Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp 9 - GV: Trần Thị Dung

doc 82 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 9915Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp 9 - GV: Trần Thị Dung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp 9 - GV: Trần Thị Dung
 PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH NGOÀI GIỜ LÊN LỚP 9
Chủ điểm tháng 9: Truyền thống nhà trường 
 (lồng ghép giáo dục kỹ năng sống)
Chủ điểm tháng 10: Chăm ngoan học giỏi 
 (lồng ghép giáo dục kỹ năng sống)
Chủ điểm tháng 11: Tôn sư trọng đạo
 (lồng ghép giáo dục kỹ năng sống)
Chủ điểm tháng 12: Uống nước nhớ nguồn
Chủ điểm tháng 1 : Mừng đảng mừng xuân
 (lồng ghép giáo dục trẻ em và giáo dục kỹ năng sống)
Chủ điểm tháng 2: Mừng đảng mừng xuân
 (lồng ghép giáo dục kỹ năng sống)
Chủ điểm tháng 3: Tiến bước lên đoàn
Chủ điểm tháng 4 : Hòa bình hữu nghị
Chủ điểm tháng 5: Mừng sinh nhật Bác
 Thứ 6 ngày 4 tháng 9 năm 2015 CHỦ ĐIỂM THÁNG 9:
TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG
Hoạt động 
 “Bầu cán bộ lớp”
Yêu cầu giáo dục:
Học sinh hiểu được vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ lớp trong quá trình học tập và rèn luyện đạo đức của cả tập thể lớp.
Học sinh biết lựa chọn những cán bộ lớp có năng lực, nhiệt tình và có trách nhiệm trong công tác được giao đồng thời mỗi học sinh phải có ý thức tôn trọng và ủng hộ cán bộ lớp trong các hoạt động trong và ngoài nhà trường.
Nội dung và hình thức hoạt động:
Nội dung:
Tổng kết hoạt động của cán bộ lớp sau 1 năm học. (Lớp trưởng thay mặt cán bộ lớp đọc báo cáo)
Bầu đội ngũ cán bộ lớp mới: lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng, cán sự bộ môn (tất cả học sinh có mặt trong lớp)
Hình thức hoạt động:
Nghe báo cáo và thảo luận. (tất cả học sinh)
Bầu bằng phiếu và lấy biểu quyết. (tất cả học sinh)
Chuẩn bị hoạt động:
Về phương tiện hoạt động:
Bản báo cáo kết quả hoạt động của cán bộ lớp trong năm học trước.(đọc kết quả học tập của lớp 5)
Phiếu bầu, hòm phiếu, phấn, bảng, hoa, khăn trải bàn
Một số tiết mục văn nghệ
Về tổ chức:
Giáo viên chủ nhiệm cùng cán bộ lớp hội ý:
Đánh giá kết quả hoạt động của cán bộ lớp trong năm qua và thống nhất chương trình hoạt động.
Phân công người viết báo cáo và báo cáo kết quả hoạt động của cán bộ lớp trong năm học trước: (Kết quả của lớp Học lực và hạnh kiểm). Lớp trưởng.
Ban văn nghệ chuẩn bị 4 tiết mục văn nghệ.
Phân công người điều khiển chương trình: bạn Nguyễn Viết Hoà 
Thư ký cuộc họp: Bạn Nguyễn Thị Thanh Bầu ban kiểm phiếu: 4 bạn tổ phó của 4 tổ (chuẩn bị phiếu bầu và hòm phiếu)
Phân công tổ 1 và 2 trang trí lớp, kẻ tiêu đề, kê dọn bàn ghế.
Tiến hành hoạt động:
Khởi động:
Bạn lớp trưởng nêu lý do cuộc họp và giới thiệu đại biểu: GV chủ nhiệm tham gia cuộc họp; giới thiệu chương trình làm việc, giới thiệu người điều khiển chương trình, thư ký cuộc họp
Quản ca bắt nhịp bài hát tập thể: “Lớp chúng mình”
Báo cáo hoạt động của cán bộ lớp trong năm qua:
Lớp trưởng báo cáo kết quả hoạt động của cán bộ lớp trong năm học trước và phương hướng hoạt động trong năm học mới.
Lớp thảo luận góp ý kiến cho bản báo cáo của bạn lớp trưởng.
Bạn Hoà tổng kết ý kiến của các bạn trong lớp.
Bầu cán bộ lớp mới:
Bạn Hoà yêu cầu các bạn trong lớp thảo luận để thống nhất tiêu chuẩn của cán bộ lớp: 
+ Học lực: giỏi hoặc khá.
+ Hạnh kiểm: tốt.
+ Tác phong nhanh nhẹn, nhiệt tình và có trách nhiệm trong công việc.
+ Có năng lực trong các hoạt động tập thể.
+ Có uy tín với các bạn trong lớp.
Tự ứng cử hoặc đề cử các bạn có năng lực làm cán bộ lớp.
Bạn Phượng ghi tên các bạn tự ứng cử (nếu có) và các bạn được đề cử lên bảng.
Lớp bầu ra trưởng ban kiểm phiếu. Trưởng ban kiểm phiếu nêu rõ thể lệ bầu cử:
+ Bầu lớp trưởng và các lớp phó (bằng phiếu)
+ Bầu các cán sự bộ môn (bằng phiếu)
+ Bầu tổ trưởng, tổ phó của các tổ (biểu quyết theo đơn vị tổ)
Ban kiểm phiếu chia phiếu bầu cho các bạn, thu lại phiếu, kiểm phiếu và công bố kết quả bầu cử lên bảng.
- Lớp trưởng mới thay mặt các cán bộ mới của lớp phát biểu ý kiến.
 Ban văn nghệ dưới sự điều khiển của bạn quản ca – Bạn Nguyễn Thị Thơm giới thiệu các bài hát ca ngợi tình bạn trong sáng dưới mái trường.
Kết thúc hoạtđộng:
Giáo viên chủ nhiệm chúc mừng đội ngũ cán bộ lớp mới, giao nhiệm vụ và nêu trách nhiệm của cán bộ lớp đối với tập thể lớp đồng thời động viên các bạn cán bộ lớp cố gắng phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ được tập thể lớp giao phó trong năm học.
Giáo viên chủ nhiệm chúc cả lớp đoàn kết, hợp tác để đạt kết quả tốt trong mọi hoạt động trong năm học này.
GV công bố kết quả: Lớp trưởng: Bạn Nguyễn Viết Hoà
 Lớp phó học tập: Bạn Nguyễn Thị Phượng
 Ghi biên bản chi đội và biên bản lớp: Bạn Nguyễn Thị Thơm
 Lớp phó lao động : Bạn Nguyễn Mộng Tài 
Lớp phó văn nghệ : Bạn Nguyễn Thị Thơm
Theo dõi cờ đỏ : Bạn Nguyễn Thị Trang 
Ban cán sự lớp ra mắt và hứa trước tập thể 
 Thứ 6 ngày 2 tháng 10 năm 2015
 CHỦ ĐIỂM THÁNG 10
CHĂM NGOAN HỌC GIỎI 
 Tiết 3: Thi tài năng văn nghệ
 Tiết 4: Em là nhà khoa học 
 I.Yêu cầu giáo dục:
Học sinh hiểu được những nội dung chính trong thư Bác Hồ gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà tháng 9 năm 1945
Giáo dục học sinh tình cảm kính yêu Bác Hồ, giáo dục học sinh thái độ học tập nghiêm túc và ý chí vươn lên trong học tập. Giáo dục ý thức nghiêm túc khi tham gia giao thông, triển khai cuộc thi “ Giao thông thông minh” trên mạng Internet.
Rèn kỹ năng trình bày và trao đổi ý kiến cá nhân trước tập thể.
Nội dung và hình thức hoạt động:
Nội dung:
Nội dung thư Bác Hồ gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên ở nước ta, ý nghĩa tác dụng của thư Bác Hồ đối với học sinh.
Vui văn nghệ: các bài hát về Bác Hồ và thiếu nhi.
Hình thức hoạt động:
Thi trình bày nội dung và ý nghĩa thư của Bác Hồ.
Chuẩn bị hoạt động:
Về phương tiện hoạt động:
Ảnh Bác Hồ, khăn bàn, lọ hoa
Câu hỏi và đáp án
Một số tiết mục văn nghệ
Về tổ chức:
 *Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm:
Nêu mục đích, yêu cầu nội dung, và cách tiến hành chủ đề.
*Phân công chuẩn bị:
Mỗi bạn có một bản thư Bác Hồ gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà tháng 9 năm 1945.
Cán bộ lớp tham khảo ý kiến của GVCN chuẩn bị 4 câu hỏi dành cho 4 tổ nhằm trao đổi, tìm hiểu nội dung, ý nghĩa thư Bác Hồ và chuẩn bị đáp án. Các tổ bốc thăm nhận câu hỏi để chuẩn bị trước.
Mọi thành viên trong mỗi tổ đều phải tham gia chuẩn bị câu trả lời. Mỗi tổ cử 1 bạn đại diện đứng lên trả lời.
Cử ban giám khảo: Cô giáo chủ nhiệm và cán bộ lớp
Phân công ban văn nghệ chuẩn bị các tiết mục văn nghệ.
Phân công tổ 1 trang trí lớp, kẻ tiêu đề, kê dọn bàn ghế.
Dự kiến mời các giáo viên bộ môn làm cố vấn.
*Nhiệm vụ của học sinh:
Thực hiện các yêu cầu được giao
Tiến hành hoạt động:
Khởi động:
Bạn Hoà nêu lý do cuộc họp và giới thiệu đại biểu: Cô chủ nhiệm tham gia cuộc họp.
Quản ca bắt nhịp bài hát tập thể: “Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh”
Trao đổi thảo luận:
Lớp trưởng nêu cách thức tiến hành trao đổi thảo luận về ý nghĩa và nội dung thư Bác Hồ gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà tháng 9 năm 1945. Yêu cầu mỗi bạn khi phát biểu ý kiến không đọc báo cáo đã viết sẵn mà dùng lời nói để trao đổi, tranh luận một cách tự nhiên.
Lớp trưởng lần lượt nêu các vấn đề để lớp cùng trao đổi, thảo luận; Sau mỗi vấn đề được nêu lên lớp phó phụ trách học tập cùng phối hợp với lớp trưởng điều khiển lớp thảo luận, trao đổi.
Bạn Hoà - Lớp trưởng tóm tắt lại nội dung các vấn đề đạt được sự nhất trí cao của các bạn.
Với những vấn đề khó có thể nhờ Cô giáo chủ nhiệm giúp đỡ.
Văn nghệ:
 Ban văn nghệ dưới sự điều khiển của bạn quản ca – Bạn Thơm giới thiệu các bài hát ca ngợi Bác và tình cảm Bác dành cho thiếu nhi Việt Nam.
