Đề xuất đề thi học sinh giỏi khu vực duyên hải – ĐBBB 2016 môn: Hóa học – lớp 11 - Tỉnh Yên Bái

doc 3 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 2788Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề xuất đề thi học sinh giỏi khu vực duyên hải – ĐBBB 2016 môn: Hóa học – lớp 11 - Tỉnh Yên Bái", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề xuất đề thi học sinh giỏi khu vực duyên hải – ĐBBB 2016 môn: Hóa học – lớp 11 - Tỉnh Yên Bái
HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN
VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
ĐỀ THI MÔN HÓA HỌC KHỐI 11
TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN TẤT THÀNH TỈNH YÊN BÁI
NĂM 2016
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT
Thời gian làm bài: 180 phút
Câu 1 (2,0 điểm)
Phản ứng 2NO(k) + 2H2(k) ® N2(k) + 2H2O (k) tuân theo quy luật động học thực nghiệm:
 v = k[NO]2[H2]. Hai cơ chế được đề xuất cho phản ứng này:
Cơ chế 1:
	2 NO(k) ® N2O2 (k) (nhanh)
	N2O2 (k) + H2 (k) ® 2HON (k) (nhanh)
	HON(k) + H2 (k) ® H2O(k) + HN(k) (chậm)
	HN(k) + HON(k) ® N2(k) + H2O(k) (nhanh).	 
Cơ chế 2:
 	2 NO k) N2O2 (k) (nhanh)
 	N2O2 (k) + H2(k) ® N2O (k) + H2O(k) (chậm) 
 N2O (k) + H2(k) ® N2 (k) + H2O(k) (nhanh). 
Cơ chế nào phù hợp với quy luật động học thực nghiệm? Tại sao?
Câu 2. (2,0 điểm)
Dung dịch A gồm HCOONa 0,1M và Na2SO3 có pHA = 10,4.
1. Tính nồng độ của .
2. Thêm 14,2 ml HCl 0,6M vào 20 ml dung dịch A được dung dịch B. Tính pHB.
3. Trộn 1 ml dung dịch A với 1 ml dung dịch Mg2+ 0,001M.
a. Hỏi có Mg(OH)2 tách ra không? Khi đó pH của hệ là bao nhiêu?
b. Nếu có kết tủa Mg(OH)2 tách ra, hãy tính độ tan của Mg(OH)2 trong hỗn hợp thu được.
Cho HCOOH có H2SO3 có ; 
Câu 3 (2,0 điểm)
1. a. Thiết lập một sơ đồ pin để xác định tích số tan của AgI. Viết các phương trình phản ứng xảy ra trên mỗi điện cực và trong pin. 
 b. Tính độ tan (s) tại 25oC của AgI trong nước. 
2. a. Tính điện áp phân cực để bắt đầu xảy quá trình điện phân dung dịch Ag2SO4 0,01M trong H2SO4 1,0M.
 b. Nếu chuyển hết ion Ag+ vào phức, nồng độ cân bằng của nó sau khi tạo phức còn lại 10-10 M thì lúc đó thế phân cực của nó giảm bao nhiêu lần? Giả thiết trong suốt quá trình điện phân nồng độ ion H+ là 2M.
 	 c. Khi có H2 bắt đầu thoát ra thì nồng độ ion Ag+ là bao nhiêu?
Câu 4 (2,0 điểm)
Hòa tan một hỗn hợp muối cacbonat trung hòa vào nước ta được dung dịch A và chất rắn B. Làm phép nhuộm màu ngọn lửa đối với dung dịch A thấy ngọn lửa màu vàng. Lấy một ít dung dịch A cho tác dụng với dung dịch xút (đun nóng nhẹ) thấy bay ra một chất khí làm xanh quỳ tím ẩm. Hòa tan chất rắn B bằng dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được dung dịch C, kết tủa D và khí E. Cho D tác dụng với dung dịch NaOH đặc thấy D tan một phần. Cho dung dịch C tác dụng với xút dư được dung dịch F và kết tủa G bị hóa nâu ngoài không khí. Cho từ từ HCl vào dung dịch F thấy xuất hiện kết tủa trắng tan trong HCl dư. Hỏi hỗn hợp ban đầu gồm những muối nào? Viết phương trình hóa học xảy ra, biết các muối trong hỗn hợp đều là các muối thông thường trong chương trình phổ thông.
Câu 5 (2,0 điểm)
Các hợp chất A, B, C có cùng công thức phân tử CrCl3.6H2O. Trong dung dịch nước tồn tại cân bằng giữa chúng như sau:
[Cr(H2O)6]Cl3 [Cr(H2O)5Cl]Cl2.H2O [Cr(H2O)4Cl2]Cl.2H2O.
	(A)	 (B)	 (C)
Trong một thí nghiệm người ta cho dung dịch chứa 0,32 gam CrCl3 .6H2O đi qua một lớp nhựa trao đổi cation dưới dạng H+. Cần 28,8 ml dung dịch NaOH 0,125M để chuẩn độ hết lượng H+ đã chuyển vào dung dịch.
a. Gọi tên các phức chất A, B và C. Phức chất nào có đồng phân hình học?
b. Xác định công thức của phức trong dung dịch. 
c. Viết cấu hình electron của Cr trong ion phức xác định được ở (b) và xác định từ tính của phức chất đó, mô tả liên kết hóa học trong phức theo thuyết VB.
Câu 6 (2,0 điểm). 
1. Các chất sau đây có tính thơm hay không? Giải thích.
2. Guaniđin NH=C(NH2)2 là một bazơ mạnh. Điều này trái với quy luật là amin không no có tính bazơ yếu hơn amin no. Hãy giải thích và viết công thức tạo thành giữa proton và guaniđin.
Câu 7. (2,0 điểm)
Một số chất hữu cơ không no có thể tạo ra mùi thơm, màu sắc cho các loài thực vật. Đồng phân cis-hex-3-en-1-ol (A) tạo mùi thơm cho lá cây cỏ, đồng phân cis-hex-3-en-1-al (B) là một trong các chất tạo mùi cho cà chua chín.
1. Hãy viết một sơ đồ tổng hợp các chất A, B từ axetilen và các tác nhân vô cơ, hữu cơ khác.
2. Viết phương trình hóa học của các phản ứng theo sơ đồ trên.
Câu 8. (2,0 điểm)
 Ancol coniferilic (M) được chiết xuất từ cây thông, công thức phân tử là C10H12O3 là một chất không tan trong nước, làm mất màu dung dịch brom trong CCl4 và tạo thành chất A (C10H12O3Br2). Khử ozonit của M tạo ra vanilin (4-hiđroxi-3-metoxibezanđehit) và chất B (C2H4O2). M tác dụng với bezoylclorua (C6H5COCl) khi có mặt bazơ tạo ra chất C (C24H20O5). Sản phẩm này làm mất màu nhanh dung dịch KMnO4 trong nước và không tan trong dung dịch NaOH loãng. M phản ứng với HBr lạnh tạo ra chất D (C10H11O2Br). Biết axit HI nóng chuyển ArOR thành ArOH và RI. M phản ứng với axit HI nóng dư thu được CH3I và chất E (C9H9O2I). CH3I trong dung dịch bazơ tác dụng với M tạo thành chất F (C11H14O3) và chất này không tan trong bazơ mạnh nhưng làm mất màu dung dịch brom trong CCl4. Viết công thức cấu tạo từ B đến F và ancol coniferilic M.
Câu 9. (2,0 điểm)
Protasil là chất màu kháng khuẩn được sử dụng trong tự nhiên để chống lại sự truyền bệnh. Hãy tổng hợp chất trên từ benzen và các chất vô cơ cần thiết.
Biết protasil có công thức cấu tạo là: 
Câu 10. (2,0 điểm)
Cộng 1, 2
Thực hiện dãy chuyển hóa sau:
.........................Hết.........................

Tài liệu đính kèm:

  • docĐề xuất Hóa 11. DHBB.doc
  • docHDC Hóa 11. DHBB.doc