Đề thi Violympic Toán lớp 5 vòng 13 năm 2015 - 2016

docx 3 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 669Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi Violympic Toán lớp 5 vòng 13 năm 2015 - 2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi Violympic Toán lớp 5 vòng 13 năm 2015 - 2016
Đề thi Violympic Toán lớp 5 vòng 13 năm 2015-2016
Bài 1: Hãy điền số thích hợp vào chỗ chấm
Câu 1.1:
Một tấm bìa hình tròn có đường kính là 1,2m. Tính chu vi tấm bìa đó.
Trả lời: Chu vi tấm bìa là ..............m.
(Nhập kết quả dưới dạng số thập phân thu gọn)
3,768
Câu 1.2:
Một hình tam giác có diện tích là 12,16dm2 và chiều cao tương ứng với một cạnh đáy là 3,8dm. 
Vậy cạnh đáy của tam giác đó là ..............dm.
(Nhập kết quả dưới dạng số thập phân thu gọn)
6,4
Câu 1.3:
Một cái nong hình tròn có bán kính là 0,8m. Tính chu vi cái nong đó.
Trả lời: Chu vi cái nong là ...............m.
(Nhập kết quả dưới dạng số thập phân thu gọn)
5,024
Câu 1.4:
Một hình tam giác có cạnh đáy là 5,4m, chiều cao tương ứng với cạnh đáy đó là 3,5m. 
Vậy diện tích của tam giác đó là ................
(Nhập kết quả dưới dạng số thập phân thu gọn)
9,45
Câu 1.5:
Một khu đất hình thang có diện tích là 1166,2m2, độ dài đáy lớn là 50,8m, độ dài đáy nhỏ là 32,5m. 
Vậy chiều cao khu đất đó là ............cm
2800
Trung bình cộng của hai đáy là: (50,8 + 32,5) : 2 = 41,65 (m)
Chiều cao của hình thang đó là: 1166,2 : 41,65 = 28 (m)
Câu 1.6:
Một mảnh bìa hình thang vuông có đáy bé là 3,5dm và bằng nửa cạnh đáy lớn. Cạnh bên vuông góc với 2 đáy là 2,8dm. 
Vậy diện tích mảnh bìa đó là .................
1470
Độ dài đáy lớn là: 3,5 x 2 = 7 (dm)
Trung bình cộng hai đáy là: (3,5 + 7) : 2 = 5,25 (dm)
Diện tích mảnh bìa là: 2,8 x 5,25 = 14,7 (dm2) = 1470 (cm2)
Câu 1.7:
Đường kính của một bánh xe đạp là 65 cm. Để người đi xe đạp được quãng đường 2041m thì mỗi bánh xe phải lăn .............vòng.
1000
Chu vi của bánh xe là: 65 x 3,14 = 204,1 (cm) = 2,041 (m)
Để đi được quãng đường 2041m thì mỗi bánh xe phải lăn 1000 vòng.
Đáp số: 1000 vòng
Câu 1.8:
Một mảnh đất hình thang có độ dài đáy bé là 30m và chiếm 60% cạnh đáy lớn, chiều cao bằng cạnh đáy bé. Người ta sử dụng 59% diện tích mảnh đất để xây nhà, làm đường đi và đào ao. Còn lại là diện tích trồng cây. Vậy diện tích đất để trồng cây là .............
492
Độ dài đáy lớn là: 30 x 100 : 60 = 50 (m)
Diện tích mảnh đất hình thang là: 30 x (30 + 50) : 2 = 1200 (m2)
Diện tích để trồng cây là: 1200 x (100 - 59) : 100 = 492 (m2)
Câu 1.9:
Một hình tam giác có cạnh đáy là 35dm. Nếu kéo dài cạnh đáy thêm 2,7m thì diện tích tam giác tăng thêm 5,265m2. Diện tích tam giác đó là .............m2.
(Nhập kết quả dưới dạng số thập phân thu gọn)
6,825
Câu 1.10:
Cho hình tam giác ABC có diện tích bằng 240cm2. Kéo dài đáy BC về phía C lấy điểm D sao cho CD bằng 25% BC. Nối A với D. Tính diện tích tam giác ABD.
Trả lời: 
Diện tích tam giác ABD là ..............cm2.
300
Bài 2: Đi tìm kho báu
Câu 2.1:
Một bạn đã cắt 2/3 của sợi dây được một đoạn dài 18cm. Hỏi đoạn dây còn lại bao nhiêu xăng−ti−mét?
Trả lời:
Đoạn dây còn lại ...............cm.
9
Câu 2.2:
Một hình thang có đáy nhỏ là 13,4m và bằng 1/2 cạnh đáy lớn. Chiều cao của hình thang là 15,8m. Vậy diện tích hình thang là .................m2.
Nhập kết quả dưới dạng số thập phân gọn nhất.
317,58
Câu 2.3:
Một mảnh vườn hình thang có trung bình cộng hai đáy là 40,5m, chiều cao là 2840cm. 
Diện tích thửa vườn đó là: ...................dam2.
Nhập kết quả dưới dạng số thập phân gọn nhất.
11,502
Câu 2.4:
Cho một tam giác vuông ABC, vuông tại A. Cạnh AB lớn hơn cạnh AC là 1m. Cạnh BC dài 500cm. Tính tổng độ dài 2 cạnh AB và AC biết chu vi hình tam giác ABC là 12m.
Trả lời:
Tổng độ dài hai cạnh AB và AC là: .................cm.
700
Câu 2.5:
Cho tam giác ABC. Kéo dài cạnh đáy BC về phía C một đoạn dài 5,2cm thì diện tích tăng thêm là 65cm2. Biết diện tích tam giác ABC lúc đầu là 187,5cm2. Tính cạnh đáy BC lúc đầu. 
Trả lời:
Độ dài lúc đầu của cạnh đáy BC là: ............ cm.
15
s = 1/2 x h x a 
s' = 1/2 x h x a'
s' - s = 1/2 x h x (a' - a) = 65 => h = 25
Bài 3: Tìm cặp bằng nhau
Trả lời:
Các cặp giá trị bằng nhau là: 
(1) = ........; (3) = ........; (5) = ........; (6) = ........; (7) = ........; (8) = .......; (9) = .......; (11) = ........; (14) = ......; (15) = ......
Điền số thứ tự của các ô vào chỗ chấm cho thích hợp để được các cặp giá trị bằng nhau.
(1) = (2); (3) = (4); (5) = (13); (6) = (10); (7) = (19); (8) = (12); (9) = (20); (11) = (18); (14) = (17); (15) = (16)
(2); (4); (13); (10); (19); (12); (20); (18); (17); (16)

Tài liệu đính kèm:

  • docxDe_thi_Violympic_Toan_lop_5_vong_13_nam_20152016.docx