I. KHÁI NIỆM Động từ khuyết thiếu/ Động từ khiếm khuyết hay Động từ thể cách là những động từ đặc biệt bổ nghĩa cho động từ chính trong câu và không thể đứng riêng lẻ một mình. Động từ khuyết thiếu có thể giúp người nói bộc lộ thái độ như cảm giác về sự cần thiết, khuyên bảo, khả năng xảy ra và động từ khuyết thiếu cũng có thể thể hiện mức độ của những trạng thái đó. Mỗi động từ trạng thái có thể có nhiều hơn 1 nghĩa hoặc cách sử dụng. Dưới đây là một số nguyên tắc cơ bản: Các động từ khuyết thiếu I can do it You could do it We had better do it They may do it He might do it She + must do it It ought to do it shall do it should do it will do it would do it Động từ khuyết thiếu được dùng với tất cả các chủ ngữ và không cần thêm s/es nếu chủ ngữ ở dạng ngôi thứ 3 số it. Ví dụ: She can do it. Sai: She cans do it. Theo sau động từ khuyết thiếu là động từ nguyên thể không chia Ví dụ: She can do it Sai: She can to do it. She can does it. She can did it. Cụm từ thể cách tương đương động từ khuyết thiếu Be able to do it Be going to do it Be supposed to do it Have to do it Have got to do it Used to do it Các cụm từ thể cách này có nghĩa tương đương một số động từ khuyết thiếu và có cách sử dụng tương đương động từ khuyết thiếu. Động từ nguyên thể được sử dụng theo sau các cụm này. II. ĐỘNG TỪ KHUYẾT THIẾU 2.1 Can - diễn tả một sự việc có thể xảy ra hay ai đó có khả năng làm được việc gì. VD: You can speak English. (Bạn có thể nói tiếng Anh) - Sự xin phép và cho phép hoặc lời yêu cầu, đề nghị hoặc gợi ý VD: Can I use your phone? (Tôi có thể sử dụng điện thoại của bạn không?) - Dạng phủ định của can là can’t (can not) VD: I’m afraid I can’t come to the party on Friday. (Tôi e rằng tôi không thể đi dự tiệc vào ngày thứ sáu.) * Chú ý: (be) able to có thể thay thế được cho CAN (nhưng CAN vẫn được dùng nhiều hơn) VD: Are you able to speak English? (Bạn có thể nói được tiếng Anh không?) - CAN chỉ có hai dạng CAN (present) và COULD (past) nên khi cần thiết chúng ta phải dùng (BE) ABLE TO VD: I can’t sleep. (Tôi không ngủ được.) Nhưng I haven’t been able to sleep recently. (Gần đây tôi không ngủ được.) (can không có present perfect) Tom can come tomorrow. (Ngày mai Tom có thể đến.) Nhưng Tom might be able to come tomorrow. (Ngày mai Tom có khả năng sẽ đến.)(can không có infinitive) 2.2. Could: - Diễn tả điều gì có thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai, nhưng không chắc chắn VD: The phone is ringing. It could be Tim. (Điện thoại đang rung. Có thể là Tim đang gọi) - Sự xin phép, yêu cầu lịch sự (lịch sự và trang trọng hơn “can”) VD: Could you mail this letter for me? (Bạn có thể gửi lá thư này chỗ tôi không?) - Diễn tả khả năng ở quá khứ VD: My brother could speak English when he was five. (Anh trai tôi có thể nói Tiếng Anh khi anh ấy 5 tuổi) * Chú ý: Chúng ta dùng COULD để chỉ khả năng nói chung (general ability). Nhưng để đề cập tới một sự việc xảy ra trong một tình huống đặc biệt (particular situation), chúng ta dùng WAS/ WAS ABLE TO (không dùng COULD) VD: - Jack was an excellent tennis player. He could beat anybody. (= He had the general ability to beat anybody) - Jack là một vận động viên quần vợt cừ khôi. Anh ấy có thể đánh bại bất cứ ai. (=anh ấy có một khả năng nói chung là đánh bại bất cứ ai) Nhưng Jack and Alf had a game of tennis yesterday. Alf played very well but in the end Jack managed to beat him or was able to beat him (= he managed to beat him in this particular game - Jack và Alf đã thi đấu quần vợt với nhau ngày hôm qua. Alf đã chơi rất hay nhưng cuối cùng Jack đã có thể hạ được Alf. (= Jack đã thắng được