Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 – thpt năm học: 2015 - 2016 (thời gian: 120 phút – không kể thời gian giao đề)

doc 8 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1529Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 – thpt năm học: 2015 - 2016 (thời gian: 120 phút – không kể thời gian giao đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 – thpt năm học: 2015 - 2016 (thời gian: 120 phút – không kể thời gian giao đề)
Đề số 2 ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 –THPT
 Năm học: 2015-2016
 (Thời gian: 120 phút – Không kể thời gian giao đề)
Ma trận đề
 Mức độ
Chủ đề
 Nhận biết
Thông hiểu
 Vận dụng
 Cộng
 Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Đọc hiểu văn bản
Nhớ được tác giả, tác phẩm
Xác định và phân tích được tác dụng của các biện pháp tu từ trong đoạn thơ
 Vận dụng kiến thức và kỹ năng đã học để viết được đoạn văn trình bày cảm nhận của mình về đoạn thơ 
Số câu
Số điểm
Tỷ lệ %
Số câu 1
Số điểm 0,5
Tỷ lệ 5%
Số câu 1
Số điểm 1,5
Tỷ lệ 15%
Số câu 1
Số điểm 2
Tỷ lệ20 %
Số câu: 3
Số điểm: 4
Tỷ lệ 40%
Văn - Tập làm văn
VĂN NGHỊ LUẬN
Vận dụng kiến thức đã học để viết bài văn nghị luận (về nhân vật văn học).
Số câu
Số điểm
Tỷ lệ %
Số câu: 1
Số điểm:6
Tỷ lệ 60% 
6
60 %
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỷ lệ %
 1
6
60 %
6
60 %
II. Đề bài
Câu 1(4 điểm). Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu sau: 
 Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
 Đất nước như vì sao
 Cứ đi lên phía trước.
Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào? Của ai? (0,5điểm)
Tìm biện pháp nghệ thuật có trong đoạn thơ và cho biết tác dụng của biện pháp đó?(1,5 điểm)
c.Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về khổ thơ trên.(2 điểm)
Câu 2 (6 điểm). Nhân vật Phương Định trong đoạn trích “Những ngôi sao xa xôi”
của Lê Minh Khuê gợi cho em suy nghĩ gì ?
III. Hướng dẫn chấm
Câu 1 (4 điểm). Học sinh thực hiện được:
a. Đoạn thơ trên trích trong văn bản “ Mùa xuân nho nhỏ” của tác giả Thanh Hải. 
(0,5 điểm)
b. - Chỉ ra được biện pháp tu từ và phân tích được tác dụng của biện pháp đó:
+ Phép nhân hóa: Đất nước “vất vả”, “gian lao”-> Hình ảnh đất nước trở nên gần gũi, mang dáng vóc tảo tần, cần cù của người mẹ, người chị. (0,5 điểm)
+ Phép so sánh: Đất nước với “...vì sao, cứ đi lên phía trước”-> nhà thơ sáng tạo hình ảnh đất nước khiêm nhường nhưng cũng rất tráng lệ: Là một vì sao nhưng ở vị trí lên trước dẫn đầu, đó cũng là hình ảnh của cách mạng Việt Nam, của đất nước trong lịch sử.(0,5 điểm)
+ Điệp từ “đất nước”:cùng phép so sánh, nhân hóa góp phần làm nổi bật và gợi ấn tượng sâu sắc về hình ảnh đất nước với niềm yêu mến, tự hào của tác giả. (0,5 điểm)
Câu 2. (6 điểm)
* Yêu cầu chung:
1. Về kỹ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận về một nhân vật văn học. Kết cấu bài viết chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát. Không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp chính xác. Chữ viết cẩn thận.
2. Về kiến thức: Yêu cầu bài viết nêu lên những suy nghĩ, cảm nhận về nhân vật Phương Định, nhân vật chính trong truyện “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê. Đây phải là những nhận xét, đánh giá, bình luận của người viết về nhân vật .
* Yêu cầu cụ thể
Bố cục
Nội dung
§iÓm
Mở bài
Giới thiệu sơ lược về tác giả tác phẩm .
Khái quát được nét đẹp về nhân vật Phương Định.
