Định hướng thi TN THPT môn Sinh học

doc 29 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1061Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Định hướng thi TN THPT môn Sinh học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Định hướng thi TN THPT môn Sinh học
ĐỊNH HƯỚNG THI TNTHPT 2016
Chủ đề 1
CƠ CHẾ CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
I. CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
- Quá trình nhân đôi ADN, khái niệm gen và mã di truyền; sinh tổng hợp protein; điều hòa hoạt động của gen; đột biến gen; hình thái, cấu trúc và chức năng nhiễm sắc thể; đột biến NST; thực hành; cơ chế di truyền phân tử
- Kĩ năng phân tích hình vẽ, phân tích bảng số liệu rút ra nhận xét; các bước bố trí và quan sát thí nghiệm sinh học, thu thập số liệu quan sát, đưa ra kết luận đánh giá về kết quả thu được; kĩ năng giải bài tập.
II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
- Nêu được định nghĩa gen và nêu được một vài loại gen
- Nêu được định nghĩa mã di truyền và nêu một số đặc điểm mã di truyền. Lập luận được vì sao mã di truyền là mã bộ ba.
- Trình bày được những diễn biến chính của cơ chế nhân đôi ADN ở tế bào nhân sơ . Nêu được một số đặc điểm nhân đôi ADN ở nhân thực khác với nhân sơ
- Trình bày được những diễn biến chính của cơ chế phiên mã. Nêu được một số đặc điểm phiên mã ở tế bào nhân thực khác với tế bào nhân sơ. Nêu sơ lược về cấu trúc của gen phân mảnh ở sinh vật nhân thực, khái niệm exon, intron.
- Trình bày những diễn biến chính của cơ chế dịch mã. Phân tích được mối quan hệ ADNàmARNàproteinàtính trạng.
- TRình bày cơ chế hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ ( theo mô hình Jacop và Mono) ,Nêu được một số đặc điểm của cơ chế điều hòa hoạt động của gen ở sinh vật nhân thực
- Nêu được nguyên nhân, cơ chế, tính chất biểu hiện và vai trò, hậu quả các dạng đột biến gen
- Mô tả được cấu trúc hiển vi NST ở SVNT và chức năng của nó
- Kể tên các dạng đột biến cấu trúc NST( Mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn) và đột biến số lượng NST( Thể lệch bội và đa bội). Nêu được nguyên nhân và cơ chế phát sinh các dạng đột biến NST. Nêu được hậu quả và vai trò của các dạng đột biến cấu trúc và số lượng NST
- Lập được bảng so sánh các cơ chế nhân đôi ADN, phiên mã và dịch mã
- Làm tiêu bản tạm thời NST, xem tiêu bản cố định và nhận dạng được một vài đột biến số lượng NST dưới kính hiển vi quang học. Vẽ được các dạng đột biến cấu trúc NST
- Giải được một số bài tập cơ bản liên quan đến cơ chế di truyền và biến dị
III. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 
Câu 1. Khi nói về cơ chế dịch mã ở sinh vật nhân thực nhận định nào sau đây không đúng?
A. Quá trình dịch mã diễn ra ở tế bào chất.
B. Trong quá trình dịch mã, ribôxôm di chuyển trên mARN theo chiều 3’→ 5’.
C. Trên một phân tử mARN, tại một thời điểm có nhiều ribôxôm cùng tham gia dịch mã.
D. Axit amin mở đầu trong quá trình dịch mã là mêtiônin.
Câu 2.Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về vật chất di truyền của sinh vật nhân thực?
A. Phần lớn các gen của sinh vật nhân thực có vùng mã hóa không liên tục, xen kẽ các đoạn mã hóa axit amin (êxôn) là các đoạn không mã hóa axit amin (intron)
B. Nếu biết số lượng từng loại nuclêôtit trên gen thì xác định được số lượng từng loại nuclêôtit trên mARN.
C. Bộ ba quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã nằm trong vùng mã hóa của gen.
D. Vật chất di truyền trong nhân ở cấp độ phân tử là ADN xoắn kép, dạng mạch thẳng.
Câu 3. Gen A có chiều dài 408 nm và có số nuclêôtit loại ađênin bằng 2/3 số nuclêôtit loại guanin. Gen A bị đột biến thành alen a. Cặp gen Aa tự nhân đôi hai lần liên tiếp. Trong hai lần nhân đôi đó môi trường nội bào đã cung cấp 2877 nuclêôtit loại ađênin và 4323 nuclêôtit loại guanin. Dạng đột biến trên có thể do tác nhân:A. 5BU.	B. bazơ nitơ guanin dạng hiếm.
C. tia UV.	D. cônsixin.
Câu 4.Trong quá trình tổng hợp prôtêin, pôlixôm có vai trò:
A. giúp ribôxôm dịch chuyển trên mARN.B. gắn các axit amin với nhau tạo thành chuỗi pôlipeptit.
C. gắn tiểu phần lớn với tiểu phần bé để tạo ribôxôm hoàn chỉnh.D. tăng hiệu suất tổng hợp prôtêin.
Câu 5.Ở sinh vật nhân sơ, điều hòa hoạt động gen chủ yếu diễn ra ở giai đoạn:
A. phiên mã.	B. dịch mã.	C. sau dịch mã.	D. sau phiên mã.
Câu 6. Nếu sự không phân ly xảy ra với một cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở kì sau giảm phân I sẽ tạo ra các tế bào con có bộ NST:A. Tất cả các tế bào là n+1B. Một tế bào là n+1, hai tế bào là n, một tế bào là n-1 
C. Hai tế bào là n, hai tế bào là n+1	D. Hai tế bào là n+1, hai tế bào là n-1
Câu 7.Thành phần nào sau đây không thuộc thành phần cấu trúc của opêron Lac ở vi khuẩn E. Coli?
