Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 (Sách Kết nối tri thức) - Bài 11: Quyền cơ bản của trẻ em

docx 9 trang Người đăng hoaian2 Ngày đăng 10/01/2023 Lượt xem 507Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 (Sách Kết nối tri thức) - Bài 11: Quyền cơ bản của trẻ em", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 (Sách Kết nối tri thức) - Bài 11: Quyền cơ bản của trẻ em
BÀI 11:
QUYÊN CƠ BẢN CỦA TRẺ EM
Môn học: GDCD; lớp: 6A1
Thời gian thực hiện: 3 tiết
I. MỤC TIÊU: Sau bài học này, hs có thể:
1. Về kiến thức:
- Nêu được các quyền cơ bản của trẻ em.
- Nêu được ý nghĩa của quyến trẻ em và thực hiện quyển trẻ em.
2. Về năng lực:
Học sinh được phát triển các năng lực:
* Năng lực giao tiếp và hợp tác :
- Đánh giá được nguyện vọng, khả năng của từng thành viên trong nhóm để đề xuất phương án tổ chức hoạt động hợp tác.
- Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.
- Nhận xét được ưu điểm, thiếu sót của bản thân, của từng thành viên trong nhóm và của cả nhóm trong công việc.
* Năng lực điều chỉnh hành vi: Nhận biết được các quyền trẻ em và ý nghĩa của quyền trẻ em.
- Nhận biết được mục đích, nội dung, phương thức giao tiếp và hợp tác trong việc đáp ứng các nhu cầu của bản thân và giải quyết các vấn đề học tập, sinh hoạt hằng ngày.
* Năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội: Tích cực tham gia các hoạt động nhằm thực hiện quyền trẻ em.
3. Về phẩm chất:
* Nhân ái: Tích cực, chủ động tham gia các hoạt động từ thiện và hoạt động để bảo vệ quyền trẻ em.
* Chăm chỉ: Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập.
 * Trách nhiệm: Có ý thức và tích cực tham gia các hoạt động để bảo vệ quyền trẻ em.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.
1. Thiết bị dạy học: 
- Tranh ảnh, âm nhạc (bài hát Quyền trẻ em), những ví dụ thực tế... gắn với bài “Quyền cơ bản của trẻ em”;
- Máy tính, máy chiếu, bài giảng PowerPoint... 
2. Học liệu: 
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, vở bài tập thực hành Giáo dục công dân 6, tư liệu báo chí, thông tin, clip.
- Máy chiếu Powerpoint, màn hình, máy tính, giấy A0, tranh ảnh
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a. Mục tiêu: 
Tạo tâm thể tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.
- Học sinh bước đầu nhận biết được các nhóm quyền cơ bản của trẻ em.
- Phát biểu được vấn đề cần tìm hiểu: Các quyền cơ bản của trẻ em.
b. Nội dung: 
Hs lắng nghe video bài hát “Quyền trẻ em” (Trịnh Vĩnh Thành) và trả lời các câu hỏi.
c. Sản phẩm: 
Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của thầy, trò
Nội dung 
cần đạt
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- Hs lắng nghe bài hát “Quyền trẻ em” (Trịnh Vĩnh Thành) và tham gia trò chơi “Ai hiểu biết hơn”
Luật chơi: Hs lắng nghe và liệt kê các quyền trẻ em được nhắc tới trong bài hát vào phiếu học tập cá nhân (giấy nhớ) trong 1 phút. Hết thời gian 1 phút, gv sẽ thu phiếu xác suất, mời hs trình bày, cả lớp nhận xét.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Hs hoạt động cá nhân, hết thời gian, gv chọn xác suất hs trình bày và nhận xét.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Học sinh báo cáo kết quả hoạt động cá nhân.
Bước 4: Kết luận, nhận định
 - Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề và giới thiệu chủ đề bài học: 
Nội dung bài hát này đã đề cập đến một số quyền của trẻ em như: quyền được chăm lo, quyền được bảo vệ, quyền được tham gia, quyền được đến trường, quyền được vui chơi. Đây là những quyền mà mỗi trẻ em đều được hưởng.
2. Hoạt động 2: Khám phá
 Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu các nhóm quyền cơ bản của trẻ em.
a. Mục tiêu: 
- HS nêu được bốn nhóm quyền cơ bản của trẻ em.
