Giáo án Địa lý Lớp 9 (Công văn 5512) - Chương trình học kỳ II

docx 53 trang Người đăng hoaian2 Ngày đăng 10/01/2023 Lượt xem 522Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Địa lý Lớp 9 (Công văn 5512) - Chương trình học kỳ II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Địa lý Lớp 9 (Công văn 5512) - Chương trình học kỳ II
Trường:...................
Tổ:............................
Ngày: ........................
Họ và tên giáo viên:
.............................
TÊN BÀI DẠY: THỰC HÀNH
SO SÁNH TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM Ở TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ VỚI TÂY NGUYÊN
Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 9
Thời gian thực hiện: (1 tiết)
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
Yêu cầu cần đạt :
- So sánh tình hình phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên và Trung du miền núi Bắc Bộ
- Đánh giá hiện trạng sản xuất cây công nghiệp 2 vùng 
- Viết báo cáo về tình hình sản xuất 1 loại cây công nghiệp đặc trưng 
2. Năng lực
* Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.
* Năng lực Địa Lí
- Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Phân tích và so sánh được tình hình sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở hai vùng.
3. Phẩm chất
- Trách nhiệm: Hoàn thành bài thực hành.
- Chăm chỉ: Nghiên cứu bài 1 cách chủ động, sáng tạo, nghiêm túc thực hiện bài theo hướng dẫn của giáo viên
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của GV
Bản đồ kinh tế vùng Trung Du và Miền Núi Bắc Bộ, vùng Tây Nguyên.
2. Chuẩn bị của HS
- Sách giáo khoa, sách tập ghi bài. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)
a) Mục đích:
- Tạo hứng thú cho học sinh trước khi bước vào bài mới. 
b) Nội dung:
HS dựa vào lược đồ xác định vị trí và nhắc lại thế mạnh kinh tế của hai vùng.
c) Sản phẩm:
HS nêu được thế mạnh kinh tế của hai vùng.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Em hãy xác định vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của vùng TDMNBB và vùng Tây Nguyên, cho biết thế mạnh kinh tế nông nghiệp của 2 vùng ?
Bước 2: HS quan sát lược đồ và bằng hiểu biết để trả lời
Bước 3: HS báo cáo kết quả (Một HS trả lời, các HS khác nhận xét). 
Bước 4: GV dẫn dắt vào bài.
2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới
2.1. Hoạt động 1: Tình hình sản xuất một số cây CN lâu năm của TDMNBB và Tây Nguyên (15 phút)
a) Mục đích:
- So sánh sự chênh lệch về diện tích, sản lượng chè và cà phê ở hai vùng
- Lí giải nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về sản xuất 2 vùng
b) Nội dung:
- HS dựa vào nội dung sách giáo khoa và khai thác bảng số liệu để trả lời các câu hỏi.
Nội dung chính:
Bài tập 1
- Vùng Tây Nguyên có diện tích trống cây công nghiệp lớn hơn vùng Trung Du và Miền Núi Bắc Bộ gấp khoảng 9 lần .
- Cây chè, cà phê được trồng cả hai vùng. Cây cao su, điều, hồ tiêu chỉ trồng được ở Tây Nguyên.
- Vùng Tây Nguyên trồng nhiều cà phê. Ở Trung du và miền núi Bắc Bộ trồng nhiều nhất là cây chè.
- Vùng Tây Nguyên có diện tích cà phê trồng 480.800 ha chiếm 85,1% diện tích của cả nứớc. Sản lượng 761,6 nghìn tấn chiếm 90,6% sản lượng cà phê của cả nước. Trong khi đó cây chè chỉ chiếm 24,6% về diện tích và 27,1% về sản lượng
- Vùng Trung Du và miền núi Bắc bộ có diện tích trồng chè chiếm 68,8% diện tích của cả nước, chiếm 62,1% sản lượng. Còn cây cà phê mới bắt đầu được phát triển
- Do đặc điểm khí hậu và đất đai giữa hai vùng khác nhau .
- Thị trường xuất khẩu cà phê :Khối các nước EU, Nhật Bản, Trung Quốc
- Các thương hiệu chè nổi tiếng :Chè San( Hà Giang ) Mộc Châu ( Sơn La ), chè Tân cương (Thái Nguyên)
- Thị trường xuất khẩu chè :EU, Tây Á, Nhật Bản, Hàn Quốc.
- Để phát triển việc trông cây công nghiệp lâu năm 2 vùng mở rộng diện tích bằng cách phá rừng. Điều đó làm mất một số diện tích rừng tự nhiên, độ che phủ của rừng thụt giảm.
c) Sản phẩm:
Nội dung
Thông tin trả lời
Loại cây trồng 2 vùng
Loại cây chỉ trồng ở Tây Nguyên mà không trồng ở TDMNBB
So sánh
Tây Nguyên
Trung du và MNBB
Diện tích & Sản lượng chè
Diện tích & SL cà phê
Nguyên nhân
d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV phát Phiếu học tập và giao nhiệm vụ bài tập 1.