 Kết thúc hoạt động:
Giáo viên chủ nhiệm nhận xét thái độ của học sinh khi tham gia buổi thảo luận đồng thời động viên học sinh cố gắng phấn đấu học tập tốt hơn trong năm học này để xứng đáng với lòng mong mỏi của Bác đối với thế hệ mai sau của đất nước. 
 1, Yêu cầu giáo dục:
-Giúp học sinh củng cố những kiến thức về an toàn giao thông
-Tuyên truyền để mọi người cùng thực hiện
2,Tiến trình hoạt động:
 *Giáo viên chủ nhiệm giáo dục ý thức khi tham gia giao thông cho học sinh.
 - Luôn luôn chấp hành nghiêm túc luật lệ an toàn giao thông. 
 - Đi hàng một khi đi xe đạp lưu thông trên đường.
 - Chấp hành nghiêm túc các tín hiệu giao thông khi tham gia giao thông.
 - Phải nắm rõ các loại biển báo
 - Giáo viên chủ nhiệm triển khai cuộc thi “ Giao thông thông minh” trên mạng Internet . Khuyến khích tất cả các em cùng tham gia vì lớp có lợi thế được học tự chọn tin học. Động viên các em gia đình nối mạng tích cực tham gia. Sẽ có phần thưởng xứng đáng đối với những em có kết quả cao trong cuộc thi.
- Giáo viên chủ nhiệm cũng nhắc nhở các bạn trong ban cán sự lớp theo dõi cụ thể tình hình tham gia cuộc thi của tất cả các thành viên trong lớp. Có ghi chép cụ thể rồi gửi về cho GVCN.
3.Kết thúc hoạt động:
Giáo viên chủ nhiệm nhận xét và dặn dò học sinh
 Thứ 3 ngày 3 tháng 11 năm 2015
 CHỦ ĐIỂM THÁNG 11
TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO
Tiết 5: Thảo luận chủ đề truyền thống 
“Tôn sư trọng đạo”
Tiết 6: Tổ chức HĐNGLLcấp trường:
 Mít tinh kỷ niệm ngày NGVN 20-11
Thi văn nghệ
Hoạt động 1
Lễ đăng ký thi đua : “Hoa điểm tốt dâng thầy cô”
Yêu cầu giáo dục:
Giúp học sinh hiểu được công lao và tình cảm của thầy cô giáo đối với các em.
Học sinh có ý chí quyết tâm thi đua tu dưỡng học tập tốt, tiếp thu sự dạy dỗ của thầy cô; rèn luyện kỹ năng trao đổi ý kiến và các kỹ năng khác trong học tập.
Kính trọng, lễ phép với thầy cô giáo.
Nội dung và hình thức hoạt động:
Nội dung:
Trao đổi và tìm hiểu về công lao và tình cảm của thầy cô đối với học sinh.
Phát động và đăng ký thi đua giành hoa điểm tốt kính đang thầy cô
Vui chơi ca múa
Hình thức hoạt động:
Thảo luận; tìm hiểu
Lế đăng ký thi đua
Văn nghệ.
Chuẩn bị hoạt động:
Về phương tiện hoạt động:
Sưu tầm các bài viết, truyện kể, bài thơ ca ngợi tấm lòng vì học sinh thân yêu của thầy cô giáo.
Câu hỏi để học sinh trao đổi và thảo luận.
Một số tiết mục văn nghệ
Về tổ chức:
* Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm:
- Nêu ý nghĩa, nội dung và định hướng hoạt động cho học sinh.
Gợi ý và hướng dẫn cho cán bộ lớp và chi đội.
Ban văn nghệ chuẩn bị các tiết mục văn nghệ.
Phân công người điều khiển chương trình: bạn Viết Hoà; Thư ký: bạn Nguyễn Thị Thanh .
Phân công tổ 1 trang trí lớp, kẻ tiêu đề, kê dọn bàn ghế.
 *Nhiệm vụ của học sinh:
Các tổ trao đổi và viết đăng ký thi đua tuần học tốt theo chủ đề “Hoa điểm tốt dâng thầy cô ”. Nội dung đăng ký nên ngắn gọn cụ thể theo 2 chỉ tiêu:
+ Kỷ luật giờ học 
+ Số điểm tốt đạt được của cá nhân trong tổ và của cả tổ 
Họp tổ phân công công việc: sưu tầm tranh ảnh, thơ, truyện, văn nghệ
Ban thi đua đề ra tiêu chuẩn đánh giá thi đua giữa các tổ:
+ Mỗi điểm 9,10 là 1 bông hoa
+ Mỗi điểm 1,2,3,4 bị trừ đi 1 bông hoa.
Kết thúc mỗi tuần sẽ căn cứ vào số hoa điểm tốt của mỗi tổ để xếp thi đua tuần của các tổ.
Các cá nhân được phân công công việc cụ thể phải có ý thức làm thật tốt phần việc của mình.
Tiến hành hoạt động:
Khởi động:
Bạn Nguyễn viết Hoà nêu lý do cuộc họp và giới thiệu đại biểu: Cô chủ nhiệm tham gia cuộc họp cùng đại diện ban phụ huynh lớp.
Quản ca bắt nhịp bài hát tập thể: “Cô giáo em”
Thảo luận “Công ơn của thầy cô”:
Bạn lớp trưởng lần lượt nêu các câu hỏi liên quan đến chủ đề thầy cô giáo cho các bạn tham gia thảo luận theo tổ và đại diện các tổ đứng lên trả lời.
