Giáo án điện tử Lớp 1 (Cánh diều) - Năm học 2020-2021 - Đinh Thị Hải Yến

docx 67 trang Người đăng khanhhuyenbt22 Ngày đăng 25/06/2022 Lượt xem 366Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 1 (Cánh diều) - Năm học 2020-2021 - Đinh Thị Hải Yến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án điện tử Lớp 1 (Cánh diều) - Năm học 2020-2021 - Đinh Thị Hải Yến
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY TUẦN 1
THỨ - NGÀY
SÁNG
CHIỀU
MÔN
TÊN BÀI DẠY
MÔN
TÊN BÀI DẠY
HAI
7/9
HĐTN
Làm quen với hoạt động  ...
Học vần
Bài mở đầu. Em là (T3)
Học vần
Bài mở đầu. Em là học sinh (T1)
Học vần
Bài mở đầu. Em ..sinh (T4)
Học vần
Bài mở đầu. Em là học sinh (T2)
Luyện Toán
Ôn luyện
Toán
Trên – Dưới. ... Trước ‒ Sau...
BA
8/9
Học vần
Bài 1. a, c (Tiết 1)
Luyện T.Việt
Ôn luyện
Học vần
Bài 1. a, c (Tiết 2)
GDTC
GVBM dạy
Mĩ thuật
GVBM dạy
Luyện T.Việt
Ôn luyện
Toán
Hình vuông, hình....
TƯ
9/9
Toán
Các số 1, 2, 3
Luyện T.Việt
Ôn luyện 
Âm nhạc
GVBM dạy
GDTC
GVBM dạy
Học vần
Bài 1. a, c (Tiết 3)
Luyện T.Việt
Ôn luyện 
Tập viết
Tập viết (sau bài 1)
NĂM
10/9
Học vần
Bài 2. cà, cá (Tiết 1)
TNXH
Gia đình em (Tiết 2)
Học vần
Bài 2. cà, cá (Tiết 2)
Luyện Toán
Ôn luyện
HĐTN
Trường tiểu học của em
Luyện Toán
Ôn luyện
TNXH
Gia đình em (Tiết 1)
SÁU
11/9
Tập viết
Tập viết (sau bài 2)
Kể Chuyện
Bài 3. Kể chuyện Hai con dê
Đạo đức
Bài 1: Em với ..,. lớp (t1)
HĐTN
Các bạn của em
Thứ hai ngày 07 tháng 9 năm 2020
Sáng:
SINH HOẠT DƯỚI CỜ : 
LÀM QUEN VỚI HOẠT ĐỘNG SINH HOẠT DƯỚI CỜ
I. MỤC TIÊU: 	
- Học sinh được tham gia và làm quen với hoạt động sinh hoạt dưới cờ.
II. CHUẨN BỊ:
- Ghế, mũ cho HS khi sinh hoạt dưới cờ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:
- Nhà trường tổ chức lễ sinh hoạt dưới cờ đầu tiên của năm học mới:
+ Ổn định tổ chức.
+ Chỉnh đốn trang phục, đội ngũ
+ Đứng nghiêm trang
+ Thực hiện nghi lễ chào cờ, hát Quốc ca
+ Tuyên bố lí do, giới thiệu thành phần dự lễ chào cờm chương trình của tiết chào cờ.
+ Nhận xét và phát động các phong trào thi đua của trường.
- GV giới thiệu và nhân mạnh cho HS lớp 1 và toàn trường về tiết chào cờ đầu tuần:
+ Thời gian của tiết chào cờ : là hoạt động sinh hoạt tập thể được thực hiện thường xuyên vào đầu tuần.
+ Ý nghĩa của tiết chào cờ : giáo dục tình yêu tổ quốc, củng cố và nâng cao kiến thức, rèn luyện kĩ năng sống, gắn bó với trường lớp, phát huy những gương sáng trong học tập và rèn luyện, nâng cao tinh thần hiếu học, tính tích cực hoạt động của học sinh.
+ Một số hoạt động của tiết chào cờ: 
* Thực hiện nghi lễ chào cờ
* Nhận xét thi đua của các lớp trong tuần
* Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm cho học sinh.
* Góp phần giáo dục một số nội dung : AN toàn giao thông, bảo vệ môi trường, kĩ năng sống, giá trị sống.
___________________________________
MÔN: HỌC VẦN
BÀI: EM LÀ HỌC SINH
 ( Tiết 1,2)
I. MỤC TIÊU:
1. Yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng:
a. Kiến thức: 
- Nhận biết được các đồ dùng học tập, biết được các hoạt động học tập. Gọi đúng đươc tên các đồ dùng học tập.
- Nhận biết được bìa sách và trang sách.
b. Kĩ năng:
- Làm quen với thầy cô và bạn bè, đồ dùng học tập, những hoạt động học tập của HS lớp 1: đọc sách, viết chữ, phát biểu ý kiến, hợp tác với bạn,...
- Ngồi đúng tư thế đọc, viết. Đứng đọc bài, phát biểu ý kiến đúng tư thế; Biết cách cầm bút. 
2. Yêu cầu cần đạt về năng lực – phẩm chất:
a. Năng lực:
- Năng lực chung: Có khả năng cộng tác, chia sẻ với bạn. Có ý thức giữ gìn sách, vở, đồ dùng học tập 
- Năng lực đặc thù: HS phát triển về năng lực giao tiếp thông qua việc các em giới thiệu về bản thân, trả lời câu hỏi, trình bày ý kiến. 
b. Phẩm chất: 
- Biết nhường nhịn nhau, không tranh giành. Giúp đỡ bạn học tốt.
