Đề xuất đề thi học sinh giỏi khu vực duyên hải – ĐBBB 2016 môn: Hóa học – lớp 11 - Tỉnh Thái Bình

doc 14 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 4629Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề xuất đề thi học sinh giỏi khu vực duyên hải – ĐBBB 2016 môn: Hóa học – lớp 11 - Tỉnh Thái Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề xuất đề thi học sinh giỏi khu vực duyên hải – ĐBBB 2016 môn: Hóa học – lớp 11 - Tỉnh Thái Bình
SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO THÁI BÌNH
Trường THPT Chuyên Thái Bình
*****
ĐỀ ĐÓNG GÓP CHO KỲ THI C10
Môn Hoá học lớp 11
Năm học : 2015-2016
Thời gian làm bài: 180 phút
(Đề gồm 03 trang)
Bài 1: (2 điểm) Tốc độ phản ứng- Cân bằng hóa học
	Người ta trộn cacbon oxit (CO) với hơi nước (H2O) tại nhiệt độ 1000K với tỉ lệ thể tích 1:1, khi đó xảy ra phản ứng: CO + H2O CO2 + H2 (1)
Tính thành phần của hỗn hợp phản ứng lúc đạt đến trạng thái cân bằng, biết rằng:
2H2O 2H2 + O2 có lgKP1 = -20,113
2CO2 2CO + O2 có lgKP2 = - 20,400
Bài 2: (2 điểm) Cân bằng trong dung dịch điện li
Axit photphoric rất quan trọng trong sản xuất phân bón. Ngoài ra, axit photphoric và các muối khác nhau của nó có một số ứng dụng trong xử lý kim loại, các công nghệ thực phẩm, chất tẩy giặt và kem đánh răng.
a. Trị số pK của ba nấc phân li kế tiếp axit photphoric tại 25oC bằng:
pK1a = 2,12	pK2a = 7,21	pK3a = 12,32
Viết công thức bazơ liên hợp của ion đihidrophotphat và xác định trị số pKb của nó.
b. Lượng nhỏ axit photphoric được dùng nhiều để tạo vị chua, chát trong nhiều loại nước giải khát như các loại coca và bia. Một loại nước coca có khối lượng riêng là 1 g/ml chứa 0,05% axit photphoric theo khối lượng.
Hãy xác định pH của nước coca này (không xét các nấc phân li thứ hai và thứ ba của axit photphoric). Giả thiết rằng tính axit của nước coca chỉ do axit photphoric.
c. Axit photphoric dùng là phân bón trong nông nghiệp. Thêm axit photphoric 10-3M vào huyền phù đất trong nước và thấy pH = 7.
Hãy xác định các nồng độ từng phần của tất cả các tiểu phân photphat khác nhau có trong dung dịch. Giả thiết rằng không có thành phần nào của đất tương tác với bất kì tiểu phân photphat nào.
Bài 3: (2 điểm) Điện hoá học
Các ion CN- có mặt trong một số loại nước thải công nghiệp. Có thể loại chất độc này bằng phản ứng sau ở 25oC:
CN- + H2O2 ⇌ NCO- + H2O
a. Tính hằng số cân bằng của phản ứng.
b. Trong nước thải có nồng độ CN- là 10-3mol.L-1. Nếu dùng dung dịch H2O2 0,1M (thể tích không đổi) nồng độ CN- còn lại sau phản ứng là bao nhiêu? Rút ra kết luận.
Cho Eo(H2O2/H2O) = 1,77V và Eo(NCO-/CN-) = -0,14V
Cho F = 96500C/mol; R = 8,314J.K-1.mol-1.
Bài 4: (2 điểm) Nhóm N-P, nhóm C-Si
 	A là một hợp chất của nitơ và hidro với tổng điện tích hạt nhân bằng 10. B là một oxit của nitơ, chứa 36,36% oxi về khối lượng.
a. Xác định các chất A, B, X, D, E, G và hoàn thành các phương trình phản ứng:
	A + NaClO → X + NaCl + H2O
	X + HNO2 → D + H2O
	D + NaOH → E + H2O
	A + Na → G + H
	G + B → E + H2O
b. Viết công thức cấu tạo của D. Nhận xét về tính oxi hóa - khử của nó.
c. D có thể hòa tan Cu tương tự HNO3. Hỗn hợp D và HCl hòa tan được vàng tương tự cường thủy. Viết phương trình của các phản ứng tương ứng.
