Giáo án Bài ôn Tập lớp 7 môn Ngữ văn - Bài kiểm tra văn

doc 13 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1954Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Bài ôn Tập lớp 7 môn Ngữ văn - Bài kiểm tra văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Bài ôn Tập lớp 7 môn Ngữ văn - Bài kiểm tra văn
I/. Mô tả chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ và các mức độ yêu cầu năng lực học sinh.
1. Mô tả chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ
* Kiến thức:
 - Hệ thống hóa lại những kiến thức văn học đã học từ đầu HKI đến giờ ( tác giả, tác phẩm. Nội dung, nghệ thuật chủ yếu trong văn bản)
- Rèn luyện kĩ năng thể hiện kiến thức. 
- Tự đánh giá năng lực tiếp thu KT của bản thân qua đó đề ra phương pháp học tập đúng đắn. 
- Hình thức và phương pháp kiểm tra: Câu hỏi tự luận.
 * Kĩ năng: Phân tích , nhận xét , đánh giá tác phẩm.
* Thái độ: Có ý thức học thuộc và tập pt, đánh giá các tp văn học 
2. Mô tả các mức độ phát triển năng lực cho học sinh
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
- Nhận biết các thông tin về tác giả, tác phẩm.
- Nhớ được nội dung, ý nghĩa và nghệ thuật của tác phẩm.
- Thuộc lòng các câu ca dao, thơ trung đại, văn bản nhật dụng.
- Chỉ ra được tác dụng của các phép tu từ được sử dụng trong các câu câu ca dao, thơ trung đại, văn bản nhật dụng.
-Trình bày được cảm nhận của cá nhân về giá trị nội dung và nghệ thuật của các câu ca dao, thơ trung đại và các văn bản nhật dụng.
- Phân tích để làm sáng tỏ suy ngẫm của nhà văn được gửi gắm qua tác phẩm.
II. Xây dựng ngân hàng câu hỏi theo định hướng phát triển năng lực: 
A. Câu hỏi nhận biết: (7 câu) 
Câu 1: Em hãy cho biết thế nào là ca dao, dân ca? 
*Đáp án: 
- Ca dao, dân ca là những khái niệm tương đương, chỉ các thể loại trữ tình dân gian, kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người. 
- Nội dung: ca dao, dân ca thuộc loại trữ tình, diễn tả sinh động đời sống tâm hồn, tình cảm, tư tưởng của người lao động. Nhân vật trữ tình trong ca dao thường là người mẹ, người vợ, người chồng, người con, chàng trai, cô gái
Câu 2: Bài ca dao số 2 trong chủ đề than thân bốn dòng đầu nói về thân phận của những con vật nào, nỗi khổ của chúng ra sao? Ý nghĩa của những hình ảnh đó trong bài ca dao này là gì?
*Đáp án: 
- Bốn dòng đầu của bài ca dao viết về thân phận của con tằm, lũ kiến. 
- Nỗi khổ của chúng: 
 + Con tằm rút ruột cống hiến cho đời, hi sinh nhiều nhưng hưởng thụ ít. 
+ Lũ kiến suốt ngày lam lũ, vất vả tìm mồi nhưng chẳng được mấy, hưởng thụ ít ỏi. 
- Ý nghĩa ẩn dụ: Hình ảnh con tằm, lũ kiến biểu tượng cho những con người có thân phận nhỏ nhoi, yếu ớt, có nhiều đức tính tốt nhưng phải lam lũ, vất vả kiếm sống, hưởng thụ chẳng là bao. 
Câu 3: Chép lại nguyên văn bài thơ Sông núi nước Nam và cho biết bài thơ được viết theo thể thơ nào, em hiểu gì về thể thơ đó. Vì sao bài thơ được xem như là tuyên ngôn độc lập đầu tiên?
 *Đáp án: 
- Chép nguyên văn bài thơ.
 - Bài thơ Sông núi nước Nam được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, thể thơ này mỗi bài có 4 câu, mỗi câu có 7 tiếng, hiệp vần ở cuối các câu 1, 2, 4 (cư – thư – hư) 
- Bài thơ được xem như là tuyên ngôn độc lập đầu tiên vì bài thơ là lời tuyên bố về chủ quyền của đất nước, lời khẳng định ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó.
Câu 4 Em hãy giới thiệu vài nét về tác giả Trần Quang Khải? Cho biết hoàn cảnh ra đời và chủ đề bài thơ “Phò giá về kinh”?