Nội dung
Thông tin trả lời
Loại cây trồng 2 vùng
Chè và cà phê
Loại cây chỉ trồng ở Tây Nguyên mà không trồng ở TDMNBB
Cao su, điều, tiêu
So sánh
Tây Nguyên
Trung du và MNBB
Diện tích & Sản lượng chè
Ít hơn
Nhiều hơn
Diện tích & SL cà phê
Hơn rất nhiều
Rất ít
Nguyên nhân
Tây Nguyên phát triển mạnh cây cà phê: Địa hình cao nguyên, đất feralit trên đá ba-zan, khí hậu cận xích đạo, có 2 mùa mưa và khô rõ rệt (cây cà phê chè thích nghi với địa hình cao trên 1000m và có khí hậu cận nhiệt)
TD&MNBB phát triển mạnh cây chè: Địa hình miền núi, khí hậu có mùa đông lạnh nên phát triển. Đây cũng là vùng có truyền thống sản xuất và sử dụng sản phẩm.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, trao đổi kết quả làm việc và ghi vào giấy nháp. Trong quá trình HS làm việc, GV quan sát, theo dõi, đánh giá thái độ
Bước 3: Đại diện nhóm trình bày trước lớp; nhóm HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.
2.2. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh viết báo cáo ( 20 phút)
a) Mục đích:
Giúp học sinh khái quát về đặc điểm sinh thái của cây chè hoặc cây cà phê trên cơ sở tổng hợp về tình hình sản xuất, phân bố và tiêu thụ sản phẩm của một trong hai loại cây
b) Nội dung:
- Học sinh tìm hiểu kiến thức trong SGK và quan sát lược đồ để trả lời các câu hỏi.
Nội dung chính:
Bài tập 2
Viết báo cáo về tình hình sản xuất, phân bố, tiêu thụ sản phẩm của cây cà phê hoặc cây chè
- Cây chè có nguồn gốc ở vùng cận nhiệt, thích hợp khí hậu mát lạnh, phát triển trên đất feralit trên đá vôi, được trồng nhiều nhất ở trung du và miền núi Bắc Bộ. Với diện tích 67,6 nghìn ha, chiếm 68,8% diện tích chè cả nước, sản lượng 47 nghìn tấn, chiếm 62,1% sản lượng chè cả nước. Tây nguyên có diện tích và sản lượng chè đứng thứ 2. Chè được tiêu thụ rộng rãi ở thị trường trong nước và xuất khẩu sang một số nước trên thế giới như Châu Phi, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc.
- Cây cà phê là loại cây công nghiệp thích hợp với khí hậu nóng ẩm, phát triển trên đất badan. Được trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên với diện tích 480,8 nghìn ha, chiếm 85,1% diện tích cà phê cả nước. San lượng 761,6 nghìn tấn, chiếm 90,6% sản lượng cà phê cả nước. Cà phê được tiêu thụ rộng rãi trong nước và xuất khẩu sang thị trường Châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc, EU. Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu cà phê nhiều nhất thế giới
c) Sản phẩm: Hoàn thành bài báo cáo
d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV giao nhiệm vụ:
	Hướng dẫn học sinh viết báo cáo ngắn gọn bằng việc giới thiệu khái quát về đặc điểm sinh thái của cây chè hoặc cây cà phê trên cơ sở tổng hợp về tình hình sản xuất, phân bố và tiêu thụ sản phẩm của một trong hai loại cây 
Cho hs làm bài tập sau:
Chè là cây trồng từ rất lâu để lấy búp lá làm đồ uống của miền.......(a).....Diện tích chè gần đây tăng đấng kể, chè được trồng nhiều nhất ở .(b)............Diện tích đạt 67,6 nghìn ha, sản lượng đạt 47 nghìn tấn chiếm 68,8 % S và 62,1 % sản lượng chè búp khô của cả nước. Vùng này có nhiều loại chè ngon nổi tiếng như...(c).....Vùng trồng chè thứ 2 là ở ..(d) ....Chè được sử dụng rộng rãi trong nước và xuất khẩu đi...(e).....
 Đáp án: 
a) Khí hậu cận nhiệt đới 
b) Trung du và Miền núi Bắc Bộ 
c) Chè Thái Nguyên
d) Tây Nguyên
e) Nhiêu nước đặc biệt là các nước châu Á
Kết luận: Tây Nguyên và Trung Du, miền núi Bắc Bộ có đặc điểm riêng về địa hình, khí hậu và thổ nhưỡng cũng như sự đa dạng sinh học.
Cả 2 vùng đều có điều kiện phát triển cây công nghiệp lâu năm
Bước 2: HS có 2 phút thảo luận theo nhóm.