 Học sinh phát biểu ý kiến, trao đổi, thảo luận nhằm khắc sâu nhận thức về “Tình nghĩa thầy trò”, “Công ơn của thầy cô giáo”.
Bạn lớp trưởng tổng kết ý kiến của các bạn trong lớp.
Trong quá trình thảo luận có thể xen kẽ những tâm sự của học sinh về những kỷ niệm cũ của học sinh đối với các thầy cô giáo cũ của các em.
Đăng ký thi đua “Tuần học tốt”:
Bạn lớp trưởng lần lượt nêu mục đích, yêu cầu, nội dung thi đua và cách đánh giá thi đua của tuần học tốt.
Đại diện các tổ lần lượt lên đăng ký thi đua.
Thư ký ghi chỉ tiêu thi đua lên bảng
Văn nghệ:
 Ban văn nghệ dưới sự điều khiển của bạn quản ca – Hiền giới thiệu các bài hát ca ngợi tình cảm yêu thương, quý trọng thầy cô giáo của các em học sinh.
Kết thúc hoạt động:
Giáo viên chủ nhiệm cảm ơn tình cảm mà các em học sinh đã giành cho các nhà giáo nói chung và giáo viên trong lớp nói riêng. Thầy mong các em nỗ lực phấn đấu đạt kết quả cao trong kỳ thi hết học kỳ I tới đây và đó chính là món quà quý nhất mà các em tặng Thầy cô. 
 ** GV cho học sinh tìm hiểu truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc ta qua một số mẩu chuyện thực trong sách vở và giữa đời thường. 
 Lớp tham gia 2 tiết mục văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 cùng với 18 chi đội trong toàn trường: - Vầng trăng cổ tích; 
 - Ước mơ thần tiên. 
 Thứ 2 ngày 22 tháng 12 năm 2015 
 CHỦ ĐIỂM THÁNG 12
 UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN.
Tiết 7: Thi văn nghệ 
 Ca ngợi truyền thống cách mạng của, quê hương đất nước.
Tiết 8: Nghe cựu chiến binh xã nói chuyện truyền thống.
1.Yêu cầu giáo dục:
- Học sinh hiểu rõ hơn về những người anh hùng của quê hương đất nước.Họ đã sống, chiến đấu vì mục đích cao đẹp.
- Giáo dục cho hs sống biết ơn các anh hùng, liệt sĩ đã hi sinh để bảo vệ độc lập tự do cho đất nước.
- Khơi gợi niềm say mê, hứng thú trong học tập, tình cảm của học sinh.
2. Chuẩn bị:
 BGH cùng Đoàn Đội nhà trường phối hợp mời bác - Chủ tịch Hội CCB của xã nhà nói chuyện truyền thống về ngày thành lập Quân Đội Nhân Dân Việt Nam và truyền thống về anh bộ đội cụ Hồ.
3. Tiến hành hoạt động:
 a. Khởi động: Hát tập thể bài: Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân.
 Hoạt động 1: Tìm hiểu truyền thống cách mạng của địa phương.
Cho học sinh tìm hiểu về : Các anh hùng liệt sĩ của quê hương Đô Lương, của quê nhà Nhân Sơn; các Bà mẹ Việt Nam anh hùng của huyện Đô Lương; gương các thương binh tàn nhưng không phế của quê hương Nhân Sơn.
Sau đó kiểm tra các kiến thức đã cung cấp.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về lịch sử ngày 22/12.
Bác Thân đã giúp học sinh nắm được bối cảnh ra đời của đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân - tiền thân của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam ngày nay; hoạt động của Đội, 10 lời thề của Đội; thành phần của Đội
4. Kết thúc hoạt động:
 Bác Thân dặn dò các cháu học sinh, trao quà cho những em có câu trả lời đúng trong các câu hỏi kiểm tra kiến thức lịch sử .
 BGH nhà trường cảm ơn buổi nói chuyện của bác và trao quà kỉ niệm.
 Thứ 5 ngày15 tháng 1 năm 2016 
 CHỦ ĐIỂM THÁNG 1:
 MỪNG ĐẢNG,MỪNG XUÂN.
Tiết 9: Tìm hiểu sự đổi mới và phát triển của đất nước.
Tiết10: Trồng cây lưu niệm với trường
A. Mục tiêu cần đạt:
 - Thông qua buổi sinh hoạt giúp học sinh hiểu thêm về Đảng Việt Nam, truyền thống văn hoá của quê hương, đất nước.
 - Giáo dục cho học sinh lòng biết ơn Đảng, tự hào với truyền thống của quê hương, đất nước.
 - Giúp học sinh hiểu hơn về quyền của trẻ em. Từ đó học sinh ý thức hơn về vai trò cũng như trách nhiệm của chính mình.
 B. Chuẩn bị:
 - Sưu tầm các tư liệu, tranh ảnh về mùa xuân và truyền thống văn hoá của quê hương, đất nước; phong tục, tranh ảnh,mẩu chuyện, ca dao, tục ngữ.
 - Tài liệu về quyền trẻ em.
 C. Tiến hành hoạt động.
 1. Khởi động.
 Hát tập thể bài: Như có Bác Hồ trong ngày đại thắng.
 Người điều khiển - lớp trưởng Nguyễn Viết Hoà giới thiệu nội dung.