*Đáp án: 
- Trần Quang Khải (1241-1294), con thứ ba của vua Trần Thái Tông, dưới triều vua Trần Nhân Tông được phong Thượng tướng, tham gia chống giặc Mông – Nguyên, lập nhiều chiến công. Ông không chỉ là võ tướng mà còn là người có những vần thơ sâu xa lí thú. 
chiến thắng oanh liệt của quân dân đời Trần, khẳng định quyết tâm và khát vọng xây dựng nền t- Hoàn cảnh ra đời: bài thơ được viết lúc ông phò xe vua trở về kinh đô ngay sau chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử. 
- Chủ đề: bài thơ ca ngợi hào khí hái bình muôn đời cho đất nước.
 Câu 5. Hãy chỉ ra nội dung biểu cảm trong bài thơ Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh?
*Đáp án: Nội dung biểu cảm trong bài thơ Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh:
Hai bài thơ đều là biểu cảm trực tiếp nêu tư tưởng tình cảm, không thông qua một phương tiện trung gian như miêu tả, kể chuyện nào cả:
- Sông núi nước Nam: thể hiện một chân lí lớn lao và thiêng liêng đó là Nước Việt Nam là của người Việt Nam, không ai được xâm phạm, nếu xâm phạm sẽ bị thất bại. 
- Phò giá về kinh: ngợi ca khí thế hào hùng của dân tộc qua chiến đấu và khát vọng xây dựng phát triển đất nước trong hoà bình. 
Câu 6. Em hãy nêu những nét sơ lược về nhà thơ Lí Bạch? 
*Đáp án: 
- Lí Bạch (701- 762) là nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc đời Đường. Ông có tự là Thái Bạch, quê ở Cam Túc, nhưng sau về sống ở Tứ Xuyên. Lí Bạch sống cuộc đời ngao du sơn thủy, tính tình phóng khoáng, mạnh mẽ, mang nhiều hoài bão công danh sự nghiệp nhưng không thành.
- Ông để lại một sự nghiệp thơ đồ sộ về số lượng, phong phú về đề tài. Thơ ông thể hiện rất rõ tâm hồn tự do, phóng khoáng, lãng mạn. Hình ảnh trong thơ ông kì vĩ, tươi sáng, ngôn ngữ thơ tự nhiên mà điêu luyện. Ông được người đời phong tặng là tiên thơ.
Câu 7. Em hãy trình bày những hiểu biết của em về tác giả Bà Huyện Thanh Quan? Bài thơ thuộc thể thơ nào, em hiểu gì về thể thơ đó? 
*Đáp án: 
- Bà Huyện Thanh Quan tên thật là Nguyễn Thị Hinh, bà sống ở thế kỉ XIX, quê làng Nghi Tàm, Tây Hồ, Hà Nội. Chồng bà làm tri huyện Thanh Quan do đó bà được nhân dân gọi là Bà Huyện Thanh Quan. Bà làm thơ không nhiều, chỉ để lại sáu bài, nhưng có giá trị nghệ thuật rất cao nên được nhiều người biết đến.
-Thể thơ: thất ngôn bát cú Đường luật. Là thể thơ mỗi bài có 8 câu, mỗi câu 7 tiếng, chỉ có một vần đúng ở cuối câu thơ và hiệp vần với nhau ở các câu: 1, 2, 4, 6, 8. Ngoài ra, nó còn có những quy định chặt chẽ vầ niêm, luật, đối. Bố cục gồm 4 phần: đề, thực, luận, kết (mỗi phần gồm 2 câu).
B. Câu hỏi thông hiểu : (4 câu)
Câu 8: Bài thơ “Bánh trôi nước” có những tầng nghĩa nào, tầng nghĩa nào chính? Bài thơ thuộc loại văn bản nào?
*Đáp án: 
-Bài thơ có hai tầng nghĩa: 
+ Nghĩa tả thực: miêu tả thực chiếc bánh trôi giống như bánh có ngoài đời.
+ Nghĩa ẩn dụ: nói về phẩm chất, thân phận của người phụ nữ trong xã hội xưa.
- Tầng nghĩa ẩn dụ là nghĩa chính, làm nên giá trị sâu sắc của bài thơ. 
- Bài thơ thuộc kiểu văn bản biểu cảm.
Câu 9: Trong bài ca dao số 1 về tình cảm gia đình em hãy chỉ ra 2 chỗ so sánh? Và không ít những bài ca dao viết về công ơn cha mẹ cũng có những so sánh như thế, em hãy giải thích tại sao?
*Đáp án: 
- Những hình ảnh được đem ra so sánh trong bài ca dao số 1 là: núi ngất trời, nước ở ngoài biển Đông 
- Ca dao Việt Nam cũng có rất nhiều câu sử dụng hình ảnh so sánh (núi Thái Sơn..) vì đó là những hình ảnh chỉ các sự vật, hiện tượng to lớn, mênh mông, bao la, vô hạn, vĩnh hằng, lại khó có thể đo đếm được. 