anh ấy trong trận đấu đặc biệt này) 2.3. May/Might * May - Chúng ta dùng "May" để xin phép.Nhưng nó khá là trang trọng và không thường dùng trong tiếng Anh hàng ngày hiện nay. VD: May I borrow your pen? Tôi có thể (xin phép) mượn cây bút của anh không? - Sắp sửa làm việc gì VD: I may go to the store later(Lát nữa tôi có thể sẽ đi ra cửa hàng.) - Cho phép ai làm gì VD: You may watch TV afer dinner. (Con được phép coi tivi sau giờ ăn tối.) - dùng để diễn tả khả năng của sự việc VD: It may rain later today. - Dùng may để cấm nhưng cấm lịch sự VD: Students may not use this lecture theatre - Dùng chúc tụng hay nói về hi vọng VD: May you both be very happy (chúc mừng đôi uyên ương hạnh phúc) * might -Might là quá khứ của may VD: The professor told me that we might use his office for this seminar. - dùng để diễn tả khả năng của sự việc nhưng ở mức độ thấp VD: She is a very busy, but I hope she might join us tomorrow (khả năng xảy ra thấp) - Might cũng có thể thay thế cho cách nói“would perhaps” VD: Thay vì nói: Don’t break bottle. Perhaps you would get hurt Chúng ta có thể nói gọn hơn: Don’t break bottle. You might get hurt - Đặt câu hỏi: không nên dùng may để hỏi về một sự kiện có khả năng xảy ra, mà nên dùng might VD: Không nên nói: May you go shopping tonight? Nên nói: Are you likely to go shopping tonight? Hoặc nên nói: Might you go shopping tonight? - Dùng để xin phép nhưng nhún nhường và lịch sự hơn VD: I wonder if I might have a little more wine Chú ý: Thỉnh thoảng chúng ta muốn cho ai đó một lựa chọn tối ưu, chúng ta cũng có thể dùng may/might as well VD: It is so boring today. We may as well go home. We might as well go out (hàm ý nói chẳng có việc gì xứng đáng hơn là đi chơi) 2.4. Must - Diễn đạt sự cần thiết, bắt buộc ở hiện tại hoặc tương lai, không dùng cho quá khứ VD: You must get up early in the morning. (Bạn phải dậy sớm vào buổi sáng) - Must được dùng để diễn đạt sự bắt buộc đến từ phía người nói (cảm xúc và mong ước của người nói). VD: I really must stop smoking (Thực sự tôi phải bỏ thuốc thôi => Và Bản thân tôi muốn bỏ.) - Must not (mustn’t) được dùng để chỉ sự cấm đoán – nói rằng điều gì không nên làm, hoặc bảo ai không được làm điều gì. VD: We mustn’t park here. (Chúng ta bị cấm đỗ xe ở đây) 2.5. Have to - Dùng tương đương với must để diễn đạt sự cần thiết VD: I have to go to the hospital (Tôi phải đi tới bệnh viện) - Have to được dùng để diễn đạt sự bắt buộc do tình thế hoặc do điều kiện bên ngoài (nội quy, luật pháp, quy định, mệnh lệnh, ) VD: I have to stop smoking. Doctor’s orders (Tôi phải bỏ thuốc thôi. Bác sĩ yêu cầu đấy =>Theo yêu cầu của bác sĩ) - don’t have to chỉ sự không cần thiết. Trợ động từ “do” được dùng với “have to” trong câu hỏi và câu phủ định. VD: You don’t have to wash these shoes, they’re clean. (Bạn không cần giặt giày đâu, nó sạch mà) 2.6. Will - Diễn đạt hoặc dự đoán sự việc, tình huống sẽ xảy ra trong tương lai VD: Tomorrow I will have an exam (Ngày mai tôi sẽ có một bài kiểm tra) - Đưa ra một quyết định ngay thời điểm nói VD: I will go to the store right now (Tôi sẽ đến cửa hang ngay bây giờ) - Đưa ra lời đề nghị, lời yêu cầu, lời mời VD: Will you have dinner with me? (Bạn đi ăn tối cùng tôi nhé?) 2.7 Would - Diễn tả một giả định ở quá khứ hoặc dự đoán về một tình huống có thể sảy ra trong tương lai VD: He was so tired. He would get up late the tomorrow (Anh ấy rất mệt. Ngày mai, chắc anh ấy sẽ dậy muộn) - Được dùng trong lời mời, yêu cầu một cách lịch sự VD: Would you like to go out with me tonight? (Bạn có muốn ra ngoài cùng tôi tối nay không?) - Nói về giả định - điều người nói tưởng tượng. Ví dụ: I would hate to miss the show. (Tôi ghét việc sẽ phải lỡ chương trình ấy lắm). 