II. CHUẨN BỊ.
- GV: hình minh hoạ bài học trong SGK Tiếng Việt 1.
- SGK, ĐDHT, vở.
III. PHƯƠNG PHÁP 
 - Quan sát, vấn đáp.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1/ Khởi động: Ổn định
- HS hát
2/Khám phá
- Cô tự giới thiệu về mình. 
- HS lắng nghe
- GV mời HS tiếp nối nhau tự giới thiệu (to, rõ) trước thầy cô và các bạn trong lớp: tên, tuổi (ngày, tháng, năm sinh), học lớp..., sở thích, nơi ở,...
* GV cần tạo điều kiện cho tất cả HS trong lớp được tự giới thiệu. Để đỡ mất thời gian, HS có thể đứng trước lớp hoặc đứng tại chỗ, quay mặt nhìn các bạn tự giới thiệu. Sau lời giới thiệu của mỗi bạn, cả lớp vỗ tay.
 - GV khuyến khích HS giới thiệu vui, tự nhiên, hồn nhiên. Khen ngợi những HS giới thiệu về mình to, rõ, ấn tượng
a/ Đồ dùng học tập của em
- Y/c hs quan sát hình: Em viết, tra lời câu hỏi: Đây là gì? 
- GV: Đây là ĐDHT của HS, GV chỉ từng hình, HS nói: cặp sách, vở, bảng con, thước kẻ, sách, hộp bút màu, bút mực, bút chì, tẩy, kéo thủ công,...
- Y/c HS bày trên bàn học ĐDHT của mình cho thầy / cô kiểm tra.
- GV: ĐDHT là bạn học thân thiết của em, giúp em rất nhiều trong học tập. Hằng ngày đi học, các em đừng quên mang theo ĐDHT; hãy giữ gìn ĐDHT cẩn thận. Chú ý đừng làm quăn mép sách, vở; không viết vào sách.
- Thực hiện
- Lớp vỗ tay khuyến khích bạn
- Quan sát, trả lời ( Bút, sách)
- Lắng nghe, nêu tên đồ dùng.
- Thực hiện
- Lắng nghe
- GV giới thiệu SGK Tiếng Việt 1, tập một: Đây là sách Tiếng Việt 1, tập một. Sách dạy các em biết đọc, viết; biết nghe, nói, kể chuyện; biết nhiều điều thú vị. Sách đẹp, có rất nhiều tranh, ảnh. Các em cần giữ gìn sách cẩn thận, không làm quăn mép sách, không viết vào sách.
HS mở trang 2, nghe thầy cô giới thiệu các kí hiệu trong sách.
b/ Kĩ thuật viết.
- Y/c hs quan sát hình: Em viết, tra lời câu hỏi:
+ Bạn nhỏ đang làm gi? 
- GV HD hs tư thế ngồi khi viết, cách cầm bút:
Biết ngồi viết đúng tư thế: ngồi thẳng lưng; hai chân đặt vuông góc với mặt đất; một tay úp đặt lên góc vở, một tay cầm bút; không tì ngực vào mép bàn; khoảng cách giữa mắt và vở khoảng 25cm; cầm bút bằng ba ngón tay (ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa).
- Y/c hs thực hành tư thế ngồi viết. GV uốn nắn
b/ Kĩ thuật đọc.
- Y/c HS nhìn hình (Em đọc) và trả lời câu hỏi. 
+ Trong hình, hai bạn nhỏ đang làm gì? 
- GV HD hs tư thế Ngồi (hoặc đứng) thẳng lưng; sách, vở mở rộng trên mặt bàn (hoặc trên hai tay). Giữ khoảng cách giữa mắt với sách, vở khoảng 25cm, để không mắc bệnh cận thị.
 - GV: Từ hôm nay, các em bắt đầu đọc bài trong SGK. Sang học kì II, mồi tuần các em sẽ có 2 tiết đọc sách tự chọn, sau đó đọc lại cho thầy cô và các bạn nghe những gì mình đã đọc. Các tiết học này sẽ giúp các em tăng cường kĩ năng đọc và biết thêm nhiều điều thú vị, bổ ích.
- Y/c hs thực hành tư thế ngồi đọc. GV uốn nắn
c/ Hoạt động nhóm
- Y/c hs HS nhìn hình Em làm việc nhóm và trả lời câu hỏi. 
+ Các bạn HS trong hình 3 đang làm gì?
- GV: Đó là nhóm lớn (4 người). Làm việc nhóm sẽ giúp các em có kĩ năng hợp tác với bạn để hoàn thành bài tập. Ở học kì I, các em sẽ được làm quen với hoạt động nhóm đôi (2 bạn), đôi khi với nhóm 3 4 bạn. Từ học kì II, đến phần Luyện tập tổng hợp, các em sẽ hoạt động nhóm 3-4 bạn nhiều hơn.
- GV giúp HS hình thành nhóm: nhóm đôi - nhóm với bạn ngồi bên cạnh; nhóm 4 (ghép 2 bàn học lại). Có thể chờ đến học kì II mới hình thành nhóm 4 (VD: nhóm tự đọc sách để HS trao đổi sách báo, cùng đi thư viện, hồ trợ nhau đọc sách,...). GV chỉ định 1 HS làm nhóm trưởng trong tháng đầu. Mồi HS trong nhóm sẽ lần lượt làm nhóm trưởng trong những tháng tiếp theo. Để các thành viên trong nhóm ai cũng làm việc, cũng góp sức, các em sẽ cùng trao đối. thảo luận, hoàn thành bài tập, hoàn thành trò chơi, hợp tác báo cáo kết quả (không chỉ đại diện nhóm báo cáo kết quả).