- Phải dùng những hình ảnh so sánh này mới nói hết được công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái. 
Câu 10: Theo em hai hình ảnh đối lập: “Cái cò lặn lội bờ ao..” và “ Chú tôi hay tửu hay tăm” trong bài ca dao số 1 chủ đề châm biếm có ý nghĩa gì? Để phê phán những người lười biếng nhưng lại thích hưởng thụ nhân dân ta có những câu ca dao tục ngữ nào?
*Đáp án: 
- Ý nghĩa việc xây dựng hình ảnh đối lập “Cái cò lăn lội bờ ao..” và “ Chú tôi hay tửu hay tăm”: con cò lam lũ, nhọc nhằn bên cạnh một nhân vật vô cùng lười biếng nhằm phê phán, châm biếm những thói hư tật xấu và đề cao giá trị lao động trong xã hội. (3.0 điểm)
- Người bình dân thường nhắc nhở nhau, bảo ban nhau phải siêng năng, cần cù lao động, có làm thì mới có ăn, ví dụ như:
Có làm thì mới có ăn
Không dưng ai dễ đem phần đến cho
Câu 11: Trong bài thơ “Bánh trôi nước” khi ví thân phận mình với chiếc bánh trôi nước, người phụ nữ bộc lộ tình cảm gì? Em hiểu thêm gì về nhà thơ Hồ Xuân Hương?
*Đáp án: 
- Khi ví thân mình với chiếc bánh trôi nước, người phụ nữ bộc lộ niềm thương thân nhưng cũng rất tự hào về vẻ đẹp của mình (ở 2 câu đầu) và mặc dù bị vùi dập nhưng vẫn rất tự tin vào phẩm giá trong sạch của mình (ở 2 câu sau). 
- Qua bài thơ, ta hiểu được bà là người phụ nữ có cuộc đời chìm nổi nhưng có cá tính mạnh mẽ, nhân cách cứng cỏi, luôn tự tin vào phẩm giá của mình bất chấp hoàn cảnh trớ trêu. 
C. Câu hỏi vận dụng thấp: (4 câu)
Câu 12: Em hãy so sánh hình ảnh “ta với ta” trong bài thơ “Qua Đèo Ngang” và “ta với ta” trong bài thơ “Bạn đến chơi nhà”? Qua đó em có nhận xét gì về giọng điệu của nhà thơ Nguyễn Khuyến.
*Đáp án: 
-“Ta với ta” trong “Qua Đèo Ngang” là mình với chính mình, lòng mình gặp lòng mình, cô đơn, một mình mình biết, một mình mình hay, nỗi buồn không san sẻ được với ai. (2.0 điểm) 
-“Ta với ta” trong “Bạn đến chơi nhà” là nhà thơ với người bạn, là sự hòa hợp, chia sẻ của hai tâm hồn, hai con người trong một tình bạn chan hòa, 
- Giọng điệu thơ: 
Câu 13: Em hãy phân tích giọng điệu bài thơ “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”? Hãy nêu cảm nhận chung của em về bài thơ?
*Đáp án: 
- Giọng điệu bài thơ “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”
+ Ba câu đầu là giọng của tác giả.
+ Câu cuối là giọng của trẻ thơ: khách ở nơi nào đến chơi?
+ Trong bài thơ có cả tiếng cười, nhưng tiếng cười hồn nhiên của trẻ con càng khiến cảm giác xa lạ của nhà thơ càng lớn hơn.
+ Có sự tương phản trong giọng điệu: vui tươi (của trẻ con) và ngậm ngùi (của người xa quê trở về), hóm hỉnh (trong lời tường thuật) và bi hài (trong tình cảnh của người trở về: không còn ai biết đến mình, về quê mà bị xem là khách).
- Cảm nhận chung của em về bài thơ: Đây là bài thơ hay, nói về tâm trạng của người đi xa lâu năm trở lại quê nhà. Tâm trạng của nhà thơ lẫn lộn quen lạ, vui buồn, nhưng trên hết là tấm lòng tha thiết của nhà thơ dành cho quê nhà.
Câu 14: Em hãy phân tích các chi tiết cho thấy hoàn cảnh nhà thơ tiếp bạn trong bài thơ “Bạn đến chơi nhà”? Mục đích của nhà thơ khi nói nhiều đến cái “không” của điều kiện vật chất?
*Đáp án: 
- Nhà thơ tiếp bạn trong một hoàn cảnh mà mọi điều kiện vật chất đều thiếu thốn, có mà không:
+ Trẻ đi vắng, chợ xa.
