Giáo án Âm nhạc Lớp 2 (Sách Cánh diều) - Chương trình cả năm

docx 107 trang Người đăng hoaian2 Ngày đăng 07/01/2023 Lượt xem 324Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Âm nhạc Lớp 2 (Sách Cánh diều) - Chương trình cả năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Âm nhạc Lớp 2 (Sách Cánh diều) - Chương trình cả năm
CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH
I. MỤC TIÊU 
- Hát đúng cao độ, trường độ bài Ngày mùa vui. Hát rõ lời và thuộc lời, biết hát kết hợp gõ đệm, vận động đơn giản. 
- Nghe và vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu bài hát Đi học. 
- Nhận biết được hình dáng và âm thanh của sáo trúc.
- Đọc nhạc đúng tên nốt, đúng cao độ, nét nhạc với nốt Đô, Rê, Mi theo kí hiệu bàn tay. 
- Chơi song loan, trống nhỏ và động tác tay, chân thể hiện được mẫu tiết tấu, biết ứng dụng để đệm cho bài hát Ngày mùa vui. 
- Biết cảm nhận về cao độ, trường độ, cường độ thông qua các hoạt động Vận dụng - Sáng tạo. 
- Biết yêu quê hương, yêu Tổ quốc thông qua các hành động cụ thể.
2. Năng lực: 
- Biết thể hiện bài hát Ngày mùa vui với giọng hát tự nhiên, tư thế phù hợp. Hát hòa giọng với nhạc đệm và có biểu cảm bài hát. Biểu diễn các tiết mục âm nhạc với hình thức phù hợp.
- Biết chuẩn bị đồ dùng học tập, biết hợp tác, chia sẻ hiểu biết âm nhạc với bạn và giải quyết các nhiệm vụ được giao. 
- Biết nhận xét đánh giá kỹ năng thể hiện âm nhạc của mình và của bạn.
3. Phẩm chất: 
- Bồi dưỡng đức tính chăm chỉ trong rèn luyện kĩ năng ca hát cho học sinh để hoàn thành các nhiệm vụ học tập. 
- Giáo dục học sinh biết đoàn kết, vui vẻ, hòa đồng với bạn. Tự tin trong các hoạt động sinh hoạt tập thể.
- Yêu quê hương đất nước
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:  
- Đàn phím điện tử
- Chơi đàn và hát tốt bài Ngày mùa vui. 
- Tập một số động tác vận động cho bài Ngày mùa vui và bài hát Đi học. 
- Video clip bản nhạc Đi học; video clip âm thanh sáo trúc và tiết mục biểu diễn trong đó có sáo trúc.
- Thể hiện thuần thục kí hiệu bàn tay các nốt Đô, Rê, Mi. 
- Thể hiện đúng tiết tấu bằng nhạc cụ và động tác tay, chân.
- Thực hành các hoạt động Vận dụng - Sáng tạo. 
* Chuẩn bị của HS 
 - Có một trong số các nhạc cụ gõ như: Song loan, thanh phách, trống nhỏ, chuông, tem-bơ-rin, trai-en-gô. 
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
TIẾT
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
1
1. Hát: Ngày mùa vui
2. Vận dụng - Sáng tạo: Vỗ tay theo cặp đệm cho bài hát Ngày mùa vui.
2
1. Ôn tập bài hát: Ngày mùa vui 
2. Nghe nhạc: Đi học
3
1. Đọc nhạc
2. Thường thức âm nhạc: Tìm hiểu nhạc cụ: Sáo trúc. 
4
1. Nhạc cụ.
2. Vận dụng - sáng tạo: Mô phỏng âm thanh cao - thấp theo sơ đồ.
****************************************************
Âm nhạc 2
( Chủ đề 1: Quê hương - tiết 1)
 - HÁT : NGÀY MÙA VUI
- VẬN DỤNG - SÁNG TẠO: VỖ TAY THEO CẶP ĐỆM CHO 
BÀI HÁT NGÀY MÙA VUI
I. MỤC TIÊU:
- Hát chuẩn xác giai điệu, thuộc lơi bài hát Ngày mùa vui, hát đúng sắc thái bài hát.
- Hình thành cho học sinh một số kỹ năng hát ( hát rõ lời, đồng đều ,lấy hơi)
- Biết hát kết hợp các hình thức gõ đệm theo phách, theo cặp.
- Có kĩ năng ca hát cơ bản, hát hòa giọng với tập thể.
- Góp phần giáo dục các em thêm gắn bó với thiên nhiên, loài vật
- Giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, yêu lao động sản xuất, biết ơn người nông dân đã một nắng hai sương làm ra hạt gạo để nuôi sống con người.
II. CHUẨN BỊ:
GV: - Đàn phím điện tử. Băng đĩa nhạc, loa đài, một số nhạc cụ gõ.
HS: - Thanh phách, trống nhỏ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. HĐ Khởi động ( 3’) 
- Hỏi cảm xúc khi HS lên lớp 2
- Lớp khởi động bài Aram - sam- sam.
 (Theo video đã chuẩn bị)
2. HĐ Khám phá- Luyện tập ( 30’)
* Hát: Ngày mùa vui ( 23’)
- GV giới thiệu ngắn gọn về tên bài hát Ngày mùa vui, dân ca Thái, lời mới: Hoàng Lân và nội dung của bài hát. 
- GV cho HS nghe bài hát mẫu qua băng đĩa hoặc hát cho HS nghe. 
- GV hướng dẫn HS đồng thanh đọc lời ca
- Đọc lời ca theo tiết tấu.
 + Câu 1: Ngoài đồng/ lúa chín thơm/ con chim/ hót trong vườn/.