1
Thân bài
Vẻ đẹp của Phương Định
- Tâm hồn trong sáng, giàu mơ mộng, hồn nhiên tươi trẻ.
- Tinh thần dũng cảm, thái độ bình tĩnh, vượt lên mọi nguy hiểm. 
- Có tình cảm đồng chí, đồng đội nồng ấm.
( Các ý có kết hợp phân tích dẫn chứng trong tác phẩm)
 2
- Qua nhân vật Phương Định và các cô gái thanh niên xung phong, Lê Minh Khuê đó gợi cho người đọc về tấm gương thế hệ trẻ Việt Nam anh hùng thời chống Mỹ. 
1
Nghệ thuật
- Truyện kể theo ngôi thứ nhất, thể hiện chân thực tâm trạng, suy nghĩ của nhân vật; 
- Ngôn ngữ, giọng điệu phù hợp với diễn biến của chiến trường ác liệt. 
1
Kết bài
- Khẳng định những nét đẹp của nhân vật và giá trị của tác phẩm.
 - Liên hệ với thanh niên trong giai đoạn hiện nay.
1
*Lưu ý
- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đúng kiểu bài mà đề bài yêu cầu, chủ động định lượng được bài viết. Viết đúng yêu cầu của kiểu bài nghị luận.(về nhân vật văn học). Trình bày sạch, đẹp, đúng chính tả, dùng từ chính xác, diễn đạt trôi chảy, bố cục hợp lý.
- Điểm trừ tối đa đối với bài viết không đảm bảo bố cục bài văn là 2 điểm.
- Điểm trừ tối đa đối với bài viết có nhiều lỗi chính tả: 1 điểm
- Điểm trừ tối đa đối với bài viết có nhiều lỗi diễn đạt: 1 điểm
Đề 1: Cảm nhận của em về bài thơ " Viếng lăng Bác" của Viễn Phương.
a. Mở bài: 
- Giới thiệu tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ. 
- Bài thơ diễn tả niềm kính yêu, sự xót thương và lòng biết ơn vô hạn của nhà thơ đối với lãnh tụ bằng một ngôn ngữ tinh tế, giàu cảm xúc sâu lắng. 
b. Thân bài:
- Cảm xúc của nhà thơ trước lăng Bác: Hình ảnh hàng tre mộc mạc , quen thuộc, giàu ý nghĩa tượng trưng: Sức sống quật cường, truyền thống bất khuất của dân tộc Việt Nam; phẩm chất cao quý của Bác Hồ, hình ảnh hàng tre xanh khơi nguồn cảm xúc cho nhà thơ.
- Cảm xúc chân thành, mãnh liệt của nhà thơ khi viếng lăng Bác: 
 + Ca ngợi sự vĩ đại của Bác, công lao của Bác đối với non sông đất nước qua hình ảnh ẩn dụ "mặt trời trong lăng”
 + Dòng người vào lăng viếng Bác kết thành những tràng hoa kính dâng Bác
 + Xúc động khi được ngắm Bác trong giấc ngủ bình yên vĩnh hằng. Thời gian ấy sẽ trở thành kỉ niệm quý giá không bao giờ quên.
 + Nói thay cho tình cảm của đồng bào miền Nam đối với Bác, lưu luyến, ước nguyện mãi ở bên Người.
c. Kết bài
Câu 2. (4 Điểm). Đọc truyện sau
NGƯỜI ĂN XIN
 Một người ăn xin đã già. Đôi mắt đỏ hoe, nước mắt ông ta giàn giụa, đôi môi tái nhợt, quần áo tơi. Ông ta chìa tay xin tôi.
Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một đồng xu, không có khăn tay, chẳng có gì hết.Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông:
 - Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.
 Ông nhìn tôi chăm chăm. Môi nở một nụ cười:
 - Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.
Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được cái gì đó của ông.
(Tuốc-ghê- nhép, dẫn theo Ngữ văn lớp 9 -Tập I tr.22) 
 Nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa của câu chuyện trên.
(Tuốc-ghê- nhép, dẫn theo Ngữ văn lớp 9 -Tập I tr.22) 
: Vẻ đẹp và sức mạnh của người lao động trước thiên nhiên - vũ trụ trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận.
 Gợi ý: 
a. Mở bài:
- Nêu những nét chính về tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.	