3/ Củng cố - dặn dò
- Y/c hs nhắc lại các kĩ thuật, các hoạt động.
- Nhắc nhở học sinh nhớ các tư thế đọc, viết khi ở nhà.
- HS lắng nghe
- HS theo dõi thực hiên
- Quan sát
+ Đang viết
- HS lắng nghe
- Thực hành
- Quan sát
+ Hai bạn đang làm việc nhóm đôi, cùng đọc sách, trao đổi về sách.
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
- Thực hành
- Quan sát
+ Các bạn đang làm việc nhóm
- HS lắng nghe
- HS làm việc theo nhóm
- Kĩ thuật viết, đọc hoạt động nhóm, hoạt động học tập ở nhà.
MÔN: TOÁN
BÀI: TRÊN – DƯỚI. PHẢI – TRÁI. TRƯỚC SAU. Ở GIỮA
I. MỤC TIÊU: 
1. Yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng:
a. Kiến thức:
- Xác định được vị trí : Trên, dưới, phải, trái, trước, sau, ở giữa trong tình huống cụ thể và có thể diễn đạt được bằng ngôn ngữ.
b. Kĩ năng:
- Thực hành trải nghiệm sử dụng các từ ngữ : Trên, dưới, phải, trái, trước, sau, ở giữa để mô tả vị trí tương đối các đối tượng cụ thể trong các tình huống thực tế.
2. Yêu cầu cần đạt về năng lực, phẩm chất:
a. Năng lực:
- Năng lực chung:HS xác định được vị trí Trên, dưới, phải, trái, trước, sau, ở giữa.
- Năng lực đặc thù: Vận dụng được kiến thức kĩ năng được hình thành trong bài học để giải quyết vấn đề thực tiễn.
a. Phẩm chất:
- Học sinh tích cực, hứng thú, chăm chỉ. Thực hiện các yêu cầu của giáo viên nêu ra.
- Học sinh quan sát và trình bày được kết quả quan sát thông qua các hoạt động học.
- Học sinh nghe hiểu và trình bày được vấn đề toán học do giáo viên đưa ra.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: 
- Giáo án.
-Tranh tình huống.
- Bộ đồ dùng Toán 1.
- Bảng nhóm: Dùng trong hoạt động thực hành luyện tập.
2. Học sinh: 
- Vở, SGK
III. PHƯƠNG PHÁP:
Giảng giải, hỏi đáp, thực hành, luyện tập.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1. Hoạt động khởi động. (5’)
- GV giới thiệu: Học toán lớp 1, chúng ta sữ được học số, học các phép tính, các hình đơn giản và thực hành lắp ghép, đo độ dài, xem đồng hồ, xem lịch.
- GV hướng dẫn HS làm quen với bộ đồ dùng để học toán.
- GV hướng dẫn học sinh các hoạt động cá nhân, nhóm, cách phát biểu.
- GV cho HS xem tranh khởi động trong SGK.
- Theo dõi
- HS làm quen với tên gọi, đặc điểm các đồ dùng học toán
- HS làm quen với các quy định
- HS xem và chia sẻ những gì các em thấy trong SGK
HĐ2. Hoạt động hình thành kiến thức.
- GV cho HS chia lớp theo nhóm bàn 
- GV cho HS quan sát tranh vẽ trong khung kiến thức (trang 6).
- GV đưa ra yêu cầu các nhóm sử dụng các từ Trên, dưới, phải, trái, trước, sau, ở giữa để nói về vị trí của các sự vật trong bức tranh.
- GV gọi HS lên bảng chỉ vào từng bức tranh nhỏ trong khung kiến thức và nói về vị trí các bạn trong tranh.
- GV nhận xét
- GV cho vài HS nhắc lại 
- GV chú ý học sinh khi miêu tả vị trí cần xác định rõ vị trí của các sự vật khi so sánh với nhau.
- HS chia nhóm theo bàn
- HS làm việc nhóm
- HS trong nhóm lần lượt nói về vị trí các vật. 
Ví dụ: Bạn gái đứng sau cây; 
- Đại diện các nhóm lần lượt lên trình bày.
- HS theo dõi
- HS nhắc lại vị trí của các bạn trong hình.
- HS theo dõi.
HĐ3. Hoạt động thực hành luyện tập.
Bài 1. Dùng các từTrên, dưới, phải, trái, trước, sau, ở giữa để nói về bức tranh sau.
- GV cho HS quan sát bức tranh bài tập 1.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của bài.
- GV yêu cầu HS trao đổi thảo luận theo nhóm bàn.
- GV gọi các nhóm lên báo cáo
- GV nhận xét chung.
- GV yêu cầu HS quan sát tranh trả lời theo yêu cầu :
+ Kể tên những vật ở dưới gậm bàn.
+ Kể tên những vật ở trên bàn
+ Trên bàn có những vật nào bên trái bạn gái?
+ Trên bàn có những vật nào bên phải bạn gái?
- GV hướng dẫn HS thao tác : lấy và đặt bút chì ở giữa, bên trái là tẩy, bên phải là hộp bút.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS gặp khó khăn.