- HS giải thích được vì sao trẻ em cần phải có bốn nhóm quyền cơ bản
b. Nội dung: 
- GV giao nhiệm vụ cho học sinh quan sát tranh, thông tin, hình ảnh, tình huống
- GV giao nhiệm vụ khám phá kiến thức bài học cho học sinh thông qua hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập và trò chơi để hướng dẫn học sinh tìm hiểu về các nhóm quyền cơ bản của trẻ em.
c. Sản phẩm: 
Câu trả lời của học sinh; Sản phẩm của các nhóm (Phiếu học tập)
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giới thiệu vài nét về Công ước quốc tế của Liên hợp quốc về quyền trẻ em, Luật trẻ em năm 2016 và bốn nhóm quyền cơ bản của trẻ em theo nội dung trong SGK.
- Hs lắng nghe, hoạt động nhóm, đọc thông tin và quan sát các bức tranh trong sgk, hoàn thiện phiếu học tập trả lời các câu hỏi sau bằng kỹ thuật Think- Pair- Share trong 5- 7 phút:
Bước 1: Hoạt động cá nhân.
Bước 2: Hoạt động cặp đôi
Bước 3: Cử đại diện chia sẻ trước lớp.
* Nhóm 1: Quyền được sống còn:
1. Em hãy kể tên các quyền trong nhóm quyền được sống còn của trẻ em? 
2. Vì sao trẻ em cần có quyền được sống còn?
* Nhóm 2: Quyền được bảo vệ
1. Em hãy cho biết các bức tranh trên để cập đến những quyền nào của trẻ em cần được 20/11?
2. Vì sao trẻ em cần có quyền được bảo vệ?
* Nhóm 3: Quyền được phát triển
1. Em hãy cho biết các bức tranh trên để cập tới quyền được phát triển nào của trẻ em.
2. Vì sao trẻ em cần có quyền được phát triển
* Nhóm 4: Quyền được tham gia
1. Em hãy cho biết các bức tranh trên để cập tới quyền được phát triển nào của trẻ em?
2. Vì sao trẻ em cần có quyền được tham gia?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Hs hoạt động nhóm, hết thời gian, gv chọn xác suất nhóm hs trình bày và nhận xét chéo.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm cử đại diện báo cáo kết quả hoạt động nhóm, các nhóm còn lại nhận xét, góp ý.
* Nhóm 1: Quyền được sống còn:
1. Quyền sống còn của trẻ em gồm: quyền được khai sinh, quyền được chăm sức sức khỏe, quyền được chăm sóc và nuôi dưỡng
2. Trẻ em cần có quyền được sống còn vì trẻ em còn nhỏ, sức khỏe cả thể chất và tinh thần còn yếu nên dễ gặp phải các nguy cơ ảnh hưởng đến sự sống còn. Do đó trẻ em cần có quyền được sống còn để được yêu thương, chăm sóc nhằm duy trì sự sống.
* Nhóm 2: Quyền được bảo vệ
1. Quyền được bảo vệ để không bị bạo lực, không bị bóc lột sức lực động, không bị xâm hại tình dục và quyền bị một đời sống riêng tư. 
2. Trẻ em còn non nớt về thể chất, tinh thần và thiếu kinh nghiệm sống nên rất dễ bị xâm hại, lạm dụng, bóc lột, bắt cóc... Do đó, trẻ em cần có quyền được bảo vệ để đảm bảo an toàn cho bản thân.
* Nhóm 3: Quyền được phát triển
1. Quyền được học tập, quyền được vui chơi, giải trí, phát triển năng khiếu.
2. Trẻ em cần có quyền được phát triển vì trẻ em là đối tượng còn nhỏ, cần phải trải qua quá trình phát triển để hoàn thiện về thể chất, tinh thần, trí tuệ, nhân cách. Trong quá trình này, trẻ em cần được cung cấp các điều kiện cần thiết về dinh dưỡng, giáo dục, vui chơi giải trí, rèn luyện để phát triển toàn diện.