Bài 5: (2 điểm) Phức chất
 Dung dịch chứa ion Fe(SCN)2+ có màu đỏ bắt đầu từ nồng độ 10-5M. Hằng số bền của ion Fe(SCN)2+ là βb = 2.102.
a. Trong 500 cm3 dung dịch chứa 10-3 mol FeCl3 và 5.10-3 mol KSCN. Tính nồng độ ion Fe(SCN)2+ ở trạng thái cân bằng. Hỏi dung dịch có màu đỏ không?
b. Hòa tan tinh thể NaF vào dung dịch trên (V=const) tạo thành ion FeF2+ với hằng số bền là βb=1,6.105. Hỏi bắt đầu từ lượng nào của NaF thì màu đỏ biến mất?
Bài 6: (2 điểm) Quan hệ cấu trúc - tính chất
Cho bảng số liệu sau:
	Axit béo :	 axit stearic axit panmitic	 axit oleic axit linoleic
 tnc, 0C :	 69,6	 63,1	 13,4 5,2
	a) Biết công thức phân tử của axit oleic là C18H34O2 có chứa 1 liên kết đôi ở dạng cis ở C9-C10 (C cacboxyl là C1), công thức phân tử của axit linoleic là C18H32O2 có chứa 2 liên kết đôi đều ở dạng cis ở C9-C10 và C12-C13 (C cacboxyl là C1). Hãy viết công thức cấu trúc của axit oleic và axit linoleic.
 b) Hãy nêu nguyên nhân dẫn tới sự giảm dần nhiệt độ nóng chảy của 4 axit đã cho. 
 c) Hãy giải thích vì sao chất béo thực vật thường có nhiệt độ đông đặc thấp hơn chất béo động vật? 
Bài 7: (2 điểm) Hidrocacbon.
Ankin A có công thức phân tử C6H10, có đồng phân quang học. Hidro hóa hoàn toàn A thu được A1.
a. Viết công thức cấu tạo của A và A1. Cho biết A1 có đồng phân quang học hay không?
b. Ankin B cũng có công thức phân tử C6H10. B tác dụng với H2 (xúc tác Ni, t0) thu được 2-metylpentan. B không tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3. B tác dụng với H2O (xúc tác HgSO4, t0) tạo chất C6H12O (B1). Xác định công thức cấu tạo của B và B1.
c. Hidro hóa B (xúc tác Pd/PbCO3, t0) thu được chất C. Chất C tác dụng với H2SO4 rồi thủy phân tạo chất D. Viết công thức cấu tạo của C và D. Biết C và D là sản phẩm chính. Cho biết C là đồng phân cis hay trans?
d. Tách nước chất D với xúc tác H2SO4 đặc và đun nóng. Viết phương trình hóa học và nêu sản phẩm chính. Cho biết tên cơ chế phản ứng.
Bài 8: (2 điểm) Xác định cấu trúc
 Người ta điều chế được hợp chất A có công thức phân tử C8H16O3, tan trong dd kiềm loãng được nhiều hơn trong dd axit loãng. Hợp chất A không bền dễ bị đồng phân hóa thành hợp chất A1. Hợp chất A tác dụng với I2 trong dd NaOH cho kết tủa vàng. A có tính quang hoạt nhưng khi tách nước trong điều kiện H2SO4, to tạo ra chất B (C8H14O2) không có đồng phân cấu hình. Khi Ozon phân khử hoặc oxi hóa B đều cho hai hợp chất D và E. 
a. Hãy viết công thức cấu tạo và tên IUPAC của các hợp chất A, A1, B, D và E. 
b. Khi cho A1 tách nước trong điều kiện H2SO4, to có tạo ra các chất đồng phân của B. Hãy viết công thức cấu trúc và tên IUPAC của các đồng phân đó.
Bài 9: (2 điểm) Cơ chế
Hợp hợp chất hữu cơ A đơn chức có chứa C, H, O trong đó %C = 40% và %H = 6,67%. Thực hiện một số phản ứng sau với hợp chất (A).