A. Vùng vận hành (O) là nơi prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã. 
B.Gen điều hoà (R) quy định tổnghợp prôtêin ứcchế.
C. Vùng khởi động (P) là nơi ARN-polimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã.
D. Các gen cấu trúc
Câu 8. Khi nói về quá trình dịch mã ở sinh vật nhân thực, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Khi một ribôxôm tiếp xúc với mã kết thúc trên mARN quá trình dịch mã dừng lại, mARN phân hủy trả các nucleôtit về môi trường nội bào.
B. Ribôxôm dịch chuyển một bộ ba trên mARN theo chiều 5' - 3' ngay sau khi bộ ba đối mã khớp bổ sung với bộ ba mã sao tương ứng trên mARN.
C. Trong giai đoạn hoạt hóa, năng lượng ATP dùng để gắn axit amin vào đầu 5' của tARN.
D. Tiểu phần lớn củaribôxôm gắn với tiểu phần bé tạo thành ribôxôm hoàn chỉnh sau khi bộ ba đối mã của phức hợp mở đầu Met – tARN bổ sung chính xác với codon mở đầu trên mARN.
Câu 9. Điểm giống nhau giữa ADN và ARN ở sinh vật nhân thực là
A. được tổng hợp từ mạch khuôn của phân tử ADN mẹ.
B. trong mỗi một phân tử đều có mối liên kết hiđrô và liên kết cộng hóa trị.
C. đều cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, các đơn phân có cấu tạo giống nhau (trừ Timin của ADN thay bằng Uraxin của ARN).	D. tồn tại trong suốt thế hệ tế bào.
Câu 10. Đột biến gen
A. thường xuất hiện đồng loạt trên các cá thể cùng loài sống trong cùng một điều kiện sống.
B. phát sinh trong nguyên phân của tế bào mô sinh dưỡng sẽ di truyền cho đời sau qua sinh sản hữu tính.
C. phát sinh trong giảm phân sẽ đi vào giao tử và di truyền cho thế hệ sau qua sinh sản hữu tính.
D. phát sinh trong giảm phân sẽ được nhân lên ở một mô của cơ thể và biểu hiện kiểu hình ở một phần cơ thể.
Câu 11. Một đoạn mạch gốc của một gen ở vi khuẩn có trình tự các nuclêôtit là 3'.....AGXXGAXAAAXXGXGATA ....5'. Do tác động của hóa chất 5BU vào mạch gốc của gen tại vị trí nuclêôtit 10 (theo chiều 3' - 5') tạo nên gen đột biến. Nhận xét nào sau đây chính xác khi nói về gen đột biến trên?
A. Chuỗi pôlipeptit do gen đột biến tổng hợp có thể thay đổi so với gen bình thường.
B. Chuỗi pôlipeptit do gen đột biến tổng hợp thay đổi so với gen bình thường.
C. Số liên kết hiđrô của gen đột biến giảm so với gen bình thường.
D. 5BU tác động lên mạch gốc của gen, qua hai lần nhân đôi sẽ tạo ra gen đột biến
Câu 12 .Sự trao đổi chéo không cân giữa 2 crômatit khác nguồn gốc trong cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng có thể
A. không xảy ra hiện tượng đột biến.	B. gây đột biến đảo đoạn và lặp đoạn.
C. gâyđột biến lặp đoạn và mất đoạn.	D. gây đột biến chuyển đoạn và mất đoạn
Câu 13.Mỗi tế bào lưỡng bội ở một loài có 4 cặp NST chứa 283.106 cặp nuclêôtit. Ở kì giữa, chiều dài trung bình của 1 NST là 2 mm, thì các ADN đã co ngắn khoảng
A. 1000 lần	B. 8000 lần	C. 6000 lần	D. 4000 lần
Câu 14.Cơ thể có kiểu gen Bb khi phát sinh giao tử ở một số tế bào có một cặp NST mang các gen này không phân li ở giảm phân I, giảm phân II vẫn bình thường thì có thể tạo ra các loại giao tử là
A. B, b và BB, Bb, bb, O	B. B,b và BB, bb, O	
C. B,b và Bb, O	D. BB và bb
Câu 15. Trong quá trình tự nhân đôi ADN, mạch đơn làm khuôn mẫu tổng hợp mạch ADN mới liên tục là
A. một mạch đơn ADN bất kì.	B. mạch đơn có chiều 3’ → 5’.
C. mạch đơn có chiều 5’ → 3’.	D. trên cả hai mạch đơn.
Câu 16: Loại gen khi bị đột biến không làm thay đổi vật chất di truyền trong nhân tế bào là
