Đề thi vào lớp 10 năm học 2015 - 2016 môn: Ngữ văn thời gian làm bài: 120 phút

doc 4 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 969Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi vào lớp 10 năm học 2015 - 2016 môn: Ngữ văn thời gian làm bài: 120 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi vào lớp 10 năm học 2015 - 2016 môn: Ngữ văn thời gian làm bài: 120 phút
MÃ KÝ HIỆU
ĐỀ THI VÀO LỚP 10
Năm học 2015 - 2016 
MÔN: NGỮ VĂN 
Thời gian làm bài: 120 phút
(Đề thi gồm 9 câu, 01 trang)
I. Đọc hiểu( 3 điểm)
 Trả lời câu hỏi bằng cách ghi lại đáp án đúng
Câu 1: Nhà thơ Vũ Đình Liên quê ở:
A. Quảng Nam B. Đà Nẵng C. Hà Nội D. Hải Dương
Câu 2: Văn bản nào sau đây mang nhiều chất thơ:
A. Tôi đi học. B. Trong lòng mẹ C. Tức nước vỡ bờ D. Lão Hạc. E. Lặng lẽ Sa Pa
Câu 3. Bài thơ Quê hương của Tế Hanh được rút trong tập:
A. Gửi miền Bắc B. Tiếng sóng C. Hoa niên D. Nghẹn ngào D. Khúc ca mới.
Câu 4: Bài thơ “ Khi con tu hú được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
A. Khi tác giả đang ở Huế. B. Khi tác giả đang bị giam trong nhà lao Thừa Phủ Huế.
C. Khi tác gia đang hoạt động cách mạng. D. Khi tác giả ở vùng núi chiến khu Việt Bắc.
Câu 5: Bài thơ “ Nhớ rừng” của tác giả Thế Lữ sử dụng bút pháp nào:
A. Hiện thực B. Lãng mạn C. Cả A và B.
Câu 6: Câu văn sau mắc lỗi gì ? Qua truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân đã thể hiện tình yêu làng, lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến của người nông dân trong kháng chiến chống Pháp.
A. Thiếu trạng ngữ B. Thiếu vị ngữ
C. Thiếu chủ ngữ D. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ
Câu 7: Làng là một truyện ngắn thành công của nhà văn Kim Lân. 
a) Hãy giải thích nhan đề của truyện ngắn ấy.
b) Em hãy bộc lộ đôi điều về tình yêu đối với làng xóm mình.
II. Làm văn(7 điểm)
Câu 1 ( 3 điểm)
 Nhớ và ghi lại các khổ thơ 2 và 3 của bài thơ: “Viếng lăng Bác” của nhà thơ Viễn Phương. Phân tích những hình ảnh ẩn dụ trong các khổ thơ đó bằng một bài văn ngắn.
Câu 2 (4 điểm)
Cảm nhận về vẻ đẹp nhân cách, tâm hồn của nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn Nguyễn Thành Long.bằng một bài văn ngắn.
 -------------Hết-------------
MÃ KÝ HIỆU
ĐÁP ÁN ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
Năm học 2015 - 2016 
MÔN: NGỮ VĂN
 (Hướng dẫn chấm gồm 03 trang)
I. Phần đọc hiểu( 3 điểm)
Câu 1: 0,25 điểm
Mức độ tối đa: Học sinh chọn đáp án D
Mức độ không đạt: Học sinh không trả lời hoặc không có câu trả lời khác.
Câu 2: 0,25 điểm
Mức độ tối đa: Học sinh chọn đáp án A, E
Mức độ chưa tối đa: Học sinh chọn A hoặc E
Mức độ không đạt: Học sinh không trả lời hoặc không có câu trả lời khác.
Câu 3: 0,25 điểm
Mức độ tối đa: Học sinh chọn đáp án C, D
Mức độ chưa đạt: C hoặc D
Mức độ không đạt: Học sinh không trả lời hoặc không có câu trả lời khác.
Câu 4: 0,25 điểm
Mức độ tối đa: Học sinh chọn đáp án B
Mức độ không đạt: Học sinh không trả lời hoặc không có câu trả lời khác
Câu 5: 0,5 điểm
Mức độ tối đa: Học sinh chọn đáp án C
Mức độ không đạt: Học sinh không trả lời hoặc không có câu trả lời khác
Câu 6: 0,5 điểm
Mức độ tối đa: Học sinh chọn đáp án C
Mức độ không đạt: Học sinh không trả lời hoặc không có câu trả lời khác
Câu 7: 1 điểm
a) Mức độ tối đa: Học sinh giải thích được nhan đề của truyện “Làng”
- Làng có ý nghĩa khái quát mà tác tác giả muốn nói đến nhiều ngôi làng khác nũa của miền Bắc nước ta cũng có những người nông dân yêu làng, yêu nước như nhân vật ông Hai: 0,5 điểm
- Mức độ chưa tối đa: Học chỉ nêu được tình yêu làng của người nông dân: 0,25 điểm
- Mức độ không đạt: Học sinh không trả lời hoặc không có câu trả lời khác.
b) Mức độ tối đa: Học sinh viết được những tình cảm của bản thân với chính làng xóm mình một cách chân thật, gần gũi.( khuyến khích học sinh viết có cảm xúc và sáng tạo) 0,5 điểm
- Mức độ chưa tối đa: Học chỉ viết chung chung về làng mình, chưa nêu rõ về tình cảm của bản thân với làng xóm mình: 0,25 điểm.
- Mức độ không đạt: Học sinh không trả lời hoặc viết lạc vấn đề.
II. Làm văn ( 7 điểm)
Câu 1: 3 điểm
Mức độ tối đa: Học sinh nhớ và ghi lại hoàn chỉnh khổ 2 và 3 của bài thơ “ Viếng lăng Bác”.
 “ Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
 Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
 Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
 Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân...
 Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
 Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
 Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
 Mà sao nghe nhói ở trong tim !”
 ( Viễn Phương) 
* Về nội dung :
 Viết đúng kiểu bài văn nghị luận: Phân tích nghệ thuật sử dụng hình ảnh ẩn dụ trong khổ thơ.
 * Về hình thức : Đúng cấu trúc một bài văn ngắn.
Cụ thể:
1. Mở bài : 0,5 điểm
- Giới thiệu thật ngắn gọn về tác giả, hoàn cảnh sáng tác bài thơ, vị trí 2 khổ thơ trong bài thơ..(0,25 điểm)
- Nêu vấn đề cần nghị luận: Hình ảnh ẩn dụ trong khổ thơ.(0, 25 điểm)
2. Thân bài: 2, 25điểm
- Học sinh tìm được những hình ảnh ẩn dụ trong hai khổ thơ và phân tích ý nghĩa của chúng. (1,0 điểm)
VD: Hình ảnh mặt trời trong câu thơ: “ Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”. Nói lên sự vĩ đại của Bác Hồ và thể hiện sự tôn kính của nhân dân.
- Hình ảnh dòng người được ví như tràng hoa........( 0, 5 điểm)
- Hình ảnh bảy mươi chín mùa xuân – khi mất Bác tròn bảy chín tuổi..( 0,5 điểm)
( Khuyến khích học sinh phân tích sáng tạo về giá trị nghệ thuật của hình ảnh ẩn dụ trong 2 khổ thơ) (0,25 điểm)
3. Kết bài: 0,25 điểm 
- Học sinh khẳng định được ý nghĩa của hình ảnh ẩn dụ trong khổ thơ, giá trị của khổ thơ nói riêng và của cả bài thơ nói chung.
Câu 2: 4 điểm
Mức độ tối đa:
- Viết đúng kiểu bài văn nghị luận: nghị luận về nhân vật trong tác phẩm truyện hiện đại.
- Bài viết phải làm nổi bật được nhân cách, tâm hồn của anh thanh niên trong đoạn trích Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.
1. Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả tác phẩm. Nêu vấn đề nghị luận: Đoạn trích đã nêu bật nhân cách sống và tâm hồn của anh thanh niên qua chính công việc..(0,5 điểm)
2. Thân bài(3,0 điểm)
* Vẻ đẹp trong cách sống :
 + Nhân vật anh thanh niên : trong Lặng lẽ Sa Pa
 - Hoàn cảnh sống và làm việc : một mình trên núi cao, quanh năm suốt tháng giữa cây cỏ và mây núi Sa Pa. Công việc là đo gió, đo mưa đo năng, tính mây, đo chấn động mặt đất
 - Anh làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, cụ thể, tỉ mỉ, chính xác, đúng giờ ốp thì dù cho mưa tuyết, giá lạnh thế nào anh cũng trở đậy ra ngoài trời làm việc đúng giờ quy định.
 - Anh đã vượt qua sự cô đơn vắng vẻ quanh năm suốt tháng trên đỉnh núi cao không một bóng người.
 - Sự cởi mở chân thành, quý trọng mọi người, khao khát được gặp gỡ, trò chuyện với mọi người.
- Tổ chức sắp xếp cuộc sống của mình một cách ngăn nắp, chủ động : trồng hoa, nuôi gà, tự học
- Tâm hồn rộng mở yêu đời, yêu người, khiêm tốn và trung thực.
* Vẻ đẹp tâm hồn
+ Yêu thiên nhiên, cuộc sống, cởi mở, chân tình, biết quý trọng tình cảm của mọi người.
+ Trung thực với công việc, với mình, với mọi người, thể hiện đức tính khiêm tốn rất đáng được quý trọng.
 Nhân vật anh thanh niên đã để lại một ấn tượng sâu đậm về vẻ đẹp nhân cách, tâm hồn của anh và cũng là cũng là của con người Việt Nam trong kháng chiến chống xây dựng chủ nghĩa xã hội.
* Đánh giá, liên hệ (0,5 điểm)
- Học sinh có thể liên hệ đến nhân vật khác trong truyện Lặng lẽ Sa Pa: như ông họa sĩ, cô kĩ sư trẻ.. họ đều là những người có lối sống chân thành, cởi mở và hòa nhập. Tâm hồn nhạy cảm .
- Liên hệ đến những người lao động thầm lặng ngay trong chính vùng quê mình hoặc qua các kênh thông tin mà các em tiếp cận được.
- Bài học của bản thân qua nhân cách, tâm hồn của anh thanh niên.
3. Kết bài: (0,5)
- Đánh giá khái quát lại vấn đề.
- Khẳng định nhân cách sống và tâm hồn của anh thanh niên trở thành bài học đối với bản thân và thế hệ trẻ Việt Nam.
* Mức độ chưa đạt: Học sinh cảm nhận vẻ đẹp của anh thanh niên ở một phương diện khác.
* Mức độ không đạt: Học sinh khong làm bài, làm lạc đề yêu cầu.
-----Hết-----
PHẦN KÝ XÁC NHẬN
TÊN FILE ĐỀ THI: DE THI VAO 10 VAN 
MÃ ĐỀ THI: ...................................................................................................................................
TỔNG SỐ TRANG (ĐỀ THI VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM) LÀ 04TRANG.

Tài liệu đính kèm:

  • docV7.doc