- HS quan sát
- 2 HS nhắc lại yêu cầu bài
- Làm việc nhóm
- Đại diện các nhóm lên báo cáo, HS khác theo dõi, nhận xét
- HS kể
+ Cặp sách, giỏ đựng rác
+ Bút chì, thước kẻ, hộp bút, quyển sách
+ Bút chì, thước kẻ
+ Hộp bút
- HS thực hiện
Bài 2. Bạn nhỏ trong tranh muốn đến trường thì phải rẽ sang bên nào? Muốn đến bưu điện thì phải rẽ sang bên nào?
- GV chiếu bức tranh bài tập 2 lên màn hình.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của bài.
- GV yêu cầu HS trao đổi thảo luận theo nhóm bàn theo hướng dẫn :
+ Bạn nhỏ trong tranh muốn đến trường thì phải rẽ sang bên nào?
+ Bạn nhỏ trong tranh muốn đến bưu điện thì phải rẽ sang bên nào?
- GV cho các nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận.
- GV cùng HS nhận xét
- HS quan sát
- 2 HS nhắc lại yêu cầu bài
- Làm việc nhóm
+ Bạn nhỏ trong tranh muốn đến trường thì phải rẽ sang bên phải.
+ Bạn nhỏ trong tranh muốn đến bưu điện thì phải rẽ sang bên trái.
- Đại diện các nhóm lên báo cáo, HS khác theo dõi, nhận xét
Bài 3. a)Thực hiện lần lượt các động tác sau.
b) Trả lời câu hỏi: phía trước, phía sau, bên phải, bên trái em là bạn nào?
- GV chiếu bức tranh bài tập 1 lên màn hình.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của bài.
- GV yêu cầu HS đứng dậy lắng nghe và thực hiện yêu cầu của Gvqua trò chơi “Làm theo tôi nói, không làm theo tôi làm”:
+ Giơ tay trái.
+ Giơ tay phải.
+ Vỗ nhẹ tay trái vào vai phải.
+ Vỗ nhẹ tay phải vào vai trái.
- GV nhận xét 
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Phía trước, phía sau, bên trái, bên phải em là bạn nào.
- GV nhận xét 
- HS quan sát
- 2 HS nhắc lại yêu cầu bài
- HS chơi trò chơi : Thực hiện các yêu cầu của GV
- HS trả lời
HĐ4. Hoạt động vận dụng
- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?
GV: Qua bài học hôm nay đã giúp chúng ta xác định được vị trí : Trên, dưới, phải, trái, trước, sau, ở giữa trong tình huống cụ thể.
- Những điều em học hôm nay giúp ích gì được cho em trong cuộc sống.
- Khi tham gia giao thông em đi đường bên nào?
- Khi lên xuống cầu thang em đi bên nào?
- Trả lời
- Lắng nghe
- HS trả lời theo vốn sống của bản thân
- Đi bên phải
- HS trả lời
HĐ5. Củng cố, dặn dò
- Trong cuộc sống có rất nhiều quy tắc liên quan đến “phải - trái” khi mọi người làm việc theo các quy tắc thì cuộc sống trở nên có trật tự.
- Về xem bài sau.
- Lắng nghe
- Lắng nghe
______________________________
Chiều: 
MÔN: HỌC VẦN
BÀI: EM LÀ HỌC SINH
 ( Tiết 3 + 4 )
I. MỤC TIÊU:
1. Yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng:
a. Kiến thức: 
- Nhận biết được các đồ dùng học tập, biết được các hoạt động học tập. Gọi đúng đươc tên các đồ dùng học tập.
- HS bước đầu làm quen với các kí hiệu khác nhau.
- Dạy bài hát về HS lớp 1, tạo tâm thế hào hứng cho HS bước vào lớp 1.
- Giúp HS bước đầu cảm nhận được vẻ đẹp của tiếng Việt.
b. Kĩ năng:
- Làm quen với thầy cô và bạn bè, đồ dùng học tập, những hoạt động học tập của HS lớp 1: đọc sách, viết chữ, phát biểu ý kiến, hợp tác với bạn,...
- Ngồi đúng tư thế đọc, viết. Đứng đọc bài, phát biểu ý kiến đúng tư thế; Biết cách cầm bút. 
2. Yêu cầu cần đạt về năng lực – phẩm chất:
a. Năng lực:
- Năng lực chung: Có khả năng cộng tác, chia sẻ với bạn. Có ý thức giữ gìn sách, vở, đồ dùng học tập 
- Năng lực đặc thù: HS phát triển về năng lực giao tiếp thông qua việc các em trả lời câu hỏi, trình bày ý kiến. 
b. Phẩm chất: 
- HS chăm chỉ, tích cực hăng say, tự giác thực hiện và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
II. CHUẨN BỊ.
- GV: hình minh hoạ bài học trong SGK Tiếng Việt 1.
- SGK, ĐDHT, vở.
III. PHƯƠNG PHÁP 
 - Quan sát, vấn đáp.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1/ Khởi động: Ổn định
2. Khám phá:
- HS hát
a/ Nói - phát biểu ý kiến
- Y/c hs HS nhìn hình Em nói và trả lời câu hỏi. 
+ Bạn HS trong đang làm gì?
- GV: Các em chú ý tư thế của bạn: Đứng thẳng, mắt nhìn thẳng, thái độ tự tin. GV mời 1, 2 HS làm mẫu. (Nhắc HS không cần khoanh tay khi đứng lên phát biểu).