A. gen trên nhiễm sắc thể thường.	B. gen trên nhiễm sắc thể giới tính.
C. gen trên phân tử ADN dạng vòng.	D. gen trong tế bào sinh dưỡng.
Câu 17.Mạch 1 của gen có: A1 = 100; T1 = 200. Mạch 2 của gen có: G2 = 300; X2 = 400. Biết mạch 2 của gen là mạch khuôn. Gen phiên mã, dịch mã tổng hợp 1 chuỗi pôlipeptit. Biết mã kết thúc trên mARN là UAG, số nucleotit mỗi loại trong các bộ ba đối mã của ARN vận chuyển là:
A. A= 200; U = 100; G = 300; X = 400	B. A= 199; U = 99; G = 300; X = 399
C. A= 100; U = 200; G = 400; X = 300	D. A= 99; U = 199; G = 399; X = 300
Câu 18. Cà độc dược có 2n = 24 NST. Có một thể đột biến, trong đó ở cặp NST số 1 có 1 chiếc bị mất đoạn, ở một chiếc của NST số 5 bị đảo 1 đoạn, ở NST số 3 lặp 1 đoạn. Khi giảm phân nếu các cặp NST phân li bình thường thì trong số các loại giao tử được tạo ra, giao tử đột biến có tỉ lệ
A. 75%.	B. 25%	C. 87,5%	D. 12,5%.
Câu 19.Một gen rất ngắn được tổng hợp nhân tạo trong ống nghiệm có trình tự nucleotit như sau:
Mạch I: (1) TAX ATG ATX ATT TXA AXT AAT TTX TAG GTA XAT (2)
Mạch II: (1) ATG TAX TAG TAA AGT TGA TTA AAG ATX XAT GTA (2)
Gen này dịch mã trong ống nghiệm cho ra 1 chuỗi pôlipeptit chỉ gồm 5 axit amin. Hãy cho biết mạch nào được dùng làm khuôn để tổng hợp ra mARN và chiều sao mã trên gen
A. Mạch II làm khuôn, chiều sao mã từ (2) -> (1) B. Mạch II làm khuôn, chiều sao mã từ (1) -> (2)
C. Mạch I làm khuôn, chiều sao mã từ (2) -> (1)D. Mạch I làm khuôn, chiều sao mã từ (1) -> (2)
Câu 20. Xét một phần của chuỗi polipeptit có trình tự axit amin như sau:
	Met - Val - Ala - Asp - Gly - Ser - Arg - ...
	Thể đột biến về gen này có dạng:
	Met - Val - Ala - Glu - Gly - Ser - Arg, ...
Đột biến thuộc dạng:A. Thêm 3 cặp nucleotit	B. Thay thế 1 cặp nucleotit. 
C. Mất 3 cặp nucleotit	D. Mất 1 cặp nucleotit.
Câu 21.Ở ngô, giả thiết hạt phấn (n + 1) không có khả năng thụ tinh; noãn (n + 1) vẫn thụ tinh bình thường. Gọi gen R quy định hạt đỏ trội hoàn toàn so với gen r qui định hạt trắng. Cho P: ♂RRr (2n + 1) x ♀ Rrr (2n + 1). Tỉ lệ kiểu hình ở F1 là: A. 3 đỏ : 1 trắng.	B. 5 đỏ : 1 trắng.	
C. 11 đỏ : 1 trắng.	D. 35 đỏ : 1 trắng. 
Câu 22.Hiện tượng nào sau đây của nhiễm sắc thể chỉ xảy ra trong giảm phân mà không xảy ra ở nguyên phân?
A. Nhân đôi.	B. Co xoắn.	C. Tháo xoắn.	D. Tiếp hợp và trao đổi chéo.
Câu 23.Câu nào dưới đây nói về hoạt động của enzim ADN pôlimezara trong quá trình nhân đôi là đúng?
A. Enzim ADN pôlimeraza chỉ di chuyển trên mạch khuôn theo một chiều từ 3’ đến 5’ và tổng hợp từng mạch một, hết mạch này đến mạch khác.
B. Enzim ADN pôlimeraza chỉ di chuyển trên mạch khuôn theo một chiều từ 5’ đến 3’ và tổng hợp cả 2 mạch cùng một lúc.
C. Enzim ADN pôlimeraza chỉ di chuyển trên mạch khuôn theo một chiều từ 5’ đến 3’ và tổng hợp một mạch liên tục còn mạch kia tổng hợp gián đoạn thành các đoạn Okazaki.
D. En zim ADN pôlimeraza chỉ di chuyển trên mạch khuôn theo một chiều từ 3’ đến 5’ và tổng hợp cả 2 mạch cùng một lúc.
Câu 24.Một tế bào sinh dục sơ khai của một loài có 2n = 24 tiến hành 5 lần nguyên phân liên tiếp, một nửa số tế bào con tạo ra tham gia giảm phân, tổng số phân tử ADN trong các tế bào con ở kì sau của lần giảm phân 2 là
A. 192.	B. 1536.	C. 768.	D. 384.
Câu 25.Lai 2 thứ cà chua tứ bội: AAaa (quả đỏ) x AAaa (quả đỏ), tỉ lệ của kiểu gen AAaa ở F1 là:
A.36%	B. 50%.	C. 94%.	 D. 12,5%.