 + Câu 2: Nô nức trên đường vui thay/ bõ/ công bao ngày mong chờ/.
 + Câu 3: Hội mùa rộn ràng quê hương/ ấm /no chan hòa yêu thương/.
 + Câu 4: Ngày mùa rộn ràng nơi nơi/ có/ đâu vui nào vui hơn/.
- GV cho HS khởi động giọng hát. 
- GV đàn và hát mẫu từng câu một vài lần. 
- Dạy hát nối tiếp các câu hát( theo lối móc xích). 
Chú ý: Hát chuẩn các tiếng có luyến “ bõ, ấm, có”
- GV sửa chỗ HS hát sai (nếu có).
- GV cho HS hát cả bài kết hợp gõ đệm hoặc vỗ tay theo phách. GV hướng dẫn HS tập cách lấy hơi, thể hiện tình cảm vui tươi. 
- GV mở nhạc đệm karaoke.
- GV hướng dẫn HS tập trình bày bài hát theo nhóm, tổ hoặc cá nhân.
- GV giáo dục thái độ và phẩm chất cho HS về lòng yêu quê hương đất nước, yêu lao động sản xuất, biết ơn người nông dân đã một nắng hai sương làm ra hạt gạo để nuôi sống con người.
- GV tuyên dương và nhận xét, khuyến khích HS.
* Vận dụng - sáng tạo: Vỗ tay theo cặp đệm cho bài hát (7’)
- GV làm mẫu: Mời 1 HS đứng đối diện; đếm 1-2-3-4 nhịp nhàng.
1. Vỗ 2 tay vào nhau
2. Vỗ 2 tay vắt chéo lên vai mình
3. Vỗ 2 tay vào nhau
4. Vỗ 2 tay vào tay của người đối diện.
- GV hướng dẫn HS luyện tập theo cặp từ chậm đến nhanh dần.
- GV hướng dẫn HS vừa hát vừa vỗ tay theo cặp ứng dụng vào bài Ngày mùa vui.
- GV mời một vài cặp HS xung phong trình bày.
- Hướng dẫn HS hát ứng dụng vỗ tay theo cặp đệm vào bài hát Ngày mùa vui theo nhịp
Ngoài đồng lúa chín thơm, con chim hót trong vườn
- GV hướng dẫn HS luyện tập theo tổ, nhóm, cá nhân.
3. HĐ Ứng dụng ( 2’)
- GV chốt lại mục tiêu của tiết học, khen ngợi các em có ý thức tập luyện, hát hay, đọc nhạc tốt, sáng tạo. Động viên những em còn rụt rè, chưa mạnh dạn cần cố gắng hơn.
- Dặn các em về nhà xem lại các nội dung đã học, tập hát lời 2 bài hát và tìm một số động tác phụ họa cho bài Ngày mùa vui.
- Nêu cảm xúc của mình.
- Cả lớp đứng dậy khởi động theo nhạc.
- HS lắng nghe
- HS nghe, biểu lộ cảm xúc
- HS đọc lời ca
- HS đọc theo tiết tấu
- HS khởi động giọng.
- HS tập hát theo hướng dẫn của GV. Hát đúng những tiếng có luyến.
- HS tập hát 
- HS hát theo nhạc đệm.
- Các nhóm, tổ, cá nhân trình bày.
- HS nghe, hiểu.
- HS nghe
- 1 HS lên làm mẫu cùng GV
- Cả lớp quan sát.
- Luyện tập theo cặp.
- Các cặp thực hiện vỗ tay và hát.
- Các cặp xung phong
- Cả lớp ứng dụng hát vỗ tay đệm theo phách.
- Tổ nhóm, cá nhân thực hiện
- HS thực hiện 
- Luyện tập thể hiện sắc thái bài hát.
- HS nghe, ghi nhớ
****************************************************
Âm nhạc 2
( Chủ đề 1: Quê hương - Tiết 2)
 - ÔN TẬP BÀI HÁT: NGÀY MÙA VUI
 - NGHE NHẠC BÀI: ĐI HỌC
I. MỤC TIÊU:
- Hát đúng cao độ, trường độ bài hát Ngày mùa vui. Hát rõ lời ca và thuộc lời, biết hát đối đáp và vận động đơn giản.
- Nghe và vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu bài hát Đi học.
- Chăm chú nghe và thể hiện cảm xúc khi nghe, nhớ tên bài hát được nghe.
- Có kĩ năng hát cơ bản, hát hòa giọng với tập thể
- Biết hát một mình và hát cùng người khác.
- Biết yêu quê hương, yêu tổ quốc.
II. CHUẨN BỊ :
GV: - Đàn phím điện tử. Băng đĩa nhạc, loa đài, máy tính. 
HS: - SGK 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. HĐ Khởi động ( 3’) 
- Cho HS hát vận động. hát gõ đệm theo nhạc bài Ngày mùa vui
 2. HĐ Khám phá- Luyện tập ( 18’) 
* Ôn tập bài hát: Ngày mùa vui
 - GV cho HS nghe lại bài hát kết hợp vỗ tay nhịp nhàng.
 - GV cho HS hát cùng nhạc đệm 1-2 lần, tập lấy hơi và thể hiện sắc thái. Nhắc HS lấy hơi đúng chỗ, thể hiện rõ tính chất rộn ràng, vui tươi của bài hát.
 + GV hướng dẫn HS tập hát đối đáp.
Người hát
Câu hát
HS nữ
Ngoài đồng lúa chín . trong vườn.
HS nam
Nô nức trên đường.. mong chờ.
HS nữ
Hội mùa rộn ràng .. yêu thương.