- GV: Khi phát biểu ý kiến trước lớp, các em cần nói to, rõ để cô và các bạn nghe rõnhững điều mình nói. Nói quá nhỏ thì cô và các bạn không nghe được.
- Y/c HS thực hành luyện nói trước lớp. VD: Giới thiệu bản thân; nói về bố mẹ,...
b/ Học với người thân
- Y/c hs HS nhìn hình Em học ở nhà và trả lời câu hỏi. Bạn HS đang làm gì? 
- Những gì các em đã học ở lớp, các em hãy trao đồi thường xuyên cùng bố mẹ, ông bà, anh chị em,... Mọi người hiểu việc học của em, sẽ giúp đỡ em rất nhiều.
c/ Hoạt động trải nghiệm - đi tham quan
- Y/c hs HS nhìn hình Em trải nghiệm và trả lời câu hỏi. Các bạn HS đang làm gì? 
 - GV: Ở lớp 1, các em sẽ được đi tham quan một số cảnh đẹp, một số di tích lịch sử của địa phương. Đi tham quan cũng là một cách học. Các em lưu ý: Khi đi tham quan, các em cần thực hiện đúng yêu cầu của cô: bám sát lớp và cô, không đi tách đoàn, la cà dễ bị lạc; đặc biệt khi qua đường cần theo đúng hướng dẫn của cô.
Nghe cô giới thiệu những kí hiệu về tổ chức hoạt động lớp; thực hành luyện tập. VD:
S: SGK. Các kí hiệu lấy SGK, cất SGK.
B: Bảng. Các kí hiệu lấy bảng, cất bảng.
V: Vở. Các kí hiệu lấy vở, cất
d/ Dạy hát
- Y/c HS mở SGK trang 11, GV dạy HS hát bài Chúng em là học sinh lớp Một.
3. Củng cố - dặn dò
- Hỏi HS cảm nhận về tiếng Việt: Tiếng Việt có hay không?
- Hỏi HS về các kí hiệu trong bản nhạc:
+ Những kí hiệu nào thể hiện giọng hát (cao thấp, dài ngắn) của các em? Các cô môn Âm nhạc sẽ dạy các em cách đọc những kí hiệu này.
+ Những kí hiệu nào ghi lại lời hát của các em? Cô sẽ dạy các em những chữ này để các em biết đọc, biết viết.
- Nhắc nhở học sinh chuẩn bị đồ dùng học tập đầy đủ khi đến lớp. Ngồi đọc, viết đúng tư thế khi học ở nhà.
- Quan sát
+ Bạn đang phát biểu ý kiến
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
- Thực hiện.
- Quan sát
+ Bạn đang trao đổi cùng bố mẹ về bài học. Bố mẹ ân cần giúp đỡ bạn.
- HS lắng nghe
- Quan sát
+ Các bạn đang tham quan Chùa Một Cột ở Hà Nội cùng cô giáo 
- HS lắng nghe
- HS thực hiện
- HS thực hiện
- HS nêu
-HS trả lời
MÔN: LUYỆN TOÁN
BÀI: ÔN LUYỆN
MỤC TIÊU:
* Kiến thức, kĩ năng:
- Củng cố cho HS xác định được vị trí trên, dưới, phải, trái, trước sau, ở giữa trong tình huống cụ thể.
*Phát triển các năng lực chung và phẩm chất:
- Bước đầu rèn luyện kĩ năng quan sát, phát triển các năng lực toán học.
- Có khả năng cộng tác, chia sẻ với bạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Vở BT phát triển năng lực Toán tập 1
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Tái hiện củng cố: 
1. KTBC.
2. Bài mới.
a. Giới thiệu bài.
b. Hướng dẫn HS làm bài tập.
* Bài 1.
 - GV nêu yêu cầu.
 - Hướng dẫn HS quan sát hình
a) Khoanh tròn vào các đồ vật trêm nặt bàn 
b) Đánh dấu x vào đồ vật trên tay trái em bé.
 - Cho HS quan sát.
c) Đánh dấu vào đồ vật bên tay phải em bé.
 Hướng dẫn tương tự phần a, b.
* Bài 2.
Quan sát hình vẽ và thực hiện các yêu cầu sau:
a) Tô màu đỏ vào mũi tên chỉ sang trái hình vẽ.
b) Tô màu xanh vào mũi tên chỉ sang bên phải 
 - GV chốt kết quả đúng.
* Bài 3.
a) Tô màu vào các bạn đang giơ tay phải.
 - GV nêu yêu cầu.
 - Cho HS quan sát hình và nhận ra những cánh tay phải.
 - Cho HS đổi vở kiểm tra chéo.
b) Tô màu các bạn đang giơ tay trái.
 - GV hướng dẫn tương tự như phần a.
* Bài 4.
a) Quan sát hình vẽ rồi đánh dấu x vào câu đúng
 - GV nêu yêu cầu.
- Cho HS quan sát tranh.
- Gọi HS nêu kết quả.
- GV nhận xét
 b) Vẽ thêm quả trên cây và tô màu thích hợp.
- GV nêu yêu cầu.
- Gọi HS làm bài
- GV nhận xét.
3. Củng cố- dặn dò.
- Nhận xét tiết học
- Nhắc nhỏ các em về chuẩn bị bài sau.
- HS quan sát hình.
- HS quan sát, trả lời, khoanh vào bút, gôm, hộp bút.
- HS quan sát tranh, trả lời, khoanh vào hình quyển sách.
