻ theo cặp đôi về những nội dung sau: Trình bày những khó khăn mà các em gặp phải khi vào học tại trường trung học cơ ở các lĩnh vực:
+ Trong hoạt động học tập 
+ Trong giao tiếp với thầy cô, bạn bè 
+ Trong việc thực hiện các nội quy của nhà trường 
+ Cách khắc phục những khó khăn đó 
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS bắt cặp với bạn bên cạnh, thực hiện chia sẻ.
- GV quan sát quá trình thực hiện của HS
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời một số cặp đôi HS lên chia sẻ trước lớp.
- GV đưa ra ý kiến tư vấn cho HS để các em đạt hiệu quả cao hơn trong quá trình học tập ở ngôi trường mới.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, kết luận.
1. Khắc phục khó khăn ở trường học mới
- Các em sẽ thấy có những sự khác biệt ở trường trung học cơ sở sở với trường tiểu học như: xuất hiện một số môn học mới; kiến thức khó hơn và nhiều hơn; cô và bạn bè mới; nhà trường cũng đưa ra những nội quy, những yêu cầu cao hơn; điều này có thể khiến các em gặp những khó khăn hoặc bỡ ngỡ.
- Việc nhận biết được những khó khăn này sẽ giúp các em có kế hoạch phục và dần dần chúng ta sẽ thích nghi được với môi trường mới.
Hoạt động 2: Chăm sóc và điều chỉnh bản thân
a. Mục tiêu: 
- HS biết được những việc cần làm để chăm sóc bản thân phù hợp với môi trường học tập mới.
- HS biết cách điều chỉnh bản thân để phù hợp với môi trường học tập mới.
b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS thảo luận, tìm ra cách chăm sóc và điều chỉnh bản thân ở trường học mới.
c. Sản phẩm: HS đưa ra cách chăm sóc và cách điều chỉnh bản thân.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia lớp thành 4 nhóm
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận và trình bày kết quả thảo luận trên giấy A0 bằng sơ đồ khối:
+ Chia sẻ những việc em cần làm để chăm sóc bản thân phù hợp với môi trường học tập mới theo gợi ý: chế độ dinh dưỡng, vệ sinh cá nhân, thể dục – thể thao, các hoạt động vui chơi giải trí
+ Theo em những việc cần làm để điều chỉnh bản thân phù hợp với môi trường học tập mới theo gợi ý: Thói quen sinh hoạt, phương pháp học tập 
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hình thành nhóm, phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm, thực hiện nhiệm vụ.
- GV quan sát quá trình thực hiện của HS
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm lên bảng thuyết trình bằng sơ đồ tư duy của nhóm mình.
- GV gọi HS các nhóm khác nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, kết luận.
2. Chăm sóc và điều chỉnh bản thân
- Biết cách tự chăm sóc bản thân khỏe mạnh cả về thể chất và tinh thần thể hiện tính tự lực, tự lập, có ý thức, trách nhiệm với chính mình.
- Xây dựng kế hoạch rèn luyện và tự điều chỉnh bản thân sẽ giúp em dần dần hoàn thiện và trưởng thành hơn.
TUẦN 3 – TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP
Kinh nghiệm thích nghi với môi trường mới
a. Mục tiêu: HS chia sẻ những kinh nghiệm cá nhân trong việc thích nghi với môi trường mới.
b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm để thích ghi với ngôi trường mới.
c. Sản phẩm: HS chia sẻ kinh nghiệm của mình.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV phát cho HS giấy nhớ hoặc những mẩu giấy nhỏ và yêu cầu các em viết lên đó những kinh nghiệm cá nhân trong việc thích nghi với môi trường mới (GV có thể gợi ý cho HS nhớ lại những kinh nghiệm của bản thân có được trong những tuần đầu học tại trường trung học cơ sở hoặc những kinh nghiệm các em được nghe từ cha mẹ, anh chị trong gia đình,...).
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nhận giấy, viết những chia sẻ của mình lên giấy
- HS viết xong dán tờ giấy đó lên bảng.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời một số HS lên đọc những kinh nghiệm được viết trong mẫu giấy.
- HS phát biểu suy nghĩ sau khi nghe những kinh nghiệm đã được chia sẻ.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, kết luận: Lắng nghe và học hỏi lẫn nhau những kinh nghiệm thích nghi với môi trường mới sẽ giúp các em đạt kết quả tốt trong quá trình học tập và rèn luyện ở trường trung học cơ sở.