HS nam
Ngày mùa rộn ràng . vui hơn.
- GV cho HS chơi trò chơi hỏi - đáp theo nhóm, tổ, các hình thức khác nhau.
- GV nhận xét, sửa sai ( nếu có).
+ GV hướng dẫn HS hát kết hợp vận động.
Câu hát
Động tác
Câu 1
2 tay mở từ trong ra ngoài rồi khum trước miệng như chim hót.
Câu 2
2 tay đưa lên cao đồng thời đưa sang 2 bên, chân nhún nhẹ nhàng.
Câu 3
2 tay để ngang hông bên trái vuốt nhẹ 2 lần, sau đó tay phải vươn qua đầu, tay trái giữ nguyên.
Câu 4
2 tay để ngang hông bên phải vuốt nhẹ 2 lần, sau đó tay trái vươn qua đầu, tay phải giữ nguyên.
- GV gọi một vài học sinh có năng khiếu trình bày lại
 - Luyện theo dãy, nhóm 
- GV mời một vài nhóm lên trình bày
 - Khuyến khích HS sáng tạo những động tác phù hợp và hay hơn
* Nghe nhạc: Đi học ( 12’)
 - GV giới thiệu: Bài hát Đi học nhạc Bùi Đình Thảo, lời thơ Minh Chính - Bùi Đình Thảo. 
- GV cho HS nghe lần thứ nhất rồi hỏi các em cảm nhận về bài hát
+ Bài hát vui tươi hay tha thiết?
+ Tốc độ bài hát nhanh hay chậm?
+ Người hát là trẻ em hay người lớn?
+ Giọng hát là nam hay nữ?
+ Hình thức hát là đơn ca hay tốp ca?
- GV cho HS nghe nhạc kết hợp với gõ đệm, vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu ( có thể gõ đệm theo các kiểu nhịp- phách- tiết tấu) 
- GV đàn và hát lại 1 câu khoảng 2 - 3 lần yêu cầu HS nhận biết và nhớ được để hát lại câu đó.
 - GV có thể thực hiện câu hát khác.
3. HĐ Ứng dụng ( 2’) 
- GV chốt lại mục tiêu của tiết học, khen ngợi các em có ý thức tập luyện, hát hay, vận động tốt. Động viên những em còn rụt rè, chưa mạnh dạn cần cố gắng hơn.
- Giáo dục thái độ và phẩm chất cho HS về tình yêu quê hương, yêu Tổ quốc thông qua những hành động cụ thể như: chăm chỉ học tập, bảo vệ môi trường, bảo vệ các con vật có ích...
 - Dặn các em về nhà xem lại các nội dung đã học.
- HS thực hiện 
- HS nghe kết hợp gõ đệm 
- Luyện tập thể hiện sắc thái bài hát.
 - HS theo dõi GV làm mẫu, thực hiện theo HD
- HS thực hiện
 - HS luyện tập
 - HS sáng tạo thể hiện động tác của mình.
- HS nghe, ghi nhớ 
- HS nghe, cảm nhận và trả lời câu hỏi.
- HS nghe nhạc kết hợp gõ đệm, vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu. 
- HS nghe và trình bày lại câu hát.
 - HS thực hiện.
- HS nghe, ghi nhớ
*******************************************************
Âm nhạc 2
( Chủ đề 1: Quê hương - Tiết 3)
- ĐỌC NHẠC
- THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC: TÌM HIỂU
NHẠC CỤ SÁO TRÚC
I. MỤC TIÊU:
- Nhớ lại tên 3 nốt nhạc Đô- Rê- Mi đã học ở lớp 1
- Đọc nhạc đúng tên nốt, đúng cao độ, nét nhạc với nốt Đô- Rê- Mi theo ký hiệu bàn tay
- Nhận biết được hình dáng của Sáo Trúc. 
- Nghe và cảm nhận được âm thanh của Sáo trúc.
- Hình thành năng lực cảm thụ âm nhạc.
- Góp phần giáo dục các em thêm gắn bó với thiên nhiên, loài vật. Biết bảo tồn, phát huy và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc qua các bài hát dân ca và các nhạc cụ dân tộc.
II. CHUẨN BỊ:
GV: - Bài giảng điện tử đủ hết file âm thanh, hình ảnh
 - Đàn organ, Sáo trúc
HS: - SGK
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. HĐ Khởi động ( 3’) 
- Tổ chức trò chơi: Cây cao - bóng thấp.
HD: Khi nghe tiếng “cây cao” thì các em đứng lên. Khi nghe tiếng “bóng thấp” thì các em ngồi xuống. 
Hoặc: Nghe tiếng “cây cao” các em giơ 2 tay lên cao, Nghe tiếng “bóng thấp” thì để tay lên bàn.
- GV tổ chức cho HS chơi
 2. HĐ Khám phá- Luyện tập ( 30’) 
* Đọc nhạc ( 17’)
- GV đàn cao độ 3 nốt nhạc, yêu cầu cả lớp đứng tại chỗ đọc đúng cao độ 3 nốt nhạc Đô, Rê, Mi kết hợp làm kí hiệu bàn tay. 
- GV đàn mẫu âm và đọc nhạc mẫu cho HS nghe- GV đàn chậm cho HS đọc nhẩm.
- GV đọc mẫu kết hợp làm chậm kí hiệu bàn tay.
- Yêu cầu HS luyện tập kí hiệu bàn tay theo mẫu âm.
- GV cho HS luyện đọc theo tổ, nhóm, cá nhân.
- Mời từng tổ, nhóm lên thực hiện.