Bước 3: GV mời đại diện các nhóm trả lời. Đại diện nhóm khác nhận xét. 
Bước 4: GV chốt lại kiến thức của bài. 
3. Hoạt động: Luyện tập (5 phút)
a) Mục đích:
- Giúp học sinh củng cố và khắc sâu nội dung kiến thức bài học
b) Nội dung: Vận dụng kiến thức bài học để đưa ra đáp án.
c) Sản phẩm: Đưa ra đáp án tuỳ theo năng lực của mình. 
d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV cho HS trả lời câu hỏi sau:
Đóng vai là nhà lãnh đạo địa phương, đề xuất giải pháp hỗ trợ người nông dân.
Bước 2: HS có 2 phút suy nghĩ và đưa ra đáp án.
Bước 3: GV mời đại diện HS trả lời. Đại diện HS khác nhận xét. GV chốt lại kiến thức của bài. 
4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút)
a) Mục đích: Hệ thống lại kiến thức về cây công nghiệp lâu năm. 
b) Nội dung: Vận dụng kiến thức đã học hoàn thành nhiệm vụ.
c) Sản phẩm: Thiết kế một sản phẩm.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Tìm kiếm thông tin và sưu tầm hình ảnh về 2 loại cây công nghiệp lâu năm này.
Bước 2: HS hỏi và đáp ngắn gọn. 
Bước 3: GV dặn dò HS tự làm ở nhà tiết sau nhận xét.
Trường:...................
Tổ:............................
Ngày: ........................
Họ và tên giáo viên:
.............................
TÊN BÀI DẠY: VÙNG ĐÔNG NAM BỘ 
Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 9
Thời gian thực hiện: (1 tiết)
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
Yêu cầu cần đạt :
- Xác định được các đặc điểm về vị trí, giới hạn lãnh thổ của vùng. 
- Đánh giá được ý nghĩa của vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ của vùng đối với sự phát triển kinh tế xã hội.
- Phân tích được các đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên nổi bật của vùng. 
- Phân tích được các đặc điểm dân cư xã hội của vùng. 
2. Năng lực
* Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.
* Năng lực Địa Lí
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích bảng số liệu để hiểu và trình bày đặc điểm dân cư xã hội của vùng Đông Nam Bộ.
- Năng lực tìm hiểu địa lí: Xác định trên bản đồ, lược đồ vị trí, giới hạn của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Phân tích bản đồ tự nhiên của vùng để hiểu và trình bày đặc điểm tự nhiên của vùng Đông Nam Bộ.
- Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Giải thích nguyên nhân vùng có trình độ dân cư xã hội cao nhất cả nước.
3. Phẩm chất
- Trách nhiệm: Đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề việc làm và chất lượng cuộc sống
- Chăm chỉ: Đánh giá được ý nghĩa của vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ của vùng đối với sự phát triển kinh tế xã hội
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của GV
- Bản đồ tự nhiên vùng Đông Nam Bộ.
- Bảng số liệu 31.1 và 31.2 SGK
2. Chuẩn bị của HS
- Sách giáo khoa, sách tập ghi bài. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)
a) Mục đích:
- Tạo hứng thú cho học sinh trước khi bước vào bài mới. 
b) Nội dung:
HS vận dụng kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm:
HS trả lời được các đặc điểm khi nhắc đến vùng Đông Nam Bộ như: đông dân, kinh tế phát triển, mức sống cao,ô nhiễm môi trường.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ: Dựa vào kiến thức của mình em hãy nêu những đặc điểm nổi bật khi nhắc đến TP. HCM nói riêng và vùng Đông Nam Bộ nói riêng.
Bước 2: HS trả lời bằng hiểu biết của mình.
Bước 3: HS báo cáo kết quả (một học sinh trả lời, các học sinh khác nhận xét)
Bước 4: GV dẫn dắt vào bài
2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới
2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu về vị trí, giới hạn lãnh thổ (10 phút)
a) Mục đích:
- Xác định được trên bản đồ vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ của vùng Đông Nam Bộ. 
- Nêu được ý nghĩa của VTĐL đối với việc phát triển KT-XH.
b) Nội dung:
- HS dựa vào nội dung sách giáo khoa và khai thác lược đồ tự nhiên để trả lời các câu hỏi.
Nội dung chính:
I. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ. 
- Diện tích: 23 500 km2 , gồm 6 tỉnh/thành phố.
- Tiếp giáp
+ Phía Bắc và phía TâyBắc giáp Cam-pu-chia
+ Phía Nam giáp biển Đông.