+ Nhà có cá, có gà, có cải, có cà, có bầu, có mướp nhưng cũng bằng không vì “ao sâu nước ca”, “vườn rộng rào thưa”, “chửa ra cây”, “mới nụ”, “vừa rụng rốn”, “đương hoa”. Nghĩa là có đủ lí do để có thành không. (3.0 điểm) 
- Thậm chí tối thiểu “miếng trầu là đầu câu chuyện” cũng “không có”. (1.0 điểm) 
- Mục đích là để tô đậm, khẳng định cái “có” tinh thần, tình cảm đối với bạn ở câu cuối. Nhà thơ là người trọng tình nghĩa hơn vật vất.
 Câu 15 . Em hãy phân tích hiện tư tưởng, tình cảm gì của tác giả thể hiện ở hai câu thơ cuối trong bài thơ “Phò giá về kinh”? Đó là tư tưởng, tình cảm của tác giả hay của chung cả dân tộc đời Trần? Em học tập được gì về tinh thần dựng nước, giữ nước?
*Đáp án: 
- Hai câu thơ cuối không nói tiếp chiến thắng ở hai câu thơ đầu mà nói về việc xây dựng đất nước thời bình. Cho thấy nhà thơ là người có tầm nhìn xa rộng, không ngủ quên trên chiến thắng, luôn bộc lộ lòng yêu chuộng hòa bình, niềm tin vào khát vọng xây dựng đất nước và tương lai tươi sáng, bền vững của đất nước, dân tộc. (3.0 điểm)
- Đó là tư tưởng, tình cảm của tác giả và cũng là của dân tộc, vì nhà thơ là một vị tướng tài đại diện cho ý chí và sức mạnh của dân tộc đời Trần. (2.0 điểm)
D. Câu hỏi vận dụng cao : (3 câu)
Câu 16: Viết đoạn văn biểu cảm ngắn (khoảng 15 dòng) thể hiện cảm xúc của em về ngày đầu tiên em đi học.
Câu 17: Viết đoạn văn biểu cảm ngắn (khoảng 15 dòng) nêu cảm xúc của em về món đồ chơi thời ấu thơ.
Câu 18: Viết đoạn văn biểu cảm ngắn (khoảng 15 dòng) nêu cảm nhận của em về người phụ nữ trong xã hội phong kiến sau khi học xong bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương.
*Đáp án: Câu 16, 17, 18:Viết các đoạn văn biểu cảm đúng yêu cầu, diễn tả mạch lạc, không sai chính tả 
III. Xây dựng đề kiểm tra. 
 MA TRẬN ĐỀ 
 Mức độ Đơn 
vị KT
NHẬN BIẾT
THÔNG HIỂU
 VẬN DỤNG THẤP
VẬN DỤNG CAO 
TỔNG SỐ CÂU
Ca dao
Hiểu, cảm nhận được nội dung ca dao - dân ca (Câu 3)
Số câu
1câu
1câu
Số điểm
2.0đ
Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê 
Vận dụng lý thuyết để p/t, giải thích được vấn đề (câu 2)
Số câu
1câu
1câu
Số điểm
3.0đ
Sông núi nước Nam 
Nhớ, tái hiện lại kiến thức đã học (Câu 1)
Số câu
1câu
1câu
Số điểm
3.0đ
Bánh trôi nước
HS vận dụng lý thuyết đã học viết đoạn văn cảm nhận về số phận người phụ nữ qua bài thơ (câu 4)
Số câu
1câu
1câu
Số điểm
2.0đ
Tổng số câu
1câu
1câu
1câu
1câu
4 câu
Tổng số điểm
3.0đ
2.0đ
3.0đ
2.0đ
10.0đ
Tỉ lệ
30%
20%
 30%
 20%
100%
*ĐỀ KIỂM TRA:
Câu 1: Chép lại nguyên văn bài thơ Sông núi nước Nam và cho biết bài thơ được viết theo thể thơ nào, em hiểu gì về thể thơ đó. Vì sao bài thơ được xem như là tuyên ngôn độc lập đầu tiên?