2.8. Shall - Dùng trong cấu trúc thì tương lai VD: I shall take a holiday at the weekend (Tôi sẽ đi nghỉ mát vào cuối tuần) - Đề xuất làm gì với ngôi "I", "we". VD: "I'm cold." "Shall I close this window?" (Lạnh quá. Tôi đóng cửa sổ nhé?) - Giao nhiệm vụ cho người khác một cách trang trọng. VD: You shall obey the rules. (Anh sẽ phải tuân theo các quy tắc). - Diễn tả một lời hứa, một sự quả quyết hay mối đe dọa + Lời hứa: VD: Don't worry! My wife shall bring you the money tomorrow morning (Đừng lo. Sáng mai vợ tôi sẽ đem tiền trả cho bạn) + Đe dọa: VD: You shall be punished if you disobey me. (Nếu không tuôn lệnh tôi, anh sẽ bị phạt) + Quả quyết, bắt buộc: VD: Each competitor shall wear a number. (Mỗi người dự thi phải mang số) 2.9 Should - Dùng thay cho must khi không muốn diễn tả một ý nghĩa quá bắt buộc ai đó phải làm gì. VD: You should apply for the position before 15 September (Bạn nên nộp đơn ứng tuyển cho vị trí trước ngày 15 tháng 9) - Dùng trong câu khuyên ai đó nên làm gì, và tương đương với ought to. VD: She should tell him the truth. (Cô ấy nên nói cho anh ấy biết sự thật) - Diễn tả hành động lẽ ra nên sảy ra trong quá khứ nhưng thực tế là đã không xảy ra VD: He should have apologized her. (Lẽ ra anh ấy nên xin lỗi cô ấy => nhưng thực tế thì anh ấy đã không xin lỗi) 2.10. Ought to - OUGHT TO có nghĩa là “nên”, gần giống với should. Trong hầu hết các trường hợp OUGHT TO có thể được thay thế bằng should. VD: They ought to (should) pay the money. (Họ nên trả tiền) He ought to (should) be ashamed of himself. (Anh ta nên tự cảm thấy xấu hổ về chính mình) – OUGHT TO cũng dùng để diễn tả một sự gần đúng, rất có thể đúng (strong probability). VD: If Alice left home at 9:00, she ought to be here any minute now. (Nếu Alice rời khỏi nhà lúc 9 giờ, rất có thể cô ấy sẽ ở đây trong vài phút nữa) – OUGHT TO có thể dùng trong tương lai với các từ xác định thời gian tương lai như tomorrow, next Tuesday VD: Our team ought to win the match tomorrow. (Đội của chúng tôi sẽ chiến thắng vào ngày mai) – OUGHT NOT TO HAVE + past participle diễn tả một sự không tán đồng về một hành động đã làm trong quá khứ. VD: You ought not to have spent all that money on such a thing. (Bạn lẽ ra không nên tiêu hết tiền vào một thứ như vậy) III. BÁN ĐỘNG TỪ KHUYẾT THIẾU 3.1. DARE * Động từ khuyết thiếu - Không dùng ở thể khẳng định, chỉ dùng ở thể nghi vấn và phủ định VD:Dare he go and speak to her? (động từ khuyết thiếu) (Anh ta dám đến và nói với cô ấy sao?) You daren’t climb that tree, dare you? (động từ khuyết thiếu) (Bạn không dám trèo lên cái cây đó, đúng không?) - Dare không được dùng ở thể khẳng định ngoại trừ thành ngữ I dare say/ I daresay với 2 nghĩa sau: + Tôi cho rằng: I dare say there will be a restaurant car at the end of the train + Tôi thừa nhận là: I dare say you are right. - How dare/ dared + S + Verb in simple form: Sao ... dám (tỏ sự giận giữ) VD: How dared you open my letter: Sao mày dám mở thư của tao. * Động từ thường - Dare sb to do something: Thách ai làm gì VD: He doesn’t dare to answer my letter. (Anh ta không dám trả lời thư của tôi) She didn’t dare to say a word, did she? (Cô ấy đã không dám nói một từ nào đúng không?) 3.2 NEED * Need là động từ khuyết thiếu –Khi là động từ khuyết thiếu NEED chỉ có hình thức Hiện tại và có đầy đủ đặc tính của một động từ khuyết thiếu. Nó có nghĩa là “cần phải”, tương tự như have to. Vì thế nó cũng được xem là một loại phủ định của must. VD: Need he work so hard? (Anh ấy cần phải làm việc rất vất vả đúng không?) You needn’t go yet, need you? (Bạn không cần phải đi đúng không?) – Có một điều cần nhớ là động từ khuyết thiếu NEED không dùng ở thể xác định. Nó chỉ được dùng ở thể phủ định và nghi vấn. Khi dùng ở thể xác định nó phải được dùng với một từ ngữ phủ định. VD: You needn’t see him, but I must.