+ Phía Đông giáp với Tây Nguyên, Duyên Hải Nam Trung Bộ
+ Phía Tây Nam giáp Đồng Bằng Sông Cửu Long, 
- Là cầu nối giữa Tây Nguyên, Duyên Hải Nam Nam Trung Bộ, Đồng Bằng Sông Cửu Long. Có vi trí gần trung tâm khu vực ĐNA.
c) Sản phẩm: HS trả lời các câu hỏi sau:
- HS xác định vị trí giới hạn của vùng trên lược đồ.
- Diện tích của vùng: 23 500 km2 , vùng có 6 tỉnh thành phố.
- Ý nghĩa về vị trí địa lí của vùng Đông Nam Bộ: 
+ Trao đổi các vùng thuận lợi bằng đường bộ, biển, sông
+ Trao đổi Campuchia qua cửa khẩu
+ Phát triển kinh tế biển
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Cho HS quan sát hình 31.1 hoặc bản đồ treo tường và trả lời câu hỏi: 
- Xác định vị trí giới hạn của vùng?
- Cho biết diện tích của vùng, vùng có bao nhiêu tỉnh thành phố?
- Nêu ý nghĩa về vị trí địa lí của vùng Đông Nam Bộ?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập, các học sinh khác bổ sung
Bước 3: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ. Gv nhận xét và chuẩn kiến thức. 
2.2. Hoạt động 2: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Đông Nam Bộ (20 phút)
a) Mục đích:
+ Trình bày được các đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên và dân cư xã hội nổi bật của vùng .
+ Đánh giá những thế mạnh về tự nhiên cũng như tài nguyên thiên nhiên, dân cư – xã hội của vùng đối với sự phát triển kinh tế xã hội.
+ Phân tích được những khó khăn, hạn chế về mặt tự nhiên, dân cư – xã hội
b) Nội dung:
- Học sinh tìm hiểu kiến thức trong SGK và quan sát lược đồ để trả lời các câu hỏi.
Nội dung chính:
II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
+ Địa hình thoải có đất ba dan, đất xám, khí hậu cận xích đạo nóng ẩm, nguồn sinh thuỷ tốt.
+ Biển ấm ngư trường rộng, hải sản phong phú, gần đường hàng hải quốc tế, thềm lục địa nông rộng,có tiềm năng lớn về dầu khí.
+ Có hệ thống sông Đồng Nai là nguồn cung cấp nước cho vùng. 
- Đất liền ít khoáng sản, diện tích rừng hẹp, nguy cơ ô nhiễm môi trường cao .
c) Sản phẩm: Hoàn thành các câu hỏi.
- Đặc điểm tự nhiên và tiềm năng kinh tế trên đất liền, trên biển của vùng: HS dựa vào bảng thông tin SGK/ 113 trả lời câu hỏi.
- HS xác định các con sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Bé trên bản đồ.
- Lưu vực sông Đồng Nai có tầm quan trọng đặc biệt đối với Đông Nam Bộ vì: cung cấp nước tưới, nước sinh hoạt vào mùa khô cho cả vùng Đông Nam Bộ.
- Bảo vệ rừng đầu nguồn và hạn chế ô nhiễm nước của các dòng sông: Rừng ở Đông Nam Bộ không còn nhiều, Bảo vệ rừng là bảo vệ nguồn sinh thuỷ và giữ gìn cân bằng sinh thái. Chú ý vai trò rừng ngập mặn trong đó có rừng Sác ở huyện Cần Giờ vừa có ý nghĩa du lịch vừa là”lá phổi” xanh của TP HCM vừa là khu dự trữ sinh quyển của thế giới 
- Khó khăn: Khoáng sản trên đất liền ít, rừng tự nhiên không nhiều, nguy cơ ô nhiễm môi trường do chất thải CN và sinh hoạt cao.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Hướng dẫn học sinh nghiên cứu bảng 31.1 SGK và trả lời câu hỏi
- Dựa vào bảng 31.1 SGK và bản đồ tự nhiên của vùng nêu đặc điểm tự nhiên và tiềm năng kinh tế trên đất liền, trên biển của vùng?
- Xác định các con sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Bé trên bản đồ treo tường?
- Vì sao nói lưu vực sông Đồng Nai có tầm quan trọng đặc biệt đối với Đông Nam Bộ?
- Vì sao phải bảo vệ rừng đầu nguồn và hạn chế ô nhiễm nước của các dòng sông?
- Ngoài những vấn đề trên Đông Nam Bộ còn gặp phải những khó khăn nào khác?
Bước 2: Các HS thực hiện nhiệm vụ, ghi kết quả ra giấy nháp; GV quan sát, theo dõi, gợi ý, đánh giá thái độ học tập của HS
Bước 3: Đại diện một số HS trình bày kết quả; các HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.
2.3. Hoạt động 3: Đặc điểm dân cư và xã hội của vùng ( 5 phút)
a) Mục đích:
- Trình bày được đặc điểm dân cư xã hội của vùng 
- Phân tích được những thuận lợi, khó khăn của dân cư xã hội đối với sự phát triển của vùng.
b) Nội dung:
- Học sinh tìm hiểu kiến thức trong SGK và phân tích bảng số liệu ở vùng Đông Nam Bộ để trả lời các câu hỏi.