 2. Nội dung.
 Hoạt động 1: Tìm hiểu, sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ về quê hương, 
 đất nước.
 Người điều khiển chia lớp thành 4 nhóm: lần lượt 2 nhóm lên thi, trình bày kết quả sưu tầm theo kiểu trò chơi tiếp sức( Kết quả được ghi lên bảng - Bạn ghi xong, người khác lên tiếp tục cho tới khi hết giờ. Mỗi nhóm thi trong vòng 5 phút. Cuối cùng nhóm nào sưu tầm được nhiều câu nhất sẽ thắng).
 * Những câu ca dao có thể sử dụng:
 1, Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
 Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ.
 Ai vô xứ Nghệ thì vô!
 2, Đồng Đăng có phố Kì Lừa
 Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh.
 Ai lên xứ Lạng cùng anh
 Bõ công bác mẹ sinh thành ra em.
 Tay cầm bầu rượu, nắm nem
 Mải vui quên hết lời em dặn dò.
 3, Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh
 Nước Tháp Mười lóng lánh cá tôm.
 4, Cần Thơ gạo trắng nước trong
 Ai đi vô đó thì không muốn về.
 ** Lồng ghép giáo dục quyền trẻ em.	
 GV: Quyền trẻ em đã được quy định cụ thể và rất rõ ràng ở “ Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em”, ban hành vào năm 1989 và Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn việc thực hiện công ước này. Ở chương trình GDCD 6, các em đã được học 4 nhóm quyền cơ bản của trẻ em được ban hành trong Công ước đó là: 
 - Quyền sống còn.
 - Quyền bảo vệ.
 - Quyền tham gia.
 - Quyền phát triển.
 Nước ta mặc dù còn nghèo nhưng đã phê chuẩn việc thực hiện Công ước này chứng tỏ Nhà nước rất quan tâm tới trẻ em .Vì vậy các em càng phải ý thức được vai trò của mình trong cuộc sống.
 D. Kết thúc hoạt động. GV dặn dò HS phấn đấu rèn luyện để xứng đáng với sự qtâm của mọi người.
 Thứ 3 ngày 1 tháng 2 năm 2016
 CHỦ ĐIỂM THÁNG 2
MỪNG ĐẢNG MỪNG XUÂN
 Tiết 11: Giao lưu với đảng viên tiêu biểu ở địa phương.
 Tiết 12: Sinh hoạt văn nghệ mừng đảng, mừng xuân
A.Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh có ý thức hơn trong việc học tập và tu dưỡng bản thân mình.
 Phát huy những ưu điểm của mình trong học kì một và đặt ra những mục tiêu cao hơn trong học kì II để phấn đấu.
 Nhận ra được những tồn tại của bản thân trong học kì một để học kì 2 chú ý tích cực học tập và rèn luyện hơn nữa.
B.Chuẩn bị:
 Phân công học sinh viết tham luận:
 Tham luận về “Nâng cao chất lượng học tập”:
Nguyễn Thị Phượng.
Nguyễn Thị Phương.
Tham luận về “Nâng cao chất lượng rèn luyện”:
Nguyễn Thị Thanh.
Hà Văn Dương.
 C.Tiến hành hoạt động:
1.Khởi động:
 Bạn Thảo - quản ca cất hát bài “ Lớp chúng mình”.
 Bạn Kỳ giới thiệu chương trình buổi sinh hoạt.
2.Nội dung:
- Bạn Kỳ giới thiệu bạn Thị Phượng lên trình bày tham luận của mình đã được phân công chuẩn bị.
 Bạn Thị Phượng trình bày.
Tiếp theo mời bạn Tài trình bày.
Từ hai bản tham luận trên,cả lớp góp ý rồi đi đến thống nhất chung.
 - Bạn Lương mời bạn Nguyễn Võ Ngọc trình bày tham luận của mình,sau đó là bạn
 Văn Dương .
 Từ hai bản tham luận trên các bạn trao đổi rồi đi đến thống nhất chung.
 - Bạn Kỳ tổng hợp lại ý kiến.Trên cơ sở đó hệ thống lại các ý kiến thống nhất để 
 cùng thực hiện.
 D.Kết thúc hoạt động: 
Giáo viên chủ nhiệm tổng kết,nhắc nhở,dặn dò thêm.
Nếu các em thực hiện được tất cả các nội dung đã trình bày trong buổi thảo luận ,chắc chắn các em sẽ thành công trong học tập và rèn luyện.
Các bạn trong tất cả các đội tuyển dự thi HSG cấp Huyện các môn cần ra sức ôn tập để dự thi có kết quả tốt.
Tất cả lớp đều tập trung ôn tập tốt để chuẩn bị cho kì thi KĐCL do Phòng GD tổ chức.
Để duy trì và phát huy thành tích của tập thể,cả lớp phải đồng lòng nhất trí, đoàn kết,giúp đỡ nhau cùng tiến bộ và cùng xây dựng tập thể tốt.
 Thứ 2 ngày 4 tháng 4 năm 2016
 CHỦ ĐIỂM THÁNH 4:
 HOÀ BÌNH HỮU NGHỊ.
 Tiết 15: Tổ chức NGLL cấp trường: Hội thi học tập
 Tiế 16: Sinh hoạt văn nghệ chào mừng ngày giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước 30 – 4.
A.Mục tiêu cần đạt:
 Giúp HS:
Tìm hiểu cuộc sống của thiếu nhi các nước trên thế giới.