Câu 26. Trong một quần thể thực vật, trên nhiễm sắc thể số II các gen phân bố theo trình tự là ABCDEFGH, do đột biến đảo đoạn NST, người ta phát hiện thấy các gen phân bố theo các trình tự khác nhau là
1. ABCDEFGH. 2. AGCEFBDH 3. ABCGFEDH 4. AGCBFEDH
Mối liên hệ trong quá trình phát sinh các dạng đột biến đảo đoạn ở trên là
A. 1 3 4 2.	B. 1 4 3 2.	
C. 1 3 4 2.	D. 1 2 3 4.
***************************
CHỦ ĐỀ 2
TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN
I. CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG
- Các quy luật Menden; mối quan hệ giữa gen và tính trạng; di truyền liên kết gen hoàn toàn và không hoàn toàn; di truyền liên kết với giới tính; di truyền tế bào chất; ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen, bài tập và thực hành lai giống.
Kĩ năng phân tích hình vẽ, phân tích bảng số liệu rút ra nhận xét; các bước bố trí và quan sát thí nghiệm sinh học, thu thập số liệu quan sát, đưa ra kết luận đánh giá về kết quả thu được; kĩ năng giải bài tập.
II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC.
- Phát hiện và giải quyết các vần đề thực tiễn dựa trên hiểu biết về cơ sở di truyền học của các quy luật di truyền,
- Thu nhận và xử lí thông tin: Tìm kiếm, thu thập thông tin liên quan dến các hiện tượng di truyền từ các nguồn khác nhau; đánh giá và lựa chọn được thông tin cần thiết ; diễn đạt và sử dụng thông tin.
- Ngiên cứu khoa học: Đề xuất giả thuyết, bố trí thí nghiệm kiểm chứng, xác lập phép lai, dự đoán kết quả
- Năng lực vận dụng toán xác suất thống kê trong việc xử lí số liệu di truyền.
- Năng lực tư duy thông qua phân tích, so sánh, xác lập mối quan hệ giữa các hiện tượng di truyền.
- Năng lực ngôn ngữ: Diễn đạt, trình bày nội dung dưới nhiều hình thức khác nhau( bảng biểu, sơ đồ)
III. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM.
Câu 1.Điều không thuộc bản chất của qui luật phân ly của Men Đen
mỗi tính trạng của cơ thể do nhiều cặp gen qui định.
mỗi tính trạng của cơ thể do một cặp nhân tố di truyền qui định.
do sự phân ly đồng đều của cặp nhân tố di truyền nên mỗi giao tử chỉ chứa một nhân tố của cặp.
các giao tử là giao tử thuần khiết.
Câu 2. Cơ sở tế bào học của quy luật phân li là:
sự phân ly đồng đều của cặp NST tương đồng trong phát sinh giao tử và sự tổ hợp của chúng qua thụ tinh dẫn đến sự phân li và tổ hợp của cặp gen alen.
sự phân ly độc lập, tổ hợp tự do của các nhiễm sắc thể.
các gen nằm trên các nhiễm sắc thể.
do sự di truyền cùng nhau của
Câu 3. Nội dung chủ yếu của định luật phân ly độc lập là
“Khi bố mẹ thuần chủng khác nhau về nhiều cặp tính trạng tương phản thì F2 có sự phân tính theo tỉ lệ 9:3:3:1.”
“Các cặp nhân tố di truyền (cặp alen) phân ly độc lập với nhau trong quá trình phát sinh giao tử ”.
“Khi lai bố mẹ thuần chủng khác nhau về nhiều cặp tính trạng tương phản thì xác suất xuất hiện mỗi kiểu hình ở F2 bằng tích xác suất của các tinh trạng hợp thành nó”.
“Khi lai bố mẹ thuần chủng khác nhau về nhiều cặp tính trạng tương phản thì F2 mỗi cặp tính trạng xét riêng rẽ đều phân ly theo kiểu hình 3:1”.
Câu 4. Cơ sở tế bào học của quy luật phân độc lập là
A. Sự phân ly độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST tương đồng trong quá trình phát sinh giao tử dẫn đến sự phân ly độc lập và tổ hợp tự do của các cặp alen tương ứng.
sự phân ly độc lập, tổ hợp tự do của các nhiễm sắc thể.
các gen nằm trên các nhiễm sắc thể.
do sự di truyền cùng nhau của cặp alen trên một nhiễm sắc thể. 
Câu 5. Sự tác động của 1 gen lên nhiều tính trạng đã 
làm xuất hiện kiểu hình mới chưa có ở bố mẹ.
làm cho tính trạng đã có ở bố mẹ không biểu hiện ở đời lai.
tạo nhiều biến dị tổ hợp.
tạo dãy biến dị tương quan.
Câu 6. Trường hợp dẫn tới sự di truyền liên kết là
các tính trạng khi phân ly làm thành một nhóm tính trạng liên kết.
các cặp gen quy định các cặp tính trạng nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau.
các cặp gen quy định các cặp tính trạng xét tới cùng nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể.
tất cả các gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể phải luôn di truyền cùng nhau.
Câu 7. Cơ sở tế bào học của hiện tượng hoán vị gen là sự
trao đổi đoạn tương ứng giữa 2 crômatit cùng nguồn gốc ở kì đầu I giảm phân.
trao đổi chéo giữa 2 crômatit “ không chị em” trong cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở kì đầu I giảm phân.
tiếp hợp giữa các nhiễm sắc thể tương đồng tại kì đầu I giảm phân.
tiếp hợp giữa 2 crômatit cùng nguồn gốc ở kì đầu I giảm phân.
Câu 8. Hoán vị gen thường nhỏ hơn 50% vì
các gen trong tế bào phần lớn di truyền độc lập hoặc liên kết gen hoàn toàn.
các gen trên 1 nhiễm sắc thể có xu hướng chủ yếu là liên kết, nếu có hoán vị gen xảy ra chỉ xảy ra giữa 2 trong 4 crômatit khác nguồn của cặp NST kép tương đồng.
chỉ có các gen ở gần nhau hoặc ở xa tâm động mới xảy ra hoán vị gen.
hoán vị gen xảy ra còn phụ thuộc vào giới, loài, cá thể.
Câu 9. Trong giới dị giao XY, tính trạng do các gen nằm trên đoạn không tương đồng trên nhiễm sắc thể X quy định di truyền
tương tự như các gen nằm trên nhiễm sắc thể thường.
thẳng.	C. chéo.	D.theo dòng mẹ.
Câu 10: Khi nghiên cứu về tính trạng khối lượng hạt của 4 giống lúa (đơn vị tính: g/1000 hạt), người ta thu được kết quả ở bảng sau:
Giống lúa
A
B
C
D
Khối lượng tối đa
300
260
345
325
Khối lượng tối thiểu
200
250
190
270
Cho các nhận định sau:
(1). Tính trạng khối lượng hạt lúa là tính trạng chất lượng vì có mức phản ứng không quá rộng.
(2). Trong 4 giống lúa, giống C có mức phản ứng rộng nhất.
(3). Trong 4 giống lúa, giống B có mức phản ứng hẹp nhất.
(4). Ở vùng có điều kiện khí hậu ổn định như đồng bằng Cửu Long nên trồng giống lúa C.
(5). Ở vùng có điều kiện khí hậu thất thường như vùng Tây Bắc, Duyên hải Nam Trung Bộ nên trồng giống lúa B.
Có bao nhiêu nhận định đúng?
A. 2
B. 1
C. 5
D. 4
Câu 11: Bảng sau đây cho biết một số thông tin về sự di truyền của các gen trong tế bào nhân thực của động vật lưỡng bội. 
Cột A
Cột B
1. Hai alen của một gen trên một cặp NST thường 
a.Phân li độc lập, tổ hợp tự do trong quá trình giảm phân tạo giao tử. 
2. Các gen nằm trong tế bào chất
b. Thường được sắp xếp theo một trật tự nhất định và di truyền cùng nhau tạo thành nhóm gen liên kết
3. Các alen lặn ở vùng không tương đồng của NST giới tính X
c. Thường không được phân chia đồng đều cho các tế bào con trong quá trình phân bào. 
4. Các alen thuộc các lôcut khác nhau trên một NST
d. Phân li đồng đều về giao tử trong quá trình phân bào.
5. Các cặp gen thuộc các lôcut khác nhau trên các cặp NST khác nhau.
e. Thường biểu hiện kiểu hình ở giới dị giao tử nhiều hơn ở giới đồng giao tử
 Trong các tổ hợp ghép đôi ở các phương án dưới đây, phương án nào đúng?
1-d, 2-c, 3-e, 4-b, 5-a	B. 1-c, 2-d, 3-b, 4-a, 5-e
C. 1-e, 2-d, 3-c, 4-b, 5-a	D. 1-d, 2-b, 3-a, 4-c, 5-e
Câu 12: Cho phép lai P: ♀ ♂. Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử đực, ở một số tế bào, cặp NST mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I; giảm phân II diễn ra bình thường. Quá trình giảm phân hình thành giao tử cái diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, phép lai trên tạo ra F1 có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen?
	A. 56	B. 42	C. 18	D. 24
Câu 13: Lai hai giống ngô đồng hợp tử, khác nhau về 6 cặp gen, mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng, các cặp phân li độc lập nhau đã thu được F1 có 1 kiểu hình. Khi tạp giao F1 với nhau, tính theo lí thuyết, ở F2  có tổng số kiểu gen và số kiểu gen đồng hợp tử về cả 6 gen nêu trên là:
A. 729 và  32                  B. 729 và  64                  C. 243 và  64                  D. 243 và  32
Câu 14: Ở một loài động vật, A nằm trên NST thường quy định lông dài trội hoàn toàn so với a quy định lông ngắn. Ở một trại nhân giống, người ta nhập về 15 con đực lông dài và 50 con cái lông ngắn. Cho các cá thể này giao phối tự do với nhau sinh ra F1 có 50% cá thể lông ngắn. Các cá thể F1 giao phối tự do được F2. Biết rằng không xảy ra đột biến. Lấy ngẫu nhiên 2 cá thể ở F2, xác suất để thu được ít nhất 1 cá thể dị hợp là bao nhiêu? 