(Bạn không cần gặp anh ấy, nhưng tôi phải) I hardly need say how much I enjoyed the holiday. (Tôi không cần nói về việc tôi đã tận hưởng kì nghỉ như thế nào) - Dùng sau các từ như if/ whether/ only/ scarcely/ hardly/ no one VD: I wonder if I need fill out the form This is the only form you need fill out. - Needn't + have + P2 : Lẽ ra không cần phải VD: You needn't have come so early - only waste your time. * Need là động từ thường: - Cấu trúc: S + need + to V VD: My friend needs to learn Spanish. - Dạng bị động: S + need + to be + P2/ V-ing VD: The grass needs cutting hoặc: The grass needsto be cut - Need = to be in need + noun vi du: Jill is in need of money (Jill needs money). IV. CÁC Ý NGHĨA CƠ BẢN CỦA ĐỘNG TỪ 4.1. Đề nghị lịch sự 1. ĐỀ NGHỊ LỊCH SỰ VỚI “I” LÀM CHỦ NGỮ MAY I COULD I MIGHT I May I (please) borrow your pen? Could I borrow your pen (please)? May I và Could I được sử dụng để xin phép. Tính lịch sự của hai cụm là tương đương như nhau. Trong câu đề nghị lịch sự, could mang nghĩa hiện tại hoặc tương lai, không mang nghĩa quá khứ. Might cũng có thể được sử dụng nhưng Might không thực sự phổ biến trong giao tiếp thường ngày. CAN I Can I borrow your pen? Can I được sử dụng để xin phép, đặc biệt khi người nói và người nghe có quan hệ thân thiết và ngang bằng nhau. Tính lịch sự của Can I thấp hơn Could I TYPICAL RESPONSES: Certainly. Yes, certainly. Of course. Yes, of course. Sure. (Sử dụng khi không yêu cầu tính trang trọng) Để trả lời cho một lời đề nghị, người được đề nghị có thể sử dụng hành động: lắc hoặc gật đầu hay đơn giản là “ừ hừm!” 2. ĐỀ NGHỊ LỊCH SỰ VỚI YOU LÀM CHỦ NGỮ WOULD YOU WILL YOU Would you pass the salt (please)? Will you (please) pass the salt? Would you và Will you có nghĩa tương đương nhau. Would you có vẻ lịch sự hơn. Tuy nhiên, tính lịch sự của lời đề nghị còn phụ thuộc vào sắc thái và ngữ điệu của người nói. COULD YOU Could you pass the salt (please)? Về cơ bản Could you và Would you tương đương nghĩa. Chỉ có chút ít sự khác nhau: Would you = Do you want to do this please? Could you = Do you want to do this please, and is it possible for you to do this? CAN YOU Can you (please) pass the salt? Can you thường được sử dụng trong bối cảnh không trang trọng. Tính lịch sự của Can you thấp hơn so với Could you vàWould you. TYPICAL RESPONSES: Yes I’d (I would) be happy to/ be glad to Certainly. Sure. (không trang trọng) Ta thường đồng ý với những lời đề nghị lịch sự, nhưng nếu từ chối là cần thiết thì ta có thể nói: “I’d like to, but” Ví dụ: I’d like to pass the salt, but I can’t reach it. Sai: May you pass the salt? May chi được sử dụng với I và We trong lời đề nghị lịch sự. 3. LỜI ĐỀ NGHỊ LỊCH SỰ VỚI WOULD YOU MIND Câu hỏi xin phép: Would you mind if I closed the window? Would you mind if I used the phone? Lưu ý: Would you mind if được theo sau bởi thì quá khứ đơn. Sử dụng Would you mind có nghĩa: Liệu tôi có thể đóng cửa được không? Điều đó có gây bất tiện hay không khó chịu gì cho. Lưu ý: Dù thì quá khứ đơn được sử dụng nhưng ý nghĩa của câu trên đề cậu đến hiện tại và tương lai. Typical responses: No, no at all/ Of course not. No, that would be fine. Một cách phản ứng khác là uhm-uhm cũng có nghĩa là “No.” Đề nghị ai đó làm gì Would you mind closing the window? Excuse me. Would you mind repeating that? Would you mind được theo sau bởi động từ V-ing. Có nghĩa: Mình không muốn gây phiền cho cậu nhưng liệu cậu có thể đóng giúp mình cái cửa được không? Typical Responses: No. I’d happy to. Not at all. I’d glad to. Sure./ Okay. (Không trang trọng) Trong giao tiếp thông thường: Sure và Okay khá phổ biến, dù theo logic ta phải trả lời: No, I wouldn’t mind (Không, tôi không cảm thấy phiền). 