Tìm hiểu và chơi các trò chơi dân gian.
Rèn năng khiếu múa hát,thể hiện trước tập thể,phát hiện những em có năng khiếu văn nghệ.
 B.Chuẩn bị:
 - Sưu tầm tư liệu có liên quan đến cuộc sống của thiếu nhi quốc tế.
 - Chuẩn bị các trò chơi dân gian.
 - Sưu tầm một số bài hát.
 C.Tiến hành hoạt động:
 1.Khởi động:
 Bạn Thảo - quản ca của lớp cất hát bài: “Lớp chúng mình”.
 2.Nội dung:
 Hoạt động 1: Tìm hiểu cuộc sống của thiếu nhi các nước,trò chơi dân gian.
 a.Tìm hiểu cuộc sống của thiếu nhi các nước.
 H: Qua các kênh thông tin,em biết gì về cuộc sống của thiếu nhi các nước trên thế giới?
 * HS trình bày những hiểu biết của mình.
 * GV nhận xét và chốt lại một số ý:
 - Thiếu nhi các nước trên thế giới nhìn chung được xã hội quan tâm,chăm sóc.Tuy nhiên, tuỳ vào điều kiện kinh tế của từng quốc gia,tuỳ mức độ quan tâm của nhà nước mà đời sống của trẻ em mỗi nước cũng có sự khác nhau.
 - Có những quốc gia như: Ôtstraylia,Phần Lan,Hà Lan,Mĩ, Đức, trẻ em được quan tâm hết mực.Trẻ em được học, được chơi, được thực hành nhiều kĩ năng nhằm rèn kĩ năng sống cho mình.Trẻ em 7 tuổi mới đến trường,học văn hoá một buổi,một buổi còn lại dành cho học sinh chơi và tìm hiểu cuộc sống xung quanh các em.
 - Tuy vậy, vẫn còn rất nhiều quốc gia, đặc biệt là các nước phát triển và chậm phát triển,trẻ em ở đây cũng chưa được hưởng những quyền cơ bản của mình được ghi nhận trong Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em.Cụ thể các em vẫn chưa được đến trường,vẫn bị bóc lột sức lao động khi mà lẽ ra các em được vui chơi, được sự quan tâm,chăm sóc của gia đình và cả cộng đồng xã hội.
 b. Trò chơi dân gian.
 H: Em biết được những trò chơi dân gian nào?
 HS trình bày: Có thể: 
 - Ô ăn quan; Nhảy dây;Chạy tiếp sức;Nhảy lò cò;Chơi cờ gánh;..
 GV giới thiệu với các em và hướng dẫn các em trò chơi chạy tiếp sức.
 GV chia lớp thành hai nhóm cùng chơi.Các nhóm đứng nối tiếp nhau trong một hàng,cùng một vạch xuất phát,quãng đường tới đích bằng nhau,số người trong mỗi nhóm như nhau,có hai lá cờ được cắm ở đích.
 Cách chơi: Các thành viên trong nhóm lần lượt chạy từ điểm xuất phát tới đích rồi quay về,khi bạn chạy trước về điểm xuất phát thì bạn tiếp theo sẽ chạy và tới bạn cuối cùng có nhiệm vụ đưa lá cờ về.Không được chạy trước khi bạn mình về chạm điểm xuất phát, đội nào đưa lá cờ về trước sẽ thắng.
 Hoạt động 2: Lồng ghép xây dựng trường học thân thiện.
 H? Để có môi trường trường học thân thiện,là học sinh em phải làm gì?
 HS trao đổi tranh luận: Có thể: Chan hoà với bạn bè,quan tâm tới mọi người,chia sẻ,giúp đỡ mọi người trong điều kiện có thể,chăm sóc,bảo quản các tài sản công,lễ phép,ngoan ngoãn với thầy cô,người lớn,khiêm tốn,tự tin,
GV: Để xây dựng trường học thân thiện thì không chỉ các em tự trau dồi,rèn luyện bản thân mà ngay cả thầy cô,các bậc phụ huynh cũng phải tích cực rèn luyện mình.
 D.Kết thúc hoạt động: GVCN nhận xét đánh giá buổi sinh hoạt,nhắc nhở,dặn dò hs.
Nội dung và hình thức hoạt động:
Nội dung:
Những phong tục tập quán tốt đẹp mang nét đẹp văn hoá đón Tết, mừng Xuân của quê hương đất nước.
Những đổi mới tích cực trong đời sống văn hoá của quê hương.
Các bài hát, bài thơ, truyện kể về truyền thống văn hoá tốt đẹp của quê hương đất nước.
Hình thức hoạt động:
Thi tìm hiểu giữa 2 đội về phong tục tập quán, truyền thống văn hoá mừng Xuân đón Tết của quê hương đất nước.
Văn nghệ.
Chuẩn bị hoạt động:
Về phương tiện hoạt động:
Các tư liệu, tranh ảnh, câu đố, câu hỏi về những phong tục tập quán, truyền thống văn hoá mừng Xuân đón Tết của quê hương đất nước; của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và của các nước trên thế giới.
Các bài hát, bài thơ, truyện kể về phong tục tập quán của Việt Nam
Đáp án và thang điểm cho các câu hỏi và câu đố; Chuông.
Phần thưởng cho đội thắng cuộc.
Về tổ chức:
Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm:
Nêu ý nghĩa, nội dung, hình thức của chủ đề hoạt động và yêu cầu, hướng dẫn học sinh sưu tầm tìm hiểu các tư liệu có liên quan đến chủ đề của buổi sinh hoạt.