A. 55/64.
B. 3/8.
C. 39/64.
D. 25/64.
Câu 15: Cho biết quá trình giảm phân của cơ thể đực có 16% số tế bào có cặp NST mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các tế bào khác giảm phân bình thường, cơ thể cái giảm phân bình thường. Ở phép lai ♂ Aabb x ♀ AaBB thu được F1. Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể ở F1, xác suất để thu được cá thể đột biến dạng thể ba là 
A. 16%.
B. 8%.
C. 32%.
D. 4%.
Câu 16: Một cây có kiểu gen tự thụ phấn, đời con thu được nhiều loại kiểu hình trong đó kiểu hình trội về 4 tính trạng là 33,165%. Nếu khoảng cách di truyền giữa A và B 1à 20cM thì khoảng cách di truyền giữa D và e là:
A. 30cM 	B. 10 cM 	C. 40 cM 	D. 20 cM
Câu 17: Xét 1 cơ thể có kiểu gen AabbDd . Khi 150 tế bào của cơ thể này tham gia giảm phân tạo giao tử, trong các giao tử tạo ra, giao tử abDEg chiếm tỉ lệ 2%. Số tế bào đã xảy ra hoán vị gen là
A. 48 tế bào 	B. 24 tế bào 	C. 30 tế bào 	D. 36 tế bào
Câu 18: Cho các phép lai sau:
(1) x 	(2)x 	(3) x 
(4) x 	(5)x 	(6)x 
Trong trường hợp mỗi gen qui định một tính trạng, quan hệ trội lặn hoàn toàn. Có bao nhiêu phép lai ở đời con cho tỉ lệ phân li kiểu hình 1:2:1 và khác với tỉ lệ kiểu gen ?
A. 2 	B. 4 	C. 3 	D. 5
Câu 19: Ở một loài thực vật, tính trạng hình dạng quả do 2 cặp gen quy định. Cho giao phấn giữa cây quả dẹt với cây quả bầu dục (P), thu được F1 gồm toàn cây quả dẹt. Cho F1 lai với cây đồng hợp lặn về các cặp gen, thu được đời con (Fa) có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 1 cây quả dẹt : 2 cây quả tròn : 1 cây quả bầu. Cho cây quả dẹt ở Fa tự thụ phấn sẽ thu được đời sau có
A. 9 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình.
B. số cây quả dẹt chiếm tỉ lệ 56,25%.
C. số cây quả tròn thuần chủng chiếm 1/3.
D. số cây quả dẹt đồng hợp về một trong hai cặp gen trên chiếm ½.
Câu 20: Ở ngô, 3 cặp gen (A, a; B, b; D, d) nằm trên các NST khác nhau, tác động qua lại cùng quy định màu sắc hạt. Nếu trong kiểu gen có đồng thời 3 loại alen trội A, B, D thì hạt có màu đỏ, nếu trong kiểu gen có đồng thời 2 loại gen trội A và B nhưng không có alen D thì hạt có màu vàng. Các kiểu gen còn lại đều cho hạt màu trắng. Cho P : AaBbDd x AabbDd tạo ra F1, theo lí thuyết, tỉ lệ hạt màu trắng ở F1 là:
A. 62,5%
B. 77,5%
C. 38,12%
D. 9,4%
Câu 21: Xét phép lai AaBb x AaBb sinh ra F1 có tỉ lệ phân li kiểu hình là: 9 cây hoa đỏ : 7 cây hoa trắng. Khi nói về sự di truyền của tính trạng này, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Có 3 loại kiểu gen quy định kiểu hình hoa trắng.
B. Số cây thuần chủng trong số các cây hoa trắng ở F1 chiếm 3/7.
C. Nếu lấy ngẫu nhiên một cây hoa đỏ ở F1 thì xác suất gặp kiểu gen mang 2 alen trội là 1/9
D. Trong kiểu gen, khi có 2 alen trội cùng loại sẽ biểu hiện thành kiểu hình màu đỏ.
Câu 22: Ở một loài thực vật, alen quy định hoa màu vàng trội hoàn toàn so với alen quy định hoa màu trắng, alen quy định lá trơn trội hoàn toàn so với alen quy định lá nhăn. Cho cây có kiểu hình hoa vàng, lá trơn tự thụ phấn tạo ra đời con gồm 2.000 cây trong đó có 80 cây có kiểu hình hoa trắng, lá nhăn. Biết rằng không có đột biến xảy ra, quá trình phát sinh giao tử đực và cái giống nhau. Theo lí thuyết, số cây có kiểu gen dị hợp về hai cặp gen ở đời con là:
A. 180
B. 1000
C. 920
D. 520
Câu 23: Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do hai gen không alen phân li độc lập quy định. Trong kiểu gen, khi có đồng thời cả hai loại alen trội A và B thì cho hoa màu đỏ, khi chỉ có loại alen trội A hoặc B thì cho hoa màu hồng, còn khi không có alen trội nào thì cho hoa màu trắng. Cho cây hoa màu hồng thuần chủng giao phấn với cây hoa màu đỏ (P), thu được F1 gồm 50% cây hoa màu đỏ và 50% cây hoa màu hồng. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, các phép lai nào sau đây phù hợp với tất cả các thông tin trên?