Thí nghiệm 1: Cho (A) vào ddNaOH tạo ra chất (B) và chất (C).
Thí nghiệm 2: Cho axit HCl vào (B) thì tạo ra chất (D)
Thí nghiệm 3: Oxi hoá (C) thì cuối cùng cũng tạo ra (D)
a. Viết CTTN, CTPT (A)
b. Đề nghị CTCT (A) sao cho phù hợp 3 thí nghiệm trên
c. Viết các phương trình phản ứng ở các thí nghiệm 1, 2, 3
d. Đọc tên theo danh pháp IUPAC các chất A -> D
e. Trình bày cơ chế phản ứng ở thí nghiệm (1)
f. Viết phương trình phản ứng của D với H2SO4 đ, nóng.
Bài 10: (2 điểm) Tổng hợp hữu cơ
Cho sơ đồ biến hóa :
 1, LiAlH4 COCl 1, CH3SO2Cl , (C2H5)3N
 X A B C
 2, H3O+ N (C12H14O3) 2, NaCN (C13H13O2N )
 1, ddKOH 1, CH3SO2Cl 1, dd NaOH
 2, H3O+ (C2H5)3N 2, H3O+
 C D E Y 
 3, CH2N2 2, CH3CO S-CS+ 
Biết công thức cấu tạo của X và Y như sau :
 COOC2H5 CH2-COOH
 COOC2H5 CH2-SH
 ( X ) ( Y )
 a. Xác định công thức cấu tạo của các chất A, B, C, D, E.
 b. Y có phản ứng ghép với C2H5Br theo cơ chế SN. Hãy viết công thức cấu tạo sản phẩm chính của phản ứng:
 - 1 mol Y + 1 mol C2H5Br + 2 mol NaOH.
 - 1 mol Y + 1 mol C2H5Br + 1 mol NaOH.
 c. Hợp chất Y có phản ứng nhị hợp oxi hóa - khử (đime hóa). Hãy viết công thức cấu tạo của sản phẩm nhị hợp và chỉ rõ tất cả các electron không liên kết.
SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO THÁI BÌNH
Trường THPT Chuyên Thái Bình
*****
ĐÁP ÁN ĐỀ ĐÓNG GÓP CHO KỲ THI C10
Môn Hoá học lớp 11
Năm học : 2015-2016
Thời gian làm bài : 180 phút
(Đề gồm 02 trang)
Bài 1: (2 điểm) Tốc độ phản ứng- Cân bằng hóa học
	Người ta trộn cacbon oxit (CO) với hơi nước (H2O) tại nhiệt độ 1000K với tỉ lệ thể tích 1:1, khi đó xảy ra phản ứng: CO + H2O CO2 + H2 (1)
Tính thành phần của hỗn hợp phản ứng lúc đạt đến trạng thái cân bằng, biết rằng:
2H2O 2H2 + O2 có lgKP1 = -20,113
2CO2 2CO + O2 có lgKP2 = - 20,400
Câu 
Hướng dẫn
Điểm
Câu 1
Hằng số cân bằng Kp của phản ứng (1):
 (1)
Đối với phản ứng phân tích nước:
 (2)
Đối với phản ứng: 2CO2 2CO + O2
 (3)
Chia phương trình (2) cho (3) ta được:
=> KP = 1,392
Đối với phản ứng (1), ∆n=0, KP=KC=KX.
Nếu giả sử lúc ban đầu lấy 1 mol H2O và 1 mol CO thì luc cân bằng số mol H2, CO2 là a và số mol H2O và CO sẽ là (1-a).
