Giáo án dạy học bằng phương pháp bàn tay nặn bột môn Khoa học Lớp 5

doc 5 trang Người đăng duthien27 Lượt xem 1371Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy học bằng phương pháp bàn tay nặn bột môn Khoa học Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án dạy học bằng phương pháp bàn tay nặn bột môn Khoa học Lớp 5
 GIÁO ÁN DẠY HỌC BẰNG PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT
MÔN:  KHOA HỌC – LỚP 5
                                       BÀI:    THỦY TINH
I.MỤC TIÊU:
- Sau bài học , học sinh biết: Làm thí nghiệm để tìm ra tính chất đặc trưng của thủy tinh.
- Nêu  được một số tính chất, công dụng và cách bảo quản các đồ dùng bằng  thủy tinh.
* GDBVMT: Giữ vệ sinh môi trường khi sản xuất và khi đã sử dụng đồ dùng bằng thủy tinh.
II.CHUẨN BỊ:
- GV: Cốc bằng thủy tinh, a- xít, đèn cồn, miếng thủy tinh.
- HS: Giấy thí nghiệm, bút dạ, bảng nhóm.
  III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
 I.Ổn định: Hát
- Chuẩn bị dụng cụ học tập
-HS nêu.
2. Nêu ý kiến ban đầu của HS:
- Bước 1:HS làm việc cá nhân: ghi vào phiếu học tập ( Điều em nghĩ) những hiểu biết ban đầu của mình về tính chất của thủy tinh.
- Bước 2: HS làm việc nhóm 4, tập hợp các ý kiến vào bảng nhóm.
-Bước 3: Các nhóm đính bảng phụ lên bảng lớp rồi cử đại diện nhóm trình bày.
- HS so sánh sự giống và khác nhau của các ý kiến.
 3.Đề xuất câu hỏi:
- HS tự đặt câu hỏi vào phiếu học tập(câu hỏi em đặt ra)     Ví dụ HS có thể nêu: Thủy tinh có bị cháy không ?Thủy tinh có bị gỉ không?Thủy tinh có dễ vỡ không ? Thủy tinh có bị a- xít ăn mòn không ?
- Lần lượt HS nêu câu hỏi
 - 1 HS đọc lại các câu hỏi
- HS làm cá nhân vào phiếu (ghi dự đoán kết quả vào phiếu học tập).
- Nhóm thảo luận ghi vào bảng nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm nhận xét.
-HS đề xuất các cách làm để kiểm tra kết quả dự đoán(VD: Thí nghiệm, mô hình, tranh vẽ, quan sát, trải nghiệm...,) 
4.Đề xuất các thí nghiệm nghiên cứu:
- HS thảo luận nhóm 4, đề xuất các thí nghiệm
- Các nhóm HS nhận đồ dùng thí nghiệm, tự thực hiện thí nghiệm, quan sát và rút ra kết luận từ thí nghiệm, điền vào phiếu học tập.
- Các nhóm báo cáo kết quả: đại diện nhóm trình bày.
- Các nhóm khác  nêu TN của nhóm mình ( nếu khác nhóm bạn)
 5. Kết luận kiến thức mới:
 - HS có thể trình bày.
  - HS nêu cá nhân
-Vài HS đọc KL của GV, lớp ghi vào vở.
- Làm nhiều đồ dùng như. Li, bình hoa, chén, bát,.
 - Để bảo quản những sản phẩm được làm bằng thuỷ tinh thì chúng ta cần tránh va chạm với những vật rắn, để nơi chắc chắn để tránh làm vỡ
- ....Cát
 - Khai thác hợp lí
 - Phải xử lí chất thải hợp lí không thải
 ra sông, suối,
II. Bài mới: 
1. Tình huống xuất phát:
- Em hãy kể tên đồ dùng làm bằng thủy tinh .
- GV kết luận. 
- Yêu cầu HS mô tả những hiểu biết ban đầu của mình về tính chất của thủy tinh.
-Yêu cầu HS trình bày quan điểm của các em  về  vấn đề trên.
-Từ những ý kiến ban đầu của HS do nhóm đề xuất, GV tập hợp thành các nhóm biểu tượng  ban đầu rồi hướng dẫn  HS so sánh sự  giống và khác nhau của các ý kiến trên( chọn ý kiến trùng nhau xếp vào 1 nhóm)
 - GV yêu cầu:  Em hãy nêu thắc mắc của mình về tính chất của thủy tinh (có thể cho HS nêu miệng)
- GV chốt lại một số câu hỏi sau ghi bảng.
- Thủy tinh có cháy không ?
- Thủy tinh có bị gỉ không?
- Thủy tinh có bị a- xít ăn mòn không ?
- Thủy tinh có phải là vật trong suốt không ?
- Thủy tinh có dễ vỡ không ?
-GV: Dựa vào câu hỏi em hãy dự đoán kết quả và ghi vào phiếu học tập( em dự đoán).
+ GV: Để kiểm tra kết quả dự đoán của mình các em phải làm thế nào?
+ GV: Các em đã đưa ra nhiều cách làm để kiểm tra kết quả, nhưng cách làm thí nghiệm là phù hợp nhất
- GV tổ chức cho HS thảo luận, đề xuất thí nghiệm nghiên cứu
- GV phát đồ dùng thí nghiệm cho các nhóm.
- GV quan sát các nhóm.
 -GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả sau khi thí nghiệm:
- Em hãy trình bày cách làm thí nghiệm để kiểm tra xem: Thủy tinh có bị cháy không?
- GV thực hành lại thí nghiệm, chốt sau mỗi câu trả lời của HS “Thủy tinh không cháy”
- Tương tự:
+ Sau mỗi lần đại diện nhóm trình bày thí nghiệm, GV có thể hỏi thêm: Có nhóm nào làm thí nghiệm khác như thế mà kết quả cũng giống như nhóm bạn không?
- Qua thí nghiệm em rút ra kết luận gì ?
- Yêu cầu HS làm phiếu cá nhân, thảo luận nhóm 4, ghi vào giấy A0.
- GV hướng dẫn HS so sánh kết quả thí nghiệm với các suy nghĩ ban đầu của mình ở bước 2 có gì khác nhau.
* Lưu ý: GV chỉ nhận xét nhóm nào trùng, nhóm nào không trùng ý kiến ban đầu; không nhận xét đúng, sai.
* GV kết luận chung, rút ra bài học, đính bảng:
- Thuỷ tinh thường trong suốt, không gỉ, cứng nhưng dễ vỡ. Thuỷ tinh không cháy, không hút ẩm và không bị a – xít ăn mòn.
 III. Củng cố:
- Thuỷ tinh được ứng dụng như thế nào trong cuộc sống ?
- Chúng ta có những cách bảo quản nào để đồ dùng thủy tinh không bị vỡ ?
 *GDBVMT: Thủy tinh được làm chủ yếu từ nguồn nguyên liệu nào?
- Để giữ cho nguồn tài nguyên này không bị cạn kiệt, ta có cách khai thác thế nào?
- Trong khi SX, các nhà máy cần bảo đảm yêu cấu gì để chống ô nhiễm MT?
- Nhận xét tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_day_hoc_bang_phuong_phap_ban_tay_nan_bot_mon_khoa_ho.doc