(1) AAbb x AaBb 	(2) aaBB x AaBb 	(3) AAbb x AaBB
(4) AAbb x AABb 	(5) aaBb x AABb 	(6) Aabb x AaBb
A. (2), (4), (5), (6). 	B. (1), (2), (4). 	
C. (1), (2), (3), (5). 	D. (3), (4), (6).
Câu 24: Ở một loài thực vật,tính trạng hình dạng quả do 2 gen không alen tương tác bổ
sung, khi lai cây quả dẹt thuần chủng với cây quả dài thuần chủng được F1 toàn cây quả dẹt. Cho cây F1 tự thụ phấn thu được F2 có tỷ lệ 9 cây quả dẹt: 6 cây quả tròn : 1 cây quả dài. Trong các phép lai của các cây F2 sau:
1. AaBB x aaBB. 	2. AABb x aaBb. 	3. AaBb x Aabb.
4. AaBB x Aabb. 	5. AABb x Aabb. 	6. AaBb x aaBb.
Phép lai thu được tỷ lệ kiểu hình 3 cây quả dẹt : 1 cây quả tròn là
A. 2,4,6. 	B. 2, 4. 	C. 1,3,5. 	D. 2,5.
Câu 25: Ở một loài thực vật, chiều cao cây do gen trội không alen tương tác cộng gộp
với nhau quy định. Cho lai cây cao nhất với cây thấp nhất thu được các cây F1. Cho các cây F1 tự thụ phấn, F2 có 9 kiểu hình.Trong các kiểu hình ở F2, kiểu hình thấp nhất cao 70cm; kiểu hình cao 90cm chiếm tỉ lệ nhiều nhất. Ở F2 thu được :
(1) Cây cao nhất có chiều cao 100cm	
(2) Cây mang 2 alen trội có chiều cao 80cm
(3) Cây có chiều cao 90 cm chiếm tỉ lệ 27,34%	
(4) F2 có 27 kiểu gen
Phương án đúng là 
A. (1),(4) 	B. (1),(3) 	C. (2),(4) 	D. (2),(3)
Câu 26: Ở một loài thưc̣ vật, hình dạng hoa do sự tương tác bổ sung của 2 gen không alen phân li độc lập nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. Biết các kiểu gen có cả gen A và gen B cho kiểu hình hoa kép, các kiểu gen còn lại cho kiểu hình hoa đơn . Cho cây di ̣hơp̣ 2 cặp gen tự thu ̣phấn đươc̣ F1, sau đó cho F1 giao phấn tự do với nhau. Có thể có nhiều nhất bao nhiêu phép lai xảy ra? Biết rằng không xét đến vai trò đưc̣ cái trong các phép lai. 
A. 45 	B. 81 	C. 36 	D. 9
Câu 27: Ở một loài thực vật lưỡng bội, biết mỗi gen quy định một tính trạng, hoán vị gen xảy ra trong quá trình giảm phân tạo giao tử đực và cái với tần số như nhau. Cho cây thuần chủng quả đỏ, tròn giao phấn với cây quả vàng, bầu dục thu được F1 100% cây quả đỏ, tròn. Cho F1 tự thụ phân, F2 xuất hiện 4 loại kiểu hình trong đó có kiểu hình quả đỏ, bầu dục chiếm tỉ lệ 9%. Dự đoán nào sau đây đúng về sự di truyền của các tính trạng nói trên?
A. F1 có kiểu gen dị hợp về 2 cặp gen và tần số hoán vị gen bằng 36%.
B. F1 có kiểu gen dị hợp về 2 cặp gen và số cây quả đỏ, tròn ở F2 chiếm tỉ lệ 59%.
C. Số cây dị hợp về 2 cặp gen trên ở F2 chiếm 34%.
D. F2 có 8 loại kiểu gen.
Câu 28: Cho phép lai sau đây: AaBbCcDdEe x aaBbccDdee. Biết gen trội là trội hoàn toàn, mỗi gen qui định 1 tính trạng, không có đột biến phát sinh. Có mấy kêt luận sau đây là đúng với phép lai trên:
(1). Tỉ lệ đời con có kiểu hình lặn về tất cả các tính trạng là 1/128.
(2). Số loại kiểu hình được tạo thành là 32.
(3). Tỉ lệ kiểu hình trội về tất cả các tính trạng là 9/128
(4). Số loại kiểu gen được tạo thành là 64
A. 4. 	B. 3 	C. 1. 	D. 2.
Câu 29: Cho biết các cặp gen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau. Theo lí thuyết phép lai AaBbDd x AabbDD thu được ở đời con có số cá thể mang kiểu gen có ít nhất một cặp gen dị hợp chiếm tỉ lệ
A. 37,5%	B. 87,5%	C. 50%	D. 12,5%
Câu 30: Có 3 tế bào sinh tinh của một cơ thể có kiểu gen AaBb giảm phân bình thường tạo ra 4 loại giao tử. Tỉ lệ của các loại giao tử là
A. 1:1:1:1 	B. 2:2:1:1 	C. 3:3:1:1 	D. 1:1
Câu 31: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội không hoàn toàn. Theo
lí thuyết, phép lai AaBbccDD x aaBbCCDd cho đời con F1 có
A. 12 loại kiểu gen và 12 loại kiểu hình. 	B. 8 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình.
C. 12 loại kiểu gen và 8 loại kiểu hình. 	D. 12 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình.
Câu 32: Ở một loài bọ cánh cứng gen A quy định mắt dẹt trội hoàn toàn so với gen a quy định mắt lồi. Gen B quy định mắt xám trội hoàn toàn so với gen b quy định mắt trắng. Biết gen nằm trên nhiễm sắc thể thường và thể mắt dẹt đồng hợp bị chết ngay sau khi được sinh ra. Trong phép lai AaBb x AaBb, người ta thu được 780 cá thể con sống sót. Số cá thể con có mắt lồi, màu trắng là:
A. 195. 	B. 130. 	C. 65. 	D. 260.
Câu 33: Cho biết mỗi gen qui định một tính trạng, các gen phân li độc lập, gen trội là trội hoàn toàn và không có đột biến xảy ra. Tính theo lý thuyết, những kết luận nào đúng về kết quả của phép lai: AaBbDdEe x AaBbDdEe?