Thống nhất chương trình cùng cán bộ lớp.
Phân công mỗi tổ cử 3 bạn tham gia cuộc thi.
Soạn ra các câu hỏi, câu đố tham gia cuộc thi và các đáp án.
Cử ban giám khảo: lớp trưởng, bạn lớp phó phụ trách học tập.
Mời cô giáo dạy môn Lịch sử, môn GDCD tham gia vào BGK làm cố vấn cuộc thi.
Nhiệm vụ của học sinh:
Từng tổ phân công người tham gia cuộc thi.
Phân công người điều khiển chương trình: bạn Quỳnh Anh; Thư ký: bạn Trâm.
Phân công tổ 1 trang trí lớp, kẻ tiêu đề, kê dọn bàn ghế.
Ban văn nghệ chuẩn bị 4 tiết mục văn nghệ.
Tiến hành hoạt động:
Khởi động:
Bạn Quỳnh Anh nêu lý do cuộc họp và giới thiệu đại biểu: cô An, cô Hương; giới thiệu chương trình và thời gian thực hiện chương trình buổi sinh hoạt.
Quản ca bắt nhịp bài hát tập thể: “Mùa xuân về”
Cuộc thi:
Bạn Quỳnh Anh lần lượt nêu các câu hỏi.
Thành viên của 2 đội thi (3 bạn tổ 1 + 3 bạn tổ 2 là đội thành viên của đội Chim Én; 3 bạn tổ 3 + 3 bạn tổ 4 là đội thành viên của đội Chim Chiền Chiện) lắng nghe câu hỏi và rung chuông báo hiệu xin trả lời; đội nào rung chuông trước sẽ được trả lời; nếu đội rung chuông trả lời sai thì đội còn lại vẫn có thể rung chuông xin trả lời lại. Đội nào trả lời đúng sẽ ghi được 1 điểm. Nếu cả 2 đội cùng trả lời sai thì mời cổ động viên trả lời; nếu không ai trả lời đúng thì nhờ BGK giúp đỡ. 
Ban giám khảo cho điểm sau mỗi câu hỏi. Bạn Trâm ghi điểm lên bảng.
Sau khi hết các câu hỏi đội nào có số điểm cao nhất sẽ là đội thắng cuộc.
Mời giáo viên chủ nhiệm trao phần thưởng cho đội thắng cuộc.
Văn nghệ:
 Ban văn nghệ dưới sự điều khiển của bạn quản ca – Trang giới thiệu các bài hát ca ngợi vẻ đẹp của mùa Xuân của quê hương đất nước.
Kết thúc hoạt động:
Mời cô An phát biểu ý kiến động viên tinh thần của các bạn học sinh tham gia buổi sinh hoạt ngày hôm nay.
Giáo viên chủ nhiệm nhận xét thái độ tham gia hoạt động của từng tổ, tuyên dương những cá nhân học sinh có công sưu tầm được các tư liệu quý giá.
Động viên học sinh cố gắng vươn lên trong học tập xứng đáng với Đảng.
Hoạt động 2
 “Truyền thống cách mạng và
 những nét đổi thay của quê hương”
Yêu cầu giáo dục:
Học sinh hiểu được những nét lớn về truyền thống đấu tranh cách mạng, truyền thống học tập, lao động sản xuất và những nét đổi thay ở quê hương do Đảng lãnh đạo.
Giúp học sinh tin tưởng ở sự lãnh đạo của Đảng, tự hào về quê hương, càng yêu mến làng xóm, trường lớp của mình.
Hướng cho học sinh tự giác học tập, rèn luyện đạo đức để xứng đáng với truyền thống tốt đẹp của quê hương.
Nội dung và hình thức hoạt động:
Nội dung:
Những nét lớn về truyền thống cách mạng ở Hà Nội.
Những truyền thống học tập, sản xuất ở địa phương; những tấm gương bảo vệ và xây dựng quê hương giàu đẹp.
Những nét đổi thay ở quê hương.
Hình thức hoạt động:
Tổ chức kể chuyện, trao đổi, thảo luận về truyền thống cách mạng, truyền thống bảo vệ và xây dựng quê hương, và những tấm gương sáng, những nét đổi thay ở quê hương.
Văn nghệ
Chuẩn bị hoạt động:
Về phương tiện hoạt động:
Tư liệu tranh ảnh, bài viết thơ ca về truyền thống cách mạng ở Hà Nội. Các tấm gương tiêu biểu trong đấu tranh cách mạng, trong lao động sản xuất ở Hà Nội, các thành tựu và di sản văn hoá Hà thành.
Các câu hỏi – đáp án.
Phần thưởng.
Về tổ chức:
Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm:
Nêu ý nghĩa, nội dung, hình thức của chủ đề hoạt động và yêu cầu, hướng dẫn học sinh sưu tầm tìm hiểu các tư liệu có liên quan đến chủ đề của buổi sinh hoạt.
Cử ban tổ chức cuộc thi: Lớp trưởng, cán sự bộ môn môn Nhạc, bạn lớp phó phụ trách học tập.
Thống nhất chương trình cùng cán bộ lớp.
Nhiệm vụ của học sinh:
Cử các bạn cán bộ lớp viết giấy mời và đến mời các bác cán bộ lão thành ở phường Thịnh Quang tham dự buổi sinh hoạt tập thể của lớp. 
