Động từ khiếm khuyết và thể bị động của động từ khiếm khuyết

docx 5 trang Người đăng duthien27 Lượt xem 734Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Động từ khiếm khuyết và thể bị động của động từ khiếm khuyết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Động từ khiếm khuyết và thể bị động của động từ khiếm khuyết
Thể bị động của động từ khuyết thiếu
I Định nghĩa và dạng thức của động từ khuyết thiếu
1. Định nghĩa
Động từ khuyết thiếu là những động từ thường được dùng với những động từ khác để diễn tả khả năng thực hiện hành động, khả năng xảy ra của sự việc, hay sự bắt buộc, cấm đoán v.v.
2. Dạng thức
- Dạng khẳng định: động từ khuyết thiếu đứng sau chủ ngữ và trước động từ nguyên thể không có to
S + modal + V
He should help her with the housework.
(Anh ấy nên giúp cô ấy làm việc nhà.)
- Dạng phủ định: thêm not sau động từ khuyết thiếu
S + modal + not + V
You must not pick the flowers. 
(Con không được bẻ hoa.)
1. Modal verbs ở thì hiện tại và tương lai
Khẳng định: S + Modal Verbs + V_inf
Ví dụ:
I can fly to the sky. (Tôi có thể bay lên trời.)
Phủ định: S + Modal Verbs + not + V_inf
Trong đó:
Cannot → Can’t
Must not → Mustn’t
Shall not → Shan’t
Will not → Won’t
Ought not → Oughtn’t
Ví dụ:
I mustn’t smoke here. (Bạn cấm hút thuốc ở đây.)
Nghi vấn: Modal Verbs + S + V_inf?
Ví dụ:
Can you help me? (Bạn có thể giúp tôi chứ?)
2. Modal verbs ở thì quá khứ
Khẳng định: S + Modal Verbs + have + V3/ed
Ví dụ:
You should have told the truth to him. (Bạn lẽ ra nên kể sự thật cho anh ấy.)
Phủ định: S + Modal Verbs + not + have + V3/ed
Ví dụ:
You shouldn’t have told the truth to him. (Bạn lẽ ra không nên kể sự thật cho anh ấy.)
Nghi vấn: Modal Verbs + S + have + V3/ed?
Ví dụ:
Could you have told the truth to him? (Bạn có thể đã kể sự thật cho anh ấy phải không?)
II. Các động từ khiếm khuyết thường gặp
1. Modal Verb diễn tả sự việc ở hiện tại hoặc tương lai
Modal verbs
Cách dùng
Ví dụ
1. Can
- Diễn đạt khả năng ở hiện tại hoặc tương lai.
- Diễn tả một sự cho phép.
- Cannot diễn tả một sự cấm đoán.
- Cannot được dùng để diễn tả một điều khó có thể xảy ra.
- Khi dùng với động từ tri giác can có ý nghĩa tương đương với thì Tiếp diễn.
- I can swim. (Tôi có thể bơi.)
- You can eat this cake. (Con có thể ăn cái bánh này.)
- You can’t park here. (Bạn không đậu xe ở đây.)
- That can’t be wrong. (Nó không thể sai được.)
- Listen! I think I can hear the noise of the neighbor. (không dùng I am hearing)
(Nghe nào! Tôi nghĩ là tôi đang nghe thấy tiếng ồn của anh hàng xóm.)
2. Could
- Could là thì quá khứ đơn của can.
- Could diễn đạt khả năng ở quá khứ.
- Could còn được dùng trong câu điều kiện loại 2.
- Trong văn nói, could mang tính lịch sự hơn can.
- Could được dùng để diễn tả một sự ngờ vực, suy đoán 50%
- He could read when he was 4. (Cậu bé có thể đọc khi cậu lên 4 tuổi)
- If I were rich, I could fly to the US. (Nếu tôi giàu thì tôi có thể bay qua Mỹ.)
- Could you please tell me where the nearest bus stop is? (Bạn có thể cho tôi biết trạm xe buýt gần nhất ở đâu được không?)
- Where is John? He could be at home. (Anh ấy ở đâu rồi? Tôi đoán là anh ta ở nhà.)
3. Will
- Diễn tả sự việc có thể xảy ra trong tương lai 
- Diễn tả một quyết định ngày lúc nói.
- Diễn tả một lời hứa (promise)..
- I will go to school tomorrow. (Ngày mai tôi sẽ đi học.)
- “Don’t worry. I’ll go home”. (Đừng lo. Tôi sẽ về nhà ngay.)
- I promise I will be the first in the next semester. (Con hứa sẽ đứng nhất vào kỳ tới.)
4. Would
- Dùng trong câu điều kiện loại 2và loại 3.
- Diễn tả một thói quen trong quá khứ.
- Diễn tả một yêu cầu lịch sự.
- If I had had a map, I wouldn’t have got lost. (Nếu tôi có bản đồ thì tôi đa không bị lạc.)
- I would go through this bridge every day. (Tôi đã từng đi qua cái cầu này hằng ngày.)
- Would you please send me the remote control? (Làm ơn đưa tôi cái điều khiển.)
5. Must
- Must có nghĩa là “phải”, dùng để diễn tả một mệnh lệnh hay một sự bắt buộc.
- Must dùng trong câu suy luận logic (chắc, có thể).
- Must not: diễn tả một lệnh cấm.
- Khi muốn diễn tả thể phủ định của must với ý nghĩa “không cần thiết” người ta sử dụng needn't.
- You must learn English. (Con phải học tiếng Anh.)
- You worked so hard, you must be tired. (Bạn đã làm việc cần mẫn cả ngày, bạn hẳn là mệt lắm)
- You mustn’t park here. (Bạn không được đậu xe ở đây.)
- You needn’t go to school today. (Hôm nay bạn không cần đến trường.)
6. Have to
- Diễn tả một sự cần thiết.
- Diễn tả một sự không cần thiết.
- You have to eat healthy food. (Con phải ăn đồ ăn dinh dưỡng.)
- You don’t have to go to school today. (Bạn không cần phải đến trường ngày hôm nay.)
7. May/ Might
- Diễn tả một yêu cầu lịch sự.
- Dự đoán 50%
- May/Might dùng trong câu cảm thán, hay để diễn tả một lời cầu chúc.
- May/might dùng trong mệnh đề theo sau các động từ hope(hy vọng) và trust (tin tưởng).
- May I go out? (Em có thể ra ngoài không?)
- She may leave the room. (Cô ấy có lẽ rời phòng.)
- May everything be okay! (Cầu mong mọi thứ sẽ tốt đẹp!)
- I hope that you may like this gift. (Tôi hi vọng rằng bạn thích món quà.)
8. Shall
- Dùng trong thì Tương lai đối với chủ ngữ là I và We.
- Diễn tả một lời đề nghị.
- Diễn tả một lời hứa (promise).
- Diễn tả một mối đe dọa (threat).
- I shall study Chinese soon. (Tôi sẽ học tiếng Trung sớm.)
- Shall I open the window? (Tôi có thể đóng cửa sổ được không?)
- I promise that I shall keep your secret. (Tôi hứa tôi sẽ giữ bí mật của bạn.)
- If you don’t go out, I shall call the police. (Nếu mày không ra ngoài, tao sẽ báo cảnh sát.)
9. Should
- Diễn tả lời khuyên hay ý kiến.
- Diễn tả một sự việc không hợp lý hoặc không theo ý muốn của người nói.
- Diễn tả một suy đoán có thể xảy ra
- You should lose weight. (Bạn nên giảm cân đi.)
- Maybe you should study hard. (Lẽ ra con nên học hành chăm chỉ.)
- My son has worked hard, so he should be promoted. (Con trai tôi làm việc rất chăm, vậy nên nó có thể sẽ được thăng chức.)
10. Ought to
- Ought to nghĩa là "nên", diễn tả lời khuyên, được dùng giống như “Should”
- Ought to diễn tả một sự việc có khả năng chính xác rất cao.
- Ought to còn được dùng trong các thì tương lai nếu có các trạng từ chỉ thời gian như tomorrow, next week.
- He ought to ask for his parents’ permission. (Anh ta nên xin phép bố mẹ.)
- If Peter stayed at home, he ought to watch TV. (Nếu Peter ở nhà thì anh ấy chắc xem TV.)
- I ought to come to your house tomorrow. (Tôi sẽ đến nhà bạn vào ngày mai.)
11. Have got to
- Diễn tả sự cần thiết.
- I have got to go to class today. (Hôm nay tôi phải đi học.)
12. Be going to
- Kế hoạch chắc chắn xảy ra.
- I am going to see you tomorrow. (Mai tôi sẽ gặp bạn.)
13. Be able to
- Diễn tả khả năng, giống “can”.
- I am able to sing. (Tôi có thể hát.)
14. Needn’t
- Diễn tả sự không cần thiết.
- You needn’t do this work. (Con không cần làm việc này.)
2. Modal Verb diễn tả phỏng đoán, suy luận, giả định trong quá khứ
Modal verbs
Cách dùng
Ví dụ
1. Can't/Couldn't + have + V3/ed
- Can’t have và Couldn’t have: chắc chắn đã không, trái với Must have
- Diễn đạt một suy diễn phủ định về 1 hành động trong quá khứ.
- The teacher can't have noticed you. (Cô giáo chắc chắn đã không thông báo cho bạn.)
2. Could/ May/ Might + have + V3/ed
- Nghĩa là: có thể đã/ có lẽ đã
- Diễn tả một tiên đoán trong quá khứ nhưng không có cơ sở.
- It may have rained last night. (Tối hôm qua trời có lẽ đã mưa.)
- You can have lost your wallet. (Bạn có thể đã làm mất cái ví rồi.)
3. Must + have + V3/ed
- Nghĩa là: chắc chắn đã
- Diễn đạt một phỏng đoán sự việc trong quá khứ chắc chắn 100% đã xảy ra.
- You must have lost your wallet. (Bạn chắc chắn đã làm mất ví rồi.)
4. Should/ Ought to + have + V3/ed
- Nghĩa là: lẽ ra nên (nhưng thực tế không làm)
- Diễn đạt một nghĩa vụ không thể làm được trong quá khứ.
- You should have told him the truth. (Bạn lẽ ra nên kể cho anh ta nghe sự thật.)
5. Would + have + V3/-ed
- Nghĩa là: đáng lý ra đã làm gì(nhưng thật chất là không làm)
- I would have bought this car but I didn’t have enough money. (Lẽ ra tôi đã mua chiếc xe này nhưng tôi không đủ tiền)
6. Needn't + have + V3/-ed
- Nghĩa là: lẽ ra không cần phải
- Diễn tả một hành động không cần thiết phải thực hiện trong quá khứ.
- You needn’t have given me books. (Bạn lẽ ra không cần đưa sách cho tôi.)
III Thể bị động với các động từ khuyết thiếu
Cấu trúc câu bị động với động từ khuyết thiếu:
S + modal + be + Vp.p. + (by O)
Lưu ý: by O có thể bỏ nếu chủ thể hành động là không xác định hoặc không cần nhấn mạnh.
1. Cấu trúc 1: S + modal Verb + Verb infinitive (Vinf-Vo) 
Dùng để chỉ hành động xảy ra trong hiện tại hoặc tương lai.
=> Bị động: S + modal verb + be +V3/ED.
E.g.: I must do this homework => This homework must be done.
2. Cấu trúc 2: S + modal Verb + have +V3/ED
Dùng để chỉ những hành động cần phảilàm trong quá khứ hoặc đáng lẽ phải xảy ra nhưng không làm. Hoặc những hành động đoán biết chắc hẳn phải xảy ra trong quá khứ.
=> Bị động: S + modal Verb + have been +V3/ED
E.g.: We should have read this book => This book should have been read.
Thể bị động được dùng khi:
a)   Không biết hay không cần biết đến tác nhân thực hiện hành động.
Ex: This house can be built in 1999.
Ngôi nhà này có thể dược xây vào năm 1999.
b)  Muốn nhấn mạnh người hoặc vật thực hiện hành động bởi một cụm từ bắt đầu với “by”.
Ex: A new bridge may be built by local people.

Tài liệu đính kèm:

  • docxdong_tu_khiem_khuyet_va_the_bi_dong_cua_dong_tu_khiem_khuyet.docx