Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học : 2015 - 2016 môn : Ngữ văn ( thời gian làm bài : 120 phút không kể thời gian giao đề )

doc 7 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1062Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học : 2015 - 2016 môn : Ngữ văn ( thời gian làm bài : 120 phút không kể thời gian giao đề )", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học : 2015 - 2016 môn : Ngữ văn ( thời gian làm bài : 120 phút không kể thời gian giao đề )
MÃ KÍ HIỆU
ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10
Năm học : 2015-2016
MÔN : NGỮ VĂN
( Thời gian làm bài : 120 phút không kể thời gian giao đề )
( Đề thi gồm 09 câu 02 trang)
I- Phần đọc – hiểu ( 3đ) :
 Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi ( từ câu 1 đến câu 4) :
 “Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
 ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình”
 ( Ánh trăng – Nguyễn Duy , Ngữ văn 9 Tập 1, NXB GD )
Câu 1: Tác phẩm có chứa đoạn thơ trên được sáng tác trong giai đoạn nào?
	A-Giai đoạn 1945-1954 
	B- Giai đoạn 1954 - 1964 
	C- Giai đoạn1964 -1975 
	D- Giai đoạn sau 1975 
Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên là: nghị luận và thuyết minh.
	A. Đúng B. Sai
Câu 3: Bài Ánh trăng cùng thể thơ với bài thơ nào sau đây?
	A. Lượm. B. Đêm nay Bác không ngủ. 
	C. Đập đá ở Côn Lôn. D. Khi con tu hú.
Câu 4: Trong những câu tục ngữ sau, những câu nào không đúng với lời nhắn nhủ của tác giả gửi gắm qua bài Ánh trăng?
	A. Ăn cây nào rào cây đấy.
	B. Gieo gió thì sẽ gặt bão.
	C. Uống nước nhớ nguồn.
	D. Yêu nên tốt, ghét nên xấu.
Câu 5: Giải thích ý nghĩa nhan đề văn bản “ Bên quê ” của Nguyễn Minh Châu.
Câu 6: Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu văn sau :
 “ Thầy giáo giải thoát cho em và em về nhà.”
 ( Bố của Xi-mông- G.đơ Mô-pa-xăng) 
Câu 7: Từ văn bản “Ánh trăng” của tác giả Nguyễn Duy và qua những hiểu biết của em về thực tế xã hội, nêu suy nghĩ của em về những lần “giật mình” của con người, của bản thân em trong cuộc sống. 
II- Làm văn : (8 Điểm) 
Câu 8: (3 điểm) 
 Cảm nhận vẻ đẹp của đoạn thơ sau : 
 “ Bỗng nhận ra hương ổi
 Phả vào trong gió se
 Sương chùng chình qua ngõ
 Hình như thu đã về
 Sông được lúc dềnh dàng
 Chim bắt đầu vội vã
 Có đám mây mùa hạ
 Vắt nửa mình san thu”
 (Sang thu-Hữu Thỉnh)
Câu 9: ( 4 điểm) 
 Cảm nghĩ của em về vẻ đẹp nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long.
--------HẾT--------
MÃ KÍ HIỆU
ĐÁP ÁN ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
Năm học: 2015-2016
MÔN: NGỮ VĂN
( Hướng dẫn chấm gồm 04 trang )
A- HƯỚNG DẪN CHUNG
 Do yêu cầu của kì thi và đặc thù của môn thi, giám khảo cần: 
 Nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm thi.
 Trên cơ sở bám sát biểu điểm, chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng tiêu chuẩn cho điểm.
3	Tôn trọng và khuyến khích:
-Sự đa dạng trong cách tổ chức bài làm của học sinh trên cơ sở đáp ứng yêu cầu cơ bản ( với từng câu ) được gợi ý trong bản hướng dẫn chấm thi.
-Sự độc đáo, sáng tạo trong cảm nhận và diễn đạt
Điểm của từng câu không làm tròn. Điểm của bài thi bằng tổng điểm của các câu không làm tròn.
B- ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
I- Phần đọc- hiểu : 
Câu 1: 0,25đ
Mức độ tối đa: HS chọn đáp án: D
Mức độ không đạt: không trả lời hoặc có câu trả lời khác 
Câu 2: 0,25đ
Mức độ tối đa: HS chọn đáp án: B
Mức độ không đạt: không trả lời hoặc có câu trả lời khác 
Câu 3: 0,25đ
Mức độ tối đa: HS chọn đáp án: B
Mức độ không đạt : không trả lời hoặc có câu trả lời khác 
Câu 4: 0,25đ
Mức độ tối đa: HS chọn đáp án: A, B, D
Mức độ chưa tối đa: HS chọn đáp án: A, B, hoặc D
 Mức độ không đạt: không trả lời hoặc có câu trả lời khác. 