- HS nhận xét bạn.
-Hs quan sát tranh khoanh vào hộp bút.
- HS quan sát tranh và làm bài
-1HS nêu ý kiến của mình
 - HS nhận xét bạn.
- HS nhắc lại yêu cầu.
- HS tìm những cánh tay phải và tô màu vào.
- HS nhận xét bạn.
- HS quan sát đánh dấu x vào ô trống.
- Hs làm bài vào VBT - HS khác nhận xét
- HS quan sát tranh, làm bài mẫu
-2 HS- HS nhận xét
____________________________________
Thứ ba ngày 08 tháng 09 năm 2020
Sáng: 
MÔN: HỌC VẦN
BÀI 1: a c 
I. MỤC TIÊU: 
1. Yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng:
a. Kiến thức: 
 - Nhận biết các âm và chữ cái a, c; đánh vần đúng tiếng có mô hình “âm đầu-âm chính” : ca.
b. Kĩ năng:
- Đọc đúng các âm a, c, tiếng ca. Viết đúng trong vở con các chữ âm a, c, tiếng ca.
2. Yêu cầu cần đạt về năng lực – phẩm chất:
a. Năng lực:
- Năng lực chung: Có khả năng cộng tác, chia sẻ với bạn. Khơi gợi óc tìm tòi, vận dụng những điều đã học vào thực tế.
- Năng lực đặc thù: HS phát triển về năng lực ngôn ngữ thông qua việc học sinh nghe hiểu và trình bày được yêu cầu nhiệm vụ học tâp. 
b. Phẩm chất: 
- HS chăm chỉ, tích cực hăng say, tự giác thực hiện và hoàn thành các nhiệm vụ được giao. 
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Chữ mẫu,phấn, SGK.
- HS: Vở Bài tập Tiếng Việt, bảng con, phấn
III. PHƯƠNG PHÁP
- Quan sát, vẫn đáp, thực hành luyện tập.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động (3 phút)
- Ổn định
- Hát 
- Giới thiệu bài:
Giáo viên viết lên bảng lớp tên bài và giới thiệu: Hôm nay các em sẽ học bài đầu tiên: âm a và chữ a; âm c và chữ c.
- GV ghi chữ a, nói: a
- GV ghi chữ c, nói: c (cờ)
- Lắng nghe
- 4-5 em, cả lớp : a
- Cá nhân, cả lớp : c
- GV nhận xét, sửa lỗi phát âm cho HS
- Lắng nghe
2. Chia sẻ và khám phá 10’
Dạy âm a, c.
- GV đưa lên bảng cái ca
- Đây là cái gì?
- GV chỉ tiếng ca
- GV nhận xét
- HS quan sát
- HS : Đây là cái ca
- HS nhận biết c, a
- HS đọc cá nhân-tổ-cả lớp: ca
- GV chỉ tiếng ca và mô hình tiếng ca
ca
c
a
- GV hỏi: Tiếng ca gồm những âm nào?
- HS quan sát
- HS trả lời nối tiếp: Tiếng ca gồm có âm c và âm a. Âm c đứng trước và âm a đứng sau.
* Đánh vần.
- Giáo viên hướng dẫn cả lớp vừa nói vừa thể hiện động tác tay:
+ Chập hai tay vào nhau để trước mặt, phát âm : ca
+ Vừa tách bàn tay trái ra, ngả về bên trái, vừa phát âm: cờ
+ Vừa tách bàn tay phải ra, ngả về bên phải, vừa phát âm: a
+ Vừa chập hai bàn tay lại, vừa phát âm: ca.
- GV cùng 1 tổ học sinh đánh vần lại với tốc độ nhanh dần: cờ-a-ca
- Quan sát và cùng làm với GV
- HS làm và phát âm cùng GV
- HS làm và phát âm cùng GV
- HS làm và phát âm cùng GV
- HS làm và phát âm cùng GV
- HS làm và phát âm cùng GV theo từng tổ.
- Cá nhân, tổ nối tiếp nhau đánh vần: cờ-a-ca
- Cả lớp đánh vần: cờ-a-ca
3. Luyện tập 
BT3: Nói to tiếng có âm a...
a. Xác định yêu cầu
- GV nêu yêu cầu của bài tập : Các em nhìn vào SGK trang 6 (GV giơ sách mở trang 6 cho HS quan sát) rồi nói to tiếng có âm a. Nói thầm (nói khẽ) tiếng không có âm a
- Học sinh lắng nghe yêu cầu và mở sách đến trang 6.
b. Nói tên sự vật
- GV chỉ từng hình theo số thứ tự mời học sinh nói tên từng con vật.
- GV chỉ từng hình yêu cầu cả lớp nói tên tên từng sự vật.
- Cho HS làm bài trong vở Bài tập
- HS lần lượt nói tên từng con vật: gà, cá, nhà, thỏ, lá
- HS nói đồng thanh
- HS làm cá nhân nối a với từng hình chứa tiếng có âm a trong vở bài tập
c. Tìm tiếng có âm a.
- GV làm mẫu:
+ GV chỉ hình gà gọi học sinh nói tên con vật.
+ GV chỉ hình thỏ gọi học sinh nói tên con vật.
* Trường hợp học sinh không phát hiện ra tiếng có âm a thì GV phát âm thật chậm, kéo dài để giúp HS phát hiện ra.
- HS nói to gà (vì tiếng gà có âm a)
- HS nói thầm thỏ (vì tiếng thỏ không có âm a)
d. Báo cáo kết quả.