(1). Kiểu hình mang 2 tính trạng trội và 2 tính trạng lặn ở đời con chiếm tỉ lệ 9/256
(2). Có 8 dòng thuần được tạo ra từ phép lai trên
(3). Tỉ lệ cá thể có kiểu gen giống bố mẹ là 1/16
(4). Tỉ lệ cá thể đời con có kiểu hình khác bố mẹ là 3/4
(5). Có 256 tổ hợp giao tử được hình thành từ phép lai trên
(6). Kiểu hình mang nhiều hơn 1 tính trạng trội ở đời con chiếm tỉ lệ 13/256
Có bao nhiêu phát biểu không đúng?
A. 2 	B. 5 	C. 4 	D. 3
Câu 34: Ở một loài thực vật, gen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với gen b quy định hoa trắng. Gen A át chế sự biểu hiện của B và b (kiểu gen có chứa A sẽ cho kiểu hình hoa trắng), alen lặn a không át chế. Gen D quy định hạt vàng trội hoàn toàn so với d quy định hạt xanh. Cho cây dị hợp về tất cả các cặp gen (P) tự thụ phấn, đời con F1 thu được 3600 cây 4 loại kiểu hình, trong đó kiểu hình hoa đỏ, hạt xanh có số lượng 189 cây. Hãy xác định kiểu gen của P và tần số hoán vị gen? Biết rằng tần số hoán vị gen ở tế bào sinh hạt phấn và sinh noãn như nhau và không có đột biến xảy ra.
A. P: Aa x Aa, f = 40%	B. P: Aa x Aa, f = 20%
C. P: Aa x Aa, f = 10%	D. P Aa x Aa, f = 40%
Câu 35: Biết alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng, alen B quy định thân cao, trội hoàn toàn so với alen b quy định thân thấp. Để xác định kiểu gen của cây thân cao, hoa đỏ (cây Q), có thể sử dụng những phép lai nào sau đây?
(1) Cho cây Q giao phấn với cây thân thấp, hoa trắng thuần chủng.
(2) Cho cây Q giao phấn với cây thân cao, hoa đỏ thuần chủng.
(3) Cho cây Q tự thụ phấn.
(4) Cho cây Q giao phấn với cây thân cao, hoa chắng thuần chủng
A. (2), (3) 	B. (1), (2) 	C. (1), (3) 	D. (2), (4)
Câu 36: Ở phép lai ♂AaBBDd x ♀AaBbDd. Trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, cặp gen Aa có 12% tế bào không phân li trong giảm phân I, giảm phân II phân li bình thường, các cặp NST khác phân li bình thường. Trong quá trình giảm phân của cơ thể cái, cặp NST Dd có 18% tế bào không phân li trong giảm phân II, giảm phân I phân li bình thường, các cặp NST khác phân li bình thường. Loại kiểu gen AaaBbdd ở đời con chiếm tỉ lệ?
A. 0,25625% 	B. 0,3075% 	C. 0,615% 	D. 0,495%
Câu 37: Lai hai cây hoa trắng với nhau thu được F1 toàn cây hoa đỏ. Cho F1 tạp giao thu được F2: 56,25% cây hoa đỏ và 43,75% cây hoa trắng. Nếu cho cây hoa đỏ F1 giao phấn với mỗi loại cây hoa trắng F2 thì F3 có thể bắt gặp những tỉ lệ phân ly kiểu hình nào sau đây?
(1)9 hoa đỏ: 7 hoa trắng	(2) 1 hoa đỏ: 3 hoa trắng
(3) 1 hoa đỏ: 1 hoa trắng	(4) 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng
(5) 3 hoa đỏ: 5 hoa trắng	(6)5 hoa đỏ: 3 hoa trắng
(7)7 hoa đỏ: 1 hoa trắng	(8) 1 hoa đỏ: 5 hoa trắng
Số tỉ lệ kiểu hình có thể bắt gặp là
A. 3 	B. 6 	C. 5 	D. 4
********************************
Chủ Đề 3
DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ
I. CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
 - Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối và giao phối; trạng thái cân bằng di truyền của quần thể gia phối : định luật Hacđi-Vanbec và ý nghĩa của định luật.
- Kĩ năng phân tích hình vẽ, phân tích bản số liệu rút ra nhận xét; các bước bố trí và quan sát thí nghiệm sinh học, thu thập số liệu quan sát, đưa ra kết luận đánh giá về kết quả thu được; kĩ năng giải bài tập.
II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
- Phát hiện và giải quyết các vấn đề

Tài liệu đính kèm:

  • docDINH_HUONG_THI_CUA_BO.doc