4.2. Diễn tả sự cần thiết: Must, Have To, Have Got To 1. MUST MUST có nghĩa là “phải” diễn tả một mệnh lệnh hay một sự bắt buộc. Must dùng trong câu suy luận logic, một kết luận đương nhiên, một cách giải thích duy nhất, hợp lý theo suy nghĩ của người nói. Must Not (mustn’t) diễn tả một lệnh cấm Khi muốn diễn tả thể phủ định của must với nghĩa “không cần thiết” ta dùng need not (needn’t) You must drive on the left in London. You have worked hard all day, you must be tired. You mustn’t walk on the grass Must I do it now? – No, you needn’t. Tomorrow will be soon enough. 2. MUST VÀ HAVE TO Have to không thể thay thế Must trong câu suy luận logic. Must và Have to đều có thể dùng để diễn tả sự cưỡng bách, bắt buộc. Tuy nhiên Must mang ý nghĩa sự cưỡng bách đến từ người nói trong khi Have to mang ý nghĩa sự cưỡng bách đến từ hoàn cảnh bên ngoài (Ví dụ: Từ Bố mẹ, nhà trường, sếp, luật lệ) Don't have to mang nghĩa không cần thiết phải làm việc gì đó. He must be mad. (I personally thought that he was mad) Passengers must cross the line by the bridge. I don't have to get up early at weekend. 3. HAVE TO và HAVE GOT TO Đều thể hiện sự cần thiết. Have got to được sử dụng chủ yếu trong văn nói hàng ngày. Have to được sử dụng cả trong môi trường trang trọng và không trang trọng I have got to go now. I have a class in ten minutes. I have to go now. I have a class on ten minutes. Got to thường được phát âm như “gotta”. Đôi khi trong văn nói, have được lược bỏ I have got to go. I gotta do it. Không có dạng quá khứ của must và have got to. Dạng quá khứ của have to là had to. I have to/have got to/ must study tonight. I had to study last night. 4.3. Thể hiện lời khuyên: Should, Ought to, Had Better * So sánh chung Linda is talking on her mobile phone and driving. You tell her, "You really should stop the car if you are going to talk on the phone..." "... and you had better not let the police catch you. They will give you a £200 fine and 3 points on your licence.” Chúng ta sử dụng should và ought to đề đưa ra lời khuyên. Sắc thái của nó là: Đó là một ý tưởng tốt, nên thực hiện nó hoặc đây là vấn đề quan trọng thuộc về bổn phận, nên thực hiện nó; Had better được sử dụng khi muốn đưa ra lời khuyên có sắc thái mạnh, như là một lời cảnh báo, đặc biệt, nếu không thực hiện theo lời khuyên thì có thể sẽ có những hậu quả tiêu cực. Had better thường được sử dụng nhiều trong văn nói hơn văn viêt. Should Ought to Had better Khuyên bảo Khuyên bảo Lời khuyên manh tính cấp thiết, sắc thái mạnh. You should brush your teeth three times a day. We should take a taxi because it is quite a long walk. You ought to brush your teeth three times a day. We ought to take a taxi because it is quite a long walk. Ought to trong văn nói có thể được phát âm giống như “otta”. We had better study tonight because the exam is tomorrow morning, We had better take a taxi because we don't have time to walk. * Dạng thức Should Ought to Had better Positive Should + V-inf He should study. Ought + to + V-inf He ought to study. Had better + V-inf He had better study. Abbriviation KHÔNG TỒN TẠI He’d better study. Negative Should + not + V-inf (Shouldn’t) He shouldn’t study. Ought + to + not + V-inf He ought not study. Ở dạng phủ định, “had” được lược bỏ. Ought to không thường được sử dụng với dạng phủ định. Had better + not + V-inf You’d better not be late. Trong văn nói, đôi khi “had” được lược bỏ. Question Should + S + V-inf What should I do? Ought to thường không đượcsử dụng trong câu hỏi. Had better thường không được sử dụng trong câu hỏi * Thì quá khứ của Should, Ought to và Had better Hãy xem ví dụ sau nhé: I had a test this morning. I didn’t do well on the test because I didn’t study last night. I should have studied last night. You were supposed to be here at 10 p.m, but you didn’t come until midnight. We were worried about you. You should have called us (You did not call. Dạng thức: should have + V-PP (quá khứ phân từ) I should have studied: học bài là một ý kiến hay nhưng nhân vật trong ví dụ đã không thực hiện điều đó. Đó thực sự là một sai lầm. Dạng thức should have được sử dụng để nói đến sự nuối tiếc lẽ ra phải thực hiện (hoặc không thực hiện) điều gì đó trong quá khứ. We went to a movie, but it was a waste of time and money. We should not have gone to the movie. Dạng phủ định: should + not have + V –PP (Quá khứ phân từ). Should not have gone means: We did go. We did a mistake. Dạng quá khứ của ought to là ought to have + V-pp. Thực tế, should have được phổ biến hơn ought to have. Had better have thì hiếm khi được sử dụng, nếu có, sẽ chỉ xuất hiện trong văn nói. 4.4. Đưa ra gợi ý, kỳ vọng * Let’s, Why don’t, Shall I/we Usage Examples Positive form: Let’s = Let us + V-inf Negative form: Let’s not + V-inf Let’s đồng nghĩa với cụm: I have a suggestion for us. Let’s go to a movie. Let’s not go to a movie. Let’s stay at home instead. Why don’t chủ yếu được sử dụng trong văn nói để đưa ra lời đề nghị một cách thân mật. Ta có cụm: Why don’t we = Let’s Why don’t we go to a movie? Why don’t we come around seven? Why don’t I give Mary a call? Nếu sử dụng Shall đi với I hoặc We trong câu hỏi ta có người nói đưa ra lời đề xuất và hỏi người nghe liệu rằng họ có đồng tình với đề xuất đó hay không. Shall có sắc thái tương đối trang trọng và không thực sự phổ biến. Đôi khi, Shall we? Được sử dụng như câu hỏi đuôi đặt sau Let’s (xem ví dụ bên) Shall I open the window? Is that okay for you? Let’s go, shall we? Let’s go, okay? * Could & Should Quy tắc Examples Could cũng có thể được sử dụng để đưa ra lời đề xuất. Could + V-inf We could go on a picnic. = Why don’t we go on a picnic? Should được sử dụng để đưa ra lời khuyên. Người nói mong muốn truyền tải rằng, điều đó thực sự quan trọng và nên làm nótrong tương lai. Đôi khi may be được sử dụng để giảm nhẹ sắc thái của lời khuyên. Could được dùng để đưa ra đề xuất hoặc khả năng nào đó mà người nghe có thể lựa chọn. I am having trouble in math class. You should talk to your teacher. Maybe you should talk to your teacher. You could talk to your teacher. Or you could ask Anna to help you with your math lessons. Or I could try to help you. Should have + V-pp: như ta đã học trong bài 3, được sử dụng để nêu lên sự tiếc nuối về những điều ta lẽ ra nên (hoặc không nên) thực hiện trong quá khứ. Could have + V-pp: đưa ra những khả năng của sự việc trong quá khứ. I failed my math class. => You should have talked to your teacher. (You didn’t do it. You made a mistake.) You could have talked to your teacher. Or you could have asked Ann to help you with your math. Or I could have tried to help you. * Expectations: Be supposed to Examples Usage The game is supposed to begin at 10 The committee is supposed to vote by secret ballot. Be supposed to + V-inf Được dùng để diễn tả sự mong