- GV nhận xét, sửa sai (nếu có)
? Em hãy nhắc lại tên các nốt nhạc trong bài vừa đọc?
? Nốt nhạc nào được nhắc lại nhiều nhất?
- GV chia HS làm 3 nhóm. Mỗi nhóm mang tên một nốt nhạc. Các nhóm nhìn kí hiệu bàn tay của GV. Khi GV làm kí hiệu bàn tay có tên của nhóm nào thì nhóm đấy phải đọc được đúng cao độ và tên của nhóm mình. 
- GV nhận xét. 
* Thường thức âm nhạc: Sáo trúc ( 12’)
- Cho HS nghe âm thanh của Sáo trúc.
 Hỏi: Đây là âm thanh của nhạc cụ nào?
 *GV KL: Âm thanh của Sáo trúc
- GV giới thiệu: Sáo trúc được làm từ thân cây trúc ( đôi khi có thể được làm từ thân cây nứa). Có loại sáo thổi dọc và loại thổi ngang. Âm thanh của sáo nghe du dương, bay bổng.
- Cho HS xem tranh cách sử dụng sáo trúc
- GV mở clip cho HS xem và nhận biết sáo trúc trong tiết mục biểu diễn.
- GV hướng dẫn HS nghe âm thanh và mô phỏng động tác chơi sáo trúc.
- Cho HS huýt sáo một giai điệu tự do để mô phỏng giống nhất tiếng sáo trúc.
3. HĐ Ứng dụng: (3’)
- Chốt lại mục tiêu của tiết học, khen ngợi các em có ý thức tập luyện, hát hay, vận động tốt. Động viên những em còn rụt rè, chưa mạnh dạn cần cố gắng hơn.
- Giáo dục thái độ và phẩm chất cho HS về tình yêu thiên nhiên, loài vật. Yêu các làn điệu dân ca và các nhạc cụ của dân tộc mình bằng các hành động cụ thể như tuyên truyền rộng rãi các bài hát dân ca mà mình biết, sưu tầm sử dụng, tìm hiểu về các nhạc cụ của dân tộc mình.
- Dặn các em về nhà xem lại các nội dung đã học.
- HS nghe hướng dẫn.
- Cả lớp chơi 1, 2 lần
- Đọc đúng cao độ 3 nốt nhạc kết hợp với kí hiệu bàn tay.
- Nghe đàn và đọc nhẩm theo.
- HS nghe, quan sát
- Luyện tập 2, 3 lần
- HS thực hiện theo tổ, nhóm.
- HS trả lời câu hỏi
- Các nhóm thực hiện
- HS nghe
- Sáo 
- HS quan sát
- HS hiểu thế nào là sáo ngang, sáo dọc và cách sử dụng.
- Nghe, quan sát, nhận biết.
- HS thực hiện
- HS xung phong.
- HS lắng nghe, ghi nhớ
*******************************************************
Âm nhạc 2
( Chủ đề 1: Quê hương - tiết 4)
 - NHẠC CỤ
 - VẬN DỤNG SÁNG TẠO: MÔ PHỎNG ÂM THANH 
CAO THẤP THEO SƠ ĐỒ
I. MỤC TIÊU:
- HS biết gõ và hát đúng theo giai điệu lời ca.
- Biết cách chơi , thể hiện và ứng dụng nhạc cụ Thanh Phách, trống con vào bài hát
-Chơi trống nhỏ, thanh phách và động tác tay chân thể hiện được mẫu tiết tấu, biết ứng dụng để đệm hát cho bài Ngày Mùa Vui
-Biết cảm nhận về cao độ, trường độ, cường độ thông qua hoạt động vận dụng sáng tạo.
- Góp phần giáo dục các em thêm yêu thích môn học, các nhạc cụ dân tộc.
II. CHUẨN BỊ:
GV: - Bài giảng điện tử đủ hết file âm thanh, hình ảnh
 - Đàn oor gan, trống nhỏ, thanh phách.
HS: - SGK, trống nhỏ, thanh phách.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. HĐ Khởi động: (3’)
- Chơi trò chơi: Vận động theo tiếng trống
- Nhận xét đánh giá
2. HĐ Khám phá- Luyện tập: (30’) 
a. Nhạc cụ ( 23’)
* Luyện tập tiết tấu
+ Luyện tập tiết tấu bằng nhạc cụ.
- GV chơi tiết tấu làm mẫu
- GV hướng dẫn HS cách chơi tiết tấu kết hợp gõ nhạc cụ và đếm 1-2-3-4-5
 1 2 3 4 5
- GV hướng dẫn HS luyện tập theo tổ, nhóm, cá nhân.
- GV gọi 1 dãy thực hiện tiết tấu.
- GV nhận xét sửa sai (nếu có)
- GV HD HS sử dụng lần lượt thanh phách, trống con tập vào tiết tấu
- GV HD cách chơi tiết tấu bằng động tác tay chân.
*Ứng dụng đệm cho bài hát: ngày mùa vui
- GV làm mẫu hát kết hợp gõ thanh phách, trống nhỏ theo âm hình tiết tấu mẫu vào bài ngày mùa vui
- Hát cả bài ngày mùa vui kết hợp gõ thanh phách, trống nhỏ đệm theo tiết tấu mẫu
- HS luyện tập hoặc trình bày (gõ đệm, hát) theo hình thức cá nhân, theo cặp hoặc nhóm.
