Đề xuất đề thi học sinh giỏi khu vực duyên hải – ĐBBB 2016 môn: Hóa học – lớp 10 - Tỉnh Phú Thọ

doc 3 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 2201Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề xuất đề thi học sinh giỏi khu vực duyên hải – ĐBBB 2016 môn: Hóa học – lớp 10 - Tỉnh Phú Thọ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề xuất đề thi học sinh giỏi khu vực duyên hải – ĐBBB 2016 môn: Hóa học – lớp 10 - Tỉnh Phú Thọ
TRƯỜNG THPT CHUYÊN 
HÙNG VƯƠNG
***
ĐỀ GIỚI THIỆU
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
 Môn: Hóa học lớp 10
Thời gian làm bài: 180 phút
Câu 1: ( 2 Điểm) Cấu tạo nguyên tử, phân tử. Định luật HTTH
1. Cho bảng sau:
Nguyên tố
Ca
Sc
Ti
V
Cr
Mn
Năng lượng ion hoá I2 (eV)
11,87
12,80
13,58
14,15
16,50
15,64
Hãy giải thích sự biến đổi năng lượng ion hoá thứ hai của các nguyên tố trong bảng.
2. Viết công thức Lewis và xác định dạng hình học của các phân tử và ion sau: 	BCl3, CO2, NO2+, NO2, IF3
3. Tại sao bo triclorua tồn tại ở dạng monome (BCl3) trong khi nhôm triclorua lại tồn tại ở dạng đime (Al2Cl6)? 
Câu 2: ( 2 Điểm) Tinh thể
AgCl kết tinh theo hệ lập phương.
1. Mạng tinh thể này thuộc kiểu NaCl hay CsCl. Cho: 
2.Tính khối lượng riêng của AgCl. Cho: Ag = 107,868; Cl = 35,453.
Câu 3: ( 2 Điểm) Phản ứng hạt nhân
Một đồng vị phân rã phóng xạ đồng thời theo 2 phản ứng:
	và 
Thực nghiệm cho biết từ 1 mol ban đầu, sau 25 giờ 36 phút lấy hỗn hợp còn lại hoà tan vào dung dịch HCl dư thì thu được 16 gam chất rắn không tan.Từ một lượng đồng ban đầu, sau 29 giờ 44 phút lấy hỗn hợp còn lại hoà tan vào dung dịch KOH dư thì phần chất rắn không tan có khối lượng bằng 50,4% khối lượng hỗn hợp.
1.Tính các hằng số phóng xạ k1 , k2 và chu kì bán rã của .
2.Tính thời gian để còn lại 10%.
Câu 4: ( 2 Điểm) Nhiệt hóa học
 Cho biến thiên thế đẳng áp, đẳng nhiệt hình thành chuẩn của Ba(OH)2(r) là -855,4kJ/mol, của H2O là -237,24 kJ/mol, KH2O = 1,8.10-16 và tích số tan của Ba(OH)2 là 5,0.10-3.
1. Xác định ∆của phản ứng sau trong dung dịch nước: Ba (r) + 2H+ (aq) → Ba2+(aq) + H2(k)↑
2. Từ giá trị ∆của phản ứng trên, tính thế điện cực chuẩn E0( Ba2+/Ba).
Câu 5: ( 2 Điểm) Cân bằng hóa học pha khí
Hằng số cân bằng Kp của phản ứng điều chế amoniac : 
 N2 ( k) + 3 H2 (k) 2 NH3(k)
ở 5000C bằng 1,50.10-5 atm-2. Tính độ chuyển hoá α nếu phản ứng được thực hiện ở 500 atm và 1000 atm với tỷ lệ số mol của N2 và H2 là 1 : 3?
Câu 6: ( 2 Điểm) Cân bằng axit-bazơ và kết tủa
Giá trị pH trong dung dịch đơn axit hữu cơ RH nồng độ 0,226 % là 2,536. Sau khi pha loãng gấp đôi dung dịch trên thì pH dung dịch đo được là 2,692.
1.Tính hằng số phân li axit của RH và xác định nồng độ mol của axit trong dung dịch gốc.
2. Xác định khối lượng phân tử và công thức hoá học của axit, biết tỉ khối của dung dịch ban đầu là 1 g/cm3.
3.Tính thể tích dung dịch NaOH 0,100M cần thiết để trung hoà hết 100,00ml dung dịch gốc. Tính pH của dung dịch thu được sau phản ứng.
Câu 7: ( 2 Điểm) Phản ứng oxi hóa- khử. Điện hóa
1. Thiết lập một sơ đồ pin để xác định tích số tan của AgI. Viết các phương trình phản ứng xảy ra trên mỗi điện cực và trong pin. 
2. Tính độ tan tại 25oC của AgI trong nước. 
3. Lập pin điện trong đó xảy ra sự oxi hoá ion Fe2+ thành ion Fe3+ và ion Au3+ bị khử thành ion Au+. Viết các phương trình phản ứng xảy ra trên mỗi điện cực và trong pin. Tính sức điện động chuẩn của pin và hằng số cân bằng của phản ứng xảy ra trong pin này. 
Câu 8: ( 2 Điểm) Nhóm Halogen
1. Năm 1986, Carl O.Chiste đã tìm được phương pháp mới để điều chế F2 bằng cách đun hỗn hợp K2MnF6 rắn và SbF5 lỏng tới 1500C .
a. Hãy thay X bằng công thức hoá học thích hợp và hoàn thành phương trình
K2MnF6 (r) + SbF5( l) KSbF6 (r) + F2 (k) + X (r)
b. Từ hỗn hợp gồm 200,07 gam K2MnF6 và 672,70 gam SbF5 thu được bao nhiêu lít F2 tại 27,30C và 1,0 atm ? Biết hiệu suất thu F2 là 36% .
2. ở 300K và áp suất 1,0 atm khối lượng riêng của hiđro florua khí là 3,17 g/l. Hãy tính khối lượng mol phân tử của hiđro florua ở điều kiện này và giải thích kết qủa thu được.
3. a. Có các phương trình được viết như sau:
	 	X2 + H2O HX + HOX	 (1)
 X2 + 2KOH KX + KOX	 (2)
Các phương trình trên có đúng cho tất cả các halogen (kí hiệu là X) ở các nhiệt độ khác nhau không? Hãy nêu rõ các điểm không đúng , nếu có.
b. Khi chuyển từ F2 đến Cl2 độ bền nhiệt của các phân tử tăng lên, còn khi chuyển từ Cl2 đến I2 độ bền nhiệt của các phân tử giảm xuống. Hãy giải thích đặc điểm đó?
Câu 9: ( 2 Điểm) Nhóm O-S
1. Để xác định hàm lượng khí độc H2S trong không khí người ta làm thí nghiệm như sau : Lấy 50 lít không khí nhiễm khí H2S (D = 1,29 g/lít) cho đi qua thiết bị phân tích có chứa dung dịch CdSO4 dư. Sau đó axit hóa toàn bộ hỗn hợp thu được và cho tất cả lượng H2S sinh ra hấp thụ hết vào ống đựng 10 ml dung dịch I2 0,015 M. Lượng I2 dư tác dụng vừa đủ với 12,5 ml dung dịch Na2S2O3 0,008 M. Viết các phương trình hóa học xảy ra trong quá trình thí nghiệm và tính hàm lượng H2S trong không khí theo ppm (số microgam chất trong 1 gam mẫu).
2. Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:
a. K2S2O4 + K2Cr2O7 + H2SO4 → 
b. K2S3O6 + O3 + H2O →
c. Na2S4O6 + KMnO4 + H2SO4 →
d. Na2S5O6 + O3 + H2O →
e. (NH4)2S3O6 + K2Cr2O7 + H2SO4 →	
Câu 10: ( 2 Điểm) Động học (không có phần cơ chế phản ứng)
Xét sự thủy phân của este metyl axetat ở 250C trong các môi trường sau : 
 Trường hợp 1: Trong môi trường kiềm, khi tăng nồng độ kiềm lên gấp đôi thì tốc độ phản ứng tăng lên hai lần. Nhận xét này cũng được thấy khi tăng nồng độ của este lên hai lần . 
 Trường hợp 2: Phản ứng thuỷ phân được thực hiện trong môi trường đệm .
 Trường hợp 3: Người ta tiến hành phản ứng thuỷ phân trong môi trường axit HCl 0,05M dư. Động học của phản ứng được nghiên cứu bằng cách chuẩn độ 25 ml hỗn hợp phản ứng bằng dung dịch NaOH ở từng thời điểm t với kết quả như sau :
t [phút]
0
21
75
119
¥
VNaOH [cm3]
24,4
25,8
29,3
31,7
47,2
1. Hãy viết phương trình động học của phản ứng. Cho biết bậc của phản ứng trong từng trường hợp. 
2. Trong trường hợp 1, nếu cho 0,01 mol xút và 0,01 mol este vào 1 lít nước (xem như thể tích thay đổi không đáng kể ). Sau 200 phút thì 2/5 lượng este chưa bị phân huỷ. Tính hằng số tốc độ phản ứng k1.
3. Trong trường hợp 3, hãy tính hằng số tốc độ phản ứng k3 và thời gian để este phân huỷ hết 50%.Từ đó hãy so sánh giá trị k1 và k3 .
Giáo viên ra đề : Dương Thị Thu Hương(0983505468)

Tài liệu đính kèm:

  • doc3-De hoa 10 xuat thi DHBB 2016.doc
  • doc3-hdc de xuat thi DHBB 2016- hóa 10.doc