Vậy: , từ đó rút ra: a=0,54
H2 = CO2=27%; H2O = CO = 23%.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
Bài 2: (2 điểm) Cân bằng trong dung dịch điện li
Axit photphoric rất quan trọng trong sản xuất phân bón. Ngoài ra, axit photphoric và các muối khác nhau của nó có một số ứng dụng trong xử lý kim loại, các công nghệ thực phẩm, chất tẩy giặt và kem đánh răng.
a. Trị số pK của ba nấc phân li kế tiếp axit photphoric tại 25oC bằng:
pK1a = 2,12	pK2a = 7,21	pK3a = 12,32
Viết công thức bazơ liên hợp của ion đihidrophotphat và xác định trị số pKb của nó.
b. Lượng nhỏ axit photphoric được dùng nhiều để tạo vị chua, chát trong nhiều loại nước giải khát như các loại coca và bia. Một loại nước coca có khối lượng riêng là 1 g/ml chứa 0,05% axit photphoric theo khối lượng.
Hãy xác định pH của nước coca này (không xét các nấc phân li thứ hai và thứ ba của axit photphoric). Giả thiết rằng tính axit của nước coca chỉ do axit photphoric.
c. Axit photphoric dùng là phân bón trong nông nghiệp. Thêm axit photphoric 10-3M vào huyền phù đất trong nước và thấy pH = 7.
Hãy xác định các nồng độ từng phần của tất cả các tiểu phân photphat khác nhau có trong dung dịch. Giả thiết rằng không có thành phần nào của đất tương tác với bất kì tiểu phân photphat nào.
Câu 
Hướng dẫn
Điểm
2a.
a. Bazơ liên hợp của ion đihidrophotphat (H2PO4-) là ion hidrophotphat (HPO42-). 
Ta có: 
pK2a + pK2b = pKw =14 → pK2b = 14 – 7,21 = 6,79
0,5đ
2b.
Nồng độ ban đầu của H3PO4 = 	0,25đ
Bỏ qua nấc phân li thứ hai và thứ ba của axit photphoric, trong dung dịch chỉ còn một cân bằng duy nhất như sau:
	H3PO4 +	H2O ⇌ H2PO4- + H3O+	K1a = 10-2,12
	[ ]	0,0051-x x x
Ta có: 
	→ x = [H3O+] = 3,49.10-3 → pH = 2,46 	0,25đ
0,5đ
2c.
Các cân bằng được thiết lập trong dung dịch H3PO4:
H3PO4 + H2O ⇌ H2PO4- + H3O+	K1 = 10-2,12
H2PO4- + H2O ⇌ HPO4- + H3O+	K2 = 10-7,21
HPO4- + H2O ⇌ PO43- + H3O+	 K3 = 10-12,32
Gọi C là nồng độ ban đầu của H3PO4, fo, f1, f2, f3 lần lượt là tỉ số giữa nồng độ cân bằng của các cấu tử H3PO4, H2PO4-, HPO42-, PO43- so với nồng độ ban đầu của H3PO4.
	Theo định luật bảo toàn nồng độ đầu, ta luôn có:
	fo + f1 + f2 + f3 = 1
Áp dụng định luật tác dụng khối lượng, ta có:
	Từ các biểu thức trên, ta có được:
Với 
Thay các giá trị pK1a, pK2a, pK3a và pH vào các biểu thức ở trên, ta có:
f0 = 8,1.10-6 	→ [H3PO4] = 8,1.10-9 M
f1 = 0,618 	→ [H2PO4-] = 0,618.10-3M
	f2 = 0,382 	→ [HPO42-] = 0,382. 10-3 M
	f3 = 1,83.10-6 → [PO43-] = 1,83.10-9 M	1,5đ
0,25.4đ= 1đ
Bài 3: (2 điểm) Điện hoá học
Các ion CN- có mặt trong một số loại nước thải công nghiệp. Có thể loại chất độc này bằng phản ứng sau ở 25oC:
CN- + H2O2 ⇌ NCO- + H2O
a. Tính hằng số cân bằng của phản ứng.
b. Trong nước thải có nồng độ CN- là 10-3mol.L-1. Nếu dùng dung dịch H2O2 0,1M (thể tích không đổi) nồng độ CN- còn lại sau phản ứng là bao nhiêu? Rút ra kết luận.
Cho Eo(H2O2/H2O) = 1,77V và Eo(NCO-/CN-) = -0,14V
Cho F = 96500C/mol; R = 8,314J.K-1.mol-1.