- Chia một nhóm gõ trống, một nhóm gõ thanh phách, một nhóm hát sau đó đổi bên
- GV nhận xét, biểu dương
2.Vận dụng- sáng tạo: Mô phỏng âm thanh cao- thấp theo sơ đồ. (7’)
– GV chơi nhạc bằng đàn phím điện tử 
– Âm thanh cao: HS giơ tay
– Âm thanh thấp: HS hạ tay
-Trình chiếu sơ đồ theo âm thanh và giải thích cụ thể 
- GV làm mẫu nguyên âm “A,O,U” với tốc độ vừa phải tương ứng cao độ các nốt nhạc S, P, M, R, Đ theo sơ đồ âm thanh từ cao xuống thấp và từ thấp lên cao.
-Hướng dẫn cả lớp luyện tập tạo ra âm thanh theo sơ đồ với tốc độ nhanh, chậm khác nhau, với cường độ to, nhỏ khác nhau, với các nguyên âm khác nhau. ( A, Ô, I, U, mèo, chó)
- Cho HS sáng tạo thêm bằng cách xung phong vẽ sơ đồ khác lên bảng để các bạn tạo ra âm thanh.
- GV nhận xét, biểu dương.
3. HĐ Ứng dụng ( 2’) 
- GV nhắc lại yêu cầu của chủ đề, khen ngợi các em có ý thức tập luyện, chơi nhạc cụ tốt, tích cực, sáng tạo.
. Động viên những em còn rụt rè, chưa mạnh dạn cần cố gắng hơn.
- Tham gia chơi
- Lắng nghe
- HS quan sát
- Thực hành chơi tiết tấu, tay vỗ miệng đếm theo.
- Luyện tập theo nhóm, tổ, cá nhân.
- Thực hiện theo dãy
- HS thực hiện chơi tiết tấu bằng thanh phách, trống con.
- Quan sát, thực hiện
- HS quan sát
- HS hát cùng nhạc lấy hơi và thể hiện sắc thái bài hát.
-HS hát kết hợp gõ đệm bằng thanh phách, trống nhỏ.
- Thực hiện theo nhóm, tổ, cá nhân
- Các nhóm thực hiện.
- Biểu diễn nhóm, cá nhân.
- HS quan sát + thực hành gõ đệm theo.
- Thực hành theo bộ gõ cơ thể.
- Luyện tập theo nhóm
- Các nhóm lên trình bày
- HS nghe
- Nhận biết được âm thanh cao- thấp.
- Quan sát , nghe, hiểu
- Lớp luyện tập theo
- Luyện tập theo nhóm đôi, nhóm 4.
- HS xung phong.
- HS nghe, ghi nhớ
*********************************************************
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: 
- Hát đúng cao độ, trường độ bài Em thương thầy mến cô. Hát thuộc và rõ lời, biết hát kết hợp gõ đệm, vận động đơn giản. 
- Nghe và vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu bài hát Lời cô.
- Đọc được nhạc đúng tên nốt, đúng cao độ nét nhạc với nốt Đô, Rê, Mi, Pha Son theo kí hiệu bàn tay.
- Chơi tem-bơ-rin, trai-en-gô và động tác tay, chân thể hiện được mẫu tiết tấu, biết ứng dụng để đệm cho bài hát Em thương thầy mến cô.
- Biết cảm nhận được cao độ, trường độ, cường độ, âm sắc thông qua các hoạt động Vận dụng - Sáng tạo. 
2. Năng lực: 
- Biết thể hiện bài hát Em thương thầy mến cô với giọng hát tự nhiên, tư thế phù hợp. Hát hòa giọng với nhạc đệm và có biểu cảm bài hát. Biểu diễn các tiết mục âm nhạc với hình thức phù hợp.
- Biết chuẩn bị đồ dùng học tập, biết hợp tác, chia sẻ hiểu biết âm nhạc với bạn và giải quyết các nhiệm vụ được giao. 
- Biết nhận xét đánh giá kỹ năng thể hiện âm nhạc của mình và của bạn.
3. Phẩm chất: 
- Bồi dưỡng đức tính chăm chỉ trong rèn luyện kĩ năng ca hát cho học sinh để hoàn thành các nhiệm vụ học tập. 
- Giáo dục học sinh biết đoàn kết, vui vẻ, hòa đồng với bạn. Tự tin trong các hoạt động sinh hoạt tập thể.
- Kính trọng biết ơn thầy cô giáo.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 
* Chuẩn bị của giáo viên: 
- Đàn phím điện tử, loa đài, băng đĩa nhạc, thanh phách.
- Chơi đàn và hát tốt bài Em thương thầy mến cô.
- Tập một số động tác vận động cho bài Em thương thầy mến cô.
- Videoclip bài: Lời cô. 
- Thể hiện thuần thục kí hiệu bàn tay các nốt Đô, Rê, Mi, Pha, Son.
- Thể hiện đúng tiết tấu bằng nhạc cụ và động tác tay, chân.
- Thực hành các hoạt động Vận dụng - Sáng tạo.
* Chuẩn bị của học sinh: 
 - Có một trong số các nhạc cụ gõ như: Song loan, thanh phách, trống nhỏ, chuông, tem-bơ-rin, trai-en-gô. 
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
TIẾT
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
5
1. Hát: Em thương thầy mến cô
2. Vận dụng-sáng tạo: Vận động theo tiếng trống.
6
1. Ôn tập bài hát: Em thương thầy mến cô
2. Nghe nhạc: Lời cô
7
1. Đọc nhạc
2. Vận dụng - Sáng tạo: Phân biệt âm thanh cao - thấp
8
1. Nhạc cụ
2. Vận dụng - Sáng tạo: Thể hiện nhịp điệu bằng ngôn ngữ
*******************************************************
Âm nhạc 2
( Chủ đề 2: Biết ơn thầy cô giáo - tiết 5)
 HÁT: EM THƯƠNG THẦY MẾN CÔ
 VẬN DỤNG SÁNG TẠO: VẬN ĐỘNG THEO TIẾNG TRỐNG
 I. MỤC TIÊU:
 - Hát đúng cao độ và trường độ bài Em thương thầy mến cô.