Phân công người điều khiển chương trình: bạn Quỳnh Anh; Thư ký: bạn Trâm.
Phân công tổ 2 trang trí lớp, kẻ tiêu đề, kê dọn bàn ghế.
Tiến hành hoạt động:
Khởi động:
Bạn Quỳnh Anh nêu lý do cuộc họp và giới thiệu đại biểu: cô chủ nhiệm, các bác cán bộ lão thành ở phường Thịnh Quang tham gia cuộc họp.
Quản ca bắt nhịp bài hát tập thể: “Em là mầm non của Đảng”.
Toạ đàm:
Bạn lớp trưởng lần lượt nêu các vấn đề và câu hỏi:
+ Bạn hãy kể tên các anh hùng liệt sĩ của phường Thịnh Quang.
+ Bạn hãy kể chuyện về 1 tấm gương sáng Đảng viên của phường Thịnh Quang trong phong trào xây dựng phường vững mạnh.
+ Phường Thịnh Quang của chúng ta trong những năm gần đây có những đổi thay như thế nào?
Trong quá trình toạ đàm, hãy mời các đại biểu lão thành cách mạng giúp đỡ bổ sung ý kiến làm sáng tỏ thêm các vấn đề đặt ra trong cuộc toạ đàm này.
Văn nghệ:
 Ban văn nghệ dưới sự điều khiển của bạn quản ca – Trang giới thiệu các bài hát ca ngợi vẻ đẹp của mùa Xuân của quê hương đất nước.
Kết thúc hoạt động:
Mời bác đại biểu lên phát biểu ý kiến với cô giáo và học sinh.
Giáo viên chủ nhiệm nhận xét thái độ tham gia hoạt động của từng tổ, tuyên dương những cá nhân học sinh tham gia nhiệt tình và đạt hiệu quả.
Hoạt động 3
 “Sinh hoạt văn nghệ mừng Đảng, mừng Xuân”
Yêu cầu giáo dục:
Giáo dục học sinh lòng biết ơn Đảng và tình yêu đối với quê hương, đất nước.
Động viên tinh thần học tập, rèn luyện và tạo thêm điều kiện để các em hiểu biết lẫn nhau, gắn bó với tập thể lớp và nhà trường.
Phát huy tiềm năng văn nghệ của lớp.
Nội dung và hình thức hoạt động:
Nội dung:
Các bài hát, bài thơ, điệu múa ca ngợi Đảng, ca ngợi quê hương đất nước và mùa xuân.
Các bài thơ do học sinh tự sáng tác theo chủ đề trên.
Hình thức hoạt động:
Giao lưu văn nghệ
Thi hát
Đố chữ 
Thi tiếp sức
Chuẩn bị hoạt động:
Về phương tiện hoạt động:
Lựa chọn các bài thơ, bài hát  liên quan đến chủ đề.
Các bài hát, bài thơ, tiểu phẩm tự biên tự diễn.
Hệ thống các câu hỏi và đáp án.
Trang phục biểu diễn.
Tặng phẩm.
Về tổ chức:
Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm:
Nêu chủ đề và yêu cầu của cuộc thi.
Yêu cầu các tổ, đội văn nghệ của lớp lập kế hoạch chuẩn bị và tập luyện sau đó đăng ký các tiết mục tham gia biểu diễn cho ban tổ chức.
Ban tổ chức gồm: Ban văn nghệ của lớp (Trang, Linh, Thuý).
Thống nhất chương trình cùng cán bộ lớp.
Nhiệm vụ của học sinh:
Phân công người điều khiển chương trình: bạn Quỳnh Anh; Thư ký: bạn Trâm.
Phân công tổ 3 trang trí lớp, kẻ tiêu đề, kê dọn bàn ghế.
Ban tổ chức phân công người viết giấy mời và đến mời đại biểu: cô Thơ, cô Thuỷ, cô Nhung.
Thống nhất thành phần 2 đội dự thi (Đội Tuổi Hồng gồm đại diện của tổ 1 và tổ 2; đội Mực Tím gồm đại diện của tổ 3 và tổ 4)
Tiến hành hoạt động:
Khởi động:
Bạn Quỳnh Anh nêu lý do cuộc họp và giới thiệu đại biểu: cô chủ nhiệm cùng các cô giáo dạy nhạc tham gia buổi sinh hoạt ngày hôm nay.
Quản ca bắt nhịp bài hát tập thể: “Cánh én tuổi thơ” của nhạc sĩ: Phạm Tuyên
Bạn dẫn chương trình giới thiệu chương trình và thời gian thực hiện chương trình, giới thiệu nội dung, hình thức giao lưu, giới thiệu 2 đội chơi và thành phần ban giám khảo.
Giao lưu:
Bạn Quỳnh Anh lần lượt giới thiệu 2 đội dự thi.
Đại diện của mỗi đội thi tự giới thiệu về đội mình.
Người dẫn chương trình nêu thể lệ của cuộc thi sau đó lần lượt nêu các câu hỏi để 2 đội trả lời. 
Ban giám khảo theo dõi đánh giá và cho điểm.
Thư ký công bố điểm sau mỗi phần thi.
Xen kẽ các tiết mục văn nghệ
Trao phần thưởng cho đội thắng cuộc.
Kết thúc hoạt động:
Giáo viên chủ nhiệm nhận xét thái độ tham gia hoạt động của từng tổ, tuyên dươn

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_NGLL_khoi_89.doc