Ngày soạn: //
Ngày dạy: //
TUẦN 4 – TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CƠ
Cuộc thi: Nếu em là hiệu trưởng
Hoạt động 1: Chào cờ
a. Mục tiêu: HS hiểu được chào cờ là một nghi thức trang trọng thể hiện lòng yêu nước, tự hào dân tộc, và sự biết ơn đối với các thế hệ cha anh đã hi sinh xương máu để đổi lấy độc lập, tự do cho Tổ quốc, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, giúp mỗi học sinh biết đoàn kết để tạo nên sức mạnh, biết chia sẻ để phát triển.
b. Nội dung: HS hát quốc ca. TPT hoặc BGH nhận xét.
c. Sản phẩm: kết quả làm việc của HS và TPT.
d. Tổ chức thực hiện: 
- HS điều khiển lễ chào cờ.
- Lớp trực tuần nhận xét thi đua.
- TPT hoặc đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới.
Hoạt động 2: Cuộc thi: Nếu em là hiệu trưởng
a. Mục tiêu: HS vui vẻ, hứng thú tham gia cuộc thi.
b. Nội dung: HS lên tham gia cuộc thi
c. Sản phẩm: kết quả cuộc thi.
d. Tổ chức thực hiện: 
- GV chuẩn bị kế hoạch:
+ Bầu ban tổ chức. Ban tổ chức chịu trách nhiệm thiết kế kế hoạch hội thi: thời gian, địa điểm, chương trình. 
+ Bầu ban giám khảo để chấm cuộc thi. Ban giảm khảo bao gồm:BGH, thầy/cô chủ nhiệm, thầy cô bộ môn, các bạn có năng khiếu trong các lĩnh vực khác nhau.
+ GV phổ biến hình thức thi (các lớp đã được dặn dò chuẩn bị bài thuyết trình từ tuần trước).
+ Phân chia các lớp lên tham gia cuộc thi.
+ BTC chuẩn bị bộ câu hỏi, quà tặng cho cuộc thi.
+ Sau khi các lớp tham gia cuộc thi, người dẫn chương trình đặt câu hỏi cho HS bên dưới để cùng tham gia vào cuộc thi.
- GV tổng kết và công bố kết quả cuộc thi.
TUẦN 4 – TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
Giới thiệu về người bạn mới
a. Mục tiêu: HS giới thiệu được về người bạn mới của mình ở trường trung học cơ sở.
b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS chia sẻ về bạn mới của mình.
c. Sản phẩm: HS mạnh dạn chia sẻ người bạn mới.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS chuẩn bị phần giới thiệu về người bạn mới của mình ở trường trung học cơ sở theo các gợi ý sau:
+ Tên của bạn;
+ Sở thích của bạn;
+ Điều em ấn tượng nhất về bạn.
Lưu ý: Mỗi HS có thể lựa chọn hình thức giới thiệu về người bạn mới của mình như phác hoạ chân dung, làm thơ, viết đoạn văn mô tả, kể chuyện, sáng tác thơ về bạn...
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lựa chọn một người bạn trong lớp yêu thích, viết những điều chia sẻ về bạn ấy.
- GV quan sát quá trình thực hiện của HS
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời một số HS lên chia sẻ.
- GV mời một số HS chia sẻ cảm nghĩ khi được bạn giới thiệu người bạn mới đó là mình.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, kết luận: Khi lên học ở trường trung học cơ sở, các em sẽ có nhiều người bạn mới. Án tượng về người bạn mới, về lần đầu làm quen, kết bạn luôn là những kỉ niệm khó quên.
TUẦN 4 – TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP
- Làm thiếp tặng bạn
a. Mục tiêu: 
- HS làm thiếp tặng một người bạn trong lớp.
- HS thể hiện được tình cảm với các bạn trong lớp.
b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS thực hiện làm thiếp tặng bạn.
c. Sản phẩm: Thiếp của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho mỗi HS làm thiếp, trên thiếp mô tả về người bạn của mình (về đặc điểm ngoại hình, tính cách,...).
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV mời một số HS mô tả về người bạn đó trước lớp để các bạn khác đoán đó là ai.
- HS lựa chọn một người bạn trong lớp để làm thiệp tặng bạn.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trao tặng tấm thiếp đó cho người bạn được mình mô tả.
- Người được tặng thiếp bày tỏ cảm xúc khi nhận được tấm thiếp từ người bạn của mình.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét sự tích cực, tinh thần, thái độ của HS trong hoạt động vừa rồi.
- GV kết luận: Mỗi chúng ta đều có những người bạn mà chúng ta yêu quý. Các em hãy biết trân trọng và giữ gìn những tình cảm đó.
ĐÁNH GIÁ CUỐI CHỦ ĐỀ 1
I. MỤC TIÊU
- HS chia sẻ về những cảm xúc của các em khi tham gia các hoạt động của chu đề Trường học của em.
- HS rèn khả năng tự nhận xét, tự đánh giá bản thân.
- HS đánh giá tinh thần, thái độ tham gia hoạt động củ

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hoat_dong_trai_nghiem_lop_6_sach_canh_dieu_chuong_tr.docx