Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 thpt năm học 2016 - 2017 thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

doc 3 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1095Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 thpt năm học 2016 - 2017 thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 thpt năm học 2016 - 2017 thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
SỞ GD&ĐT TUYÊN QUANG
PHÒNG GD&ĐT YÊN SƠN
Đề số 1
ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2016 - 2017
Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)
I. ĐỀ BÀI
Câu 1 (4 điểm): Đọc đoạn văn sau:
Mãi khuya, bà Hai mới chống gối đứng dậy. Bà lẳng lặng xuống bếp châm lửa ngồi tính tiền hàng. Vẫn những tiền cua, tiền bún, tiền đỗ, tiền kẹo,  Vẫn cái giọng rì rầm, rì rầm thường ngày.
- Này, thầy nó ạ.
Ông Hai nằm rũ trên giường không nói gì.
- Thầy nó ngủ rồi à?
- Gì?
Ông lão khẽ nhúc nhích.
- Tôi thấy người ta đồn 
Ông lão gắt lên
- Biết rồi!
	a) Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? (1 điểm)
	b) Trong đoạn văn trên tác giả đã dùng hình thức ngôn ngữ nào khi thuật lại cuộc nói chuyện giữa hai nhân vật? (1 điểm)
	c) Viết đoạn văn ngắn từ 10 đến 12 câu diễn tả tâm trạng đó của nhân vật ông Hai? (2 điểm)	
	Câu 2 (6 điểm): Trình bày cảm nhận của em về bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương. (Ngữ văn 9 - tập II)
	III. ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM
	Câu
Hướng dẫn chấm
Điểm
1
a) Đoạn văn trên trích từ tác phẩm “Làng” 
- Tác giả Kim Lân 
b) Tác giả đã dùng hình thức ngôn ngữ đối thoại khi thuật lại cuộc nói chuyện giữa nhân vật ông Hai và bà vợ 
c) 
* Hình thức: HS trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch hoặc quy nạp. Trong đoạn văn có sử dụng câu chủ đề, có bố cục rõ ràng, đủ số câu theo quy định. 
* Nội dung: Đảm bảo ý cơ bản: Diễn tả tâm trạng dằn vặt, đau khổ của nhân vật ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc. 
(0,5)
(0,5)
(1)
(0,5 )
(1,5 )
2
1. Yêu cầu kĩ năng
- Biết vận dụng kĩ năng để làm bài văn nghị luận văn học về một tác phẩm thơ.
- Nêu được những nhận xét, đánh giá, sự cảm thụ riêng của người viết kết hợp với phân tích, bình giá chi tiết hình ảnh thơ đặc sắc.
- Bố cục chặt chẽ. Hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng, mạch lạc. Sử dụng nhuần nhuyễn các phép lập luận. Bài viết có cảm xúc.
- Diễn đạt rõ ràng, lưu loát, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ ...
2. Yêu cầu về kiến thức
a. Mở bài
- Giới thiệu khái quát tác giả Viễn Phương và hoàn cảnh ra đời bài thơ.
- Nêu cảm nhận khái quát: Bài thơ thể hiện tấm lòng thành kính, niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và của mọi người đối với Bác khi vào lăng viếng Bác bằng một ngôn ngữ tinh tế, giàu cảm xúc sâu lắng.
b. Thân bài: Cảm nhận chi tiết, phân tích bài thơ theo bố cục:
+ Khổ thơ thứ nhất: Cảm xúc của nhà thơ trước lăng Bác.
- Cách dùng từ ngữ ở câu 1: từ “thăm” thay cho từ “viếng”; xưng “con - Bác” => thể hiện cảm xúc của một người con xa lâu ngày mới được trở về bên Bác.
- Hình ảnh hàng tre mộc mạc, quen thuộc, giàu ý nghĩa tượng trưng: Sức sống quật cường, truyền thống bất khuất của dân tộc Việt Nam; phẩm chất cao quý của Bác Hồ, hình ảnh hàng tre xanh khơi nguồn cảm xúc cho nhà thơ.
+ Khổ thơ thứ hai: Cảm xúc chân thành, mãnh liệt của nhà thơ khi được hòa vào dòng người vào lăng viếng Bác.
- Phân tích hai hình ảnh sóng đôi đặc sắc: Hình ảnh “mặt trời trong lăng rất đỏ” vừa thể hiện sự vĩ đại của Bác Hồ, vừa thể hiện sự tôn kính của nhân dân, của nhà thơ với Bác. Hình ảnh “Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân ” chỉ dòng người ngày ngày nối tiếp nhau đến viếng Bác như kết thành tràng hoa thành kính dâng lên người.
- Phân tích nghệ thuật dùng từ tinh tế, gợi hình, gợi cảm qua các từ: “ngày ngày”, “bảy mươi chín mùa xuân ”
+ Khổ thơ thứ ba: Cảm xúc và suy nghĩ của tác giả khi vào lăng.
- Hai câu thơ đầu: Diễn tả chính xác và tinh tế khung cảnh và không khí trong lăng Bác và cảm nhận hình ảnh Bác bình yên trong “giấc ngủ” giữa “một vầng trăng sáng dịu hiền”.
- Hai câu thơ sau: cảm xúc đã được bộc lộ trực tiếp, một nỗi đau, một mất mát quá lớn trước sự ra đi của Người.
+ Khổ thơ cuối: Là tâm trạng lưu luyến của nhà thơ muốn ở mãi bên Bác.
- Nhà thơ đã gửi tấm lòng mình bằng cách muốn hóa thân, hòa nhập vào cảnh vật bên lăng Bác.
- Điệp ngữ “muốn làm”: nhấn mạnh khát vọng được hóa thân và làm cho giọng thơ trở nên tha thiết hơn.
- Hình ảnh hàng tre ở khổ thơ thứ nhất đã được lặp lại ở dòng cuối cùng khép lại bài thơ với ý nghĩa “cây tre trung hiểu”.
+ Nhận xét khái quát lại những thành công về nghệ thuật của bài thơ:
- Giọng điệu vừa trang nghiêm, sâu lắng, vừa tha thiết, đau xót, tự hào phù hợp với nội dung cảm xúc.
- Thể thơ 8 chữ, cách gieo vần linh hoạt, nhịp thơ chậm diễn tả sự lắng đọng trong tâm trạng, tình cảm của nhà thơ.
- Hình ảnh thơ sáng tạo, kết hợp hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ có giá trị biểu đạt và biểu cảm cao
c. Kết bài
- Khẳng định lại nội dung đã cảm nhận:
+ Viếng lăng Bác là bài thơ hay, giàu chất suy tưởng.
+ Là tiếng lòng của tất cả chúng ta với Bác Hồ kính yêu.
- Liên hệ: Suy nghĩ về sự nghiệp và tình cảm của Bác.
0,5
1,0
1,0
1,0
1,0
1,0
0,5
* Lưu ý
Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đúng kiểu bài mà đề bài yêu cầu, chủ động định lượng được bài viết, bố cục hợp lí, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng đầy đủ, thuyết phục, đảm bảo nội dung cơ bản.
Điểm trừ tối đa đối với bài viết không đảm bảo kiểu bài, bố cục bài nghị luận văn học là 2 điểm
Điểm trừ tối đa đối với bài làm mắc nhiều lỗi lập luận là 1 điểm
Điểm trừ tối đa đối với bài viết mắc nhiều lỗi diễn đạt là 1 điểm

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_THI_DE_XUAT_MON_VAN_TUYEN_SINH_VAO_10_YEN_SON.doc