Nội dung chính:
III. Đặc điểm dân cư, xã hội. 
- Số dân 17,1 triệu người (2018). Là vùng đông dân.
- Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn
- Người dân năng động sáng tạo trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế xã hội. Hầu hết các chỉ tiêu phát triển dân cư xã hội trong vùng đều cao hơn so với cả nước. 
- Vùng có nhiều di tích lịch sử, văn hóa như : Bến cảng Nhà Rồng, địa đạo Củ Chi, nhà tù Côn Đảo...là điều kiện để phát triển du lịch.
c) Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi.
- Số dân 17,1 tr người (2018). Là vùng đông dân.
- Đặc điểm dân cư: đông dân; lao động dồi dào lành nghề, thị trường rộng; sức hút lao động mạnh từ các vùng khác.
- Trình độ phát triển dân cư xã hội của vùng: Hầu hết các chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hội của vùng đều cao hơn so với cả nước.
- Các di tích lịch sử các địa danh du lịch nổi tiếng của vùng: Bến Nhà Rồng, Địa đạo Củ Chi, Côn Đảo, Rừng Sác, Dinh Thống Nhất, Suối Tiên, Đầm Sen...
- Tiềm năng du lịch của vùng: Vùng có nhiều di tích lịch sử - văn hóa, là điều kiện để phát triển du lịch.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV yêu cầu hs đọc thông tin SGK và phân tích bảng số liệu để trả lời các câu hỏi:
Một số tiêu chí về dân cư, xã hội của vùng Đông Nam Bộ
Tiêu chí 
Đơn vị 
Năm
Đông
Nam Bộ
Cả
nước
Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên 
% 
2017
0,8
0,81
Tỉ lệ thất nghiệp ở đô thị 
% 
2019
- 
3,07
- Đông Nam Bộ không bao gồm
Thành phố Hồ Chí Minh 
% 
2019
2,6
- 
- Thành phố Hồ Chí Minh 
% 
2019
3,4
- 
Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn 
% 
2017
0,61
2,07
Thu nhập bình quân đầu người/tháng 
Nghìn đồng 
2016
4661,7
3097,6
Tỉ lệ người lớn biết chữ 
% 
2017
97,4
95,1
Tuổi thọ trung bình 
Năm 
2019
75,7
73,6
Tỉ lệ dân số thành thị 
% 
2017
62,7
35,0
- Nêu và nhận xét về số dân trong vùng?
- Đặc điểm dân cư ở đây có những thế mạnh nào?
- Dựa vào bản 31.2 :hãy đọc và phân tích từ đó rút ra nhận xét về trình độ phát triển dân cư xã hội của vùng?
- Xác định các di tích lịch sử các địa danh du lịch nổi tiếng của vùng?
- Nhận xét về tiềm năng du lịch của vùng?
Bước 2: Các HS thực hiện nhiệm vụ, ghi kết quả ra giấy nháp; GV quan sát, theo dõi, gợi ý, đánh giá thái độ học tập của HS
Bước 3: Đại diện một số HS trình bày kết quả; các HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.
3. Hoạt động: Luyện tập (5 phút)
a) Mục đích:
- Giúp học sinh củng cố và khắc sâu nội dung kiến thức bài học
b) Nội dung: Vận dụng kiến thức bài học để đưa ra đáp án.
c) Sản phẩm: HS đưa ra đáp án dựa vào kiến thức đã học.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV cho HS hoạt động theo nhóm 2 bạn chung bàn làm 1 nhóm và thực hiện các nhiệm vụ sau:
a/ Điền tên quốc gia, các vùng tiếp giáp với vùng Đông Nam Bộ vào lược đồ.
b/ Điền tên các tỉnh/ thành phố thuộc vùng Đông Nam Bộ.
c/ Nêu ý nghĩa của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ đối với sự phát triển kinh tế của vùng Đông Nam Bộ.
Bước 2: HS có 2 phút thảo luận theo nhóm.
Bước 3: GV mời đại diện các nhóm trả lời. Đại diện nhóm khác nhận xét. GV chốt lại kiến thức của bài. 
4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút)
a) Mục đích: Hệ thống lại kiến thức về vùng Đông Nam Bộ.
b) Nội dung: Vận dụng kiến thức đã học hoàn thành nhiệm vụ.
c) Sản phẩm: Thiết kế một sản phẩm.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Tìm kiếm thông tin và thuyết trình về 1 địa điểm du lịch nổi tiếng ở vùng Đông Nam Bộ
Bước 2: HS hỏi và đáp ngắn gọn. GV giới thiệu các địa điểm HS có thể tìm hiểu.