đợi điều gì đó xảy ra, thường là các sự kiện đã được lên lịch trình, hoặc các thủ tục hành chính được thực hiện chính xác. I am supposed to go to the meeting. My boss told me that he wants me to attend. The children are supposed to put away their toys before the go to bed. Be supposed to cũng được sử dụng để mô tả sự mong đợi về hành vi của một đối tượng nào đó. Jack was supposed to call me last night. I wonder why he didn’t. Thì quá khứ của be supposed to diễn tả sự thực là mong đợi đã không được đáp ứng. Trong ví dụ, người nói đã mong đợi Jack gọi điện nhưng anh ấy không làm thế. So sánh: I suppose = I think, I guess, I believe I am supposed to = I am expected to Suppose ở dạng nguyên thể mang nghĩa “cho là, cho rằng, tưởng rằng”. Be supposed to: mang nghĩa: được cho là, mang bổn phận là 4.6. Thể hiện mức độ chắc chắn * Hiện tại Examples Quy tắc - Why isn’t John in class? 100% sure: He is sick. 95% sure: He must be sick. Less than 50% sure: He may be sick. He might be sick. He could be sick. Nếu ta chắc chắn 100% rằng sự việc đó sẽ xảy ra thì không cần thiết sử dụng động từ khuyết thiếu. John is sick: Chắc chắn là Tom bị ốm, đó là sự thật. Why isn’t John in class? He must be sick. (Usually he is in class everyday but when I saw him last night, he wasn’t feeling good. So my best guess is that he is sick today. I can’t think of another possibility.) Must dùng để diễn tả tính chắc chắn cao về một sự việc ở hiện tại dựa trên những suy luận logic của người nói với bằng chứng xác thực. Tuy nhiên, mức độ chắc chắn thấp hơn 100% Why isn’t John in class? He may be sick. He might be sick. He could be sick. (I don’t really know. He may be at home watching TV. He might be at the library. Or he could be out of town.) May, might và could diễn tả mức độ chắc chắn thấp. Người nói chỉ đơn thuần đưa ra những dự đoán. Lưu ý: Maybe (1 từ) là một trạng từ: Maybe he is sick. May be (2 từ) là động từ khuyết thiếu: He may be sick. * Hiện tại (phủ định) Mức độ chắc chắn của động từ khuyết thiếu ở dạng phủ định hoàn toàn khác với dạng khẳng định. Vì vậy các bạn cần chú ý nhé! Quy tắc Examples 100% sure: Sam isn’t hungry. 99% sure: Sam couldn’t be hungry. San can’t be hungry. 95% sure: Sam must not be hungry. Less than 50% sure: Sam may not be hungry. Sam might not be hungry. Tương tự, nếu ta chắc chắn rằng Sam không đói, ta sử dụng thì đơn và không dùng động từ khuyết thiếu. Sam doesn’t want anything to eat. She isn’t hungry. She told me his tomatch is full. I believe in him. Người nói tin rằng không có khả năng Sam đói (nhưng không chắc chắn 100%). Ta dùng couldn’t và can’t để diễn tả điều gì đó không thể xảy ra. Sam couldn’t/ can’t be hungry. That’s impossible. I just saw her eating a huge meal. He has already eaten enough to fill two grown men. Did she really say she’d like something to eat? I don’t believe it. Trong trường hợp ta đưa ra những kết luận logic dựa trên các bằng chứng hoặc đó là dự đoán chắc chắn nhất, ta dùng must. Sam isn’t eating his food. She must not be hungry. That’s theonly reason I can think of. Ta dùng may not/ might not để đề cập đến các khả năng. I don’t know why Sam isn’t eating his food. She may not/might not be hungry right now. Or maybe she doesn’t feel well. Or perhaps he ate just before she got here. Who knows. * Quá khứ Để diễn tả mức độ chắc chắn về các khoảng thời gian trong quá khứ, hiện tại và tương lai ta đều có thể sử dụng động từ khuyết thiếu. Rất thú vị đúng không?! Chúng ta sử dụng dạng quá khứ của động từ khuyết thiếu để xác nhận một sự việc nào đó đã xảy ra trong quá khứ. Possitive form: Why wasn’t Mary in class? 