Câu 5: 0,75đ
Mức độ tối đa: HS viết được một đoạn văn ( 3- 5 câu) giải thích được 1 số ý: 
- Hình ảnh “ Bến quê ” trước hết là hình ảnh thực, những hình ảnh thân thuộc của quê hương như: cây đa, bến nước, con đò
- Hình ảnh “ Bến quê ”còn là bến đời, bến đợi,bến bình yên, bến của tình yêu thương, bến hạnh phúc. Đó là nơi ta sinh ra, ta lớn lên và cũng là nơi mà ta trở về với đát mẹ linh thiêng,bao dung và độ lượng.
-“ Bến quê ” là biểu tượng cho những giá trị đích thực, gần gũi bình dị mà bền vững của cuộc sống.
 -> Việc chọn hình ảnh bến quê làm nhan đề cho tác phẩm đã thể hiện được chủ đề của tác phẩm, những phát hiện mới mẻ của Nguyễn Minh Châu về giá trị đích thực của cuộc sống
Mức độ chưa tối đa: HS làm được một trong ba ý trên 
 Mức độ không đạt: không trả lời hoặc có câu trả lời khác .
Câu 6: ( 0.25đ)
Mức độ tối đa: HS phân tích được đúng cấu tạo ngữ pháp của câu:
“ Thầy giáo / giải thoát cho em và em / về nhà.”.
 CN1 VN1 qht CN2 VN2 
 ( Bố của Xi-mông- G.đơ Mô-pa-xăng)
Mức độ chưa tối đa: HS nêu được một trong 2 vế của câu nêu trên.
Mức độ không đạt : không trả lời hoặc có câu trả lời khác 
Câu 7:(1đ)
Mức độ tối đa :
HS viết thành đoạn văn nêu và phân tích những suy nghĩ, cảm nhận của mình, trong đó đảm bảo các ý chính sau:
 - “Giật mình” là sự thức tỉnh lương tâm của con người.
 - Tác giả Nguyễn Duy là nhà thơ trưởng thành trong quân đội - thế hệ phải trải qua bao thử thách gian lao, từng chứng kiến bao cảnh mất mát hi sinh của đồng đội, của nhân dân, từng gắn bó, giao hòa cùng thiên nhiên, rừng núingỡ rằng những kí ức, những kỉ niệm ấy sẽ chẳng bao giờ phai nhòa. Vậy mà khi nước nhà thống nhất, khi được sống trong hòa bình, sống trong điều kiện tiện nghi hiện đại không phải ai cũng nhớ về những gian nan, những nghĩa tình của thời đã qua.
->Liên hệ thực tế: Trong nhịp sống hối hả, bận rộn với bao công việc, bao mối quan hệ bao mối quan tâmnhiều khi ta bỗng trở thành kẻ vô tâm với quá khứ, với những người thân yêuĐể rồi một lúc nào đó ta phải “giật mình” thức tỉnh và ân hận, xót xa (vô tình quên công ơn ông bà, cha mẹ, thầy cô,)
Vậy hãy sống sao cho hợp với đạo lí “ Uống nước nhớ nguồn”, thủy chung ân tình cùng quá khứđể không bao giờ phải ân hận vì sự “vô tình” của bản thân.
Mức độ chưa tối đa: HS nêu được 1 hay 2 trong 3 ý nêu trên
Mức độ không đạt: không trả lời hoặc có câu trả lời khác 
II- Làm văn ( 7đ)
Câu 8 : (3đ) 
Mức độ tối đa:
* Về phương diện nội dung :
- Đúng kiểu bài nghị luận về một đoạn thơ .
- HS viết bài văn ngắn .
- Bài viết phải làm nổi bật được những biến đổi nhẹ nhàng của thiên nhiên đất tròi lúc thu sang. 
Cụ thể : 
1- Mở bài: ( 0,5đ):
- Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm
- Giới thiệu đoạn thơ cần phân tích (vị trí, nội dung, trích dẫn )
2- Thân bài: (2đ):
a. Giải thích nhan đề: Sang thu - là chớm thu. (0,25đ) 
b. Phân tích vẻ đẹp của mùa thu quê hương trong khổ thơ đầu (0,75đ)
- Phân tích vẻ đẹp của mùa thu qua hai câu thơ đầu:
+ Tín hiệu chớm thu bắt đầu từ hương ổi phả vào trong làn gió se se lạnh (học sinh giải thích từ “bỗng” và từ “phả”) 
cảm nhận của nhà thơ tinh tế và nhạy cảm.
-Hình ảnh mùa thu trong hai câu thơ tiếp theo thật lunh linh huyền ảo:
+ Hình ảnh “màn sương chùng chình qua ngõ”. Màn sương mềm mỏng, giăng màn khắp đường thôn ngõ xóm làng quêMàn sương được nhân hóa khiến nó cũng chứa chan tâm trạng như người, biết vương vấn 
->Cảm xúc của nhà thơ có một chút nghi hoặc, một chút khâng khuâng không thật rõ ràng. Bức tranh thu không chỉ cảm nhận bằng giác quan mà được cảm nhận bằng cả tâm hồn.
C. Phân tích vẻ đẹp mùa thu trong khổ thứ hai (1 đ)
- Vẻ đẹp của mùa thu được cảm nhận ra xa hơn, rộng hơn thể hiện qua hình ảnh dòng sông, cánh chim, đám mây và bầu trời:
+ Dòng sông thu nước lững lờ, khoan thai, êm đềm
+ Chim: khi khí trời se lạnh, chim đã vội vã bay đi tìm nơi trú ngụ
Hai câu thơ đối nhau một cách nhẹ nhàng, dựng lên hai hình ảnh đối lập nhau.
+ Nhưng có lẽ đẹp nhất và sáng tạo nhất vẫn là hình ảnh đám mây (hs cần phân tích kĩ từ vắt) từ “vắt” nó gợi ra sự liên tưởng thật thú vị - đầy chất thơ. Đám mây như một dải lụa mềm mại vắt qua ranh giới của hai mùa. Nó như còn vương vấn làn nắng của hạ,vừa nhuốm sắc màu sang thu
Thời khăc giao mùa được sáng tạo từ một hồn thơ tinh tế, nhạy cảm và độc đáo đọng lại những rung động bâng khuâng trước sự êm mát dịu dàng của mùa thu.
 Có lẽ đây là hai câu thơ hay nhất trong sự tìm tòi và sáng tạo khoảng khắc giao mùa của Hữu Thỉnh
 Đánh giá: Bức tranh thu chứa chan thi vị được mở rộng cả chiều cao, chiều rộng, chiều dàitạo thành sợi tơ đồng cảm giữa thiên nhiên và con người lúc vào thuTừ đó ta cảm nhận được ở thi sĩ một tâm hồn thơ nhạy cảm, tình yêu thiên nhiên và quê hương tha thiết, sự liên tưởng và trí tưởng tượng bay bổng
3.Kết bài: (0,5đ) 
- Đánh giá những thành công về nghệ thuật và nội dung trong đoạn thơ.
- Cảm nghĩ và liên hệ bản thân về tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước.
* Về phương diện hình thức:
Bài văn không mắc lỗi diễn đạt, chính tả, dùng từ và đặt câu.
Mức độ chưa tối đa: Hs phân tích được đoạn thơ trên một, hai phương diện nào đó. Còn mắc lỗi diễn đạt, chính tả.
Mức độ chưa đạt: Hs không làm bài hoặc làm bài lạc đề.
Câu 9: (4 đ) 
Cảm nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên trong truyện “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.
Mức độ tối đa:
* Về phương diện nội dung:
- Đúng kiểu bài nghị luận về một nhân vật trong một tác phẩm truyện.
- HS viết bài văn ngắn.
- Bài viết phải làm nổi bật được những vẻ đẹp nổi bật của anh thanh niên.
Cụ thể: 
1- Mở bài: ( 0,5đ):
- Giới thiệu chung về tác giả và hoàn cảnh ra đời tác phẩm:
+ Tác giả: - Nguyễn Thành Long (1925 – 1991) quê ở huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, viết văn từ thời kì kháng chiến chống Pháp.
- Ông là cây bút chuyên viết truyện ngắn và kí. Ông là một cây bút cần mẫn và nghiêm túc trong lao động nghệ thuật, lại rất coi trọng thâm nhập thực tế đời sống. Sáng tác của Nguyễn Thành Long hầu như chỉ viết về những vẻ đẹp bình dị của con người và thiên nhiên đất nước.
+ Tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa”:
Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” là kết quả của chuyến đi lên Lào Cai trong mùa hè năm 1970 của tác giả. Truyện rút từ tập “Giữa trong xanh” in năm 1972. Truyện viết về những con người sống đẹp, có ích cho đời, có lí tưởng ước mơ, niềm tin yêu vững bền vào nghề nghiệp, kiến thức, trình độ khoa học mà nhân vật anh thanh niên là hiện thân vẻ đẹp đó.
- Cảm nhận chung về nhân vật anh thanh niên.
b. Thân bài: (3 đ) 
- Anh thanh niên là nhân vật trung tâm của truyện, chỉ xuất hiện trong giây lát nhưng vẫn là điểm sáng nổi bật nhất trong bức tranh mà tác giả thể hiện. 
- Nhân vật anh thanh niên, ở tuổi đời hai mươi bảy tự nguyện rời nơi phồn hoa lên công tác ở đỉnh núi Yên Sơn cao 2600m. Điều kiện làm việc vô cùng khắc nghiệt, vất vả ( 0,25đ)
- Hoàn cảnh sống và làm việc: một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 mét, với công việc “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày”. Công việc đòi hỏi phải tỉ mỉ, chính xác và có tinh thần trách nhiệm cao.
- Gian khổ nhất đối với anh là phải sống trong hoàn cảnh cô độc, một mình trên đỉnh núi cao hàng tháng, hàng năm. Điều ấy khiến anh trở thành một trong những người “cô độc nhất thế gian” và “thèm người” đến nỗi thỉnh thoảng phải ngăn cây chặn đường dừng xe khách qua núi để gặp người trò chuyện. (0,25đ)
- Là người yêu đời, yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm cao với công việc lắm gian khổ của mình 
( 0,5đ): 
 Thấy được công việc lặng thầm này là có ích cho cuộc sống và cho mọi người (cụ thể khi ấy là phục vụ cho cuộc kháng chiến chống Mĩ; Góp phần bắn rơi nhiều máy bay Mĩ trên cầu Hàm Rồng, Thanh Hóa). Anh thấy cuộc sống và công việc của mình thật có ‎ ý nghĩa, thật hạnh phúc.
(HS phân tích các chi tiết nói về công việc và những suy nghĩ của anh về công việc qua lời tâm sự với ông họa sĩ )
- Yêu sách và rất ham đọc sách – những người thầy, người bạn tốt lúc nào cũng sẵn sàng bên anh 
( 0 ,25đ)
- Anh không cảm thấy cô đơn vì biết tổ chức, sắp xếp cuộc sống khoa học, ngăn nắp, chủ động, ngoài công việc anh còn chăm hoa, nuôi gà, nhà cửa và nơi làm việc nhỏ nhắn, xinh xắn, gọn gàng và khá đẹp. ( 0,25đ)
- Ở người thanh niên ấy còn có những nét tính cách và phẩm chất rất đáng quí: sự cởi mở, chân thành, rất quí trọng tình cảm con người, khao khát gặp gỡ mọi người. (0,5đ)
( HS bám vào các chi tiết : Trao gói tam thất cho bác lái xe, tiếp đón nồng nhiệt, chân thành tự nhiên với ông học sĩ và cô kĩ sư, tặng hoa, tặng làn trứng tươi cho hai vị khách quí)
- Anh còn là người rất ân cần chu đáo, hiếu khách: Trao gói tam thất cho bác lái xe, tiếp đón nồng nhiệt, chân thành tự nhiên với ông học sĩ và cô kĩ sư, tặng hoa, tặng làn trứng tươi cho hai vị khách quí( 0,25đ)
- Anh còn là người rất khiêm tốn, thành thực( 0.5đ)
 Cảm thấy công việc và những lời giới thiệu nhiệt tình của bác lái xe về mình là chưa xứng đáng, đóng góp của mình chỉ là bình thường nhỏ bé so với bao nhiêu người khác. Khi ông họa sĩ muốn kí họa chân dung, anh từ chối, e ngại và giới thiệu những người khác cho ông vẽ.
* Đánh giá chung về thành công của tác giả ( 0,25đ)
c. Kết bài (0,5đ)
- Chỉ qua một cuộc gặp gỡ ngắn ngủi, qua cảm nhận của các nhân vật khác, chân dung tinh thần của người thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu đã hiện lên rõ nét và đầy sức thuyết phục với những phẩm chất tốt đẹp, trong sáng về tinh thần, tình cảm, cách sống và những suy nghĩ về nghề nghiệp, cuộc sống. Đó là một trong những con người lao động trẻ tuổi, làm công việc lặng lẽ mà vô cùng cần thiết, có ích cho nhân dân, đất nước. ( 0,25đ)
- Liên hệ bản thân. ( 0,25đ)
* Về phương diện hình thức :
Bài văn không mắc lỗi diễn đạt, chính tả, dùng từ, đặt câu.
Mức độ chưa tối đa: Hs trình bày được cảm nghĩ về nhân vật trên một, hai phương diện nào đó. Còn mắc lỗi diễn đạt, chính tả.
Mức độ chưa đạt: Hs không làm bài hoặc làm bài lạc đề.
-------------Hết.----------
PHẦN KÝ XÁC NHẬN
TÊN FILE ĐỀ THI: ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 NĂM 2015 – 2016 
MÃ ĐỀ THI: .
TỔNG SỐ TRANG (ĐỀ THI VÀ HƯỜNG DẪN CHẤM) LÀ: 06 TRANG.

Tài liệu đính kèm:

  • docV2.doc