Câu 
Hướng dẫn
Điểm
3a.
a) ∆Go = -2.96500(1,77 + 0,14) = -8,314.298lnK 
Þ K = 4,14.1064

0,5 đ
0,5đ
3b.
b) Phản ứng:
 CN- + H2O2 ⇌ 	NCO- +	H2O

CB: 10-3 – x 10-1 – x x

Vì K rất lớn nên coi x = 10-3



Vậy dùng dư H2O2 theo tỉ lệ số mol H2O2 : CN- = 100 : 1 thì có thể loại trừ gần hết CN- trong nước thải.

0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
Bài 4: (2 điểm) Nhóm N-P, nhóm C-Si
 	A là một hợp chất của nitơ và hidro với tổng điện tích hạt nhân bằng 10. B là một oxit của nitơ, chứa 36,36% oxi về khối lượng.
a. Xác định các chất A, B, X, D, E, G và hoàn thành các phương trình phản ứng:
	A + NaClO → X + NaCl + H2O
	X + HNO2 → D + H2O
	D + NaOH → E + H2O
	G + B → D + H2O
b. Viết công thức cấu tạo của D. Nhận xét về tính oxi hóa - khử của nó.
c. D có thể hòa tan Cu tương tự HNO3. Hỗn hợp D và HCl hòa tan được vàng tương tự cường thủy. Viết phương trình của các phản ứng tương ứng.
Câu
Hướng dẫn
Điểm
4a.
* Do N có Z=7 và H có Z=1; mà chất A có tổng ĐTHN là 10. A là NH3.
* Đặt oxit nito là NxOy => N2O
* Các phản ứng:
NH3 + NaClO → N2H4 + NaCl + H2O
N2H4 + HNO2 → HN3 + 2H2O
HN3 + NaOH → NaN3 + H2O
2NH3 + 2Na → 2NaNH2 + H2
NaNH2 + N2O → NaN3 + H2O
A là NH3; B là N2O; X là N2H4; D là HN3; E là NaN3; G là NaNH2.
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
4b.
D: Axit hidrazoic
H-N(-3)=N(+5) ≡N(-3)
Trong phân tử HN3 vừa có N(+5), vừa có N(-3) nên nó vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.
0,25đ
4c.
Về tính oxi hóa nó giống HNO3 nên hòa tan Cu:
Cu + 3HN3 → Cu(N3)2 + N2 + NH3
Khi trộn với HCl:
2Au + 3HN3 +8HCl → 2H[AuCl4] + 3N2 + 3NH3
0,25đ
0,25đ
Bài 5: (2 điểm) Phức chất
 Dung dịch chứa ion Fe(SCN)2+ có màu đỏ bắt đầu từ nồng độ 10-5M. Hằng số bền của ion Fe(SCN)2+ là βb = 2.102.
a. Trong 500 cm3 dung dịch chứa 10-3 mol FeCl3 và 5.10-3 mol KSCN. Tính nồng độ ion Fe(SCN)2+ ở trạng thái cân bằng. Hỏi dung dịch có màu đỏ không?
b. Hòa tan tinh thể NaF vào dung dịch trên (V=const) tạo thành ion FeF2+ với hằng số bền là βb=1,6.105. Hỏi bắt đầu từ lượng nào của NaF thì màu đỏ biến mất?
Câu
Hướng dẫn
Điểm
5a.
Fe3+ + SCN- Fe(SCN)2+
Cân bằng: 2.10-3-x 10-2- x x
Ta có: βb = 2.102= 
=> x=1,27.10-3M > 10-5M => Dung dịch có màu đỏ.
0,5 đ
0,5 đ
5b.
Màu đỏ biến mất khi [Fe(SCN)2+] < 10-5M
Theo ĐLBT nồng độ: [Fe(SCN)]2+ + [SCN-]=10-2
Khi [Fe(SCN)2+] < 10-5M thì [SCN-]=10-2M
Ta có: => 
Nồng độ Fe3+ được bảo toàn nên: 
[Fe]3+ + [Fe(SCN)]2+ + [FeF2+]=2.10-3M
=> [FeF2+]= 2.10-3 - 5.10-6 - 10-5 = 1,985.10-3M
Đối với FeF2+ ta có: 
=> => [F-]=2,481.10-3M
=> [F-]0= [FeF2+] + [F-]= (1,985+ 2,481).10-3 =
4,466.10-3M
Trong 500 cm3 cần hòa tan mol NaF, ứng với khối lượng NaF là: 2,233.10-3.42=0,0938 gam
0,25 đ
0,25 đ
0,25đ
0,25đ
Bài 6: (2 điểm) Quan hệ cấu trúc - tính chất
Cho bảng số liệu sau:
	Axit béo :	 axit stearic axit panmitic	 axit oleic axit linoleic
 tnc, 0C :	 69,6	 63,1	 13,4 5,2
	a) Biết công thức phân tử của axit oleic là C18H34O2 có chứa 1 liên kết đôi ở dạng cis ở C9-C10 (C cacboxyl là C1), công thức phân tử của axit linoleic là C18H32O2 có chứa 2 liên kết đôi đều ở dạng cis ở C9-C10 và C12-C13 (C cacboxyl là C1). Hãy viết công thức cấu trúc của axit oleic và axit linoleic.
 b) Hãy nêu nguyên nhân dẫn tới sự giảm dần nhiệt độ nóng chảy của 4 axit đã cho. 
 c) Hãy giải thích vì sao chất béo thực vật thường có nhiệt độ đông đặc thấp hơn chất béo động vật? 
Câu
Hướng dẫn
Điểm
6a.
Viết: - axit oleic : 2 đồng phân: cis- trans
- axit linoleic: 2 đồng phân: cis- trans 
0,25 đ
0,5 đ
6b.
ở thể rắn các phân tử axit stearic có cấu trúc thẳng, gọn gàng, dễ sắp xếp chặt khít nên lực hút giữa chúng mạnh hơn, trong khi đó các phân tử axit oleic có cấu trúc uốn gập (ở chỗ cấu hình cis), cồng kềnh, khó sắp xếp chặt khít nên lực hút giữa chúng yếu hơn. Hình dưới đây cho thấy cùng một thể tích sẽ chứa được nhiều phân tử có cấu trúc thẳng hơn là phân tử có cấu trúc uốn gập:
- Axit linoleic cấu trúc tương tự axit oleic với 2 liên kết đôi đều thoả mãn điều kiện đồng phân không gian nên ít đặc khít hơn axit oleic và KLPT lại nhỏ hơn.
- Axit panmitic cấu trúc tương tự axit cấu trúc tương tự axit stearic, nhưng KLPT nhỏ hơn nên tnc chênh lệch không nhiều.
0,75đ
6c.
Do thành phần của dầu thực vật chủ yếu este chứa gốc axit không no, còn mỡ động vật chủ yếu chứa este chứa gốc axit no.
Do thành phần của dầu thực vật chủ yếu este chứa gốc axit không no, còn mỡ động vật chủ yếu chứa este chứa gốc axit no.
0,5 đ
Bài 7: (2 điểm) Hidrocacbon.
Ankin A có công thức phân tử C6H10, có đồng phân quang học. Hidro hóa hoàn toàn A thu được A1.
a. Viết công thức cấu tạo của A và A1. Cho biết A1 có đồng phân quang học hay không?
b. Ankin B cũng có công thức phân tử C6H10. B tác dụng với H2 (xúc tác Ni, t0) thu được 2-metylpentan. B không tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3. B tác dụng với H2O (xúc tác HgSO4, t0) tạo chất C6H12O (B1). Xác định công thức cấu tạo của B và B1.
c. Hidro hóa B (xúc tác Pd/PbCO3, t0) thu được chất C. Chất C tác dụng với H2SO4 rồi thủy phân tạo chất D. Viết công thức cấu tạo của C và D. Biết C và D là sản phẩm chính. Cho biết C là đồng phân cis hay trans?
d. Tách nước chất D với xúc tác H2SO4 đặc và đun nóng. Viết phương trình hóa học và nêu sản phẩm chính. Cho biết tên cơ chế phản ứng.
Câu
Hướng dẫn
Điểm
7a.
A: CH3-CH2-CH(CH3)-C≡CH
A1: CH3-CH2-CH(CH3)-CH2-CH3
A1 không có đồng phân quang học.
0,25 đ
0,25 đ
7b. 
B: (CH3)2CH-C≡C-CH3
B1: (CH3)2CH-CO-CH2-CH3
0,25 đ
0,25 đ
7c.
C: (CH3)2CH-CH=CH-CH3
C có cấu hình cis
D: (CH3)2CH-CH2-CH(OH)-CH3
0,25 đ
0,25 đ
7d.
* Viết ptpư tạo: (CH3)2CH-CH=CH-CH3 (SPC)
và: (CH3)2CH-CH2-CH=CH2
* Cơ chế tách E1.
0,25 đ
0,25 đ
Bài 8: (2 điểm) Xác định cấu trúc
 Người ta điều chế được hợp chất A có công thức phân tử C8H16O3, tan trong dd kiềm loãng được nhiều hơn trong dd axit loãng. Hợp chất A không bền dễ bị đồng phân hóa thành hợp chất A1. Hợp chất A tác dụng với I2 trong dd NaOH cho kết tủa vàng. A có tính quang hoạt nhưng khi tách nước trong điều kiện H2SO4, to tạo ra chất B (C8H14O2) không có đồng phân cấu hình. Khi Ozon phân khử hoặc oxi hóa B đều cho hai hợp chất D và E. 
a. Hãy viết công thức cấu tạo và tên IUPAC của các hợp chất A, A1, B, D và E. 
b. Khi cho A1 tách nước trong điều kiện H2SO4, to có tạo ra các chất đồng phân của B. Hãy viết công thức cấu trúc và tên IUPAC của các đồng phân đó.
Câu
Hướng dẫn
Điểm
8a.
- Độ chưa bão hòa là 1
- Tan trong dd kiềm loãng được nhiều hơn trong dd axit loãng A có chứa chức - COOH .
 - Có phản ứng Iodofom.
 A có nhóm - CO- CH3 hoặc - CHOH - CH3. Độ chưa bão hòa là 1 nên không có nhóm = C=O .
 - Hợp chất A không bền dễ bị đồng phân hóa thành hợp chất A1. A có tính quang hoạt nhưng khi tách nước trong đk H2SO4, to tạo ra chất B (C8H14O2) không có đồng phân cấu hình. Công thức cấu tạo của A là :
 HOOC- CH2- CH2- C(CH3)2- CHOH-CH3
Công thức cấu tạo của A1 là :
 HOOC- CH2-CH2- C(CH3)- CHCH3-CH3
 OH
Công thức cấu tạo của B là :
HOOC- CH2- CH2- CCH3= CH(CH3)2
Công thức cấu tạo của D là : Công thức cấu tạo của E là:
HOOC- CH2-CH2- CO- CH3 axeton
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
8b.
Các đồng phân của B là :
 B1 : HOOC- CH2-CH = C(CH3)- CHCH3-CH3 ( SP chính là E phụ là Z )
 HOOC- CH2 CH3 
 C = C H
 H C 
 CH3 C2H5
( E, S )- 5- metylhept-3-enoic
E,R ; Z,S ; Z,R
B2:
 CH2-CH2- C(CH3)- CHCH3-CH3
 COO O =
 O CH3 
 C 
0,25đ
0,25 đ
0,25đ
Bài 9: (2 điểm) Cơ chế
Hợp hợp chất hữu cơ A đơn chức có chứa C, H, O trong đó %C = 40% và %H = 6,67%. Thực hiện một số phản ứng sau với hợp chất (A).
Thí nghiệm 1: Cho (A) vào ddNaOH tạo ra chất (B) và chất (C).
Thí nghiệm 2: Cho axit HCl vào (B) thì tạo ra chất (D)
Thí nghiệm 3: Oxi hoá (C) thì cuối cùng cũng tạo ra (D)
a. Viết CTTN, CTPT (A)
b. Đề nghị CTCT (A) sao cho phù hợp 3 thí nghiệm trên
c. Viết các phương trình phản ứng ở các thí nghiệm 1, 2, 3
d. Đọc tên theo danh pháp IUPAC các chất A -> D
e. Trình bày cơ chế phản ứng ở thí nghiệm (1)
f. Viết phương trình phản ứng của D với H2SO4 đ, nóng.