Bước 3: GV dặn dò HS tự làm ở nhà tiết sau nhận xét.
Trường:...................
Tổ:............................
Ngày: ........................
Họ và tên giáo viên:
.............................
TÊN BÀI DẠY: VÙNG ĐÔNG NAM BỘ (TIẾP THEO)
Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 9
Thời gian thực hiện: (1 tiết)
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
Yêu cầu cần đạt :
- Trình bày được các đặc điểm cơ bản của ngành công nghiệp, nông nghiệp của vùng. 
- Giải thích được vì sao Đông Nam bộ là vùng công nghiệp phát triển số 1 cả nước, vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất cả nước. 
- Đánh giá được những thế mạnh, hạn chế trong phát triển công nghiệp, nông nghiệp của vùng. 
2. Năng lực
* Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.
* Năng lực Địa Lí
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích bảng số liệu để trình bày tình hình phát triển kinh tế của vùng Đông Nam Bộ.
- Năng lực tìm hiểu địa lí: Phân tích bản đồ kinh tế trình bày được sự phân bố của các ngành kinh tế công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ của vùng Đông Nam Bộ.
- Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Giải thích sự phát triển của kinh tế vùng.
3. Phẩm chất
- Trách nhiệm: Giáo dục ḷòng yêu thiên nhiên và có ý thức bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển kinh tế.
- Chăm chỉ: Tìm hiểu sự phát triển các ngành kinh tế của vùng.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của GV
Bản đồ kinh tế vùng Đông Nam Bộ
2. Chuẩn bị của HS
- Sách giáo khoa, sách tập ghi bài. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)
a) Mục đích:
- Tạo hứng thú cho học sinh trước khi bước vào bài mới. 
b) Nội dung:
HS dựa vào hình ảnh nêu lên sản phẩm kinh tế của vùng.
c) Sản phẩm:
HS quan sát ảnh và nêu được các sản phẩm nông nghiệp của vùng Đông Nam Bộ: cao su, cà phê, hồ tiêu, điều.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ: GV cung cấp một số tranh ảnh: Quan sát các hình dưới đây, em hãy cho biết đây là những sản phẩm nông nghiệp nào?
Bước 2: HS quan sát tranh và bằng hiểu biết để trả lời.
Bước 3: HS báo cáo kết quả (một học sinh trả lời, các học sinh khác nhận xét)
Bước 4: GV dẫn dắt vào bài.
2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới
2.1. Hoạt động 1: Đặc điểm ngành công nghiệp, nông nghiệp của Đông Nam Bộ (25 phút )
a) Mục đích:
- Trình bày đặc điểm của ngành công nghiệp, nông nghiệp của vùng.
- Đánh giá được những thế mạnh, hạn chế trong phát triển công nghiệp, nông nghiệp của vùng.
b) Nội dung:
- HS dựa vào nội dung sách giáo khoa và khai thác lược đồ kinh tế vùng Đông Nam Bộ để trả lời các câu hỏi.
Nội dung chính:
IV. Tình hình phát triển kinh tế
- Vùng Đông Nam Bộ có cơ cấu tiến bộ nhất so với các vùng trong cả nước 
1. Công nghiệp
- Có sự thay đổ rõ rệt so trước ngày giải phóng .
- Trở thành ngành chính .
- Công nghiệp tăng trưởng nhanh chiếm tỉ trọng lớn nhất trong GDP của vùng. 
- Cơ cấu sản xuất công nghiệp đa dạng, bao gồm các ngành như:CN nặng , CN nhẹ , chế biến lương thực thực phẩm .
- Một số ngành hiện đại đã hình thành và đang trên đà phát triển : Khai thác dầu khí, hóa dầu, điện tử, công nghệ cao Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh.
- Trung tâm công nghiệp :TP HCM, Biên Hoà, Vũng Tàu ( TP HCM chiếm 50% giá trị sản lượng công nghiệp toàn vùng )
2. Nông nghiệp 
- Đông Nam Bộ là vùng trồng cây công nghiệp quan trọng của cả nước 
- Cây công nghiệp cao su, cà phê, hồ tiêu, điều lạc, mía đường, đậu tương thuốc lá, cây ăn quả (sầu riêng, xoài, mít tố nữ, vú sữa..) .
- Chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển theo hướng công nghiệp . 
- Thuỷ sản nuôi trồng và đánh bắt đem lại nguồn lợi lớn 
- Khó khăn : mùa khô kéo dài gây thiếu nước .
- Giải pháp : Phát triển rừng đầu nguồn , xây dựng hồ chứa nước như Dầu Tiếng , Trị An .
c) Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi nhóm:
* Nhóm 1, 2: Ngành công nghiệp ở vùng Đông Nam Bộ?