- Bài thơ đã khắc họa được vẻ đẹp và sức mạnh của người lao động trước thiên nhiên- vũ trụ kỳ vĩ.
 b. Thân bài
 * Bức tranh thiên nhiên trong bài thơ: đẹp, rộng lớn, lộng lẫy.
 - Cảm hứng vũ trụ đã mang đến cho bài thơ những hình ảnh thiên nhiên hoành tráng. 
 - Cảnh hoàng hôn trên biển và cảnh bình minh được đặt ở vị trí mở đầu, kết thúc bài thơ vẽ ra không gian rộng lớn mà thời gian là nhịp tuần hoàn của vũ trụ.
 - Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi: không phải là con thuyền mà là đoàn thuyền tấp nập.
 -> Con thuyền không nhỏ bé mà kì vĩ, hoà nhập với thiên nhiên, vũ trụ.
 - Vẻ đẹp rực rỡ của các loại cá, sự giàu có của biển cả. Trí tưởng tượng của nhà thơ đã chắp cánh cho hiện thực, làm giàu thêm, đẹp thêm vẻ đẹp của biển khơi.
 * Người lao động giữa thiên nhiên cao đẹp.
 - Con người không nhỏ bé trước thiên nhiên mà ngược lại, đầy sức mạnh và hoà hợp với thiên nhiên.
 - Con người ra khơi với niềm vui trong câu hát.
 - Con người ra khơi với ước mơ trong công việc.
 - Con người cảm nhận được vẻ đẹp của biển, biết ơn biển
 - Người lao động vất vả nhưng tìm thấy niềm vui, phấn khởi trước thắng lợi.
c. Kết bài: 
- Hình ảnh người lao động được sáng tạo với cảm hứng lãng mạn cho thấy niềm vui phơi phới của họ trong cuộc sống mới. 
- Thiên nhiên và con người phóng khoáng, lớn lao. Tình yêu cuộc sống mới của nhà thơ được
Hình thức: Kiểu bài nghị luận
Nội dung: Đảm bảo được những ý cơ bản sau:
- Phân tích được hành động, cử chỉ, thái độ của 2 nhân vật trong truyện. (1 điểm)
- Từ đó nêu suy nghĩ về ý nghĩa nhân văn toát ra từ câu chuyện: Nói về thái độ sống, cách sống, cách ứng xử của con người với con người:
 + Sự đồng cảm, tình yêu thương chân thành và cách ứng xử lịch sự là món quà quý giá mà ta ban tặng cho những người khác.
 + Khi ta trao món quà tinh thần ấy cho người khác thì đồng thời ta cũng nhận lại được món quà quý như vậy.
-> Là lời khuyên về cách sống, thái độ sống đối với mọi người.
- Câu chuyện gợi suy nghĩ cho người đọc về cuộc sống hiện tại, khi mà xã hội cũng còn không ít người còn có thái độ bàng quan, khinh thường trước nỗi bất hạnh của những người kém may mắn khác, người đọc hướng tới hành động đẹp-> XH tốt đẹp, văn minh.
Câu 2 (7,0 điểm) 
 Viết một đoạn văn ngắn (khoảng từ 15 đến 20 dòng) về tuổi trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ qua truyện ngắn "Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê.
Gợi ý:
1. Mở đoạn
- Giới thiệu chung về tuổi trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước qua hình ảnh các cô thanh niên xung phong trong truyện "Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê.
2. Thân đoạn
- Hoàn cảnh cuộc chiến đấu đầy gian khổ, ác liệt, họ vẫn vươn lên và toả sáng những phẩm chất cao đẹp.
- Trẻ trung, trong sáng, hồn nhiên, yêu thương nhau trên tinh thần đồng chí, đồng đội.
- Tâm hồn mơ mộng, lãng mạn, lạc quan.
- Vượt qua mọi gian khổ, hi sinh, dũng cảm chiến đấu, hoàn thành nhiệm vụ để bảo vệ Tổ quốc.
3. Kết đoạn
Tuổi trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ, sống có lí tưởng, có mục đích, có trách nhiệm, có trái tim yêu nước nồng nàn.

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_THI_DE_XUAT_MON_VAN_TUYEN_SINH_VAO_10_YEN_SON.doc