 (3đ)
Câu 2: Em hãy phân tích giọng điệu bài thơ “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”? Hãy nêu cảm nhận chung của em về bài thơ? (3đ)
Câu 3: Theo em hai hình ảnh đối lập: “Cái cò lặn lội bờ ao..” và “ Chú tôi hay tửu hay tăm” trong bài ca dao số 1 chủ đề châm biếm có ý nghĩa gì? Để phê phán những người lười biếng nhưng lại thích hưởng thụ nhân dân ta có những câu ca dao tục ngữ nào?(2đ)
Câu 4: Viết đoạn văn biểu cảm ngắn (khoảng 15 dòng) nêu cảm nhận của em về người phụ nữ trong xã hội phong kiến sau khi học xong bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương.(2đ)
*ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM:
Câu 1: 
- Chép nguyên văn bài thơ.(1đ)
 - Bài thơ Sông núi nước Nam được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, thể thơ này mỗi bài có 4 câu, mỗi câu có 7 tiếng, hiệp vần ở cuối các câu 1, 2, 4 (cư – thư – hư) .(1đ)
- Bài thơ được xem như là tuyên ngôn độc lập đầu tiên vì bài thơ là lời tuyên bố về chủ quyền của đất nước, lời khẳng định ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó.(1đ)
Câu 2: 
- Giọng điệu bài thơ “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” .(2đ)
+ Ba câu đầu là giọng của tác giả.
+ Câu cuối là giọng của trẻ thơ: khách ở nơi nào đến chơi?
+ Trong bài thơ có cả tiếng cười, nhưng tiếng cười hồn nhiên của trẻ con càng khiến cảm giác xa lạ của nhà thơ càng lớn hơn
+ Có sự tương phản trong giọng điệu: vui tươi (của trẻ con) và ngậm ngùi (của người xa quê trở về), hóm hỉnh (trong lời tường thuật) và bi hài (trong tình cảnh của người trở về: không còn ai biết đến mình, về quê mà bị xem là khách).
- Cảm nhận chung của em về bài thơ: Đây là bài thơ hay, nói về tâm trạng của người đi xa lâu năm trở lại quê nhà. Tâm trạng của nhà thơ lẫn lộn quen lạ, vui buồn, nhưng trên hết là tấm lòng tha thiết của nhà thơ dành cho quê nhà. (1đ)
Câu 3: 
- Ý nghĩa việc xây dựng hình ảnh đối lập “Cái cò lăn lội bờ ao..” và “ Chú tôi hay tửu hay tăm”: con cò lam lũ, nhọc nhằn bên cạnh một nhân vật vô cùng lười biếng nhằm phê phán, châm biếm những thói hư tật xấu và đề cao giá trị lao động trong xã hội. (1đ)
- Người bình dân thường nhắc nhở nhau, bảo ban nhau phải siêng năng, cần cù lao động, có làm thì mới có ăn, ví dụ như:
Có làm thì mới có ăn
Không dưng ai dễ đem phần đến cho
Câu 4: Viết đoạn văn mạch lạc, cảm xúc tốt, nội dung rõ ràng, hợp lý. (1đ)
I. Mô tả chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ và các mức độ yêu cầu năng lực học sinh.
 1. Mô tả chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ
 a. Kiến thức: 
- Nhận diện được từ ghép, từ láy, đại từ, từ Hán Việt, quan hệ từ, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm.
- Giúp HS biết vận dụng các kiến thức tiếng Việt khi nói, viết và đọc hiểu được các văn bản chung ở phần văn. 
- Hình thức và phương pháp kiểm tra: Câu hỏi tự luận.
 b. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng nhận diện, vận dụng kiến thức đã học vào quá trình đặt câu, viết đoạn.
c. Thái độ: Tự đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức. Có ý thức hơn khi trình bày, diễn đạt câu. Trung thực, nghiêm túc trong kiểm tra.
2. Mô tả các mức độ phát triển năng lực cho học sinh
 Nhận biết
 Thông hiểu
 Vận dụng thấp 
 Vận dụng cao
- Nhận biết đặc điểm từ ghép, từ láy, từ Hán Việt, quan hệ từ, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa,
 - Nhớ khái niệm các dạng câu.
- Hiểu được cách tạo nghĩa của từ ghép, từ láy, 
- Xác định các loại từ, lỗi sai về quan hệ từ, trong các ngữ cảnh cụ thể.
- Viết câu theo yêu cầu.
- Viết đoạn văn có các loại từ đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm,
- Xác định và lý giải các loại từ trong câu, đoạn văn 
II. Xây dựng ngân hàng câu hỏi theo định hướng phát triển năng lực: 
A. Câu hỏi nhận biết: (6 câu) 
1. Có mấy loại từ ghép? Định nghĩa từng loại? Cho ví dụ.
*Đáp án: 
 - Có hai loại từ ghép: từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập 
 - Từ ghép chính phụ có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Tiếng chính đứng trước tiếng phụ đứng sau.
+ Ví dụ: đỏ tươi, cười duyên, nhà xe 
- Từ ghép đẳng lập có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp (không phân ra tiếng chính tiếng phụ)
+ Ví dụ: nhà cửa, áo quần, núi sông, tươi vui
2. Em hãy trình bày từ láy toàn bộ được cấu tạo như thế nào? Cho ví dụ. Nghĩa của từ láy so với tiếng gốc khác nhau như thế nào?
*Đáp án:
 - Từ láy toàn bộ là từ láy có các tiếng lặp lại nhau hoàn toàn. Nhưng có một số trường hợp để hài hòa về mặt âm thanh tiếng đứng trước có sự biến đổi về mặt âm thanh hoặc phần vần. Ví dụ: đo đỏ, đùng đùng.. (2.0 điểm)
- Nghĩa của từ láy so với tiếng gốc khác nhau:
+ Có khi từ láy giảm nhẹ nghĩa của tiếng gốc. Ví dụ: tim tím, khe khẽ (1.5 điểm)	
+ Có khi từ láy làm tăng nghĩa của tiếng gốc. Ví dụ: ầm ầm, thăm thẳm(1.5 điểm)	
3. Đại từ được chia làm mấy loại? Nêu rõ từng loại? Cho ví dụ.
*Đáp án: 
Đại từ được chia làm hai loại: đại từ để trỏ và đại từ để hỏi.
- Đại từ để trỏ gồm có các loại sau:
 + Trỏ người, trỏ vật (còn gọi là đại từ xưng hô).Ví dụ: tôi, tao, tớ, chúng tôi, chúng ta, mày, họ, nó
+ Trỏ số lượng. Ví dụ: bấy, bấy nhiêu
+ Trỏ hoạt động, tính chất, sự việc. Ví dụ: vậy, thế
- Đại từ để hỏi gồm có các loại sau:
+ Hỏi về người, sự vật.Ví dụ: ai? gì?
+ Hỏi về số lượng. Ví dụ: bao nhiêu? mấy?
+ Hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc. Ví dụ: sao? thế nào?
4. Thế nào là từ Hán Việt, yếu tố Hán Việt? Yếu tố Hán Việt có những đăc điểm gì? Cho ví dụ.
*Đáp án: 
- Từ Hán Việt là những từ có gốc Hán và được phát âm theo âm Hán Việt (cách đọc chữ Hán của người Việt Nam) (1.0 điểm)
- Yếu tố Hán Việt là những tiếng cấu tạo nên từ Hán Việt. (1.0 điểm)
- Yếu tố Hán Việt có những đăc điểm sau: 
+ Trong các yếu tố Hán Việt, có những tiếng có thể dùng độc lập và có những tiếng không thể dùng độc lập mà phải kết hợp với các tiếng khác.
Ví dụ: “sơn” là núi, không thể dùng độc lập là “trèo sơn, leo sơn” mà phải kết hợp với các tiếng khác để tạo từ ghép như: sơn hà, giang sơn. Còn tiếng “nam” có thể dùng độc lập như: nhà hướng nam, người Việt Nam.(2.0 điểm)
+ Trong yếu tố Hán Việt có hiện tượng đồng âm nhưng khác nghĩa.
Ví dụ: chữ “thiên” có các nghĩa:
- “thiên” là trời: thiên thư, thiên địa
- “thiên” là một nghìn: thiên lí, thiên thu
- “thiên” là di dời: thiên đô(2.0 điểm)
5. Quan hệ từ được sử dụng như thế nào trong khi nói và viết? Cho ví dụ.
*Đáp án: 
- Khi nói hoặc khi viết có những trường hợp bắt buộc phải dùng quan hệ từ. Đó là những trường hợp nếu không có quan hệ từ thì câu văn sẽ đổi nghĩa hoặc không rõ nghĩa. 
Ví dụ: 
+ Nó là con gà của mẹ sẽ khác với Nó là con gà mẹ.
+ Cô ấy có khuôn mặt đẹp như trăng sẽ khác với Cô ấy có khuôn mặt đẹp trăng.
- Bên cạnh đó, cũng có trường hợp không bắt buộc dùng quan hệ từ. 
Ví dụ: 
+ Tôi mua một cái tủ sắt. (mua một cái tủ bằng sắt.)
6. Thế nào là từ đồng nghĩa? Hãy nêu các thay vì nói Tôi loại từ đồng nghĩa? Cho ví dụ.
*Đáp án: 
- Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. (1.0 điểm)
- Từ đồng nghĩa được chia thành 2 loại:
+ Từ đồng nghĩa hoàn toàn là những từ chỉ cùng một sự vật, hiện tượng, biểu thị cùng một khái niệm và có sắc thái khác nhau. Trong mọi trường hợp, chúng có thể thay thế cho nhau. Ví dụ: heo- lợn; thi sĩ- nhà thơ; trái- quả. (2.5 điểm)
+ Từ đồng nghĩa không hoàn toàn là những từ chỉ cùng một sự vật, hiện tượng, biểu thị cùng một khái niệm nhưng có sắc thái khác nhau. Ví dụ: cho – biếu – tặng; hi sinh- từ trần- chết; (2.5 điểm)
B. Câu hỏi thông hiểu : (5 câu)
7. So sánh sự khác nhau về nghĩa của từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập? Cho ví dụ.
*Đáp án: 
- Từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa. Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính. Ví dụ: ông nội (ông: chỉ chung người sinh ra cha mẹ mình; nội: chỉ riêng người sinh ra cha mình) 
- Từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa. Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó. Ví dụ: quần áo (quần: chỉ riêng quần; áo: chỉ riêng áo; quần áo: chỉ chung cả quần áo) 
8. a. So sánh nghĩa của từng tiếng trong nhóm các từ ghép sau đây: 
- Sửa chữa, đợi chờ, trông nom, tìm kiếm, giảng dạy.
- Gang thép, lắp ghép, tươi sáng.
- Trên dưới, buồn vui, đêm ngày, nhỏ to, sống chết.
b. Vì sao không thể đổi được vị trí các tiếng trong các từ ghép sau: cha con, giàu nghèo, vua tôi, thưởng phạt, vững mạnh.
*Đáp án: 
a/ 	- Các tiếng trong từ ghép cùng nghĩa. 
- Các tiếng trong từ ghép gần nghĩa. 
- Các tiếng trong từ ghép trái nghĩa. 
b/ Vì do thói quen và phong tục văn hóa của người Việt cái lớn nói trước cái nhỏ nói sau (không ai nói là hai con cha), cái tốt nói trước, cái xấu nói sau nên không thể đổi vị trí của các từ trên được
9. Tìm những cặp từ trái nghĩa biểu thị những khái niệm tương phản về: thời gian, không gian, vị trí, kích thước, dung lượng, hiện tượng xã hội.
*Đáp án: 
- Cặp từ trái nghĩa biểu thị những khái niệm tương phản:
+ Về thời gian: sớm – muộn, lâu – mau, 
+ Về không gian: xa – gần, nam – bắc, ra – vào,
+ Về vị trí: trước – sau, trong – ngoài, 
+ Về kích thước, dung lượng: cao - thấp, lớn – bé, dài – ngắn,
+ Về hiện tượng xã hội: giàu – nghèo, sang – hèn,
10. Trong giao tiếp hàng ngày thường có sai sót gì về từ đồng âm? Cho ví dụ minh họa.
*Đáp án: 
Trong giao tiếp hàng ngày người ta thường nhầm lẫn giữa từ đồng âm và từ gần âm.
Ví dụ: Câu “Anh không nên có thái độ bàng quang.
Bàng quang là cái bọng đái; còn bàng quan là đứng ngoài cuộc mà nhìn, không dính líu đến mình. Vì vậy phải nói là: Anh không nên có thái độ bàng quan.
Hoặc câu: Anh ấy suốt ngày rượu chè bê bết.
Lẽ ra phải dùng từ be bét mới đúng vì: bê bết là chỉ công việc đình đốn, tồi tệ, không tiến lên được. Còn be bét là tình trạng sai sót, hư hỏng đến mức tồi tệ hết sức. Vì vậy phải nói là: Anh ấy suốt ngày rượu chè be bét.
11. Tìm các từ láy theo sắc thái nghĩa sau:
a. Có vần “âp” diễn tả trạng thái không ổn định.(4 từ)
b. Có âm “tr” diễn tả trạng thái không hài hòa êm dịu. (4 từ)
C. Câu hỏi vận dụng thấp: (3 câu)
12. Tìm những cặp từ trái nghĩa trong các câu thơ sau và cho biết tác dụng của cách sử dụng các từ trái nghĩa đó.
Ngắn ngày thôi có dài lời làm chi
Bây giờ đất thấp trời cao
Ăn làm sao, nói làm sao bây giờ
(Nguyễn Du)
*Đáp án: 
- Những cặp từ trái nghĩa trong các câu thơ: dài – ngắn, thấp – cao 
- Cách sử dụng từ trái nghĩa như vậy làm cho câu thơ có tính cân đối, uyển chuyển, thể hiện sự khẳng định về tình cảnh trớ trêu của nhân vật. 
13. Em hãy chỉ ra quan hệ ngữ pháp và quan hệ ý nghĩa giữa các cụm chủ - vị trong các câu sau đây:
a. Anh tôi không lên thành phố mà trở về nông thôn.
b. Người mà anh tiếp xúc hôm qua rất giỏi văn.
*Đáp án: 
a.- Quan hệ ngữ pháp giữa hai vế câu là quan hệ đẳng lập. 
 - Quan hệ ý nghĩa giữa hai vế câu là quan hệ trái ngược.
b.- Quan hệ ngữ pháp giữa người và anh tiếp xúc quan hệ chính phụ.
 - Quan hệ ý nghĩa giữa người và anh tiếp xúc là quan hệ bổ sung.
14. Tìm từ ghép Hán Việt có chứa các yếu tố sau: quốc, sơn, giang, chiến (mỗi yếu tố tìm 2 từ)
D. Câu hỏi vận dụng cao : (3 câu)
15. Viết một đoạn văn biểu cảm về tình bạn có sử dụng từ Hán Việt, từ đồng âm, đồng nghĩa, trái nghĩa.
*Đáp án: Đoạn văn 3-7 câu, có nội dung, sử dụng từ Hán Việt, từ đồng âm, đồng nghĩa, trái nghĩa.
. Xác định các loại từ đó.
16. Viết một đoạn văn biểu cảm về quê hương có sử dụng từ Hán Việt, từ đồng âm.
*Đáp án: Đoạn văn 4-7 câu, có nội dung, có sử dụng từ Hán Việt, từ đồng âm, hợp lý. Xác định đúng từ Hán Việt, từ đồng âm.
17. Viết đoạn văn biểu cảm chủ đề tự chọn có dùng từ đồng nghĩa, trái nghĩa Xác định từ đồng nghĩa, trái nghĩa được dùng.
*Đáp án: Đoạn văn 4-7 câu, có nội dung, có từ đồng nghĩa, trái nghĩa hợp lý. Xác định đúng từ đồng nghĩa, trái nghĩa
III. Xây dựng đề kiểm tra. 
 MA TRẬN ĐỀ 
 Mức độ Đơn 
vị KT
NHẬN BIẾT
THÔNG HIỂU
 VẬN DỤNG THẤP
VẬN DỤNG CAO 
TỔNG SỐ CÂU
Từ ghép.
Nhận biết các loại và đặc điểm từ ghép (Câu1)
Số câu
1câu
1câu
Số điểm
3.0đ
Từ láy
Hiểu lý thuyết vận dụng vào bài tập (Câu 2)
Số câu
1câu
1câu
Số điểm
3.0đ
Từ Hán Việt
Vận dụng tốt lí thuyết về từ ghép Hán Việt để tìm yếu tố kết hợp (Câu 3)
Số câu
1câu
2câu
Số điểm
2.0đ
Tổng hợp
Vận dụng tốt lí thuyết về văn bản viết đoạn văn (Câu 4)
Số câu
1câu
1câu
Số điểm
2.0đ
Tổng số câu
1câu
1câu
1câu
1câu
5 câu
Tổng số điểm
3.0đ
3.0đ
2.0đ
2.0đ
10.0đ
Tỉ lệ
30%
30%
 20%
 20%
100%
ĐỀ KIỂM TRA
TỰ LUẬN:
Câu 1: (3đ) Có mấy loại từ ghép? Định nghĩa từng loại? Cho ví dụ.
Câu 2: (3đ) Tìm các từ láy theo sắc thái nghĩa sau:
a. Có vần “âp” diễn tả trạng thái không ổn định.(4 từ)
b. Có âm “tr” diễn tả trạng thái không hài hòa êm dịu. (4 từ)
Câu 3: (2đ) Tìm từ ghép Hán Việt có chứa các yếu tố sau: quốc, sơn, giang, chiến (mỗi yếu tố tìm 2 từ)
Câu 4: (2đ) Viết một đoạn văn biểu cảm chủ đề tự chọn có sử dụng từ đồng nghĩa,từ trái nghĩa?
--------------------------------
 HƯỚNG DẪN ĐÁP ÁN: 
Câu 1: Trả lời đúng 2 loại từ ghép. Định nghĩa được từng loại (3đ)
Câu 2: Tìm đúng các từ láy theo sắc thái nghĩa (3đ)
Câu 3 : Tìm đúng các từ ghép Hán Việt có chứa các yếu tố trên. (2đ)
Câu 4: Viết đoạn văn biểu cảm chủ đề tự chọn có sử dụng từ đồng nghĩa, trái nghĩa. Văn trôi chảy, mạch lạc. (2đ)
V.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: (3’)
- Ôn lại KT vừa kiểm tra
 - Những câu chưa thực hiện được về xem lại kiến thức. 
 - Soạn tiết 47 : "Trả bài viết TLV số 2"
 + Nhớ lại đề, lập dàn ý.	
 +Xem câu hỏi trong SGK.	
VI.NHẬN XÉT & RÚT KINH NGHIỆM:
----oOo----

Tài liệu đính kèm:

  • docNGAN_HANG_DE_VAN_7.doc