Câu
Hướng dẫn
Điểm
9a,b
c,d.
Gọi CTTQ (A): CxHyOz
%O = 100 – (%C + %H) = 100 – (40 + 6,67) = 53,33%
Ta có tỷ lệ:
12x : y : 16z = 40 : 6,67 : 53,33
x : y : z = 3,33 : 6,67 : 3,33
x : y : z = 1 : 2 : 1
® Công thức thực nghiệm: (A) là: (CH2O)n
0,25 đ
* TH1: n = 1 ® A là H – CHO : H – C – H (fomandehit)
	 O
Các phản ứng:	 	
2H – CHO + NaOH HCOONa + CH3OH (1)
	 (B) (C)
H – COONa + HCl H – COOH + NaCl (2)
	 (D)
CH3OH + O2 H – COOH + H2O	 (3)
0,25
0,25
TH2: n = 2 ® A là C2H4O2: H–COO–CH3 (metyl metanoat)
Các phản ứng
H–COO – CH3 + NaOH H – COONa + CH3OH 	(3)
	 	 (B) 	 (C)
H – COONa + HCl H – COOH + NaCl	 (4)
	 (D)
CH3OH + O2	 H – COOH + H2O (5)
0,25
0,25
9e,f.
Gọi tên (B) H – COONa 	: Natrimetanoat
	(C) CH3 – OH 	: metanol
	(D) H – COOH	: axit metanoic
e. Cơ chế phản ứng:
TH1: 
. Phản ứng (1) là phản ứng cannizaro:
Bước 1: Cộng tác nhân:
	 H
H – C – H + OH ® H – C – O
 O 	 OH	
Bước 2: Phản ứng oxi hóa khử
 H
H – C – O 	+ H – C – H H – COOH + H – CH2O
 OH O
	 H – COO + H – CH2OH
 0,25
0,25
TH2: phản ứng (3) là phản ứng xà phòng hóa.
* Cộng ái nhân:
 O
 H – C – O – CH3 + OH H – C – OCH3
 O 	 OH
 O
 H – C – OCH3 	 H – COOH + CH3O 
 OH
	H – COO + CH3OH 
0,25
Bài 10: (2 điểm) Tổng hợp hữu cơ
Cho sơ đồ biến hóa :
 1, LiAlH4 COCl 1, CH3SO2Cl , (C2H5)3N
 X A B C
 2, H3O+ N (C12H14O3) 2, NaCN (C13H13O2N )
 1, ddKOH 1, CH3SO2Cl 1, dd NaOH
 2, H3O+ (C2H5)3N 2, H3O+
 C D E Y 
 3, CH2N2 2, CH3CO S-CS+ 
Biết công thức cấu tạo của X và Y như sau :
 COOC2H5 CH2-COOH
 COOC2H5 CH2-SH
 ( X ) ( Y )
 a. Xác định công thức cấu tạo của các chất A, B, C, D, E.
 b. Y có phản ứng ghép với C2H5Br theo cơ chế SN. Hãy viết công thức cấu tạo sản phẩm chính của phản ứng:
 - 1 mol Y + 1 mol C2H5Br + 2 mol NaOH.
 - 1 mol Y + 1 mol C2H5Br + 1 mol NaOH.
 c. Hợp chất Y có phản ứng nhị hợp oxi hóa - khử (đime hóa). Hãy viết công thức cấu tạo của sản phẩm nhị hợp và chỉ rõ tất cả các electron không liên kết.
Câu
Hướng dẫn
Điểm
10a.
 CH2OH CH2-OOC- C6H5
 CH2OH CH2-OH
 (A) (B)
 CH2-OOC- C6H5 CH2-OH
 CH2-CN CH2-COOCH3
 (C) (D)
 CH2-S-CO- CH3
 CH2-COOCH3
 (E)
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
10b.
 SP 1 : SP 2 :
 CH2-S-CH2- CH3 CH2-SH 
 COO- COO-CH2-CH3 
0,25 đ
0,25 đ
10c.
 CH2- S - S - CH2 
 COOH HOOC
0,25 đ

Tài liệu đính kèm:

  • docDE HOA 11- C10- 2015-2016.doc