Đề tự luyện 1 - Sinh học 9

doc 1 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1100Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tự luyện 1 - Sinh học 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tự luyện 1 - Sinh học 9
ĐỀ TỰ LUYỆN 1
Câu 1: 
1. Vai trò của biến dị tổ hợp đối với tiên hoá và chọn giống? Tại sao ở các loài sinh sản giao phối biến dị lại phong phú hơn nhiều so với loài sinh sản vô tính?
2. Phân tích tính hợp lí trong cấu trúc của ADN để nó có thể thực hiện được chức năng của vật chất mang thông tin di truyền?
Câu 2: Gen B có 3000 nuclêôtit, trong đó ađênin (A) chiếm tỷ lệ 20%. Gen B đột biến làm xuất hiện gen b. Khi gen b tự nhân đôi bình thường 2 lần, đã lấy từ môi trường nội bào 8994 nuclêôtit.
a. Tính số nuclêôtit từng loại của gen trước và sau khi đột biến.
b. Qua quá trình sinh sản hữu tính, khi nào thì tính trạng do gen b quy định được biểu hiện?
c. Gen đột biến b làm giảm sức sống, giảm khả năng sinh sảncủa sinh vật. Em hãy giải thích vì sao?
Câu 3: Ở một loài thực vật tính trạng thân cao quy định bởi gen A trội hoàn toàn so với thân thấp do gen a quy định; tính trạng hạt dài quy định bởi gen B trội hoàn toàn so với hạt tròn do gen b quy định. Cho cây thân cao, hạt tròn lai với cây thân thấp, hạt dài thu được F1 đồng loạt cây thân cao, hạt dài. Cho cây F1 lai với 1 cây khác, trong số kiểu hình ở F2 số kiểu hình thân thấp, hạt tròn chiếm tỷ lệ 12,5%.
Xác định kiểu gen của P, cây F1 và cây lai với F1. Không lập sơ đồ lai hãy xác định tỷ lệ các loại hình còn lại ở F2. Biết rằng các gen phân ly độc lập. 
Câu 4:
a) Trong tự nhiên, dạng đột biến gen nào là phổ biến nhất? Vì sao?
b) Hậu quả của đột biến gen? Trong tiến hóa đột biến gen trội hay gen lặn có ý nghĩa hơn?
c) Nêu ý nghĩa của hiện tượng đóng xoắn và duỗi xoắn của NST trong chu kỳ tế bào?
c. Một tế bào có hai cặp nhiễm sắc thể kí hiệu là AaBb giảm phân phát sinh giao tử.
- Nếu ở kì sau I, cặp nhiễm sắc thể Bb không phân li sẽ tạo ra những giao tử nào? Các giao tử này tham gia thụ tinh với giao tử bình thường cho ra những dạng thể dị bội nào?
- Nếu ở kì sau II, có một tế bào con nhiễm sắc thể không phân li thì kết thúc giảm phân sẽ cho ra những giao tử nào?
Câu 5:
Hình vẽ 1 mô tả một giai đoạn phân bào của một tế bào của một loài động vật lưỡng bội. Biết rằng, 4 nhiễm sắc thể đơn trong mỗi nhóm đang phân li về hai cực của tế bào có hình dạng, kích thước khác nhau. 
a. Tế bào trên đang ở kỳ nào của quá trình phân bào? Xác định bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài? 
b. Tế bào lưỡng bội của ruồi giấm có ( 2n = 8) có 
 Hình 1
khoảng 2,83 x108 cặp nuclêotit. Nếu chiều dài trung bình của nhiễm sắc thể ruồi giấm ở kì giữa dài khoảng 2 micromet, thì nó cuộn chặt lại và làm ngắn đi bao nhiêu lần so với chiều dài kéo thẳng của phân tử ADN?
Câu 6: 
a. Dùng sơ đồ lai chứng minh sự phân li độc lập của các cặp gen làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp, còn liên kết gen không tạo ra hay hạn chế sự xuất hiện biến dị tổ hợp.
b. Tại sao trong thí nghiệm lai phân tích ruồi giấm đực F1 dị hợp hai cặp gen thân xám, cánh dài Moocgan lại cho rằng các gen quy định màu sắc thân và dạng cánh cùng nằm trên một nhiễm sắc thể?
c. Các quy luật di truyền nào cho kiểu gen ở thế hệ lai phân li tỉ lệ 1: 2:1 hoặc 1:1:1:1. Mỗi tỉ lệ với mỗi quy luật di truyền viết một sơ đồ lai minh họa.	

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_CHON_HSG_9.doc