* Nhóm 4: Quyền được tham gia
1. Quyền được phát biểu ý kiến, quan điểm riêng của bản thân về những quan đến trẻ em; quyền được giao lưu, kết bạn.
2. Trẻ em cần có quyền được tham gia vì trẻ em cũng là một thành viên của gia đình và xã hội. Trẻ em có nhận thức, tình cảm, suy nghĩ riêng về những điều mà các em tiếp nhận từ thế giới xung quanh; trẻ em có quyền bảy tỏ ý kiến về những vấn đề liên quan đến bản thân mình.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét câu trả lời của các nhóm và kết luận:
* Nhóm 1: Quyền được sống còn:
+ Nhóm quyền được sống còn của trẻ em bao gồm quyền của trẻ em được sống cuộc sống bình thường và được đáp ứng những nhu cầu cơ bản nhất để tồn tại và phát triển thể chất. 
+ Các quyền được sống còn của trẻ em: quyền được sống: quyền được khai sinh và có quốc tịch; quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng quyền được chăm sóc sức khoẻ; quyền được sống chung với cha mẹ quyền được chăm sóc thay thế và nhận làm con nuôi quyền được đoàn tụ, liên hệ và tiếp xúc với cha mẹ; quyền được đảm bảo an sinh xã hội 
+ Tất cả mọi người đều có quyền được sống. Trong đó, trẻ em là những người còn nhỏ tuổi, thể chất và tinh thần chưa phát triển hoàn thiện nên sẽ gặp nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sự sống còn nhất. Vì vậy, trẻ em cần được đảm bảo nhóm quyền được sống còn để được quan tâm, chăm sóc về dinh dưỡng, y tế và tình cảm nhằm duy trì sự sống 
* Nhóm 2: Quyền được bảo vệ
+ Nhóm quyền được bảo vệ của trẻ em là những quyền nhằm bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử, bị bỏ rơi, bóc lột, xâm hại,
+ Các quyền được bảo vệ của trẻ em: quyền bí mặt đời sống riêng tư quyền được lưu về để không bị xâm hại tình dục; quyền được bảo vệ để không bị bóc lột sức lao động quyền được bảo vệ để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc quyền được bảo về để không bị mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt; quyền được bảo vệ khỏi chất ma tuy, quyến được bảo vệ trong tố tụng và xử lí vi phạm hành chính quyền được bảo vệ khi gặp thiên tai, thảm hoạ ở nhiễm môi trường, xung đột vũ trang.
+ Trẻ em nhỏ tuổi, thể chất, tinh thần, trí tuệ, nhân cách còn dùng trong giai đoạn phát triển, chưa có nhiều sự trải nghiệm trong cuộc sống, thiếu kinh nghiệm sống nên trẻ em cần có quyền được bảo vệ để chống lại tất cả các hình thức bạo lực, bóc lột sức làm động, xâm hại tình dục, sao những bỏ rơi, buôn bán, bắt cóc, chiến tranh và lạm dụng ma tuý.
* Nhóm 3: Quyền được phát triển
+ Nhóm quyền được phát triển của trẻ em là nhóm quyền nhằm đáp ứng các nhu cầu cho trẻ em được phát triển một cách toàn diện.
+ Các quyền được phát triển của trẻ em: quyền được có mức sống đầy đủ; quyền được - giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu; quyền vui chơi, giải trí; quyền giữ gìn, phát huy bản sắc; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
+ Trẻ em là những con người đang trong giai đoạn phát triển để hoàn thiện về thể chất (chiều cao, cản nặng, sức khoẻ), tinh thần, trí tuệ nhân cách... Do đó, trẻ em cần được đáp ứng đầy đủ các điều kiện cần thiết để phát triển bản thân một cách hài hoà. Nếu không được đáp ứng đầy đủ các quyền được phát triển, trẻ em có thể phải chịu những thiệt thòi về thế chất (suy sinh dưỡng, sức khoẻ yếu...), tổn thương về tâm lí, thiếu hụt về trí tuệ, 6 lệch lạc về nhân cách.
* Nhóm 4: Quyền được tham gia
+ Nhóm quyền được tham gia của trẻ em là những quyền nhằm đảm bảo cho trẻ em được tham gia vào các vấn để liên quan đến bản thân bằng những cách thức phù hợp với nhận thức và độ tuổi.
+ Nhóm quyền được tham gia của trẻ em gồm: quyền được tiếp cận thông tin đầy đủ, kịp thời, phù hợp; quyền tìm kiếm, thu nhận các thông tin dưới mọi hình thức theo quy định của pháp luật và được tham gia hoạt động xã hội phù hợp với độ tuổi, mức độ trưởng thành, nhu cầu, năng lực của trẻ em; quyền được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng về các vấn đề liên quan đến trẻ em; được tự do hội họp theo quy định của pháp luật phù hợp với độ tuổi, mức độ trưởng thành và sự phát triển của trẻ em được cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân lắng nghe, tiếp thu, phản hồi ý kiến, nguyện vọng chính đáng.
+ Trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến về những vấn đề liên quan đến bản thân mình, được tham gia vào các hoạt động xã hội phù hợp với năng lực và độ tuổi của bản thân, Thực hiện quyền được tham gia giúp cho trẻ con thêm hiểu biết và năng cao hơn nhận thức, tích luỹ được kinh nghiệm; giúp người lớn đưa ra những quyết định đúng đắn nhất để giải quyết những vấn đề xảy ra trong cuộc sống có liên quan tới trẻ em.
I. Khám phá
1. Tìm hiểu các nhóm quyền cơ bản của trẻ em:
Quyền cơ bản của trẻ em là những lợi ích cơ bản mà trẻ em được hưởng và được Nhà nước bảo vệ
- Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em năm 1989 và Luật Trẻ em năm 2016 đã ghi nhận các quyền cơ bản của trẻ em. Các quyền đó có thể chia thành bốn nhóm:
+ Nhóm quyền sống còn: là những quyền được sống và được đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại như được nuôi dưỡng, chăm sóc sức khoẻ.
+ Nhóm quyền bảo vệ: là những quyền nhằm bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử, bị bỏ rơi, bị bóc lột và xâm hại.
+ Nhóm quyền phát triển: là những quyền được đáp ứng các nhu cầu cho sự phát triển một cách toàn diện như được học tập, được vui chơi giải trí, tham gia các hoạt động văn hoá, nghệ thuật,
+ Nhóm quyền tham gia: là những quyền được tham gia vào những công việc có ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ em như được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình.
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu ý nghĩa của quyền trẻ em và thực hiện quyền trẻ em
a. Mục tiêu: 
- HS giải thích được ý nghĩa của quyền trẻ em và thực hiện quyền trẻ em.
b. Nội dung: 
- Học sinh đọc thông tin trong SGK và thảo luận trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động 2: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV y.c hs thảo luận nhóm bàn, đọc thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi sau:
1. Em hãy cho biết, quyền trẻ em có ý nghĩa như thế nào? 
2. Theo em, điều gì sẽ xảy ra nếu các quyền của trẻ em không được thực hiện?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Hs thảo luận nhóm bàn trả lời câu hỏi
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm trả lời hai câu hỏi trên. Sau khi đại diện các nhóm trả lời, những thành viên khác trong lớp nhận xét, bổ sung ý kiến.
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV nhận xét và kết luận:
+ Quyền trẻ em thể hiện sự tôn trọng quan tâm, bảo vệ của cộng đồng quốc tế và mỗi quốc gia đối với trẻ em. Đây là điều kiện cần thiết để trẻ em được phát triển đầy đủ, toàn diện cả về thể chất và tinh thần, Quyền trẻ em đảm bảo cho trẻ em được sống được phát triển trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương, an toàn và bình đẳng. Thực hiện quyền trẻ em cũng là sự đảm bảo cho tương lai tươi đẹp của đất nước và của toàn nhân loại.
+ Trẻ em là tương lai của nhân loại. Nếu quyền trẻ em không được thực hiện, trẻ em sẽ phải đối diện với rất nhiều nguy cơ mất an toàn, ảnh hưởng đến sự phát triển và sống còn của bản thân. Tình trạng bất bình đẳng và tệ nạn xã hội sẽ không ngừng gia tăng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của các quốc gia và toàn thế giới. Do đó mỗi quốc gia cần có sự quan tâm, quán triệt việc thực hiện quyền trẻ em.
- Kết thúc hoạt động Khám phá, GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học về bổn nhóm quyền cơ bản của trẻ em, ý nghĩa của quyền trẻ em và tổng kết những nội dung chính của bài học thông qua phần chốt nội dung kiến thức ở SGK
2. Ý nghĩa của quyên trẻ em và thực hiện quyền trẻ em:
- Quyền trẻ em là điều kiện cần thiết để trẻ em được phát triển đầy đủ, toàn diện về thể chất và tinh thần. Thực hiện quyền trẻ em đảm bảo cho trẻ em được sống, được phát triển trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương, an toàn, lành mạnh, bình đẳng.
- Bổn phận của trẻ em: yêu quý, kinh trọng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; kinh trọng thầy, cô giáo; lễ phép với người lớn, thương yêu em nhỏ, đoàn kết với bạn bè giúp đỡ gia đình và những người gặp khó khăn theo khả năng của mình; chăm chỉ học tập, rèn luyện thân thể; sống khiêm tốn, trung thực và có đạo đức, tôn trọng pháp luật; tuân theo nội quy của nhà trường; tôn trọng, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc; yêu quê hương, đất nước, yêu đồng bào, có ý thức xây dựng. bảo vệ Tổ quốc và đoàn kết quốc tế...
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a. Mục tiêu: 
HS củng có kiến thức đã học và thực hành xử lí tình huống cụ thể.
b. Nội dung: 
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập trong bài tập trong sách giáo khoa thông qua hệ thông câu hỏi, phiếu bài tập và trò chơi
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh, phiếu bài tập.
d. Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ 1: Bài tập 1:
Kể về bốn nhóm quyền của trẻ em
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV chia lớp thành bốn nhóm, tham gia trò chơi “Ai nhanh hơn” làm bài tập 1 (3 phút)
Gv phổ biến luật chơi: Các nhóm lần lượt kể tên các quyền cụ thể trong bốn nhóm quyền của trẻ em theo hình thức nối tiếp (ví dụ: nhóm 1: Kể tên một quyền được sống còn xong thì nhóm 2 sẽ kể tiếp tên một quyền được phát triển. Các nhóm sẽ lần lượt kể tên các quyền cụ thể trong bốn nhóm quyền cho đến khi hết. Nếu một nhóm nào đó kể sai tên hoặc không biết thì các nhóm còn lại sẽ được phép bổ sung. Nhóm nào kế sai tên hoặc kể được ít nhất thì sẽ bị phạt (ví dụ: hát một bài hoặc làm một hành động ngộ nghĩnh nào đó).
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập:
Hs suy nghĩ cá nhân, thống nhất trong nhóm và tham gia trò chơi
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
Hs các nhóm thực hiện trò chơi theo hướng dẫn của gv
Bước 4: Kết luận, nhận định:
- GV nhận xét các nhóm và kết luận những nội dung chính về bốn nhóm quyền của trẻ em.
Nhiệm vụ 2: Bài tập 2:
Sắp xếp các quyền cụ thể của trẻ em theo bốn nhóm quyền 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV yêu cầu hs hoàn thiện phiếu học tập cá nhân trong 2 phút, sau đó gv bắt thăm chọn hs trình bày trước lớp.
PHIẾU HỌC TẬP
Nhóm quyền được sống còn
Nhóm quyền được bảo vệ
Nhóm quyền được phát triển.
Nhóm quyền được tham gia
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập:
HS hoàn thành việc trả lời câu hỏi và điển phiếu.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Hs trình bày trước lớp (nếu được chọn), cả lớp bổ sung thêm nếu thấy chưa đầy đủ 
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV nhận xét và kết luận: 
- Nhóm quyền được sống còn: b, g, h.
- Nhóm quyền được bảo vệ: e, l
- Nhóm quyền được phát triển: a, c, i
- Nhóm quyền được tham gia: d, k.
Nhiệm vụ 3: Bài tập 3:
Kể về một tấm gương thực hiện tốt quyền của trẻ em và rút ra bài học cho bản thân. 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV nêu yêu cầu bài tập, cho HS thời gian suy nghĩ, sau đó chỉ định (hoặc lấy tinh thần xung phong) một vài bạn kể câu chuyện về tấm gương thực hiện tốt quyền trẻ em và nêu bài học mà bản thân rút ra qua câu chuyện về tấm gương đó. 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập:
Hs suy nghĩ cá nhân trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Hs kể câu chuyện về tấm gương thực hiện tốt quyền trẻ em và nêu bài học mà bản thân rút ra qua câu chuyện về tấm gương đó. 