* Thế mạnh
+ Nguyên liệu phong phú từ nông nghiệp
+ Lao động đông đảo, nhiều kinh nghiệm
+ Thị trường, vốn, chính sách
+ Cơ sở hạ tầng đang phát triển mạnh
* Tình hình
+ Các ngành chính: Điện tử, dệt may, hóa chất, cơ khí, luyện kim, đóng tàu
+ Trung tâm: TP.HCM, Thủ Dầu Một, Vũng Tàu, Biên Hòa
+ TP.HCM là trung tâm lớn nhất vùng, chiếm trên 50% giá trị công nghiệp của vùng.
* Định hướng
+ Ứng dụng công nghệ mới
+ Bảo vệ môi trường
+ Tăng vốn
* Nhóm 3, 4: Ngành nông nghiệp ở vùng Đông Nam Bộ?
* Thế mạnh
+ Đất phù sa cổ, đất feralit trên đá badan
+ Địa hình bán bình nguyên, quy mô lớn
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa
+ Nguồn nước dồi dào
+ Lao động đông đảo, nhiều kinh nghiệm
+ CNCB đang phát triển mạnh, vốn, chính sách
* Tình hình
+ Trồng trọt: Có giá trị sản xuất lớn. Là vùng số 1 trong sản xuất cây CN lâu năm: Tiêu biểu cao su, cà phê, tiêu, điều, cây CN hàng năm
+ Chăn nuôi lợn, gia cầm
+ Sản xuất cây ăn quả
* Định hướng
+ Thâm canh
+ Chăn nuôi công nghiệp
+ Phát triển ngành thủy sản
+ Đảm bảo nguồn nước, thủy lợi
+ Gắn CNCB
d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK, quan sát lược đồ và yêu cầu các nhóm HS hoàn thành các câu hỏi.
Cơ cấu kinh tế phân theo khu vực kinh tế của vùng Đông Nam Bộ và cả nước năm 2017
(Đơn vị: %)
Vùng
Cơ cấu kinh tế phân theo khu vực kinh tế
Nông - lâm - ngư nghiệp
Công nghiêp -
xây dựng
Dịch vụ
Đông Nam Bộ
4,7
47,5
47,8
Cả nước
17,1
37,1
45,8
	* Nhóm 1, 2: Dựa vào bảng 32.1, hãy cho biết các thế mạnh, tình hình phát triển và định hướng phát triển của ngành công nghiệp ở vùng Đông Nam Bộ?
Diện tích gieo trồng cây công nghiệp lâu năm của vùng Đông Nam Bộ qua các năm
(Đơn vị: nghìn ha)
	Năm
Cây công nghiệp 
2002
2005
2010
2014
Cao su 
281,3
325,2
433,9
540,8
Cà phê 
53,6
40,2
41,3
43,3
Hồ tiêu 
27,8
29,9
25,5
33,5
Điều 
158,2
222,1
226,4
190,1
	* Nhóm 3, 4: Dựa vào bảng 32.2, hãy cho biết các thế mạnh, tình hình phát triển và định hướng phát triển của ngành nông nghiệp ở vùng Đông Nam Bộ?
Bước 2: Các nhóm HS thực hiện nhiệm vụ, ghi kết quả ra giấy nháp; GV quan sát, theo dõi, gợi ý, đánh giá thái độ học tập của HS
Bước 3: Đại diện một số nhóm HS lên bảng ghi kết quả của nhóm; nhóm HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.
3. Hoạt động: Luyện tập (5 phút)
a) Mục đích:
- Giúp học sinh củng cố và khắc sâu nội dung kiến thức bài học
b) Nội dung: Vận dụng kiến thức bài học để đưa ra đáp án.
c) Sản phẩm: Đưa ra đáp án, xác định trên lược đồ kinh tế vùng Đông Nam Bộ.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV cho HS hoạt động theo nhóm 2 bạn chung bàn làm 1 nhóm và hoàn thành bảng thông tin sau:
Bước 2: HS có 2 phút thảo luận theo nhóm.
Bước 3: GV mời đại diện các nhóm trả lời. Đại diện nhóm khác nhận xét. GV chốt lại kiến thức của bài. 
4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút)
a) Mục đích: Hệ thống lại kiến thức về vùng Đông Nam Bộ
b) Nội dung: Vận dụng kiến thức đã học hoàn thành nhiệm vụ.
c) Sản phẩm: Thiết kế một sản phẩm.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Kể tên các điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội ảnh hưởng lớn nhất đến sự phát triển bền vững vùng chuyên canh cây công nghiệp ở Đông Nam Bộ.
Bước 2: HS hỏi và đáp ngắn gọn. 
Bước 3: GV dặn dò HS tự làm ở nhà tiết sau nhận xét.
Trường:...................
Tổ:............................
Ngày: ........................
Họ và tên giáo viên:
.............................
TÊN BÀI DẠY: VÙNG ĐÔNG NAM BỘ (TIẾP THEO)
Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 9
Thời gian thực hiện: (1 tiết)
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
Yêu cầu cần đạt :
- Trình bày được đặc điểm phát triển và phân bố của ngành dịch vụ vùng ĐNB.
- Phân tích được mối liên hệ giữa tự nhiên, công nghiệp, nông nghiệp với sự phát triển và phân bố của ngành dịch vụ vùng ĐNB.
- Giải thích được một số đặc điểm về cơ cấu và phát triển của ngành dịch vụ vùng Đông Nam Bộ. 
2. Năng lực
* Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.
* Năng lực Địa Lí
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích bảng số liệu để trình bày tình hình phát triển kinh tế của vùng Đông Nam Bộ.
- Năng lực tìm hiểu địa lí: Phân tích bản đồ kinh tế trình bày được sự phân bố của các ngành kinh tế công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ của vùng Đông Nam Bộ.
- Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Giải thích sự phát triển của kinh tế vùng.
3. Phẩm chất
- Trách nhiệm: Giáo dục ḷòng yêu thiên nhiên và có ý thức bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển kinh tế.
- Chăm chỉ: Tìm hiểu sự phát triển các ngành kinh tế của vùng và các trung tâm kinh tế lớn.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của GV
Bản đồ kinh tế vùng Đông Nam Bộ
2. Chuẩn bị của HS
- Sách giáo khoa, sách tập ghi bài. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)
a) Mục đích:
- Tạo hứng thú cho học sinh trước khi bước vào bài mới. 
b) Nội dung:
HS dựa vào hình ảnh nêu lên các địa điểm du lịch
c) Sản phẩm:
HS quan sát ảnh và nêu được các địa điểm: Đầm Sen, Bến nhà rồng, dinh độc lập, rừng ngập mặn Cần Giờ
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ: GV cung cấp một số tranh ảnh: Quan sát các hình dưới đây, em hãy cho biết đây là những địa điểm du lịch tên gì?
Bước 2: HS quan sát tranh và bằng hiểu biết để trả lời.
Bước 3: HS báo cáo kết quả (một học sinh trả lời, các học sinh khác nhận xét)
Bước 4: GV dẫn dắt vào bài
2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới
2.1. Hoạt động 1: Đặc điểm ngành dịch vụ của vùng Đông Nam Bộ (20 phút)
a) Mục đích:
- Trình bày được đặc điểm phát triển và phân bố của ngành dịch vụ vùng Đông Nam Bộ.
- Giải thích được sự phân bố và phát triển của ngành dịch vụ.
b) Nội dung:
- HS dựa vào nội dung sách giáo khoa và khai thác lược đồ tự nhiên để trả lời các câu hỏi.
Nội dung chính:
3. Dịch vụ 
- Cơ cấu dịch vụ rất đa dạng gồmcác hoạt động thương mại , du lịch , vận tải , bưu chính viễn thông  .
- Các chỉ số dịch vụ chiếm tỉ trọng cao so với cả nước .
- Dẫn đầu cả nước về hoạt động xuất nhập khẩu .
- Có sức hút mạnh nhất nguồn đầu tư nước ngoài .
- Sự đa dạng của loại hình kinh tế dịch vụ đã góp phần thúc đẩy kinh tế của vùng phát triển mạnh mẽ .
c) Sản phẩm: HS hoàn thành các câu hỏi nhóm
Nhóm 1: Khái niệm dịch vụ trong bảng tra cứu thuật ngữ trang 153. Các ngành dịch vụ chính ở Đông Nam Bộ: Cơ cấu đa ngành gồm các hoạt động thương mại, du lịch, vận tải, bưu chính viễn thông.
Nhóm 2: Tỉ trọng một số chỉ tiêu dịch vụ ở Đông Nam Bộ cao hơn so với cả nước. Chứng minh dựa vào bảng số liệu.
Nhóm 3: Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực: Xuất khẩu: dầu thô, thực phẩm chế biến, hàng may mặc, giày dép, đồ gỗ.tỉ lệ hàng xuất khẩu đã qua chế biến đang được nâng lên. 
Nhóm 4: Tỉ lệ vốn đầu tư nước ngoài vào Đông Nam Bộ: Có sức hút mạnh nhất nguồn đầu tư nước ngoài 
- Nguyên nhân:
+ Vị trí điạ lí thuận lợi
+ Tài nguyên thiên nhiên phong phú
+ Dân số đông, nguồn lao động dồi dào năng động và có trình độ cao
+ Sức tiêu thụ lớn
+ Cơ sở hạ tầng tốt.
Nhóm 5: TP Hồ Chí Minh có thể đi đến các thành phố khác trong cả nước bằng những loại hình giao thông: đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_ly_lop_9_cong_van_5512_chuong_trinh_hoc_ky_ii.docx