 - Hát rõ lời, thuộc lời, biết hát kết hợp với gõ đệm theo phách và biết vận động theo tiếng đàn.
 - Có kĩ năng ca hát cơ bản
 - Phát triển giọng hát tự nhiên cho HS
 - Biết thể hiện bài hát theo hướng dẫn của giáo viên.
- Góp phần giáo dục các em yêu mến thầy cô, bạn bè, mái trường
II. CHUẨN BỊ :
GV: - Đàn phím điện tử. Băng đĩa nhạc, loa đài, máy tính, Trống con
HS: - SGK 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. HĐ Khởi động ( 3’) 
- Hãy kể tên những bài hát về thầy cô giáo mà em biết.
- GV gợi ý: Cô giáo, cô và mẹ, ngày đầu tiên đi học..
- GV bật nhạc bài Ngày đầu tiên đi học, HS vận động nhịp nhàng theo bài hát
 2. HĐ Khám phá- Luyện tập ( 30’) 
* Hát: Em thương thầy mến cô
 - Với mỗi người, ngôi nhà là tổ ấm yêu thương. Nơi ấy có biết bao người thân yêu đã vun vén hạnh phúc cho ta. Nhưng có một ngôi nhà nữa, ngôi nhà ghi dấu một thời thơ trẻ sôi nổi, đầy hăm hở của tuổi thơ ta. Nó ôm ấp biết bao nhiêu kỉ niệm về tình thầy, tình bạn. Và để đền đáp công lao dạy dỗ to lớn của quý thầy cô các em nhớ nhé phải hăng say học hành, ngoan ngoãn, vì quê hương vì đất nước. Bài hát Em thương thầy mến cô đã được Nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu sáng tác dành cho các em.
-Giáo viên cho HS nghe bài hát kết hợp vận động cơ thể hoặc biểu lộ cảm xúc.
- ? Em hãy nói cảm nhận ban đầu về lời bài hát.
- HD HS đọc lời ca  theo tiết tấu.
+ Câu 1: Sao em thương thầy và mến cô/, hằng chăm lo/, hằng gắng sức/.
+ Câu 2: Quyết chí/ đem trọn niềm hăng say /vì tương lai/ vì mai đây/. 
+ Câu 3: Nên em luôn luôn gắng công học hành/. Vì quê hương/, vì đất nước/.
+ Câu 4: Nên em luôn luôn khắc ghi trong lòng/ một tình yêu non sông/.
Câu 5: Sao em thương thầy và mến cô/, hằng chăm lo/, hằng gắng sức./(quay lại câu 1)
Câu 6: Quyết chí đem trọn niềm hăng say/ vì hôm nay /vì mai đây/. (quay lại câu 2 kết )
Giải thích “thương thầy”nghĩa là “yêu quý thầy”. hằng chăm lo, hằng gắng sức” nghĩa là “luôn chăm lo, luôn gắng sức”.
- HD tập hát từng câu nối tiếp đến hết bài
- Đàn giai điệu mỗi câu 2 đến 3 lần, bắt nhịp cho HS hát.
- Y/c:   các em lấy hơi ở đầu câu hát. 
-  GV chỉ định: 
- Nghe, sửa sai ( nếu có)
-  GV hướng dẫn HS thể hiện đúng những chỗ ngân dài 2, 3 phách chỗ cuối nghỉ 1 phách quay lại để kết.
- GV đàn cho học sinh hát cả bài với tốc độ ổn định, thể hiện tình cảm vui tươi, tha thiết.
- GV hướng dẫn HS vỗ tay đệm theo phách, nhịp.
 GV thực hiện mẫu câu đầu. HS quan sát và nhận xét cách vỗ tay theo nhịp, phách.
- Các nhóm cá nhân luân phiên luyện tập
- GV gọi 1 nhóm học sinh thực hành trước lớp luyện tập.
Nhóm nữ: Câu 1- nhóm nam- câu 2.Nhóm nữ: câu 3. Nhóm nam nữ câu 4
- GV nhận xét sửa sai nếu có.
-GV gọi một nhóm lên thực hiện trước lớp các nhóm còn lại quan sát và nhận xét.
-Gv Hỏi: Hôm nay các em học bài gì ?
-  Nội dung của bài hát truyền tải đến chúng ta thông điệp gì ?
- HD HS luyện tập bài hát theo nhóm, tổ, cá nhân
- GV yêu cầu các tổ, nhóm, cá nhân tập trình bày bài hát.
- GV nhận xét, sửa sai ( nếu có).
* Vận dụng - sáng tạo : Vận động theo tiếng trống
- GV gõ trống, HS nghe và quan sát vận động phù hợp.
- GV gõ trống cho HS thực hiện 3 lần
- Gọi 5 bạn lần lượt lên thực hiện.
3. HĐ Ứng dụng ( 2’)
- GV hỏi:
 + Hôm nay các em được học bài hát có tên là gì?
 + Ai là tác giả của bài hát?
 + Nội dung bài hát giáo dục các em điều gì?
- GV nhận xét câu trả lời của HS
- GV chốt lại mục tiêu của tiết học.
- GV khen ngợi các em có ý thức tập luyện, hát hay, vận động tốt. Động viên những em còn rụt rè, chưa mạnh dạn cần cố gắng hơn.
- Dặn các em về nhà xem lại các nội dung đã học và tìm một số động tác phụ họa cho bài hát em thương thầy mến cô.