- Cả lớp nhận xét, đánh giá.
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV nhận xét và kết luận.
Nhiệm vụ 4: Bài tập 4:
Xử lí tình huống
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV nêu yêu cầu bài tập, cho HS thời gian suy nghĩ cá nhân, sau đó HS sắm vai xử lí theo yêu cầu: HS đọc tình huống trong SGK, thảo luận lên kịch bản đóng vai.
+ HS đóng vai Quân và bố mẹ để trả lời câu hỏi “Quân hiểu về quyền trẻ em trong tình huống này đúng hay sai? Vì sao?” và đưa ra cách xử lí tích cực, phù hợp cho Quân khi bị bố mẹ mắng.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập:
Hs suy nghĩ cá nhân, sắm vai xử lý tình huống.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- HS đóng vai Quân và bố mẹ 
- Cả lớp nhận xét, đánh giá.
Bước 4: Kết luận, nhận định
Quân hiểu sai về quyền trẻ em vì: 
- Sách tham khảo là do bố me bỏ tiền ra mua, là tài sản trong gia dinh 
- Mục đích Quân cho bạn sách là vì không thích đọc cho người khác để không phải đọc nữa 
- Trẻ em còn nhỏ, chưa làm việc để kiếm được tiền, những tài sản trong nhà đều do bố mẹ làm ra. Sách vở và những đó dùng mà bố mẹ mua là để cho các em học tập, sinh hoạt. Khi các em muốn mang sách vở, đó dùng này cho người khác thì các em cần hỏi ý kiến của bố mẹ, tuyệt đối không nên vì lười biếng, không muốn sử dụng mà mang sách vở, đó dùng của mình đi cho
- Bố mẹ Quản: giải thích cho Quân vì sao tự ý mang sách cho bạn là sai, nếu muốn cho bạn sách Quân nên hỏi ý kiến bố mẹ, nếu không muốn đọc sách tham khảo đó thì nên nói với bố mẹ để chọn mua quyển khác phù hợp hơn
- Quân: xin lỗi bố mẹ vì đã tự ý mang sách tham khảo cho bạn, giải thích cho bố mẹ vì sao không thích đọc sách, nhà bố mẹ giúp đỡ nếu đọc thấy khó hiểu, góp ý với bố mẹ loại sách tham khảo mà mình thích.
III. Luyện tập
1. Bài tập 1
2. Bài tập 2
3. Bài tập 3
4. Bài tập 4
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a. Mục tiêu: 
HS liên hệ thực tế về quyền trẻ em và ý nghĩa quyền trẻ em 
b. Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bµi tập, tìm tòi mở rộng, sưu tầm thêm kiến thức thông qua hoạt động dự án.
c. Sản phẩm: Câu trả lời, phần dự án của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV hướng dẫn học sinh thông qua hệ thông câu hỏi hoạt động dự án ...
+ Hoạt động dự án:
Em hãy viết thư tư vấn cho một bạn hay bị bố đánh và doạ cho nghỉ học để giúp bạn được hưởng các quyền cơ bản của trẻ em. 
GV hướng dẫn HS về nhà viết bức thư, sau đó nộp vào tiết học tuần sau
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe hướng dẫn, chuẩn bị. 
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
Các thành viên trong nhóm trao đổi, thống nhất nội dung, hình thức thực hiện nhiệm vụ, cử báo cáo viên.
Bước 4: Kết luận, nhận định
Gv hướng dẫn:
 Bức thư nên tập trung vào các nội dung: 
+ Đồng cảm, chia sẻ và động viên khi quyền trẻ em của bạn bị xâm phạm.
+ Khuyên bạn nên đấu tranh, nhờ sự can thiệp của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giúp đỡ để bạn không bị bố đánh và doạ cho nghỉ học. 
- Ở tiết học sau, GV có thể lựa chọn một vài bức thư ấn tượng và đọc lại cho cả lớp cùng nghe. HS nhận xét, góp ý. GV nhận xét và chốt lại vấn đề
5. Bài tập 5

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_6_sach_ket_noi_tri_thuc_bai_11.docx