100% sure: She was sick. 95% sure: She must have been sick. Less than 50% sure: She may have been sick. She might have been sick. She could have been sick. Tương tự: Sử dụng thì đơn: Chắc chắn 100% Nếu người nói dựa trên những bằng chứng thực tế và đưa ra kết luận mang tính logic, ta dùng must have + V-PP Để đưa ra các dự đoán: dùng may/might/could + have + V-pp Negative form: Why didn’t Sam eat? 100% sure: He wasn’t hungry. 99% sure: Sam couldn’t have been hungry. Sam can’t have been hungry. 95% sure: Sam must not have been hungry. Less than 50%: Sam may not have been hungry. Sam might not have been hungry. Ta có: Nếu sử dụng thì đơn: Người nói chắc chắn 100% Nếu người nói tin rằng không thể có chuyện đó xảy ra, ta dùng couldn’t và can’t. Người nói sử dụng tư duy logic với bằng chứng thực tế, ta dùng must have + V-pp Nếu người nói chỉ đơn thuần đưa ra dự đoán và khả năng, ta dùng may/might not have + V-pp * Tương lai 100% sure: Kay will do well on the test. 90% sure: Kay should do well on the test. Kay ought to do well on the test. Less than 50% sure: She may do well on the test. She might do well on the test. She could do well on the test. Kay has been studying hard. He should do/ ought to do well on the test tomorrow. Should/ ought to được sử dụng để diễn tả mong đợi về các sự kiện trong tương lai. I wonder why Sue hasn’t written to us. We should have heard/ ought to have heard from her last week. Dạng quá khứ của should/ought to + have + V-pp diễn tả những hành động được mong đợi đã xảy ra trong quá khứ. She may do well on the test. She might do well on the test. She could do well on the test. May, might, could chỉ thể LUYỆN TẬP Bài 1: Using verbs in parentheses fill in the blank either with if I or V-ing. In some of the sentences, either is possible but the meaning is different 1. I’m getting tired. I’d like to go home and go to bed. Would you mind (leave) ______ early? 2. I’m sorry. I didn’t understand what you said. Would you mind (repeat) _______ that? 3. A: Are you going to the post office? B: Yes. A: Would you mind (mail) this letter for me? B: No at all. 4. A: Are you coming with us? B: I know. I promised to go with you, but I’m not feeling very good. Would you mind (stay) home? A: Of course not. 5. A: It’s getting hot here. Would you mind (open) the window? B: No. 6. A: This is probably none of my business, but would you mind (ask) you a personal question? B: It depends. 7. A: Would you mind (smoke) ? B: I’d really rather you didn’t. 8. A: Excuse me. Would you mind (speak) a little more slowly? I didn’t catch what you said. B: Oh, of course. I’m sorry. 9. A: I don’t like this TV program. Would you mind (change) the channel? B: Unh-unh. 10. A: You have an atlas, don’t you? Would you mind (borrow) it for a minute? I need to settle an argument. My friend says Timbuku is in Asia and I say it’s in Australia. B: You’re both wrong. It’s in Africa. Here’s the atlas. Look it up for yourself. Bài 2: Choose the correct answer to fill in blanks 1. You ______ tell me. I already know. Mustn’t Don’t have to 2. You ______ have an appointment for this doctor. Mustn’t Don’t have to 3. You _________ go and see him when you don't want. Mustn’t Don’t have to 4. The big boss will be at the meeting. You ______ be late. Mustn’t Don’t have to 5. You can help me if you want to but you ______ . Mustn’t Don’t have to 6. You ______ park your car there. That's the Director's place. Mustn’t Don’t have to 7. This area is off-limits to everybody. You ______ come here unless you are invited. Mustn’t Don’t have to 8
Tài liệu đính kèm: