SỞ GD & ĐT HẢI PHÒNG ĐỀ GIỚI THIỆU (Đề thi có 04 trang) ĐỀ THI HSG DUYÊN HẢI – ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ NĂM HỌC 2015 - 2016 MÔN: HOÁ HỌC; Khối: 11 Ngày thi:.. Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề Câu 1. (2 điểm) Tốc độ phản ứng – Cân bằng hóa học 1. Cho phản ứng: (1) (2) (các hằng số tốc độ phản ứng k1 = 300 s–1; k2 = 100 s–1). (xe là nồng độ chất lúc cân bằng; x là nồng độ chất đã phản ứng). Ở thời điểm t = 0, chỉ có chất A mà không có chất B. Trong thời gian bao lâu thì một nửa lượng chất A chuyển thành chất B? 2. Cho bảng số liệu sau: CH4 (k) C(gr) + 2H2 (k) (1) CH4 (k) C(gr) H2 (k) 186,19 5,69 130,59 35,71 8,64 28,84 a. Tính Kp của phản ứng (1) ở 250C. b. Xác định và Kp ở 7270C, coi không phụ thuộc vào nhiệt độ. c. So sánh giá trị Kp ở 7270C và 250C xem có phù hợp với nguyên lý Le Chatelier không? Giải thích. Câu 2. (2 điểm) Cân bằng trong dung dịch điện li 1. Có hai dung dịch A chứa H2C2O4 0,1M và dung dịch B chứa Na2C2O4 0,1M. Tính pH và nồng độ ion C2O42- có trong dung dịch A và B. 2. Thêm Fe(NO3)3 (tinh thể) vào dung dịch A và dung dịch B để đạt nồng độ (ban đầu) là 1,0.10-4M. Giả thiết thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể. Hãy cho biết có xuất hiện kết tủa Fe(OH)3 không? Chứng minh. 3. Tính phần mol của phức Fe(C2O4)33- trong dung dịch A. Cho các giá trị: Hằng số tạo thành tổng hợp của phức Fe3+ với C2O42- là b1 = 1,0.108; b2 = 2,0.1014; b3 = 3,0.1018; KW = 10-14. Hằng số phân ly axit của H2C2O4 là Ka1 = 0,05; Ka2 = 5.10-5. Tích số tan của Fe(OH)3 Ks = 2,5.10-39. Câu 3. (2 điểm) Điện hóa học Cho pin sau : H2(Pt), / H+ 1M // MnO 1M, Mn2+ 1M, H+ 1M / Pt Biết rằng sức điện động của pin ở 250 C là 1,5V. 1. Hãy cho biết phản ứng thực tế xảy ra trong pin và tính E. 2. Sức điện động của pin thay đổi như thế nào trong các trượng hợp sau : - Thêm một ít NaHCO3 vào nửa trái của pin. - Thêm một ít FeSO4 vào nửa phải của pin. - Thêm một ít CH3COONa vào nửa phải của pin. Câu 4. (2 điểm) Nhóm phi kim 1. Sục khí (A) vào dung dịch (B) có màu nâu vàng thu được chất rắn (C) màu vàng và dung dịch (D). Khí (X) có màu vàng lục tác dụng với khí (A) tạo ra (C) và (F). Nếu (X) tác dụng với khí (A) trong nước tạo ra (Y) và (F), rồi thêm BaCl2 vào dung dịch thì có kết tủa trắng. Khí (A) tác dụng với dung dịch chất (G) là muối nitrat kim loại tạo ra kết tủa (H) màu đen. Đốt cháy (H) bởi oxi ta được chất lỏng (I) màu trắng bạc. Xác định A, B, C, F, G, H, I, X, Y và viết phương trình hóa học của các phản ứng. 2. Cho một dung dịch X chứa các ion: Na+, Cl-, Br-, , , , , . Trình bày phương pháp hóa học để nhận biết từng ion trong dung dịch X. Câu 5. (2 điểm) Phức chất 1. Phức chất [PtCl2(NH3)2] được xác định là đồng phân trans-. Nó phản ứng chậm với Ag2O cho phức chất [PtCl2(NH3)2(OH2)2]2+(kí hiệu là X). Phức chất X không phản ứng được với etylenđiamin (en) khi tỉ lệ mol phức chất X : en = 1 : 1. Hãy giải thích các sự kiện trên và vẽ (viết) cấu tạo của phức chất X. 2. Coban tạo ra được các ion phức: [CoCl2(NH3)4]+ (A), [Co(CN)6]3- (B), [CoCl3(CN)3]3- (C), a. Viết tên của (A), (B), (C). Theo thuyết liên kết hoá trị, các nguyên tử trong B ở trạng thái lai hoá nào? b. Các ion phức trên có thể có bao nhiêu đồng phân lập thể? Vẽ cấu trúc của chúng. c. Viết phương trình phản ứng của (A) với ion sắt (II) trong môi trường axit. Câu 6. (2 điểm) Quan hệ cấu trúc – tính chất 1. So sánh nhiệt độ sôi của các chất sau , giải thích: (A) (B) (C) (D) (E). 2. Metyl da cam là chất chỉ thị màu axit-bazơ có công thức: So sánh tính bazơ của các nguyên tử N? Giải thích. 3. Cho 5 hợp chất sau: Các nhóm chứa trong hợp chất trên có giá trị pKa sau: pKa1 : 0,3 3,0 3,5 4,2 9,9 pKa2 : 7 8 13 Hãy ghi giá trị pKa phù hợp cho từng nhóm chức của mỗi chất. Câu 7. (2 điểm) Hiđrocacbon 1. Inđen C9H8 được tách từ nhựa than đá, có phản ứng với KMnO4 và làm mất màu dung dịch Br2 trong CCl4. Tiến hành hiđro hoá có xúc tác trong điều kiện êm dịu sẽ nhận được Inđan và trong điều kiện mạnh hơn thì được bixiclo [4,3,0] nonan. Khi oxi hoá Inden sẽ thu được axit phtalic. Viết công thức cấu trúc của Inđen, Inđan và bixiclo [4,3,0] nonan. 2. Một ankin D quang hoạt có 89.52% cacbon. Hợp chất D có thể bị hydro hóa có xúc tác tạo butylxiclohexan. Xử lý D với C2H5MgBr không giải phóng khí. Hydro hóa D với xúc tác Pd/C trong sự có mặt của quinolin (chất đầu độc xúc tác) và xử lý sản phẩm với ozon sau đó là H2O2 cho axit tricacboxylic quang hoạt E (C8H12O6). Hợp chất E khi đun nóng sẽ tách ra một phân tử nước để tạo thành F. Viết các cấu trúc có thể có của D, E và F. Câu 8. (2 điểm) Xác định cấu trúc 1. Axit A được tách ra từ quả cây hồi. Cấu tạo của hợp chất A đã được xác định theo sơ đồ phản ứng sau: a) Vẽ cấu trúc cho các hợp chất Y1, Y2 và từ đó suy ra cấu trúc của Y3, A, B, C, D. Biết rằng A chỉ có một nguyên tử hiđro etylenic. b) Hãy viết sơ đồ phản ứng tổng hợp ra A từ những hợp chất chứa không quá 4C. 2. Styryllacton được phân lập từ thực vật có công thức: Viết công thức cấu dạng các cặp đồng phân đối quang và gọi tên styryllacton theo danh pháp IUPAC của nó. Câu 9. (2 điểm) Cơ chế Đề nghị cơ chế cho các phản ứng sau: a. d. Câu 10. (2 điểm) Tổng hợp hữu cơ Hợp chất A (C13H18O) có tính quang hoạt, không phản ứng với 2,4-đinitrophenylhdrazin nhưng tham gia phản ứng idofom. Phản ứng ozon phân hợp chất A, thu được B và C, cả hai hợp chất này đều tác dụng với 2,4-đinitrophenylhdrazin, nhưng chỉ có C tác dụng được với thuốc thử Tolenxơ. Nếu lấy sản phẩm của phản ứng giữa C với thuốc thử Tolenxơ để axit hóa rồi đun nóng thì thu được D (C6H8O4). B có thể chuyển hoá thành E (p-C2H5C6H4-CH2CHO). a. Hãy viết công thức cấu tạo của A, B, C, D, E. b. Dùng công thức cấu tạo, viết sơ đồ các phản ứng chuyển hoá B thành E. ********** Hết ********** Giáo viên ra đề: Phạm Thị Kim Oanh – Số điện thoại: 0917850339
Tài liệu đính kèm: