MÃ KÍ HIỆU ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 Năm học: 2015 – 2016 MÔN: Ngữ văn 9 Thời gian làm bài: 120 phút (Đề thi gồm 9 câu, 01 trang) I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3.0 điểm): Câu 1: Truyện ngắn Bến quê được sáng tác vào thời kì nào? A. Thời kì chống Pháp B. Thời kì chống Mĩ C. Thời kì miền Bắc hòa bình D. Thời kì xây dựng đất nước. Câu 2: Những văn bản nào sau đây cùng thể loại với văn bản Bến quê? A. Chếc lược ngà B. Tức nước vỡ bờ C. Làng D. Lặng lẽ Sa Pa E. Trong lòng mẹ. Câu 3: Từ “đang “ trong câu “Bố đang sai con làm cái việc gì lạ thế thuộc từ loại phó từ đúng hay sai? A. Đúng B. Sai. Câu 4: Dòng nào nêu đúng nhất nội dung của văn bản Bến quê ? A. Chứa đựng những suy ngẫm, trải nghiệm sâu sắc của nhà văn về con người và cuộc đời B. Thức tỉnh ở mọi người sự trân trọng những vẻ đẹp và giá trị bình bị, gần gũi của gia đình, của quê hương. C. Cả hai ý trên đều đúng D. Cả hai ý trên đều sai. Câu 5: Hai câu thơ: “ Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng” (Trích Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 9, Tập 1) Từ “mặt trời” trong câu thơ thứ hai sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó? Câu 6: Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu dưới đây: - Còn nhà họa sĩ và cô gái cũng nín bặt, vì cảnh trước mắt bỗng hiện lên đẹp một cách lạ kì. (Trích Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long.) Câu 7: Từ việc học văn bản “Ánh trăng” cuả Nguyễn Duy, hình ảnh “ánh trăng”, “vầng trăng” gợi cho em suy nghĩ gì? I. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm): Câu 1: (3.0 điểm): Phân tích vẻ đẹp và ý nghĩa của những hình ảnh trong đoạn thơ sau: Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo. (Trích Đồng chí của Chính Hữu, Ngữ văn 9, Tập 1) Câu 2: (4.0 điểm): Cảm nhận về vẻ đẹp của anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn Nguyễn Thành Long. Hết MÃ KÍ HIỆU ĐÁP ÁN ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 Năm học: 2015 – 2016 MÔN: Ngữ văn 9 Thời gian làm bài: 120 phút (Hướng dẫn chấm gồm 09 câu, 04 trang) Chú ý: - Thí sinh làm theo cách khác nhưng đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của đáp án thì vẫn cho điểm như hướng dẫn đã quy định (đối với từng phần) - Điểm từng câu không làm tròn. Điểm bài thi bằng tổng các câu, không làm tròn I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3.0 điểm): Câu Đáp án Cho điểm 1 (0,25điểm) Mức độ tối đa: HS chọn đáp án D (0,25điểm) Mức độ không đạt: HS không trả lời hoặc không có câu trả lời khác. 2 (0,25điểm) Mức độ tối đa: HS chọn đáp án A,C,D (0,25điểm) Mức độ chưa tối đa: HS chọn được đáp án A hoặc C hoặc D Mức độ không đạt: HS không trả lời hoặc có câu trả lời khác. 3 (0,25điểm) Mức độ tối đa: HS chọn đáp án A (0,25điểm) Mức độ không đạt: HS không trả lời hoặc có câu trả lời khác. 4 (0,25điểm) Mức độ tối đa: HS chọn đáp án C (0,25điểm) Mức độ không đạt: HS không có câu trả lời hoặc có câu trả lời khác. 5 (0,5điểm) Mức độ tối đa: HS nêu được biện pháp tu từ ẩn dụ - Tác dụng : Thể hiện em là tất cả của mẹ, em là niềm tin, là ước mơ, hi vọng, nguồn hạnh phúc ấm áp vừa gần gũi, vừa thiêng liêng của đời mẹ (0,5điểm) Mức độ chưa tối đa: HS chỉ nêu được một trong 2 ý trên Mức độ không đạt: HS không trả lời hoặc có câu trả lời khác. 6 (0,5điểm) Mức độ tối đa: HS phân tích được cấu tạo ngữ pháp của câu như sau: - Còn nhà họa sĩ và cô gái/ cũng nín bặt, vì cảnh trước mắt/ bỗng CN VN CN VN hiện lên đẹp một cách lạ kì. (Trích Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long.) (0,5điểm) Mức độ chưa tối đa: HS chỉ phân tích được cấu tạo ngữ pháp của một trong 2 vế câu trên Mức độ không đạt: HS không làm được hoặc xác định sai. 7 (1,0 điểm) Mức độ tối đa: HS nêu được hình ảnh “ánh trăng” trong bài thơ “Ánh trăng” cuả Nguyễn Duy có ý nghĩa biểu tượng sâu sắc: - Là biểu tượng cho quá khứ tình nghĩa, là vẻ đẹp bình dị, vĩnh hằng của cuộc sống mang chiều sâu tư tưởng triết lí - Tượng trưng cho quá khứ đẹp đẽ, nguyên vẹn, tràn đầy bất diệt - Gợi nhắc cho con người thái độ sống thủy chung với quá khứ, một đạo lí tốt đẹp của dân tộc: uống nước nhớ nguồn. - Đồng thời còn gợi nhắc về lòng vị tha và khoan dung (0,25 điểm) (0,25 điểm) (0,25 điểm) (0,25 điểm) Mức độ chưa tối đa: HS chỉ nêu được 2 trong các ý trên hoặc có cách trả lời sáng tạo Mức độ không đạt: HS không trả lời II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm): 1 (3,0 điểm) Mức độ tối đa: a) Yêu cầu chung: * Về hình thức : - Viết thành một bài văn, đảm bảo bố cục 3 phần - Bài văn không mắc lỗi diễn đạt, chính tả, dùng từ, viết câu. * Về nội dung: Cần: - Xác định đúng kiểu bài nghị luận văn học: Nghị luận về một đoạn thơ - Bài viết phải nêu được hình ảnh nổi bật, một biểu tượng đẹp và tình đồng chí đồng đội keo sơn gắn bó của người lính chống Pháp (0,25điểm) b) Yêu cầu cụ thể: 1/ Mở bài: - Giới thiệu được tác giả và hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm - Nêu được vấn đề cần nghị luận : Đoạn cuối bài thơ tiếp tục khắc họa những gian khổ của cuộc kháng chiến và tình đồng chí đồng đội keo sơn gắn bó của người lính chống Pháp (0,5điểm) 2/ Thân bài: * Nêu được hình ảnh nổi bật, một biểu tượng đẹp và tình đồng chí đồng đội: - “ Đêm nay rừng hoang sương muối”: đó là một cảnh rừng hoang, bao phủ đầy sương muối, hoang vắng và lạnh lẽo: Đó là sự gian khổ khốc liệt của cuộc sống chiến đấu mà người lính trải qua (0,25điểm) - “ Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”: thể hiện được sức mạnh của tình đồng chí đồng đội keo sơn gắn bó trong tư thế “chờ giặc tới” (0,25điểm) - “Đầu súng trăng treo” là hình ảnh đẹp, một biểu tượng đẹp giàu chất thơ về cuộc đời người lính (0,25điểm) - “ Súng”: hình ảnh của người lính, là biểu tượng cho cuộc chiến đấu khắc nghiệt (0,25điểm) - “Trăng”: hình ảnh dịu êm, một biểu tượng cho hòa bình. (0,25điểm) * Đánh giá khái quát: Súng và trăng là hình ảnh vừa thực vừa mộng. Hai hình ảnh thơ cô đọng, gợi cảm, hòa quyện vào nhau thể hiện mục đích cao đẹp của cuộc chiến đấu (giữ gìn, bảo vệ sự yên bình cho quê hương đất nước, cho vầng trăng hòa bình), là vẻ đẹp cao cả thiêng liêng của tình đồng chí đồng đội trong những ngày gian khó của người lính vệ quốc buổi đầu chống Pháp. (0,5điểm) 3/ Kết luận: - Đánh giá về vẻ đẹp, ý nghĩa của đoạn thơ - Liên hệ với bản thân Mức độ chưa tối đa: HS chỉ nêu vẻ đẹp chung chung và chưa thể hiện được ý nghĩa biểu tượng của đoạn thơ, bài viết còn mắc nhiều lỗi diễn đạt, viết câu (0,5điểm) Mức độ không đạt: HS làm lạc đề