- HS kể, có thể hát một câu hát trong bài hát mà em biết.
- HS vận động
- HS nghe, ghi nhớ
- HS nghe, vận động cơ thể theo.
- Nêu cảm nhận của mình.
- Đọc đồng thanh
- Tập hát từng câu
- Biết cách lấy hơi
- HS khá hát mẫu.
- Tập hát ngân đủ phách.
- Hát đúng theo nhạc đệm, thể hiện được tính chất của bài
- HS thực hiện
- Thực hiện theo nhóm
- Theo dõi, lắng nghe.
- HS thực hiện theo nhóm
- Thực hiện.
- HS trả lời câu hỏi
- HS luyện tập
- Các nhóm, tổ, cá nhân trình bày bài hát
- HS quan sát, ghi nhớ
- HS thực hiện 
- Các nhóm thực hiện 
- HS trả lời câu hỏi
- HS nghe, ghi nhớ
********************************************
Âm nhạc 2
( Chủ đề 2: Biết ơn thầy cô giáo - tiết 6)
ÔN TẬP BÀI HÁT: EM THƯƠNG THẦY MẾN CÔ
 NGHE NHẠC BÀI: LỜI CÔ
I. MỤC TIÊU:
 - Hát đúng cao độ, trường độ bài hát Em thương thầy mến cô. Hát rõ lời ca và thuộc lời, biết hát đối đáp và vận động đơn giản.
- Nghe và vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu bài hát Lời cô.
- Chăm chú nghe và thể hiện cảm xúc khi nghe, nhớ tên bài hát được nghe.
 - Có kĩ năng hát cơ bản, hát hòa giọng với tập thể
 - Biết hát một mình và hát cùng người khác.
 - Biết kính yêu thầy cô giáo, yêu mái trường, bạn bè.
II. CHUẨN BỊ :
GV: - Đàn phím điện tử. Băng đĩa nhạc, loa đài, máy tính. 
HS: - SGK 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. HĐ Khởi động ( 3’) 
- Cho HS hát vận động theo nhạc bài Em thương thầy mến cô
 2. HĐ Khám phá- Luyện tập ( 30’) 
* Ôn tập bài hát: Em thương thầy mến cô(18’)
 - GV cho HS nghe lại bài hát kết hợp vỗ tay nhịp nhàng.
- GV cho HS hát cùng nhạc đệm 1-2 lần, tập lấy hơi và thể hiện sắc thái.
 + GV hướng dẫn HS tập hát đối đáp và hòa giọng.
Người hát
Câu hát
HS nữ
Sao em thương . hằng gắng sức.
HS nam
Quyết chí đem chọn.. vì mai đây.
HS nữ
Nên em luôn luôn .. vì đất nước.
HS nam
Nên em luôn luôn . yêu non sông.
Cả lớp
Sao em thương thầy. vì mai đây
- GV cho HS chơi trò chơi hỏi - đáp hòa giọng theo nhóm, tổ, các hình thức khác nhau.
- GV nhận xét, sửa sai ( nếu có).
+ GV hướng dẫn hs hát kết hợp vận động.
Câu hát
Động tác
Sao..mến cô
Tay trái đứa ngang vai, tay phải đưa ngang vai, lần lượt thu 2 tay vào trước ngực.
Hằng  gắng sức
Mở 2 tay lên cao, thu 2 tay đặt chéo trên ngực.
Quyết hăng say
2 tay đặt lên vai, giậm chân tai chỗ.
Vì  vì mai đây
Tay trái đưa lên cao, chân phải đưa về đằng sau. Tay phải đưa lên cao, chân trái đưa về phía sau.
Nên  học hành
Hai tay từ trên cao thu về trước ngực tạo hình quyển sách, giậm chân tại chỗ.
Vì  đất nước
Đưa hai tay sang trái, tay trái thế cao, tay phải thế thấp,người nghiêng sang trái.
Đưa hai tay sang phải, tay phải thế cao, tay trái thế thấp,người nghiêng sang phải.
Nên em  non sông
Hai tay thu về trước ngực tạo hình bông hoa sen, giậm chân tại chỗ.
Hai tay mở thế cao, xoay cả người một vòng từ trái qua phải
- GV gọi một vài học sinh có năng khiếu trình bày lại
 - Luyện theo dãy, nhóm 
- GV mời một vài nhóm lên trình bày
 - Khuyến khích HS sáng tạo những động tác phù hợp và hay hơn
* Nghe nhạc: Lời cô ( 12’)
 - GV giới thiệu: Bài hát Lời cô nhạc Đặng Hưng, lời Phạm Hiến. 
- GV cho HS nghe lần thứ nhất rồi hỏi các em cảm nhận về bài hát
+ Bài hát vui tươi hay tha thiết?
+ Tốc độ bài hát nhanh hay chậm?
+ Người hát là trẻ em hay người lớn?
+ Giọng hát là nam hay nữ?
+ Hình thức hát là đơn ca hay tốp ca?
- GV cho HS nghe nhạc kết hợp với gõ đệm, vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu ( có thể gõ đệm theo các kiểu nhịp- phách- tiết tấu) 
- GV đàn và hát lại 1 câu khoảng 2 - 3 lần yêu cầu HS nhận biết và nhớ được để hát lại câu đó.
 - GV có thể thực hiện câu hát khác.
3. HĐ Ứng dụng ( 2’) 
- Giáo dục thái độ và phẩm chất cho HS về sự kính trọng, biết ơn thầy cô giáo thông qua những hoạt động cụ thể như: biết chào hỏi, biết nghe lời thầy cô...
- GV chốt lại mục tiêu của tiết học, khen ngợi các em có ý thức tập luyện, hát hay, vận động tốt. Động viên những em còn rụt rè, chưa mạnh dạn cần cố gắng hơn.
- Dặn các em về nhà xem lại các nội dung đã học.
- HS thực hiện 
- HS nghe kết hợp vỗ tay. 
- Luyện tập thể hiện sắc thái bài hát.
- HS theo dõi GV làm mẫu, thực hiện theo HD
- HS thực hiện
 - HS luyện tập
 - HS sáng tạo thể hiện động tác của mình.
- HS nghe, ghi nhớ 
- HS nghe, cảm nhận và trả lời câu hỏi.
- HS nghe nhạc kết hợp gõ đệm, vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu. 
- HS nghe và trình bày lại câu hát.
 - HS thực hiện.
- HS nghe, ghi nhớ
*****************************************
Âm nhạc 2
( Chủ đề 2: Biết ơn thầy cô giáo - tiết 7)
 ĐỌC NHẠC
 VẬN DỤNG SÁNG TẠO: PHÂN BIỆT 
ÂM THANH CAO - THẤP
I. MỤC TIÊU:
- Đọc được nhạc đúng tên nốt, đúng cao độ nét nhạc với nốt Đô, Rê, Mi, Pha Son theo kí hiệu bàn tay.
- Bước đầu biết cảm nhận về cao độ, trường độ, cường độ thông qua hoạt động trải nghiệm và khám phá. Biết phân biệt âm thanh cao - thấp. 
 - HS tham gia bài học với tinh thần vui vẻ, hồn nhiên và tự tin trước tập thể.
- Giáo dục học sinh biết đoàn kết, vui vẻ, hòa đồng với bạn. Tự tin trong các hoạt động sinh hoạt tập thể.
II. CHUẨN BỊ :
GV: - Đàn phím điện tử. Băng đĩa nhạc, loa đài, máy tính. 
HS: - SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
. HĐ Khởi động ( 3’) 
- Cho HS hát vận động theo nhạc bài Em thương thầy mến cô
2. HĐ Khám phá- Luyện tập ( 30’)
* Đọc nhạc (18’)
- Tiết học trước các em đã được học những nốt nhạc nào?
- GV giới thiệu hai nốt Pha trên khuông nhạc
- Làm mẫu kí hiệu bàn tay nốt Pha và cho HS quan sát
- GV sửa sai cho các em chưa làm đúng.
- Gợi ý cho HS tự nhớ lại kí hiệu bàn tay nốt Đô, Rê, Mi, Pha, Son
- GV dùng nhạc cụ lấy cao độ chuẩn, hướng dẫn HS đọc 5 nốt Đô, Rê, Mi Pha, Son kết hợp thể hiện kí hiệu bàn tay với tốc độ chậm.
- GV cho HS đọc nét nhạc dưới đây kết hợp thể hiện kí hiệu bàn tay, với nhịp độ nhanh vừa 
- GV mời từng tổ đọc nhạc, kết hợp kí hiệu bàn tay.
- GV nhận xét, sửa sai cho HS ( nếu có)
- Cho HS đọc thêm một đến hai nét nhạc tương tự như vậy.
- Tổ chức cho HS chơi oẳn tù tì theo cặp, bạn thắng thì làm kí hiệu bàn tay, bạn thua thì đọc nhạc.
* Vận dụng sáng tạo: Phân biệt âm thanh cao - thấp (12’)
- GV dùng nhạc cụ chơi 2 nốt Đô và Son
- Nếu HS nhận ra âm thanh thấp thì vỗ tay xuống đùi, nếu nhận ra âm thanh cao thì giơ 2 tay lên cao.
- GV đàn 3 lần
GV đàn các nốt khác nhau (VD: Đô - Son, Son - Mi.)
- Cho HS chơi theo hình thức cả lớp, nhóm, tổ, cá nhân.
- Gv nhận xét, biểu dương.
3. HĐ Ứng dụng ( 2’)
- GV nhắc lại yêu cầu, khen ngợi các em có ý thức tập luyện, hát hay, vận động tốt. Động viên những em còn rụt rè, chưa mạnh dạn cần cố gắng hơn.
- Dặn các em về nhà xem lại các nội dung đã học: tập biểu diễn bài hát, tập đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay và tập mô phỏng âm thanh cao - thấp.
- Cả lớp đứng hát kết hợp vận động theo nhạc
- Trả lời: Đô, Rê, Mi.
- HS nghe
- Tập làm kí hiệu bàn tay nốt Pha.
- Nhớ và làm lại kí hiệu các
- HS thực hiện
- HS thực hiện
- Từng tổ thực hiện
- Chơi theo cặp đôi.
- HS thực hiện
- Cả lớp thực hiện
- HS thực hiện
- HS nghe và về nhà thực hiện
*********************************************
Âm nhạc 2
( Chủ đề 2: Biết ơn thầy cô giáo - tiết 8)
NHẠC CỤ
VẬN DỤNG - SÁNG TẠO:
THỂ HIỆN NHỊP ĐIỆU BẰNG NGÔN NGỮ
I. MỤC TIÊU:
- Biết thêm nhạc cụ phương tây Tem-bơ-rin, Trai-en-gô
- Biết thêm hình thức vỗ tay mạnh nhẹ thay cho ngôn ngữ
- Chơi Tem-bơ-rin, Trai-en-gô và động tác tay chân, thể hiện được mẫu tiết tấu, biết ứng dụng để đệm hát cho b

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_am_nhac_lop_2_sach_canh_dieu_chuong_trinh_ca_nam.docx