- GV chỉ từng hình mời học sinh báo cáo kết quả theo nhóm đôi.
+ HS1 chỉ hình 1- HS2 nói to : gà
+ HS1 chỉ hình 2- HS2 nói to : cá 
+ HS1 chỉ hình 3- HS2 nói to : cà
+ HS1 chỉ hình 4- HS2 nói to : nhà
+ HS1 chỉ hình 5- HS2 nói thầm : thỏ
+ HS1 chỉ hình 6- HS2 nói to : lá
- GV chỉ từng hình theo thứ tự đảo lộn, bất kì, mời học sinh báo cáo kết quả
- HS báo cáo cá nhân
- GV chỉ từng hình yêu cầu học sinh nói.
- GV đố học sinh tìm 3 tiếng có âm a (Hỗ trợ HS bằng hình ảnh)
- HS cả lớp đồng thanh nói to tiếng có âm a, nói thầm tiếng không có âm a.
- HS nói (cha, bà, da,...)
Bài tập 4: Tìm tiếng có âm c (cờ)
a. Xác định yêu cầu của bài tập
- GV nêu yêu cầu bài tập : Vừa nói to tiếng có âm c vừa vỗ tay. Nói thầm tiếng không có âm c.
- HS theo dõi
b. Nói tên sự vật
- GV chỉ từng hình theo số thứ tự mời 1 học sinh nói tên từng con vật.
- GV chỉ từng hình yêu cầu cả lớp nhắc tên tên từng sự vật.
- GV giải nghĩa từ cú : là loài chim ăn thịt, kiếm mỗi vào ban đêm, có mắt lớn rất tinh)
- Cho HS làm bài trong vở Bài tập
- HS lần lượt nói tên từng con vật: cờ, vịt, cú, cò, dê, cá
- HS nói đồng thanh (nói to, nói nhỏ)
- HS lắng nghe
- HS làm cá nhân nối a với từng hình chứa tiếng có âm a trong vở bài tập
c. Báo cáo kết quả.
- GV chỉ từng hình mời học sinh báo cáo kết quả theo nhóm đôi.
+ HS1 chỉ hình 1- HS2 nói to : cờ vỗ tay 1 cái
+ HS1 chỉ hình 2- HS2 nói thầm : vịt không vỗ tay
+ HS1 chỉ hình 3- HS2 nói to : cú vỗ tay 1 cái
+ HS1 chỉ hình 4- HS2 nói to : cò vỗ tay 1 cái
+ HS1 chỉ hình 5- HS2 nói thầm : dê không vỗ tay
+ HS1 chỉ hình 6- HS2 nói to : cá vỗ tay 1 cái
- GV chỉ từng hình theo thứ tự đảo lộn, bất kì, mời học sinh báo cáo kết quả
- HS báo cáo cá nhân
- GV chỉ từng hình yêu cầu học sinh nói.
- GV đố học sinh tìm 3 tiếng có âm c (Hỗ trợ HS bằng hình ảnh)
- HS cả lớp đồng thanh nói to tiếng có âm c, nói thầm tiếng không có âm c.
- HS nói (cỏ, cáo, cờ...)
Bài tập 5. Tìm chữ a, chữ c 
a) Giới thiệu chữ a, chữ c
- GV giới thiệu chữ a, chữ c in thường: Các em vừa học âm a và âm c. Âm a được ghi bằng chữ a. Âm c được ghi bằng chữ c (tạm gọi là chữ cờ)- mẫu chữ ở dưới chân trang 6.
- GV giới thiệu chữ A, chữ C in hoa dưới chân trang 7.
- Lắng nghe và quan sát
- Lắng nghe và quan sát
b. Tìm chữ a, chữ c trong bộ chữ
- GV gắn lên bảng hình minh họa BT 5 và giới thiệu tình huống: Bi và Hà cùng đi tìm chữ a và chữ c giữa các thẻ chữ. Hà đã tìm thấy chữ a. Còn Bi chưa tìm thấy chữ nào. Các em cùng với bạn Bi đi tìm chữ a và chữ c nhé.
* GV cho HS tìm chữ a trong bộ chữ
- GV kiểm tra kết quả, khen HS đúng
- Cho học sinh nhắc lại tên chữ
- HS lắng nghe
- HS làm cá nhân tìm chữ a rồi cài vào bảng cài. 
- HS giơ bảng 
- HS đọc tên chữ
* GV cho HS tìm chữ c trong bộ chữ
- GV kiểm tra kết quả, khen HS đúng
- Cho học sinh nhắc lại tên chữ
* Cho HS làm việc cá nhân khoanh vào chữ a trong bài tập 5 VBT
4. Củng cố - dặn dò:
- Gọi hs đọc lại toàn bài
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò hs về nhà học bài cùng người thân.
- HS làm cá nhân tìm chữ c rồi cài vào bảng cài. 
- HS giơ bảng 
- HS đọc tên chữ
* Làm bài cá nhân
- 2-3 hs đọc
- Lắng nghe
- Lắng nghe
__________________________________
 MÔN: TOÁN
BÀI: HÌNH VUÔNG – HÌNH TRÒN
HÌNH TAM GIÁC- HÌNH CHỮ NHẬT
I. MỤC TIÊU: 
1. Yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng:
a. Kiến thức:
- Nhận biết được hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật. Gọi đúng tên các hình đó.
b. Kĩ năng:
- Nhận ra được hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật từ các vật thật.
- Ghép được các hình đã biết thành hình mới.
2. Yêu cầu cần đạt về năng lực, phẩm chất:
a. Năng lực:	
- Năng lực chung:HS nhận bết được vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật. Gọi đúng tên các hình đó.
- Năng lực đặc thù:- Học sinh phát triển năng lực mô hình hóa toán học thông qua việc quan sát, nhận dạng và phân loại hình.
- Học sinh phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học thông qua việc quan sát, nhận dạng và phân loại hình.
- Học sinh phát triển năng lực sử dụng công cụ và phương tiện học toán thông qua việc lắp ghép tạo hình mới.
- Học sinh phát triển năng lực giao tiếp toán học thông qua việc trình bày ý tưởng, đặt và trả lời câu hỏi.
b. Phẩm chất:
- Học sinh tích cực, hứng thú, chăm chỉ. Thực hiện các yêu cầu của giáo viên nêu ra.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: 
- Các thẻ hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật có kích thước, màu sắc khác nhau.
2. Học sinh: 
- Vở, SGK
III. PHƯƠNG PHÁP:
Giảng giải, hỏi đáp, thực hành, luyện tập.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1. Hoạt động khởi động. (5’)
- Cho học sinh xem tranh khởi động và làm việc theo nhóm đôi.
- Cho học sinh các nhóm lên chia sẻ
- Giáo viên nhận xét chung
- Học sinh xem tranh và chia sẻ cặp đôi về hình dạng các đồ vật trong tranh
- Đại diện các nhóm lên chia sẻ :
+ Mặt đồng hồ hình tròn
+ Lá cờ có dạng hình tam giác
HĐ2. Hoạt động hình thành kiến thức.
1. Nhận biết hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật.
* Hoạt độngcá nhân:
- Lấy ra một nhóm các đồ vật có hình dạng và màu sắc khác nhau: hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật.
- Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh.
- GV lấy ra lần lượt từng tấm bìa hình vuông (với các kích thước màu sắc khác nhau) yêu cầu học sinh gọi tên hình đó.
- GV lấy ra lần lượt từng tấm bìa hình tròn (với các kích thước màu sắc khác nhau) yêu cầu học sinh gọi tên hình đó.
- GV lấy ra lần lượt từng tấm bìa hình tam giác (với các kích thước màu sắc khác nhau) yêu cầu học sinh gọi tên hình đó.
- GV lấy ra lần lượt từng tấm bìa hình chữ nhật (với các kích thước màu sắc khác nhau) yêu cầu học sinh gọi tên hình đó.
- Học sinh lấy trong bộ đồ dùng các đồ vật theo yêu cầu.
- Học sinh quan sát và nêu : Hình vuông
- Học sinh quan sát và nêu : Hình vuông
- Học sinh quan sát và nêu : Hình tròn
- Học sinh quan sát và nêu : Hình tam giác
- Học sinh quan sát và nêu : Hình chữ nhật
* Hoạt động nhóm:
- Giáo viên yêu cầu học sinh kể tên các đồ vật trong thực tế có dạng hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật.
- Giáo viên gọi học sinh lên chia sẻ trước lớp.
- Giáo viên cho các nhóm nhận xét.
- Giáo viên nhận xét.
- Học sinh làm việc theo nhóm 4 : Học sinh trong nhóm tên các đồ vật có dạng hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật.
- Đại diện các nhóm lên chia sẻ trước lớp.
- Các nhóm cùng giáo viên nhận xét
HĐ3. Hoạt động thực hành luyện tập.
Bài 1. Kể tên cácđồ vật trong hình vẽ có dạng hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật.
- Giáo viên nêu yêu cầu của bài
- Giáo viên cho học sinh thực hiện theo cặp.
- Gọi các nhóm lên chia sẻ
- Giáo viên hướng dẫn HS cách nói đủ câu, cách nói cho bạn nghe và lắng nghe bạn nói.
- Học sinh lắng nghe và nhắc lại yêu cầu
- Học sinh xem hình vẽ và nói cho bạn nghe đồ vật nào có dạng hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật.
- Đại diện các nhóm lên chia sẻ: 
+ Bức ảnh hình vuông
+ Cái đĩa nhạc, biển báo giao thông hình tròn
+ Cái phong bì thư hình chữ nhật
+ Biển báo giao thông hình tam giác
Bài 2.Hình tam giác có màu gì?Hình vuông có màu gì?Gọi tên các hình có màu đỏ.
- Giáo viên nêu yêu cầu của bài tập
- Giáo viên cho học sinh làm việc theo nhóm đôi
- GV rèn HS cách đặt câu hỏi, cách trả lời, cách quan sát và phân loại hình theo màu sắc, hình dạng.
- GV cho học sinh các nhóm báo cáo kết quả làm việc.
- GV khuyến kích HS diễn đạt bằng ngôn ngữ của mình 
- 2 HS nhắc lại yêu cầu của bài
- 1 HS nêu câu hỏi, 1 HS trả lời
- HS sửa cách đặt câu hỏi, cách trả lời
- Các nhóm báo cáo kết quả
Bài 3. Ghép hình em thích
- Giáo viên nêu yêu cầu của bài tập
- GV cho học sinh làm việc nhóm
- Giáo viên cho các nhóm lên chia sẻ các hình ghép của nhóm
- GV khuyến khích

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dien_tu_lop_1_canh_dieu_nam_hoc_2020_2021_dinh_thi_h.docx