hoặc không làm bài. 2 (4.0 điểm) Mức độ tối đa: a) Yêu cầu chung: * Về hình thức : - Viết thành một bài văn, đảm bảo bố cục 3 phần - Bài văn không mắc lỗi diễn đạt, chính tả, dùng từ, viết câu. * Về nội dung: Cần: - Xác định đúng kiểu bài nghị luận văn học: Nghị luận về một nhân vật trong một tác phẩm văn học. - Bài viết phải trình bày được những cảm nhận của bản thân về vẻ đẹp của anh thanh niên: Anh là người sống có lí tưởng và có nhiều phẩm chất tốt đẹp, tính cách đáng mến. (0,25điểm) b) Yêu cầu cụ thể 1/ Mở bài: - Giới thiệu về nhà văn Nguyễn Thành Long và truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa và bước đầu khái quát được những phẩm chất tốt đẹp của anh thanh niên (0,5điểm) (0,5điểm) 2/ Thân bài: Hs cần nêu cảm nhận về anh thanh niên trên các phương diện sau: a/ Hoàn cảnh sống, công việc - Anh làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m. Một nơi sống và làm việc không mấy thuận lợi - Công việc của anh đặt trước bao thử thách để hoàn thành nhiệm vụ: “đo gió, đo mưa, tính mây, đo chấn động mặt đất”. Đây là công việc tỉ mỉ, gian khổ. Nhưng gian khổ của công việc không bằng gian khổ của nỗi cô đơn (0,5điểm) b/ Phẩm chất tốt đẹp của anh thanh niên: * Một con người yêu đời, yêu nghề, có ý thức, trách nhiệm đối với công việc, có suy nghĩ sâu sắc về công việc và cuộc sống: - Từ giã cuộc sống đô thị, anh tình nguyện trở về quê hương - mảnh đất Sa Pa, lên đỉnh Yên Sơn làm việc - Anh làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu, quanh năm vắng bóng âm thanh của con người - Công việc tỉ mỉ, gian khổ luôn đòi hỏi sự chính xác nhưng anh rất nghiêm túc, không chậm trễ. - Anh luôn ý thức rõ trách nhiệm của anh đối với công việc: lao động là đem đến niềm tự hào, tự trọng, niềm vui và sự say mê.nên anh không hề cảm thấy cô đơn. (0,75điểm) * Anh thanh niên còn có tâm hồn trẻ trung, yêu đời, yêu cuộc sống - Anh biết tổ chức, sắp xếp cuộc sống văn minh, khoa học - Anh trồng hoa, nuôi gà, đọc sách báo (0,25điểm) * Anh là người có cách sống giản dị khiêm tốn - Nơi ở của anh sắp xếp thật gọn gàng, ngăn nắp - Anh giản dị trong cách nói, cách nghĩ, cách kể về bản thân - Anh thật khiêm tốn khi kể chuyện về mình và thường dành những lời tốt đẹp ca ngợi những con người sống quanh anh (0,75điểm) * Ở anh thanh niên ta còn thấy sự cởi mở, chân thành, hiếu khách, chu đáo - Gương mặt và nụ cười rạng rỡ của anh trong phút đầu gặp mặt - Những hành động và cử chỉ của anh đã thể hiện sự quan tâm chu đáo với mọi người: gửi biếu vợ bác lái xe gói tam thất, tặng cô kĩ sư bó hoa, thân thiện pha trà mời khách, biếu ông họa sĩ làn trứng (0,5điểm) 3/ Kết luận: - Nêu những nhân xét đánh giá chung về anh thanh niên trên - Sức lan tỏa từ cuộc sống, công việc. của anh đối với bản thân. (0,5điểm) Mức độ chưa tối đa: HS chỉ nêu vẻ đẹp chung chung và chưa thể hiện rõ được hoàn cảnh sống, công việc và phẩm chất tốt đẹp của anh thanh niên hoặc bài viết còn tỏ ra mờ nhạt, lúng túng; bài viết còn mắc nhiều lỗi diễn đạt, viết câu. Mức độ không đạt: HS làm lạc đề hoặc không làm bài. Hết PHẦN KÍ XÁC NHẬN: TÊN FILE ĐỀ THI: ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÃ ĐỀ THI . TỔNG SỐ TRANG (ĐỀ THI VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM) LÀ 05 TRANG
Tài liệu đính kèm: